Thời sự và sự kiện nhiều ý nghĩa. Tin thông tấn xã Kyodo, Nhựt chánh thức và
long trọng mời Chủ tịch nước VNCS Trương Tấn Sang công du Nhật Bản vào giữa
tháng 3. Nhật Hoàng Akihito, Hoàng Hậu Michiko và Thủ Tướng Shinzo Abe hội kiến
cùng Ô Sang. Và ngày 17 hoặc 18 Chủ Tịch Sang đọc bài diễn văn tại Hạ Viện Nhựt,
một hình thức long trọng chánh quyền Nhựt dành cho quốc khách.Thông tấn xã
Kyodo của Nhựt nhận định cử chỉ này của chánh quyền Nhựt cho thấy Nhựt rõ ràng
muốn thân hữu với Việt Nam, trong hoàn cảnh cả hai nước Nhựt và Việt là nạn
nhân của TC, bị TC ngang ngược giành giựt biển đảo, trong giai đoạn gây cấn nhứt.
TC đã đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không của TC bao phủ không phận biển
đảo Senkaku của Nhựt và sắp sửa làm việc ấy trên không phận của Biển Đông chiếm
80% vùng trời, vùng biển và đảo mà VN, Đài Loan, Phi luật tân, Mã lai tuyên bố
là của mình. Gây cấn tạo căng thẳng đến mức lâu nay Mỹ ít khi can dự vào các vụ
mà Mỹ gọi là tranh chấp biển đảo và thường tuyên bố không đứng về phía của bên
nào, bây giờ Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Á châu Thái bình dương tuyên bố
việc làm của TC trái tập tục ngoại giao, trái luật quốc tế về biển, và làm cho
các nước trong vùng lo ngại.
Nguồn tin của chánh phủ Nhựt cho biết Chủ Tich VNCS và Thủ Tướng Nhựt dự trù sẽ
xác định những nguyên tắc an ninh hàng hải, bao gồm pháp trị và tự do hàng hải,
và cũng có khả năng hai ông sẽ thảo luận về sự hỗ trợ của Nhật, trong việc xây
dựng nhà máy điện nguyên tử cho Việt Nam.
Nên đây, trên phương diện bang giao, là một cuộc gặp gỡ vô cùng quan trọng của
lãnh đạo hai nước đang bị TC giành giựt biển đảo. Và quan trọng hơn đây là một
phép thử coi phe Đảng quyền CSVN do Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng vốn CS Bắc Việt
thủ cựu thân TC đang nắm quyền, và phe Nhà Nước do Chủ Tịch Trương tấn Sang và
TT Nguyễn tấn Dũng vốn CS Nam bộ, đổi mới muốn đi với Mỹ, đang nắm quyền coi
phe nào còn nghĩ tới vận mạng nước non VN trước đà xâm lấn của TC.
Tứ khá lâu nay quan điểm lập trường trong nội bộ của Đảng và Nhà Nước CSVN có
khác nhau. Một phe lo đi với Mỹ thì Đảng Nhà Nước CSVN bị tự do dân chủ diễn biến
hoà bình, mất Đảng. Mà đi với Mỹ cũng khó. Khó cho Mỹ, Mỹ chưa bao giờ đồng
minh với một chế độ CS, cùng lắm chỉ là đối tác kinh tế mà thôi. Mỹ là lái súng
lớn của thế giới mà CSVN hỏi mua vũ khí sát thương Mỹ cũng không bán, khéo léo
viện lẽ VNCS cần cải thiện nhân quyền như thực tế Mỹ chưa gỡ vấm vận vũ khí cho
CS Hà nội. Còn đi với Trung Cộng thì mất đất là cái chắc, đất nước bị TC xâm lấn
dần dần về kinh tế chánh trị có thể dẫn đến mất chủ quyền của đất nước, và mất
nước là mất tất cả, bị nhân dân nguyền rủa, lịch sử lên án.
Đi với Nhựt là hợp tình, hợp lý, họp thời nhứt. Những người cùng hoàn cảnh dễ
hiểu nhau, nương tựa nhau. Nhựt và VN là hai nước bị TC hành động và âm mưu xâm
lấn biển đảo nhiều nhứt ở Á châu Thái bình dương.
Nhựt là nước mà Mỹ muốn hay không muốn cũng là đồng minh trụ cột trong liên
minh các nước Á châu Thái Bình Dương đối phó với TC đang bành trướng, nhờ tiềm
lực kinh tế đệ tam siêu cường của Nhựt và thế lực ngoại giao mạnh của Nhựt như
Đức ở Âu châu. Nhựt có thể viện trợ, mua bán vũ khí cho VN, VN tránh khỏi lịnh
cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ.
Nhựt là nước Á châu tây phương hoá trước nhứt, biết học hỏi sử dụng kỹ thuật của
Tây Phương và trở thành hùng cường. Chính những nhà ái quốc VN như Ô Phan bội
Châu, Kỳ ngoại Hầu Cường Để có thể nói là tiền bối của Ô Hồ chí Minh cũng chủ
trương "Đông Du" đi Nhựt tìm đường bài phong, đả thực, giành lại độc
lập, tự do cho VN. Chính Ô Hồ chí Minh dùng con đường CS cũng cung kính những
lãnh tụ Đông Du này.
VN đi với Nhựt lúc này là lúc thuận lợi nhứt vì Nhựt đang cần đồng minh có tầm
cỡ trong mặt trận ngăn chận đà bành trướng của TC. VN là một quốc gia ở Đông Nam
Á với dân tộc bất khuất, đã có 1.000 năm kinh nghiệm chống quân Tàu, giữ được
dân tộc tính, không bị Hán hoá.
Đi với Nhựt là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Nhựt và VN là hai nước
bị TC âm mưu xâm lấn biển đảo nhiểu nhứt. Kẻ thù của kẻ thù là bạn nhau. Cùng
hoàn cảnh dễ liên kết nhau. Đi với Nhựt, cùng văn hoá Á châu, đạo lý, cách sống
của hai dân tộc, gần gũi nhau hơn, so đi với Mỹ hay Nga.
Về mặt an ninh, TC đã lập vùng nhận dạng phòng không ở Đông Bắc Thái bình
Dương, Nhựt có kinh nghiệm vận dụng quốc tế trong việc đối phó. VN có thể phát
huy kinh nghiệm đó để đối phó 'ý đồ' của TC.
Cái gì không biết chớ Nhựt và Nam Hàn, hai nước còn mấy chục ngàn quân Mỹ đang
trú đóng để phòng thủ chống TC, nên dễ được Mỹ tin cậy hơn VNCS.
Nhựt đang tăng cường quân đội, tăng ngân sách quốc phòng, và nhứt là cho quân đội
Nhựt giúp đỡ các đồng minh bị tấn công. Nhựt đã viện trợ tàu tuần duyên cho
Phi, cho không VN hai chếc. Đồng minh được với Nhựt là VN rất có lợi.
Chủ Tịch Trương tấn Sang là người thường có lời lẽ cứng rắn trong nước cũng như
ở ngoại quốc khi TC xâm phạm chủ quyền VN. Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng cũng thế,
gần đây còn yêu cầu Uỷ Ban Khoa Học Xã hội kết hợp với Bô ngoại Giao, Nội Vụ và
Quốc phòng đưa những trận hải chiến của Hải Quân VNCS bảo vệ Hoàng sa và Trường
sa vào sách giáo khoa.
Chỉ có Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng của Đảng CSVN tỏ ra thần phục Thiên Triều,
thi hành lịnh 'định hướng dư luận' của TC về vấn đề biển đảo mà người dân Việt
vô cùng thiết tha và phẩn uất trước hành động xân lấn của TC.
Do vậy chuyến đi Nhựt của Chủ Tịch Sang người cầm đầu nhà nước VNCS chắc chắn
có liên quan đến biển đảo VN bị mất vào tay TC. Nếu VN đồng minh được với Nhựt
là đại lợi trong công cuộc bảo vệ giang sơn gấm vóc VN. Nếu Đảng CSVN vì thần
phục TC, vì quyền lợi riêng tư của Đảng mà gây trở ngại một cơ hội bằng vàng
cho đất nước VN này - là một trọng tội đối với quốc gia dân tộc VN./. (Vi Anh)
Thời này chữ Việt đã có đủ từ rồi, sao tác giả còn dùng những từ lai căng như: Nhựt,Phi Luật Tân. Mã Lai....