Garden Grove (Bình sa)- - Tối Chủ Nhật 26 tháng 01 năm 2014 tại Nhà Hàng
Paracel Seafood Restaurant, Hội Biệt Động Quân Nam California tổ chức Hội Ngộ Mừng
Xuân Qúy Tỵ 2014, khoảng 400 quan khách, qúy Niên trưởng, qúy vị đại diện các hội
đoàn quân binh chủng bạn, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí và đại
gia đình Biệt Động Quân Nam California tham dự.
Điều hợp chương trình BĐQ. Đỗ Mạnh Trường.
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt - Mỹ, phút mặc niệm, sau đó qúy Niên trưởng, huynh trưởng lên niệm hương trước bàn thờ tổ quốc. Tiếp theo BĐQ Nguyễn Thế Đỉnh lên giới thiệu thành phần tham dự.
Sau đó ông Phan Thái Bình, Hội Trưởng BĐQ Nam Cali lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn tất cả mọi người tham dự, nhân dịp đầu xuân ông gởi lời chúc đến qúy vị quan khách, qúy Niên trưởng, qúy hội đoàn, đoàn thể các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí và đại gia đình Biệt Động Quân một năm mới An Vui Hạnh Phúc, trong dịp nầy ông cũng xác định lập trường của hội trong mọi sinh hoạt chung của cộng đồng trong công cuộc đấu tranh chung hiện nay.
Tiếp theo BĐQ Nguyễn Minh Chánh Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Biệt Động Quân lên cảm ơn sự hiện diện của qúy Niên trưởng, huynh trưởng cùng toàn thể tham dự, nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ xin gởi đến qúy vị lời chúc An Khang Thịnh Vượng, dồi dào sức khỏe. Ông tiếp: "sự hiện diện của tất cả qúy vị là niềm khích lệ để chúng tôi tiếp tục cùng với các tổ chức bạn đấu tranh cho quê hương Việt Nam có tự do, dân chủ, hy vọng Xuân Giáp Ngọ sẽ thành công, xin qúy vị tiếp tục yểm trợ chúng tôi "Biệt Động Quân Vì Dân Quyết Chiến."để tiếp tục lý tưởng phục vụ quốc gia dân tộc."
Buổi tiệc bắt đầu, mọi người cùng ăn, cùng thưởng thức chương trình văn nghệ do anh chị em trong binh chủng và thân hữu trình diễn.
Mọi chi tiết liên lạc hoặc muốn có đặc San Biệt Động Quân xin gọi về: Phan Thái Bình (714) 422-8868, Trần Tiễn San (714) 839-9601 hoặc vào Website: bietdongquan.com
Viết về đêm họp mặt BĐQ, Nhà văn Võ Ý cựu Trung Tá Không Quân có đoạn đã viết:
"Sau 40 năm dâu biển, tôi vui mừng gặp lại các vị Niên trưởng của Binh chủng Con Cọp Cười tại Pleiku xưa, cũng như trong các tại tù cộng sản từ Bắc vô Nam, như Đại tá Đương, Đại tá Đại, Trung tá Tất...Theo năm tháng, các vị có già đi, nhưng tấm lòng Biệt Động của các vị vẫn tươi rói màu nâu chàm, màu của đại đa số người nông dân lam lũ, màu của lý tưởng vì dân chiến đấu...
Phần Văn nghệ dù là cây nhà lá vườn, cũng nói lên một công trình suy nghĩ, soạn thảo và kết hợp công phu, khả dĩ phản ánh nhiều ý nghĩa nhân Hội Ngộ Tất Niên như, ngợi ca tình quê hương, ngợi ca tình đồng đội, tình nghĩa vợ chồng, chúc an vui hạnh phúc cho từng gia đình cũng như cho cả cộng đồng. Và trên hết, vẫn là tìm mọi cách kết hợp mọi thành phần, mọi hội đoàn trong cộng đồng để nung nấu một Mục Tiêu Chung của người Việt tị nạn cộng sản là: tiếp tay hổ trợ quốc nội giải thể chế độ cộng sản độc tài, xây dựng một Việt Nam thật sự Tự Do, Độc Lập và Nhân Quyền.
Chương trình phụ diễn văn nghệ thật đặc sắc, nói lên được nhiều điều thú vị, giúp mọi người tham dự cùng suy ngẫm, cùng cười vui, để chuẩn bị đón một mùa Xuân Mới trong Hy vọng và Hạnh phúc.

Một trong những tiết mục văn nghệ đặc sắc theo cảm nhận cá nhân của chúng tôi, như:
- Liên khúc Trên Bốn Vùng Chiến Thuật và Anh Tiến Tuyến Em Hậu Phương do AC/ BDQ Phạm Văn Thuận, trình diễn, đã nói lên sự ăn ý trong sinh hoạt cộng động của đôi uyên ương nầy.
Anh Chị Thuận là đồng môn của tôi tại Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng và Trường Võ Bị Quốc Gia. Anh chị thường xuyên góp mặt trong các sinh hoạt của các Hội Quảng Đà, Hội cựu HS Phan Châu Trinh Đà Nẵng, Hội Võ Bị Quốc Gia và Hội Biệt Động Quân.
Qua liên khúc nầy, anh mặc quân phục tác chiến rất oai phong, chị mặc áo bà ba rất duyên dáng. Anh chị Thuận đúng là một đôi uyên ương lý tưởng trong cuộc sống lưu lạc xứ người!
- Tiết mục "Các sơn nữ ca múa và... tắm suối" gây bất ngờ cho người xem! Các cô mặc áo người thiểu số, vai mang gùi và múa hát theo điệu nhạc. Các sơn nữ hát múa thỏa thích cho đến khi thấy nóng trong người thì các nàng vứt cả... áo và dùng gáo múc nước suối để...tắm!
Màn nầy nghe nói do đạo diễn BDQ Nguyễn Ngọc Chấn (CNN) dàn dựng. Anh xử dụng bài hát nền nổi tiếng dân tộc Jamaica do của ca sĩ nổi tiếng Harry Belafonte trình diễn, có âm hưởng của núi rừng Tây nguyên, đó là bài "Day-O (The Banana Boat Song)".
Nhìn mấy cô gái Thượng ca múa nhịp nhàng với một chàng trai Thượng (BDQ Hồ công Binh), lòng tôi bỗng nhớ về Pleiku quay quắt!
Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm, Dốc cũng vừa ta bước xuống vô biên.
Tôi không hiểu dụng ý của đạo diễn khi dùng bài dân ca ngoại quốc làm nền cho nhạc cảnh nầy. Phải chi, BTC dùng một bài ca Việt thì dễ...hiểu hơn!
Biệt Động Quân hội ngộ.
Những chiến sĩ một thời Tây nguyên Biên trấn còn đang mơ màng về chiến trường xưa, chưa nguôi, thì lại xuất hiện ban Tứ Ca Phố Núi do các M-Pleiku-má-đỏ-môi-hồng Ngọc Liên, Thu Đào, Giang Thanh và Minh Hương (trong BCH Hội AH Phố Núi Pleiku) lên trình diễn bài ca Thị Trấn Sương Mù của nhạc sĩ Thanh Sơn. Các cựu nữ sinh của Liên trường Pleiku mặc áo dài, mà mỗi chiếc áo mang hình bóng của Phố Núi ngày xưa, trong đó có Biển Hồ, hoa dã quỳ, núi Hàm rồng và mưa sình nắng bụi nữa. Khi bài ca cất lên, mang âm hưởng núi rừng, với tiếng cồng tiếng chiêng, đã lôi cuốn sự lắng nghe của khán thính giả và các chiến sĩ của Quân Đoàn II ngày nào.
Em sinh ra trên vùng đỏ sương mù, tên gọi là PLEIKU.
Em không quên kỷ niệm nhớ mãi trong lòng, đêm hội làng CHƯPRÔNG
Dù xa quê nhưng em vẫn tìm về. Chiêng, trống, cồng vang dội vui đêm nay.
Trời sương lạnh, se lòng cô quạnh những người tha hương.
Nhớ núi rừng, nhớ PLEIKU nghe lòng rưng rưng.
Bài hát nung nấu một Ước Vọng Tim Về, dù xa quê nhưng em vẫn tìm về.
Qua đó, dù xa quê, nhưng mỗi một con cọp BDQ, đều ước mong tim về Rừng Núi củ.
Hội Phố Núi mới thành lập (2010), nhưng sớm có mối quan hệ gắn bó với Hội Biệt Động Quân, cũng vì tình người Phố Núi với nhau.
Hội Phố Núi góp vui với Hội Biệt Động Quân nhân dịp Tất Niên, đã nói lên tính hợp tác giữa hai Hội. Xin chúc mừng tính hợp tác gắn bó nầy!
Tiết mục Ban Hợp Ca AVT của Hội Biệt Động Quân thời lưu lạc là một sự truyền thừa nụ cười Xuân của người dân Miền Nam được sống trong cảnh an bình hạnh phúc trước 1975. Ban hợp ca mang nụ cười hóm hỉnh để điểm tô ba ngay Tết, gồm các cụ bà Nguyễn Thanh Minh thủ vai BĐQ Trần Tiễn San, cụ bà Phạm Như Mai thủ vai BDQ Phạm Quốc Trung và cụ bà Lê Duyên thủ vai BDQ Nguyễn Ngọc Chấn (CNN). Mỗi cụ bà phát âm giọng quê của mình, các giọng Bắc Trung và Nam. Riêng giọng Trung gồm hai giọng tiêu biểu là Huế và Quảng Nam..."
Điều hợp chương trình BĐQ. Đỗ Mạnh Trường.
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt - Mỹ, phút mặc niệm, sau đó qúy Niên trưởng, huynh trưởng lên niệm hương trước bàn thờ tổ quốc. Tiếp theo BĐQ Nguyễn Thế Đỉnh lên giới thiệu thành phần tham dự.
Sau đó ông Phan Thái Bình, Hội Trưởng BĐQ Nam Cali lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn tất cả mọi người tham dự, nhân dịp đầu xuân ông gởi lời chúc đến qúy vị quan khách, qúy Niên trưởng, qúy hội đoàn, đoàn thể các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí và đại gia đình Biệt Động Quân một năm mới An Vui Hạnh Phúc, trong dịp nầy ông cũng xác định lập trường của hội trong mọi sinh hoạt chung của cộng đồng trong công cuộc đấu tranh chung hiện nay.
Tiếp theo BĐQ Nguyễn Minh Chánh Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Biệt Động Quân lên cảm ơn sự hiện diện của qúy Niên trưởng, huynh trưởng cùng toàn thể tham dự, nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ xin gởi đến qúy vị lời chúc An Khang Thịnh Vượng, dồi dào sức khỏe. Ông tiếp: "sự hiện diện của tất cả qúy vị là niềm khích lệ để chúng tôi tiếp tục cùng với các tổ chức bạn đấu tranh cho quê hương Việt Nam có tự do, dân chủ, hy vọng Xuân Giáp Ngọ sẽ thành công, xin qúy vị tiếp tục yểm trợ chúng tôi "Biệt Động Quân Vì Dân Quyết Chiến."để tiếp tục lý tưởng phục vụ quốc gia dân tộc."
Buổi tiệc bắt đầu, mọi người cùng ăn, cùng thưởng thức chương trình văn nghệ do anh chị em trong binh chủng và thân hữu trình diễn.
Mọi chi tiết liên lạc hoặc muốn có đặc San Biệt Động Quân xin gọi về: Phan Thái Bình (714) 422-8868, Trần Tiễn San (714) 839-9601 hoặc vào Website: bietdongquan.com
Viết về đêm họp mặt BĐQ, Nhà văn Võ Ý cựu Trung Tá Không Quân có đoạn đã viết:
"Sau 40 năm dâu biển, tôi vui mừng gặp lại các vị Niên trưởng của Binh chủng Con Cọp Cười tại Pleiku xưa, cũng như trong các tại tù cộng sản từ Bắc vô Nam, như Đại tá Đương, Đại tá Đại, Trung tá Tất...Theo năm tháng, các vị có già đi, nhưng tấm lòng Biệt Động của các vị vẫn tươi rói màu nâu chàm, màu của đại đa số người nông dân lam lũ, màu của lý tưởng vì dân chiến đấu...
Phần Văn nghệ dù là cây nhà lá vườn, cũng nói lên một công trình suy nghĩ, soạn thảo và kết hợp công phu, khả dĩ phản ánh nhiều ý nghĩa nhân Hội Ngộ Tất Niên như, ngợi ca tình quê hương, ngợi ca tình đồng đội, tình nghĩa vợ chồng, chúc an vui hạnh phúc cho từng gia đình cũng như cho cả cộng đồng. Và trên hết, vẫn là tìm mọi cách kết hợp mọi thành phần, mọi hội đoàn trong cộng đồng để nung nấu một Mục Tiêu Chung của người Việt tị nạn cộng sản là: tiếp tay hổ trợ quốc nội giải thể chế độ cộng sản độc tài, xây dựng một Việt Nam thật sự Tự Do, Độc Lập và Nhân Quyền.
Chương trình phụ diễn văn nghệ thật đặc sắc, nói lên được nhiều điều thú vị, giúp mọi người tham dự cùng suy ngẫm, cùng cười vui, để chuẩn bị đón một mùa Xuân Mới trong Hy vọng và Hạnh phúc.

Biệt Động Quân hội ngộ.
Một trong những tiết mục văn nghệ đặc sắc theo cảm nhận cá nhân của chúng tôi, như:
- Liên khúc Trên Bốn Vùng Chiến Thuật và Anh Tiến Tuyến Em Hậu Phương do AC/ BDQ Phạm Văn Thuận, trình diễn, đã nói lên sự ăn ý trong sinh hoạt cộng động của đôi uyên ương nầy.
Anh Chị Thuận là đồng môn của tôi tại Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng và Trường Võ Bị Quốc Gia. Anh chị thường xuyên góp mặt trong các sinh hoạt của các Hội Quảng Đà, Hội cựu HS Phan Châu Trinh Đà Nẵng, Hội Võ Bị Quốc Gia và Hội Biệt Động Quân.
Qua liên khúc nầy, anh mặc quân phục tác chiến rất oai phong, chị mặc áo bà ba rất duyên dáng. Anh chị Thuận đúng là một đôi uyên ương lý tưởng trong cuộc sống lưu lạc xứ người!
- Tiết mục "Các sơn nữ ca múa và... tắm suối" gây bất ngờ cho người xem! Các cô mặc áo người thiểu số, vai mang gùi và múa hát theo điệu nhạc. Các sơn nữ hát múa thỏa thích cho đến khi thấy nóng trong người thì các nàng vứt cả... áo và dùng gáo múc nước suối để...tắm!
Màn nầy nghe nói do đạo diễn BDQ Nguyễn Ngọc Chấn (CNN) dàn dựng. Anh xử dụng bài hát nền nổi tiếng dân tộc Jamaica do của ca sĩ nổi tiếng Harry Belafonte trình diễn, có âm hưởng của núi rừng Tây nguyên, đó là bài "Day-O (The Banana Boat Song)".
Nhìn mấy cô gái Thượng ca múa nhịp nhàng với một chàng trai Thượng (BDQ Hồ công Binh), lòng tôi bỗng nhớ về Pleiku quay quắt!
Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm, Dốc cũng vừa ta bước xuống vô biên.
Tôi không hiểu dụng ý của đạo diễn khi dùng bài dân ca ngoại quốc làm nền cho nhạc cảnh nầy. Phải chi, BTC dùng một bài ca Việt thì dễ...hiểu hơn!

Những chiến sĩ một thời Tây nguyên Biên trấn còn đang mơ màng về chiến trường xưa, chưa nguôi, thì lại xuất hiện ban Tứ Ca Phố Núi do các M-Pleiku-má-đỏ-môi-hồng Ngọc Liên, Thu Đào, Giang Thanh và Minh Hương (trong BCH Hội AH Phố Núi Pleiku) lên trình diễn bài ca Thị Trấn Sương Mù của nhạc sĩ Thanh Sơn. Các cựu nữ sinh của Liên trường Pleiku mặc áo dài, mà mỗi chiếc áo mang hình bóng của Phố Núi ngày xưa, trong đó có Biển Hồ, hoa dã quỳ, núi Hàm rồng và mưa sình nắng bụi nữa. Khi bài ca cất lên, mang âm hưởng núi rừng, với tiếng cồng tiếng chiêng, đã lôi cuốn sự lắng nghe của khán thính giả và các chiến sĩ của Quân Đoàn II ngày nào.
Em sinh ra trên vùng đỏ sương mù, tên gọi là PLEIKU.
Em không quên kỷ niệm nhớ mãi trong lòng, đêm hội làng CHƯPRÔNG
Dù xa quê nhưng em vẫn tìm về. Chiêng, trống, cồng vang dội vui đêm nay.
Trời sương lạnh, se lòng cô quạnh những người tha hương.
Nhớ núi rừng, nhớ PLEIKU nghe lòng rưng rưng.
Bài hát nung nấu một Ước Vọng Tim Về, dù xa quê nhưng em vẫn tìm về.
Qua đó, dù xa quê, nhưng mỗi một con cọp BDQ, đều ước mong tim về Rừng Núi củ.
Hội Phố Núi mới thành lập (2010), nhưng sớm có mối quan hệ gắn bó với Hội Biệt Động Quân, cũng vì tình người Phố Núi với nhau.
Hội Phố Núi góp vui với Hội Biệt Động Quân nhân dịp Tất Niên, đã nói lên tính hợp tác giữa hai Hội. Xin chúc mừng tính hợp tác gắn bó nầy!
Tiết mục Ban Hợp Ca AVT của Hội Biệt Động Quân thời lưu lạc là một sự truyền thừa nụ cười Xuân của người dân Miền Nam được sống trong cảnh an bình hạnh phúc trước 1975. Ban hợp ca mang nụ cười hóm hỉnh để điểm tô ba ngay Tết, gồm các cụ bà Nguyễn Thanh Minh thủ vai BĐQ Trần Tiễn San, cụ bà Phạm Như Mai thủ vai BDQ Phạm Quốc Trung và cụ bà Lê Duyên thủ vai BDQ Nguyễn Ngọc Chấn (CNN). Mỗi cụ bà phát âm giọng quê của mình, các giọng Bắc Trung và Nam. Riêng giọng Trung gồm hai giọng tiêu biểu là Huế và Quảng Nam..."
Gửi ý kiến của bạn