Đào Như
Qua hơn 3 năm với hơn 20 vòng đàm phán, Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái
Bình Dương- TPP- vẫn ì-ạch không kết thúc đúng vào thời hạn dự trù theo mong muốn
của Bạch Ốc vào cuối năm 2013.(1) Do đó Tổng thống Obama muốn Quốc hội Hoa Kỳ
cho ông đặc quyền để thúc đẩy các vòng đàm phán TPP hữu hiệu hơn với hy vọng sẽ
kết thúc vòng đàm phán TPP vào cuối năm 2014…
Tại Singapore, các vòng đàm phán mới TPP đang diễn ra trong 4 ngày kể từ ngày
22-2-đến hết ngày 25-2-2014. Sau đó các trưởng phái đoàn sẽ họp mặt vào ngày
26-2-2014 cũng tại Singapore đưa ra một bản tuyên bố chung nhầm hướng đến hoàn
tất bản ký kết TPP toàn diện vào cuối năm 2014 theo đúng kế hoạch của chính phủ
Hoa Kỳ. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew
Robb, trước khi hội nghị khai mạc, đồng loạt lên tiếng mong muốn các bên đàm
phán sớm có thỏa ước và TPP sẽ được ký kết vào cuối năm 2014 đúng theo đúng
theo sở nguyện của Washington. Trong khi đó các đại diện các nước nhỏ ngỏ ý cần
thêm thời gian vì còn nhiều vấn đề chưa được đồng thuận, nhất trí. Những mâu
thuẫn lớn vẫn còn đó vì tính chất chủ quan về lợi ích riêng, hoặc vì cơ chế bao
trùm của vài nước lớn trong những thành viên TPP. Có lẽ cũng thấy những mâu thuẫn
vẫn còn tồn tại như những rào cản khó vượt, cho nên Chủ tịch khối thiểu số Dân
Chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosy, hôm 13-2 mới lên tiếng “gỡ rối” cho
Chính phủ Obama, tuyên bố: “Tòa Bạch Ốc sẽ không có thương thuyết nhanh để
thương lượng các hiệp định thương mại qui mô lớn,”(2) Mặc dấu bà không gọi đích
danh, ai cũng biết bà Pelosy đề cập đến Hiệp định Đối tác kinh tế TPP. Với mực
độ nhảy cảm nào đó, mọi người có thể thấy trước tương lai của vòng đàm phán TPP
tại Singapore trước khi khai mạc hôm 22-2-2014. Như vậy hiệp định Kinh tế TPP sẽ
được ký kết vào năm nào? Hay là vô định?
Trong thực tế, Washington đã từng khẳng định Hiêp định Đối tác Kinh tế xuyên
Tháio Bình Dương -TPP-là một trong những trục quan trọng trong chiến lược Xoay
trục về châu Á Thái Bình Dương. Nó phải gắng liền và thể hiện song song với chiến
lược này. Nghĩa là Bạch Ốc không chấp nhận sư thất bại của TPP, vì nó có thể sẽ
lôi theo sự thất bại hay ít ra sư trục trặc của chiến lược Xoay trục Quyền lực
của Mỹ về châu Á Thái Bình Dương. Do đó, Phó đại sứ thương mại Hoa Kỳ,
Demetrios Marantis, tuyên bố hôm 28-12-2012: “Chúng tôi đi đúng hướng để biến
Hiệp Đinh Đối Tác Kinh Tế-TPP- thành hiện thực, một thỏa thuận đạt được tiêu
chuẩn cao, một thỏa thuận mâu dịch của thế kỷ XXI, sẽ được làm nền tảng cho nỗ
lực hôi nhập trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương…” Để đảm bảo việc đi đúng hướng
này của TTP, liền sau khi gia nhập TPP, năm 2009, Demetrios Marantis liền thiết
lập các tiêu chuẩn thương mại đầy tham vọng:
1- Nhất trí theo đuổi theo đuổi nền thương mại phi quan thuế
2- Phải cân bằng bảo vệ tác quyền và quyền sử dụng thông tin
3- Minh bạch trong sáng và mạch lạc các qui định và quá trình sản xuất.
4- Đảm bảo tư do lưu thông trên mạng
5- Đảm bảo quyền lợi người lao động và bảo vệ môi trường
6- Cải tổ chế độ quản trị Xí Nghiệp Quốc Doanh, Tâp đoàn Kinh tế Nhà Nước và cổ
phần hóa các tập đoàn và xí nghiệp này
7- Bảo tồn môi sinh, giải quyết việc buôn bán trái phép động vật hoang dã, khai
thác gỗ và thủy sản.
8- Để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp Hoa Kỳ, Phó đại sứ Thương
mại Memetrios Marantis chủ trương các doanh nghiệp cỡ nhỏ, cỡ trung bình là
xương sống của nền kinh tế TPP, nguồn chính yếu tạo thêm jobs, tạo thêm công ăn
việc làm cho Hoa Kỳ, nhờ đó TPP có thể qui tụ các nhà xuất khẩu và đầu tư lớn của
Hoa Kỳ. (3)
Nhìn dưới bất cứ dưới gốc độ nào, khách quan mà nói, 8 tiêu chuẩn trên chỉ là 8
mệnh lệnh-imperatives-có chủ đích phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ do Phó đại sứ
Thương mại Hoa Kỳ, Demetrios Marentis, áp đặt trên bàn hội nghị của hơn 20 vòng
đàm phán TPP trong quá khứ. Nếu nói về chủ đích phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ, thì
điều đó cũng phù hợp với chủ đích của các quốc gia khác khi tham gia một tổ chức
quốc tế nào cũng chỉ vì quyền lợi của nước họ trước hết. Nhưng có điều tệ hại ở
đây, có những vấn đề quan trọng như Quyền Sở Hữu Trí Tuệ, Quyền sử dụng thông
tin, Tư do Lưu thông trên mạng, Cải Tổ chế độ quản trị xí nghiệp quốc
doanh-XNQD-và tập đoàn kinh tế nhà nươc-TĐKTNN-v.v.v…là những vấn đề có tính
toàn cầu và còn đang bàn cãi, chưa dứt khoác. Ngay cả trong hàng ngũ các quốc
gia thành viên của TPP cũng còn mâu thuẫn khi bàn về 8 tiêu chuẩn trên. Ấy vậy
mà Phó đại sứ Thương mại Hoa Kỳ, Demetrios Marantis, coi như chuyện đã dứt
khoác rồi và yêu cầu các quốc gia ứng cử viên TPP phải tuân thủ, phải chấp nhận
8 tiêu chuẩn trên, nếu muốn được Hoa Kỳ nhìn nhận như một thành viên của TPP.
Đối với Việt Nam, chính phủ Mỹ rất ân cần muốn sớm hoàn tất đàm phán TPP, dĩ
nhiên cũng ‘dưới ánh sáng’ của 8 tiêu chuẩn trên và thêm vào đó, cải thiện nhân
quyền. Như vậy rõ nét, hoàn tất sớm vòng đàm phán TPP là vũ khí của chính phủ
Hoa Kỳ làm áp lực chính phủ ViệtNam cải thiện nhân quyền. Trong thực tế không
ai biết đâu là yêu sách cuối cùng của Mỹ. Dù cho chính phủ VIệt Nam có thỏa mãn
đòi hỏi của Mỹ về cải thiện nhân quyền, chưa chắc Mỹ sẽ ký ngay với ViệtNam hiệp
định thương mại TPP mà trái lại Mỹ có thể đưa ra những yêu sách khác…rồi những
yêu sách khác nữa, ngay cả yêu sách chủ quyền cảng Camranh cũng chưa chắc là
yêu sách cuối cùng của Mỹ….Thói quen các nước lớn thường hay bướng bỉnh không
bao giờ dừng lại sau khi họ đã can thiệp vào nội bộ của một nước khác, họ luôn
luôn bước thêm những bước dài hơn theo một quá trình kinh điển của họ gồm có 4
giai đọan: Can thiệp nội bô- Xâm nhập- Chiếm đóng- Cai tri- Intervention-Invasion-Occupation-Domination…Theo
TS Phạm Chí Dũng, có những thế lực trong nội bộ các cấp lãnh đạo Việt Nam, họ
cũng chán ngán không muốn Việt Nam ký kết TPP. Họ có lý. Trong suốt 3 năm qua hầu
như Hà nội không làm gì để bổ túc hồ sơ vào TPP theo đòi hỏi của Hoa Kỳ như cải
cách kinh tế, tư doanh hóa khối Xí nghiệp quốc doanh, Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước,
minh bạch quá trình sản xuất, hữu hiệu hóa hệ thống chống tham nhũng…mặc dầu Hà
nội vẫn công khai rêu rao với quốc tế rằng mong muốn được ký hiệp định kinh tế
TPP càng sớm càng tốt.(4) Thế mới biết gia nhập Hiêp định kinh tế Xuyên Thái
Bình Dương –TPP- vẫn còn là một thách đố trong quan hệ Việt-Mỹ.
Theo nguồn tin của thông tấn xã Xinhuanet.com, hôm 25-2-2014, tại Singapore,
sau 4 ngày đàm phán, các cấp Bộ tưởng và Đại diện 12 nước thành viên của Hiệp định
Kinh tế xuyên Thái Bình Dương đã không đạt được một thành tựu nào đáng kể, những
mâu thuẫn giữa các thành viên TPP và Hoa Kỳ vẫn tồn tại, nhất là vấn đề Tiếp Cận
Thị Trường- Market access. Theo truyền thống thường lệ của TPP, các cấp Bộ trưởng
thương mại và các vị đại diện của 12 quốc gia gồm có Australia, Brunei, Canada,
Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Hoa Kỳ và ViệtNam sẽ có buổi
họp kín vào ngày 26-2 cũng tại Singapore…(5)
Trong tình hình hiện tại, ngày giờ và nơi chốn của vòng đàm phán TPP sắp tới hiện
vẫn còn bỏ ngõ chưa có quyết định. Tương lai của Hiệp định Kinh tế TPP đi về
đâu? Phải chăng điều đó cũng có nghĩa là chiến lược Xoay Trục Quyền Lực về châu
Á Thaí Bình Dương của Mỹ cũng đang gặp phải khó khăn, mất cân bằng, đang bị trục
trặc?./.
Đào Như
Thetrongdao2000@yahoo.com
Oak park, Ill.usa
Feb-26-2014
GHI CHÚ
(1)- Hiệp định kinh tế Xuyên Thái Bình Dương-TPP- đang ở đâu?
http://luatkhoavietnam.com/documents/DaonhunhandinhHiepdinhkinhtexuyenThaibinhduong.pdf
(2)- Bà Nancy Pelosi gây thêm trở ngại cho hiệp định TPP
http://voatiengviet.com/content/hiep-dinh-tpp-vap-them-tro-ngai-moi/1850563.html
(3)- Xem số (1)
(4)- CON ĐƯỜNG TPP CỦA VN CÒN NHIỀU Ổ GÀ…
http://bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/02/140211_vn_tpp_progress.shtml
(5)- No deal on Singapore TPP meeting with gap remaining in the market access
http://news.xinhuanet.com/english/world/2014-02/25/c_133142494.htm
BÀI ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM
Hiêp Đinh Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương-TPP-Đang Ở Đâu? Cùng tác giả
http://vietbao.com/D_1-2_2-44_4-216611_5-15_6-1_17-132_14-2_15-2_10-2233_12-1/