Đài truyền hình Á Rập Al Jazeera ngày 24/01/2014 có một một phóng sự tựa đề «Biểu
tình tại Cam Bốt phơi bày quan điểm bài Việt Nam”. Nói các cuộc biểu tình của đối
lập Miên thường có những khẩu hiệu, hành động chống đối, cướp phá tài sản của
người Việt trên đất Miên, đã cướp phá ba cửa hàng của người Việt. Nhiều người
Việt cư ngụ trong khu vực biểu tình lo sợ đã phải bỏ chạy về Việt Nam.
Phân tích sự vụ trong bối cảnh chung của lịch sử xa gần của hai nước láng giềng
không có biên giới thiên nhiên với nhau, người ta thấy chính CS - chớ không ai
vào đó cả - CS Việt lẫn CS Miên đã khơi lại tiền cừu hậu hận của người Miên đối
với người Việt trong vụ này. Cuộc biểu tình của đối lập Miên xảy ra gần cả năm
rồi, mà đâu có hiện tượng chống người Việt trên đất Miên cũng như ở các tỉnh của
VN có người Miên ở. Chính chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Hun Sen, một sĩ quan
Việt Cộng, một người Việt gốc Miên ở Miền Tây Nam Việt, người Miên gọi là Khmer
Krom được CS Hà nội bố trí lên làm thủ tướng sau khi Đảng Nhà Nước CSVN kéo
quân qua lật đổ chế độ Khmer Đỏ Pol Pot. Chuyến đi đó của TT Hun Sen mới đây
làm cho người Miên thấy TT Hun Sen đi VN để cõng rắn về cắn gà nhà, giống như mấy
chục năm trước Hun Sen theo bộ đội CSVN dắt voi về dày mả tổ để được CSVN đưa
lên làm thủ tướng cho đến bây giờ hơn 28 năm rồi. Nên người dân Miên, công nhân
dệt may Miên, lực lượng lao động nồng cốt, nguồn ngoại tệ lớn của Hun Sen ở thủ
đô Nam Vang và lực lượng dân chúng Miên đối lập mới vùng lên, trước hành động của
Hun Sen đổ dầu vào cơn bão đấu tranh chống Hun Sen và lây lan qua người Việt sống
trên đất Miên.
Thủ Tướng Hun Sen công du VNCS gặp hầu hết các nhân vật chóp bu của Đảng Nhà Nước
CSVN và cám ơn 700 cán bộ đảng viên CS đã qua đánh Khmer Đỏ. Người CS Việt gốc
Miên Hun Sen khơi lại tiền cừu hậu hận trong dã sử của nước Miên, cho rằng người
Việt đã chiếm lãnh thổ Thuỷ Chân Lạp của Miên. Cái dã sử hận thù dân tộc đó làm
người Miên ở VN được người Việt xem là đồng bào Việt gốc Miên, thế mà mỗi lần đất
nước VN có biến động như thời Nhựt sắp đảo chánh Pháp, người Việt đứng lên
giành độc lập thời Việt Minh, tình hình không ổn định, thì người Miên ở các sóc
của các tỉnh Miền Tây nổi lên cáp duồng, người Việt ở gần các sóc chạy trối chết.
Bây giờ trong hai xôi nhồi một chõ, tiền cừu hậu hận của người Miên đối với VN
dã sử xa xưa cộng với mối thù của người Miên đối với bộ đội VNCS kéo quân qua
Miên đưa người Việt gốc Miên Hun Sen lên là thủ tướng mấy chục năm, biến cuộc đấu
tranh của người dân Miên đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền mang thêm tính
chủng tộc. Mà khi cuộc đấu tranh đượm thêm màu sắc chủng tộc, thường mạnh lên,
như rượu thêm men vậy.
Người dân Miên thấy rõ tư tưởng mãi quốc cầu an của TT Hun Sen. Sau khi về nước
ngày 30/12/2013 là cảnh sát Miên ngày 3/1/2014 bắn chết 4 và bị thương 26 công
nhân dệt may biểu tình và ngày 4/1/2014, nhà cầm quyền Hun Sen ra lịnh cấm biểu
tình kể từ ngày 04/01/2014 và cho đến khi vãn hồi trật tự công cộng». Và trong
một đêm, cảnh sát Miên giỡ khán đài, dẹp bàn thờ mà «từ hơn 20 ngày qua, cả
trăm cảm tình viên đến từ mọi miền đất nước tập hợp tại công viên Tự Do và các
nhà lãnh đạo của phong trào lên thuyết trình.”
Chưa hết, sau đó Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng còn đích thân đi Miên để “hà hơi tiếp
sức” cho “đồng chí” Hun Sen và làm cơn bão đấu tranh của người dân Miên bùng mạnh
lên hơn nữa. Cả hai Nguyễn tấn Dũng và Hun Sen đều là dân Miền Tây Nam Việt,
nơi mà người Miên gọi là một phần nước của họ, gọi là Khmer Krom hay Thuỷ chân
Lạp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều 12/1, cầm đầu một phái đoàn cán bộ, đảng
viên CSVN đến thủ đô Nam Vang như vua quan VN đến Trấn Tây Thành của VN, viếng
thăm, làm việc ba ngày. Báo chí hai chế độ cho biết chuyến đi này là do Thủ tướng
Miên Hun Sen đạt lời mời khi sang VN. Ngay khi đến thủ dô của Miên, TT Nguyễn Tấn
Dũng tới cắt băng khánh thành trụ sở mới của Đại sứ quán VNCS, tại Campuchia;
thăm và gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện cộng đồng người Việt tại
Campuchia. Người Miên nhìn sự việc này như một cuộc gặp gỡ, chỉ đạo, rèn cán chỉnh
quân số cán bộ đảng viên CSVN mà Hà nội bố trí ở lại “nằm vùng”, lập gia đình với
phụ nữ Miên, nhập quốc tịch Miên, mai phục ở lại trong guồng máy an ninh, tình
báo, quân đội của Miên sau khi Hà nội bị buộc phải rút quân ra khỏi Miên.
Người Miên nhứt là đối lập Miên nhớ lại nhà cầm quyền Hun Sen năm 2013 và VNCS
trao đổi nhiều đoàn các cấp, tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, hạ quyết
tâm sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới.
Và Sam Rainsy, lãnh tụ đối lập bị Hun Sen lưu đày cũng vì từ lâu đã chống Hun
Sen thông đồng cho VNCS chiếm đất Miên.
Và không ít người Miên trong hàng ngũ đối lập coi các cơ sở văn hoá của toà đại
sứ VNCS là ổ gián điệp, một số tiệm quán của người Việt là tai mắt, tình báo
nhân dân của CSVN.
Phóng sự của truyền hình Al Jazeera cũng có dẩn dụ phát biểu của một số người
dân và đối lập Miên.
«Họ [VNCS] gửi người của họ sang Cam Bốt và cài Hun Sen lên làm lãnh đạo… để có
được lãnh thổ Cam Bốt».«Một số chủ tiệm cà phê là gián điệp được cử qua để có
được thông tin từ Cam Bốt. Tất nhiên họ có thể khẳng định rằng Cam Bốt là một
nơi tốt cho kinh doanh và sinh hoạt, nhưng tôi đã nhìn thấy chứng minh thư của
họ và họ là công an Việt Nam».
Và truyền hình Al Jazeera cũng nhận định, Thủ tướng Hun Sen vẫn duy trì một mối
quan hệ thân thiết với Việt Nam, một kẻ thù lịch sử của Cam Bốt, qua đó cung cấp
một mục tiêu tấn công dễ dàng cho đảng Cứu nguy Dân tộc.