Tối thứ hai ngày 24 tháng 2, 2014 lúc 10:11 CST (Central Standard Time) – Giờ
Duluth, tiểu-bang Minnesota, Hoa-Kỳ. Đài truyền hình WDIO- abc Eyewitness News
đã trình chiếu suốt 5 phút 41 giây một phóng-sự đặc-biệt (Special Report:
Return To Hanoi); nói về chuyến trở về Việt-Nam cuối mùa Thu - 2013 của người
tù chiến-tranh (POW: Prisoner Of War) David Wheat và cựu đồng-minh Hoa-Kỳ Thủy-Quân-Lục-Chiến
Brad Bennett do gia-đình “Chân Quê” bảo trợ từ A đến Z.
Đoạn phim này đã gây xúc-động cho rất nhiều người dân vùng Bắc Mỹ, nhất là những
cựu chiến binh đã từng tham-chiến tại Việt-Nam.
Link:
http://www.wdio.com/article/stories/S3337958.shtml?cat=10335Chúng tôi đã có bài viết tường-trình “Thăm Nhà Tù Hỏa-Lò Hà-Nội” đăng trên Việt-Báo
Online ngày 21 tháng 12, 2013.
Link:
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-44_4-218814_5-15_6-1_17-43_14-2_15-2_10-3278_12-1/
Cũng trong hành-trình nói trên, bài viết này chúng tôi xin tường-trình thêm
chi-tiết về nghi-thức và những buổi lễ cầu-siêu đã được gia-đình “Chân Quê” tổ-chức
trọng thể tại Quảng-Trị, Thừa-Thiên, Huế cho các đồng-minh Thủy-Quân-Lục-Chiến
Hoa-Kỳ tử trận trong chiến cuộc Việt-Nam.
Ngược dòng chiến-sử, trang mạng
http://thoichinhchien.blogspot.com/2009/02/khe-sanh-1967-1968.html, tác-giả Mường-Giang
đã ghi lại rằng:
“Từ những ngày đầu của thâp niên 60 thời đệ nhất Cộng Hòa Nam VN, các cố vấn
Hoa Kỳ đã có kế hoạch trùng tu và xây dựng những căn cứ phòng thủ ngăn chận sự
xâm nhập của cán binh bộ đội Bắc Việt vào lãnh thổ VNCH, mà Khe Sanh là một vị
trí trọng yếu nhất. Đây là một căn cứ yểm trợ hỏa lực cho Đệ Tam Thủy Bộ Mỹ, nằm
gần một sân bay cũ của Pháp. Khe Sanh còn là hậu cứ trực tiếp yểm trợ cho các
đơn vị Dân Sự Chiến Đấu thuộc Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt VN do Mỹ yểm trợ,
huấn luyện và chỉ huy. Cuối năm 1966 căn cứ chiến lược Làng Vei nằm sát biên giới
Lào Việt về hướng cực tây tỉnh Quảng Trị được xây dựng hoàn tất, nên Lực Lượng
Đặc Biệt đã di chuyển về đó và bàn giao Khe Sanh cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ…
… Căn cứ Khe Sanh nằm cách biên giới Lào Việt chừng 14 km về hướng cực tây quận
Hương Hóa tỉnh Quảng Trị, tọa lạc trên một vị trí cao thuộc ngọn Đông Tre hùng
dũng nhất trong vùng, có phụ lưu của sông Thạch Hãn là Rao-Quan chảy qua. Vùng
này chẳng khác nào một lòng chảo được bao bọc bởi đồi 881 hướng bắc, 861, 558
và 881phía nam kiểm soát các trục lộ quan trọng tới căn cứ và sân bay Khe Sanh.
Tất cả các ngọn đồi trên mọc đầy cây cối và tre nứa. Đó là nơi tranh dành đẫm
máu giữa quân Mỹ và Bắc Việt gần như suốt thời gian căn cứ bị bao vây. Có khoảng
6000 TQLC Hoa Kỳ trấn đóng tại đây, được yểm trợ bởi các đơn vị pháo binh từ hướng
tây bắc….
… Để mở đầu cho cuộc tấn công vào Khe Sanh, quân Bắc Việt đã gây áp lực mạnh tại
căn cứ Cồn Thiên sát khu phi quân sự vào những tháng cuối năm 1967 để phân tán
các đơn vị TQLC tại Khe Sanh…
… Trong một đợt công kích dữ dội, pháo địch đã làm nổ tung kho đạn dự trữ lớn
nhất trong căn cứ, thiêu hủy nhiều trực thăng tại bãi đáp kế cận. Dã man nhất
là quân Bắc Việt đã tràn ngập bản thượng tại Làng Vei, tàn sát đồng bào vô tội,
khiến mọi người phải bỏ nhà cửa chạy vào các căn cứ quân sự xin tị nạn. Trước sự
đau khổ và chết chóc của dân chúng, nhiều đơn vị TQLC Mỹ đã chiến đấu với giặc
Cộng cả ngày 27-1 mới mở được con đường máu, đem tất cả dân làng về căn cứ và
di chuyển họ bằng phi cơ về lánh nạn tại Đà Nẵng…” (Ngưng trích).
Hình ảnh cầu siêu.
Sau những ngày viếng nhà tù Hỏa Lò, Hà-Nội, chúng tôi đã đưa vợ chồng cựu Thủy-Quân-Lục-Chiến
Mỹ: Brad Bennett về vùng Cồn-Thiên, Quảng-Trị thăm lại đồn lũy ngày xưa. Nơi mà
những đồng đội của ông phải bỏ xác phơi thây trong rừng sâu hay trên những ngọn
đồi đẫm máu của một thời đạn bom khốc liệt, kinh-hoàng.
Tại vùng Bắc Mỹ còn rất nhiều gia-đình có thân-nhân đi lính Việt-Nam mòn mỏi
mong tin từng ngày bởi con, em của họ mất tích nơi đất lạ quê người cho đến nay
vẫn chưa tìm được xác.
Một trong những hoàn-cảnh bi đát trên đã làm chúng tôi phải rơi lệ, đó là người
Mẹ già của một Trung-Sĩ Thủy-Quân-Lục-Chiến, 98 tuổi và hiện sống một mình ở
Minneapolis. Gần nửa thế-kỷ trôi qua, với trái tim vỡ nát bà vẫn không tuyệt-vọng
trong niềm mong ước được nhận lại xác người con trai duy nhất; đó là Sgt. Orval
Skarman đã tử trận tại Quảng-Trị năm 1968. Trích trong email của cô Carol Denny
gửi cho chúng tôi như sau:
“… the rock that a friend is engraving with "Here lies the spirit of Sgt Orval
Skarman 1968"… Carol was very moved and wanted all of the information so
she could tell her mother.....Orval's mother is 98 years old, lives on her own
and is still waiting for his body to be found. Carol said her mother's heart
was broken when she learned that Orval was missing. He was their only son and
the youngest of the family…”
Người Mỹ rất tin vào việc linh-hồn của người chết thảm trong oan-ức sẽ bị
giam-hãm, cần phải cầu vong thì mới được siêu-thoát về chốn vĩnh-hằng. Trích từ
email của phu-nhân Brad Bennett gửi cho anh Thái-Nguyên:
“… I explained to her that legend has it that when a person dies a tragic death
that their spirit is trapped and with the prayers that will be recited, Orval's
spirit will be released and all will be well… she is very moved....she said she
will be singing praises to you and Diamond for being such caring and thoughtful
people to do something like this for her brother.”
Từ những tâm tình trắc-ẩn này, chúng tôi đã thu xếp đặt những vòng hoa hình màu
cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa-Kỳ: xanh biển, đỏ và trắng để làm nghi-thức Chiêu-Hồn-Tử-Sĩ.
Hai buổi lễ đã được tổ chức vô cùng trọng-thể:
1/ Tại nhà Thờ La-Vang, huyện Hải-Lăng, Quảng-Trị, ngay dưới chân tượng đài Đức
Bà Maria (nơi Mẹ Thiên-Chúa đã hiện ra năm 1798 gần gốc ba cây đa cổ thụ; nhằm
cứu giúp, an ủi người dân nghèo bị bách hại dưới triều đại vua Cảnh-Thịnh). Lễ
cầu cho các linh-hồn lính Thủy-Quân-Lục-Chiến Mỹ đã do linh-mục Francisco Minh
chủ-tế, cùng sự tham-dự của một số giáo-dân rất tốt lành tại địa-phương.
Thời-gian này, miền Trung Việt-Nam vẫn còn bị ảnh-hưởng trận bão Hải-Yến
(Phi-Luật-Tân) nên mưa suốt tuần trước đó, vậy mà khi nhóm chúng tôi đến cầu
nguyện hôm ấy thì nắng ráo, Trời quang, mây tạnh, do vậy Thánh Lễ tổ-chức ngoài
sân bên cạnh chân tượng đài Đức Mẹ không hề bị ảnh-hưởng bởi gió hay mưa.
Thêm một sự-kiện linh-thiêng đã xảy ra là ngay trong lúc mọi người cầu-nguyện
vô cùng sốt sắng, bỗng nghe rất rõ tiếng trực-thăng “Huey” The Bell UH-1
Iroquois vang dội hai lần, nhưng nhìn lên không trung thì chẳng thấy trực-thăng
nào cả! Ai cũng tin chắc rằng vong-linh của những oan-hồn tử-sĩ Thủy-Quân-Lục-Chiến
Hoa-Kỳ đã bay về quy-tụ dưới chân Đức Mẹ La-Vang và rồi từ nay trở đi sẽ được về
cõi Thiên-Quốc hưởng nhan Thánh Chúa đời đời.
2/ Buổi chiều cùng ngày 22 tháng 11, 2013 hôm ấy, chúng tôi đến một ngôi chùa
nhỏ gần đền Nam-Giao, Huế để được sư-cô Tịnh-Cảnh thực-hiện một buổi lễ cầu
siêu và xin thỉnh vong của một số tử-sĩ Thủy-Quân-Lục-Chiến vào chùa (theo nguyện-vọng
của những gia-đình miền Bắc Mỹ).
Anh Thái-Nguyên đã đại-diện cho cả nhóm quỳ suốt buổi Lễ với lòng kính-cẩn
tri-ân. Tôi đã không cầm được nước mắt khi Brad Bennett đọc danh-sách những bạn
đồng đội của ông đã mất xác tại Quảng-Trị, Thừa-Thiên –Huế trong những năm chiến-tranh
khốc-liệt 1967-1968.
Sau buổi Lễ thỉnh vong, chúng tôi ở lại dùng cơm chay với nhà chùa và được
sư-cô Tịnh-Cảnh kể về một giấc mơ vài tuần trước đó: Về những người thanh-niên
ngoại-quốc với áo thung trắng và quần lính; đến gõ cửa chùa xin vào tá-túc vì
ngoài Trời giá lạnh. Hôm sau sư-cô tụng kinh suốt ngày để cầu cho các vong và
thật bất ngờ vài tuần kế-tiếp, nhận được tin chúng tôi nhờ cô em Hạnh-Tuyết
(người ở Huế) xin tổ-chức Lễ ngay tại chùa này.
Hôm nay, ngồi viết vắn tắt diễn tiến của các buổi cầu cho chiến-sĩ đồng-minh
Hoa-Kỳ trận vong tại Việt-Nam. Lòng chúng tôi không khỏi bồi-hồi xót thương cho
thân-phận thanh-niên trai-tráng thời ly-loạn, nhất là các quân-nhân Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa;
những người đã hy-sinh mạng sống hoặc để lại một phần thân-thể thương vong nơi chiến
trường xưa.
Xin cho gia-đình “Chân Quê” chúng tôi được xấp mình thành kính tri-ân và xin Ơn
Trên luôn mang bình-an, phước lành đến thân-nhân, gia-đình của các anh-hùng quốc-gia
dân-tộc./.
www.diamondbichngoc.com