Bức cung, ép cung, mớm cung... đối với các tù nhân chính trị ra sao?
Lê Thăng Long, một nhà hoạt động dân chủ từng bị án 5 năm tù nói với Đaì BBC rằng
công an đã sử dụng các hình thức áp lực tinh vi để ép nhận tội.
BBC viết:
“Một cựu tù nhân trong vụ án Lê Công Định lên tiếng cáo buộc cơ quan điều tra
Việt Nam đã liên tục mớm cung, cố ý làm sai trái lời khai của ông và gây áp lực
buộc ông và những bị cáo khác trong cùng vụ án phải nhận tội.
Hôm 22/11/2013, ông Lê Thăng Long, người từng bị Tòa án và chính quyền Việt Nam
kết án 5 năm tù giam hồi tháng 1/2010, vì tội 'hoạt động chính trị nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân' nói trong suốt thời gian ông bị bắt tạm giam, giam giữ,
điều tra, cho đến khi ra tòa, ông liên tục bị cơ quan điều tra gây áp lực.
"Trong quá trình điều tra, họ gây sức ép rất là nhiều, kể cả mớm cung, kể
cả viết sai lệch những quá trình trình bày trước cơ quan điều tra," ông
nói với BBC,
"Họ gây sức ép và họ nói thẳng, họ gây những áp lực tâm lý, họ đe dọa rất
nhiều, nếu anh không chịu thay đổi như vậy, anh sẽ gặp chuyện.
'Họ dùng những từ gọi là 'rượu mời không uống, uống rượu phạt' chẳng hạn, hay
là những sự đe dọa rất tinh vi trong quá trình điều tra cũng như trong quá
trình tạm giam ở tại cơ quan công an."
Ông Long nói mặc dù ông đã thắc mắc khi thấy các biên bản ghi lời khai của ông
do các điều tra viên thực hiện không phản ánh trung thực nội dung trình bày và
quan điểm của ông, cơ quan điều tra vẫn tìm cách buộc ông phải chấp nhận.
Ông nói: "Ví dụ khi tôi khai một điều này thì họ cố tình không viết đúng lời
khai của tôi mà họ viết sai lệch đi. Và họ nói 'ừ, thôi cứ viết như vậy, sau sẽ
sửa sau' chẳng hạn, đó là hình thức mớm cung hay là hình thức viết sai lệch
cung.
"Trong những ngày đầu, tôi không có kinh nghiệm, việc của mình nhiều khi
tôi nghĩ, việc đó cũng không đến nỗi, mình cũng tin lời người ta.
'Sau đó, chính những điều đó, họ lấy cái đó để kết tội chúng tôi."
Cựu tù nhân hiện vẫn đang chịu hình phạt quản chế tại địa phương còn cáo buộc
trong hai lần ông tuyệt thực trước với tổng cộng 23 ngày, nhà chức trách đã gây
sức ép để gia đình của ông không đưa thông tin ra bên ngoài về vụ việc...”
Nhà hoạt động Lê Thăng Long cũng kể rằng ngay cả khi ông bệnh liệt giường, công
an cũng xiềng tay vào giường Bệnh viện Công an, và áp lực với cả gia đình ông.
Tương tự với các nhà hoạt động như Trần Huỳnh Duy Thức, LS Lê Công Định, thạc sỹ
công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung... theo lời anh Lê Thăng Long.
BBC cũng ghi nhận lời “Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết thời gian tới
sẽ lắp camera theo dõi tại các phòng hỏi cung để khắc phục vi pham trong quá
trình điều tra.”