Trong sử Trung Hoa có kể chuyện Hán Sở Tranh Hùng. Truyện kể chiến tranh giữa Hớn Bái Công Lưu Bang và Hạng Võ. Đây là một bộ truyện mà tôi thích nhất. Thứ nhất là tài cầm binh của Phá Sở Đại Nguyên Nhung Hàn Tín, thứ nhì là Hàn Tín quân lệnh rất nghiêm. Câu chuyện rất dài, chỉ xin được tóm tắt: đại khái Hàn Tín đánh cho Hạng Võ “tả tơi không còn manh giáp“. Cuối cùng chỉ còn độ 1.000 quân.
Đây là lúc Trương Lương trổ tài. Trước khi đánh một trận cuối cùng, một đêm Trương Lương lấy sáo ra thổi. Ôi, tiếng sáo sao mà thê lương aó não, tiếng sáo giữa đêm khuya thanh vắng nghe như đứt ruột, đứt gan. Tiếng sáo đoạn trường ấy đã làm cho 1.000 quân sĩ còn lại của Hạng Võ nhớ quê nhà, nhớ cha mẹ, nhớ vợ con, nhất là những binh sĩ đi chinh chiến quá lâu. Thế là trọn một ngàn quân sĩ của Hạng Võ giữa đêm khuya bỏ trốn hết trơn.
Chúng ta đi chinh chiến, chúng ta rất cần những tiếng nhạc lời ca nung đúc tinh thần chiến đấu. Những loại nhạc uỷ mị như tiếng sáo Trương Lương sẽ làm sờn lòng tranh đấu. Nhưng không hiểu vì sao loại nhạc nầy vẫn được hát lên ra rả cả ngày đêm. Người làm loại nhạc nầy chính là Trương Lương tân thời: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn (TCS) là người thứ hai lên đài phát thanh Sàigòn ca ngợi cách mạng khi quân cộng sản tiến vào Saìgòn. Người thứ nhất tuyên bố “hồ hởi phấn khởi“ là ca sĩ Vân Sơn trong ban AVT. Các thanh niên nam nữ thời bấy giờ, phần đông, rất thích nhạc TCS, thành ra như một phong trào.
Những viên chức ngành truyền thông và kiểm duyệt đều biết rất rõ những tiêu chuẩn để cho loại nhạc nào được phép phổ biến và trình diễn. Họ dư biết nhạc TCS là ru ngủ quần chúng, nhưng họ vẫn làm ngơ. Mà đặc biệt nghe nói tên nằm vùng TCS lại còn được một ông tướng bao che cho nữa. Thành ra chúng mình mất nước.
Cũng may lúc trận chiến đến hồi quyết liệt, tinh thần chiến đấu của quân nhân các cấp còn rất cao. Tôi ở chiến trường ba năm đã chứng kiến và tham dự những trận đánh khốc liệt, đánh cho địch tan nát như trận Triệu Phong ngày 11 tháng 7 năm 1972, nguyên một trung đoàn của địch bị đánh tơi tả, tên trung đoàn trưởng bị cách chức. Cuối cùng, chúng ta cắm ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trên cổ thành Đinh Công Tráng (còn gọi là cổ thành Quảng Trị) ngày 16 tháng 9, 1972.
Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!
Đây là lúc Trương Lương trổ tài. Trước khi đánh một trận cuối cùng, một đêm Trương Lương lấy sáo ra thổi. Ôi, tiếng sáo sao mà thê lương aó não, tiếng sáo giữa đêm khuya thanh vắng nghe như đứt ruột, đứt gan. Tiếng sáo đoạn trường ấy đã làm cho 1.000 quân sĩ còn lại của Hạng Võ nhớ quê nhà, nhớ cha mẹ, nhớ vợ con, nhất là những binh sĩ đi chinh chiến quá lâu. Thế là trọn một ngàn quân sĩ của Hạng Võ giữa đêm khuya bỏ trốn hết trơn.
Chúng ta đi chinh chiến, chúng ta rất cần những tiếng nhạc lời ca nung đúc tinh thần chiến đấu. Những loại nhạc uỷ mị như tiếng sáo Trương Lương sẽ làm sờn lòng tranh đấu. Nhưng không hiểu vì sao loại nhạc nầy vẫn được hát lên ra rả cả ngày đêm. Người làm loại nhạc nầy chính là Trương Lương tân thời: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn (TCS) là người thứ hai lên đài phát thanh Sàigòn ca ngợi cách mạng khi quân cộng sản tiến vào Saìgòn. Người thứ nhất tuyên bố “hồ hởi phấn khởi“ là ca sĩ Vân Sơn trong ban AVT. Các thanh niên nam nữ thời bấy giờ, phần đông, rất thích nhạc TCS, thành ra như một phong trào.
Những viên chức ngành truyền thông và kiểm duyệt đều biết rất rõ những tiêu chuẩn để cho loại nhạc nào được phép phổ biến và trình diễn. Họ dư biết nhạc TCS là ru ngủ quần chúng, nhưng họ vẫn làm ngơ. Mà đặc biệt nghe nói tên nằm vùng TCS lại còn được một ông tướng bao che cho nữa. Thành ra chúng mình mất nước.
Cũng may lúc trận chiến đến hồi quyết liệt, tinh thần chiến đấu của quân nhân các cấp còn rất cao. Tôi ở chiến trường ba năm đã chứng kiến và tham dự những trận đánh khốc liệt, đánh cho địch tan nát như trận Triệu Phong ngày 11 tháng 7 năm 1972, nguyên một trung đoàn của địch bị đánh tơi tả, tên trung đoàn trưởng bị cách chức. Cuối cùng, chúng ta cắm ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trên cổ thành Đinh Công Tráng (còn gọi là cổ thành Quảng Trị) ngày 16 tháng 9, 1972.
Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!
Gửi ý kiến của bạn