Nếu bốn yếu tố: hiến pháp; các đảng chính trị; bầu cử tự do;
truyền thông độc lập là điều kiện cần để nhận diện, thiết lập
chính thể dân chủ thì ba hệ thống gồm: luật pháp dân chủ; tinh thần
dân chủ; sinh hoạt dân chủ là điều kiện đủ để kích hoạt cho thể chế
chính trị dân chủ khởi động. Cả hai giống như thể xác và hơi thở
tạo thành con người sinh động, thể xác thiếu hơi thở con người sẽ
chết, sẽ không tồn tại được và ngược lại hơi thở thiếu thể xác sẽ
không có con người hoàn chỉnh, đúng nghiã con người.
Theo chiều hướng đó, thể chế chính trị dân chủ linh hoạt, hữu hiệu không thể thiếu hoặc không thể không đề cập đến tầm quan trọng sinh tử để thực thi dân chủ là hệ thống luật pháp dân chủ, tinh thần dân chủ và sinh hoạt dân chủ.
1) Hệ thống luật pháp dân chủ, bất cứ thời đại nào ở đâu, chính thể nào đều phải có luật lệ để giữ gìn an ninh trật tự công cộng, bảo vệ an toàn cho người dân sống chung trong xã hội, điều hướng quốc gia phát triển theo nhịp độ ổn định và điều hoà. Tuy thế, sự khác biệt của hệ thống luật pháp mà chúng ta đang nói đến, đang bàn tới trong chính thể dân chủ là hệ thống luật pháp. Hệ thống luật pháp này phải do, phải đúng, phải thật sự là ý chí, nguyện vọng của toàn dân, phải bảo đảm nó được thực thi trong cuộc sống và mọi người sống chung trong đó biết thượng tôn luật pháp, biết quý tự do cá nhân mình nhưng cũng biết tôn trọng tư do của người khác tức tự do nhân bản có ý thức của trí tuệ.
Sự khác biệt của hệ thống luật pháp này, không như luật pháp của chính thể độc tài quân chủ thời xa xưa hay chính thể độc tài quân phiệt, cộng sản hiện nay là hệ thống luật pháp đươc làm ra không thật sự do ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà do ý chí của kẻ cầm quyền, của giai cấp thống trị nhằm mục đích củng cố quyền lực chính trị và với họ, luật pháp như là một thứ vũ khí dùng để bịt miệng, tiêu diệt loại trừ, trừng phạt các cá nhân, tổ chức, đảng phái chính trị phê phán, thách thức quyền lực chính trị của họ. Hệ thống pháp luật này, nói đúng hơn, chính xác hơn là pháp lệnh, lệnh trên truyền xuống cho thuộc hạ thi hành, từ các văn bản luật đến lệnh miệng.
Để hiểu rõ hơn mọi người có thể quan sát, tham chiếu hệ thống luật pháp, cách thực thi luật pháp cuả nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam hiện nay để nhận ra, để phân biệt hệ thống luật pháp dân chủ và hệ thống luật pháp độc tài đã, đang được cộng sản Việt Nam áp dụng trong tổ chức cai trị..
2) Tinh thần dân chủ đã được loài người nói đến cũng như được hưởng từ lâu, ngay từ thời quân chủ. Tinh thần dân chủ nghiã là người dân, tầng lớp bị trị được “kiến nghị” được “xin phép” được tham gia, được hỏi ý kiến về những công việc hệ trong liên quan đến đời sống cá nhân cũng như của quốc gia và chỉ xảy ra trong một số rất ít nhà nước quân chủ trong thời đại quân chủ.
Ngày nay tinh thần dân chủ không còn là hiện tượng lạ, ý tưởng quý hiếm đối với người dân sống trong chính thể dân chủ. Nó đã hiện diện mọi nơi trong cuộc sống từ những chuyện nhỏ của đời thường như ăn, ở, mặc... đến chính sách hệ trọng của quốc gia và đã trở thành phổ biến, trở thành quyền bất khả chuyển nhượng của công dân. Mọi người dân được quyền lên tiếng, nếu chính sách làm thiệt hại, gây ảnh hưởng đến quyền lợi, mức sống của cá nhân lẫn cộng đồng, ngay trước mắt hoặc chỉ là dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai. Mọi phản ứng của cá nhân, tổ chức, đoàn thể đều nhận được phản hồi của quan chức trách nhiệm và trả lời đòi hỏi, phản đối của dân là nhiệm vụ các quan chức phải thi hành, không như cách hành xử quyền hạn của các quan chức trong các nhà nước độc tài, bất chấp luật pháp, đứng trên, ngồi xổm lên luật pháp của chính họ lập ra như nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam hiện nay.
Nói cách khác tinh thần dân chủ là một trong vài bộ phận không thể tách rời cuả mô hình tổ chức cai trị dân chủ, không có tinh thần dân chủ thì không thể thực thi dân chủ cách nghiêm chỉnh như cách chính thể quân chủ chuyên chế, phong kiến, lập hiến đã làm và các chính thể dân chủ giả hiệu đang trình diễn. Muốn thiết lập chính thể dân chủ, thực thi dân chủ điều kiện tiên quyết phải có là tinh thần dân chủ, thực thi tinh thần dân chủ của cả hai tầng lớp thống trị và bị trị tức chính phủ và người dân.
3) Sinh hoạt dân chủ là hình thức sinh hoạt khá quen thuộc cũng như rất bình thường đối với người dân sống trong các thể chế chính trị dân chủ như thành lập hiệp hội, đoàn thể độc lập ngoài hệ thống tổ chức của chính quyền. Từ tương trợ, thiện nguyện từ thiện, vui chơi giải trí, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, bày tỏ quan điểm chính kiến, ngay cả tham gia đảng phái chính trị, góp phần soạn thảo chính sách, kế hoạch, vận động tuyên truyền “lật đổ” đảng cầm quyền qua các cuộc bầu cử tự do có định kỳ. Những sinh hoạt vừa nêu, diễn ra thường xuyên theo tiến trình phát triển xã hội loài người trong nhiều nước dân chủ tiên tiến của thời hiện đại, sinh hoạt dân chủ không là điều cấm kỵ hay vi phạm luật pháp mà còn được khuyến khích.
Đó là những sinh hoạt diễn ra bên ngoài tổ chức. Sinh hoạt bên trong các hiệp hội, đoàn thể, các đảng phái chính trị, còn là điều gây sửng sốt, đầy kinh ngạc lẫn bất ngờ đối với người dân còn phải oằn mình dưới ách cai trị khắc nghiêt của chính thể độc tài quân chủ, độc tài quân phiệt và độc tài cộng sản. Ở đó, các sinh hoạt đều không bị chỉ đạo trình diễn, không bị sắp xếp dàn dựng, không bị định hướng phát biểu theo chính sách, chủ trương của nhà nước, của đảng cầm quyền. Mọi thành viên của tổ chức đều có quyền tư duy độc lập, được tự do phát biểu ý kiến, chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời nói mình đưa ra và quyền hạn đi đôi với trách nhiệm cho những cá nhân lãnh đạo đoàn thể hay tổ chức. Những hậu quả nghiêm trọng do tổ chức gây ra, người đứng đầu ngành, đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm liên đới, dù không phải là người trực tiếp gây ra, không thể lẩn trốn trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp thừa hành hoặc đỗ thừa “tại, bị” kiểu như “mất muà là bởi thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta.”
Điểm son khác của sinh hoạt dân chủ trong chính thể dân chủ khá thú vị, khá hứng thú cho các thành viên của tổ chức, là mọi chức vụ đều được bầu bán công khai minh bạch, có số năm cho nhiệm kỳ, có giới hạn nhiệm kỳ và chấp nhận đối lập nội bộ, nghiã là các thành viên được có ý kiến, quan điểm khác nhau, trái ngựợc nhau bên trong tổ chức, kể cả khác với lãnh đạo tổ chức. Với phương thức sinh hoạt tự do tư tưởng, có nhiệm kỳ, giới hạn nhiệm kỳ cho các chức vụ, từ cấp thấp đến cấp cao, tất cả các lãnh đạo rồi sẽ ra đi và các thành viên đều có cơ hội thay thế. Chính điều này là động lực thúc đẩy các thành viên dốc sức cạnh tranh, thi thố tài năng hầu tiến lên vị trí cao hơn, lớn hơn vì biết mọi đóng góp, tài năng cá nhân sẽ được ghi nhận, được bù đắp xứng đáng.
Nói tóm lại, thiết lập thể chế chính trị dân chủ, thực thi dân chủ ngoài hiến pháp, các đảng chính trị, bầu cử tự do, truyền thông độc lập không thể thiếu hệ thống luật pháp dân chủ, tinh thần dân chủ và sinh hoạt dân chủ. Nó là điều kiện cần thiết để thực thi dân chủ, thiếu nó các dân tộc các quốc gia bừng bừng khí thế của bình minh cách mạng dân chủ ở thế kỷ trước, trong đó có cách mạng dân chủ cộng sản của Việt Nam dần lụi tàn, tuyệt vọng theo giấc mơ dân chủ, theo chủ nghiã hoang tưởng, cứ ngỡ là ánh sáng chân lý soi đường dẫn dắt xã hội loài người phát triển.Tất cả nguyên nhân của thất bại này, là do lỗi hệ thống tổ chức, mô hình tổ chức cai trị độc tài đảng trị, phi dân chủ và không thiết lập được chính thể dân chủ để hoàn thành giấc mơ dân chủ dẫn dắt xã hội loài người phát triển.
(Đón đọc - Tiến Trình Hình Thành Chính Thể Dân Chủ để hiểu tại sao nhà nước Anh là nhà nước quân chủ mà dân chủ, để biết ai hiểu-đã quân chủ thì không phải dân chủ? Có phải hiểu như vậy là chưa đúng cả trên phương diện lý thuyết lẫn thưc tế?)
Theo chiều hướng đó, thể chế chính trị dân chủ linh hoạt, hữu hiệu không thể thiếu hoặc không thể không đề cập đến tầm quan trọng sinh tử để thực thi dân chủ là hệ thống luật pháp dân chủ, tinh thần dân chủ và sinh hoạt dân chủ.
1) Hệ thống luật pháp dân chủ, bất cứ thời đại nào ở đâu, chính thể nào đều phải có luật lệ để giữ gìn an ninh trật tự công cộng, bảo vệ an toàn cho người dân sống chung trong xã hội, điều hướng quốc gia phát triển theo nhịp độ ổn định và điều hoà. Tuy thế, sự khác biệt của hệ thống luật pháp mà chúng ta đang nói đến, đang bàn tới trong chính thể dân chủ là hệ thống luật pháp. Hệ thống luật pháp này phải do, phải đúng, phải thật sự là ý chí, nguyện vọng của toàn dân, phải bảo đảm nó được thực thi trong cuộc sống và mọi người sống chung trong đó biết thượng tôn luật pháp, biết quý tự do cá nhân mình nhưng cũng biết tôn trọng tư do của người khác tức tự do nhân bản có ý thức của trí tuệ.
Sự khác biệt của hệ thống luật pháp này, không như luật pháp của chính thể độc tài quân chủ thời xa xưa hay chính thể độc tài quân phiệt, cộng sản hiện nay là hệ thống luật pháp đươc làm ra không thật sự do ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà do ý chí của kẻ cầm quyền, của giai cấp thống trị nhằm mục đích củng cố quyền lực chính trị và với họ, luật pháp như là một thứ vũ khí dùng để bịt miệng, tiêu diệt loại trừ, trừng phạt các cá nhân, tổ chức, đảng phái chính trị phê phán, thách thức quyền lực chính trị của họ. Hệ thống pháp luật này, nói đúng hơn, chính xác hơn là pháp lệnh, lệnh trên truyền xuống cho thuộc hạ thi hành, từ các văn bản luật đến lệnh miệng.
Để hiểu rõ hơn mọi người có thể quan sát, tham chiếu hệ thống luật pháp, cách thực thi luật pháp cuả nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam hiện nay để nhận ra, để phân biệt hệ thống luật pháp dân chủ và hệ thống luật pháp độc tài đã, đang được cộng sản Việt Nam áp dụng trong tổ chức cai trị..
2) Tinh thần dân chủ đã được loài người nói đến cũng như được hưởng từ lâu, ngay từ thời quân chủ. Tinh thần dân chủ nghiã là người dân, tầng lớp bị trị được “kiến nghị” được “xin phép” được tham gia, được hỏi ý kiến về những công việc hệ trong liên quan đến đời sống cá nhân cũng như của quốc gia và chỉ xảy ra trong một số rất ít nhà nước quân chủ trong thời đại quân chủ.
Ngày nay tinh thần dân chủ không còn là hiện tượng lạ, ý tưởng quý hiếm đối với người dân sống trong chính thể dân chủ. Nó đã hiện diện mọi nơi trong cuộc sống từ những chuyện nhỏ của đời thường như ăn, ở, mặc... đến chính sách hệ trọng của quốc gia và đã trở thành phổ biến, trở thành quyền bất khả chuyển nhượng của công dân. Mọi người dân được quyền lên tiếng, nếu chính sách làm thiệt hại, gây ảnh hưởng đến quyền lợi, mức sống của cá nhân lẫn cộng đồng, ngay trước mắt hoặc chỉ là dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai. Mọi phản ứng của cá nhân, tổ chức, đoàn thể đều nhận được phản hồi của quan chức trách nhiệm và trả lời đòi hỏi, phản đối của dân là nhiệm vụ các quan chức phải thi hành, không như cách hành xử quyền hạn của các quan chức trong các nhà nước độc tài, bất chấp luật pháp, đứng trên, ngồi xổm lên luật pháp của chính họ lập ra như nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam hiện nay.
Nói cách khác tinh thần dân chủ là một trong vài bộ phận không thể tách rời cuả mô hình tổ chức cai trị dân chủ, không có tinh thần dân chủ thì không thể thực thi dân chủ cách nghiêm chỉnh như cách chính thể quân chủ chuyên chế, phong kiến, lập hiến đã làm và các chính thể dân chủ giả hiệu đang trình diễn. Muốn thiết lập chính thể dân chủ, thực thi dân chủ điều kiện tiên quyết phải có là tinh thần dân chủ, thực thi tinh thần dân chủ của cả hai tầng lớp thống trị và bị trị tức chính phủ và người dân.
3) Sinh hoạt dân chủ là hình thức sinh hoạt khá quen thuộc cũng như rất bình thường đối với người dân sống trong các thể chế chính trị dân chủ như thành lập hiệp hội, đoàn thể độc lập ngoài hệ thống tổ chức của chính quyền. Từ tương trợ, thiện nguyện từ thiện, vui chơi giải trí, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, bày tỏ quan điểm chính kiến, ngay cả tham gia đảng phái chính trị, góp phần soạn thảo chính sách, kế hoạch, vận động tuyên truyền “lật đổ” đảng cầm quyền qua các cuộc bầu cử tự do có định kỳ. Những sinh hoạt vừa nêu, diễn ra thường xuyên theo tiến trình phát triển xã hội loài người trong nhiều nước dân chủ tiên tiến của thời hiện đại, sinh hoạt dân chủ không là điều cấm kỵ hay vi phạm luật pháp mà còn được khuyến khích.
Đó là những sinh hoạt diễn ra bên ngoài tổ chức. Sinh hoạt bên trong các hiệp hội, đoàn thể, các đảng phái chính trị, còn là điều gây sửng sốt, đầy kinh ngạc lẫn bất ngờ đối với người dân còn phải oằn mình dưới ách cai trị khắc nghiêt của chính thể độc tài quân chủ, độc tài quân phiệt và độc tài cộng sản. Ở đó, các sinh hoạt đều không bị chỉ đạo trình diễn, không bị sắp xếp dàn dựng, không bị định hướng phát biểu theo chính sách, chủ trương của nhà nước, của đảng cầm quyền. Mọi thành viên của tổ chức đều có quyền tư duy độc lập, được tự do phát biểu ý kiến, chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời nói mình đưa ra và quyền hạn đi đôi với trách nhiệm cho những cá nhân lãnh đạo đoàn thể hay tổ chức. Những hậu quả nghiêm trọng do tổ chức gây ra, người đứng đầu ngành, đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm liên đới, dù không phải là người trực tiếp gây ra, không thể lẩn trốn trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp thừa hành hoặc đỗ thừa “tại, bị” kiểu như “mất muà là bởi thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta.”
Điểm son khác của sinh hoạt dân chủ trong chính thể dân chủ khá thú vị, khá hứng thú cho các thành viên của tổ chức, là mọi chức vụ đều được bầu bán công khai minh bạch, có số năm cho nhiệm kỳ, có giới hạn nhiệm kỳ và chấp nhận đối lập nội bộ, nghiã là các thành viên được có ý kiến, quan điểm khác nhau, trái ngựợc nhau bên trong tổ chức, kể cả khác với lãnh đạo tổ chức. Với phương thức sinh hoạt tự do tư tưởng, có nhiệm kỳ, giới hạn nhiệm kỳ cho các chức vụ, từ cấp thấp đến cấp cao, tất cả các lãnh đạo rồi sẽ ra đi và các thành viên đều có cơ hội thay thế. Chính điều này là động lực thúc đẩy các thành viên dốc sức cạnh tranh, thi thố tài năng hầu tiến lên vị trí cao hơn, lớn hơn vì biết mọi đóng góp, tài năng cá nhân sẽ được ghi nhận, được bù đắp xứng đáng.
Nói tóm lại, thiết lập thể chế chính trị dân chủ, thực thi dân chủ ngoài hiến pháp, các đảng chính trị, bầu cử tự do, truyền thông độc lập không thể thiếu hệ thống luật pháp dân chủ, tinh thần dân chủ và sinh hoạt dân chủ. Nó là điều kiện cần thiết để thực thi dân chủ, thiếu nó các dân tộc các quốc gia bừng bừng khí thế của bình minh cách mạng dân chủ ở thế kỷ trước, trong đó có cách mạng dân chủ cộng sản của Việt Nam dần lụi tàn, tuyệt vọng theo giấc mơ dân chủ, theo chủ nghiã hoang tưởng, cứ ngỡ là ánh sáng chân lý soi đường dẫn dắt xã hội loài người phát triển.Tất cả nguyên nhân của thất bại này, là do lỗi hệ thống tổ chức, mô hình tổ chức cai trị độc tài đảng trị, phi dân chủ và không thiết lập được chính thể dân chủ để hoàn thành giấc mơ dân chủ dẫn dắt xã hội loài người phát triển.
(Đón đọc - Tiến Trình Hình Thành Chính Thể Dân Chủ để hiểu tại sao nhà nước Anh là nhà nước quân chủ mà dân chủ, để biết ai hiểu-đã quân chủ thì không phải dân chủ? Có phải hiểu như vậy là chưa đúng cả trên phương diện lý thuyết lẫn thưc tế?)
Gửi ý kiến của bạn