Chu Tất Tiến
Từ ngàn xưa, Tết vẫn là một dịp lễ hội lớn trong đó tình dân tộc, nghiã đồng bào cũng như tinh hoa cuả nền văn hoá Việt Nam đuợc dịp thể hiện rõ nét nhất, cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Nguời ta ăn Tết ít nhất là năm ngày, có nơi kéo dài cả tháng, chưa kể những ngày chuẩn bị sắm Tết, như lời cụ Nguyễn Khuyến nói:
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng
Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt
Tết là dịp cho văn hoá dân tộc nở rộ. Ngày Tết, mọi nguời hầu như quên hết nhọc nhằn, vất vả, để hoà với mọi nguời cùng quê, cùng tỉnh, trong một niềm vui chung. Nguời ta bầy ra rất nhiều cuộc thi cho moị nguời có dịp trổ tài, biểu diễn những gì họ đã tập luyện cả năm trời: thi chọi châu, chọi gà, đánh cờ tuớng, cờ nguời, bài chòi, thi thả vòng vịt, bắt vịt, leo cột mỡ.
Trên hết các trò chơi có tính cách công cộng như thế, là các cuộc tranh tài có ý nghĩa cao hơn là tổ chức những cuộc tranh giải đấu vật để tuyển chọn nhân tài ra giúp nuớc, ít nhất, cũng là cuộc thử thách các lò võ danh tiếng tại điạ phuơng để chọn ra lò võ giỏi nhất hầu tìm đến để tập luyện. (Sau khi nhà Nguyễn Tây Sơn sụp đổ, có nơi lén lút tuởng niệm vị anh hùng áo vải dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ bằng cách chỉ thi võ Tây Sơn.)
Nói chung có rất nhiều cuộc thi đấu vật đuợc tổ chức vào dịp Tết. Các lò luyện võ tập luyện rất căng thẳng để đưa nguời ra tranh tài cùng anh hùng thiên hạ. Các võ sĩ mình trần, đóng khố đứng giữa vòng vẽ bằng vôi bột, khom nguời xuống, đợi tiếng phèng la nổi lên là xông vào nhau, xoắn lấy nhau, cố tìm cách nhấc bổng đối phuơng lên khỏi vòng vật và ném xuống đất. Thiên hạ đứng quanh cổ vũ bằng tiếng hò la, vỗ tay, gào thét, và đánh trống ầm ĩ. Nguời thắng giải không những chỉ sung suớng với những giải thuởng vật chất lớn lao mà còn hãnh diện vì đã đem danh dự lại cho lò võ cuả mình, quê huơng cuả mình, và riêng với nguời vô địch, thì là dịp lọt vào mắt xanh cuả những cô tiểu thư đài các, hay lọt vào chốn quan truờng, lập công giúp nuớc.
Bởi vậy, thi đấu võ đầu năm là một hình thái văn hoá cổ truyền cuả dân tộc đã thịnh hành bao ngàn năm nay. Tuy nhiên, với hoàn cảnh đất nuớc chiến tranh, những cuộc thi võ ấy đã từ từ tàn lụi. Cho đến năm 2002, bất ngờ, Việt Báo phối hợp với các cơ quan bảo trợ khác đã tái hiện lại hình thức thi đấu võ này trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mùi, dành riêng cho các em thiếu niên tuôỉ từ 5 đến 17 tuổi tại ngay giữa lòng Hội Chợ Tết tại khu Little Saigon. Cuộc thi võ này, thật sự, đã đuợc chuẩn bị từ hai tháng truớc với hai cuộc thi sơ kết và bán kết tại hai điạ điểm: võ đuờng Tae Kwon Do cuả Võ Sư Đặng Huy Đức tại Orange County và Trung Tâm Kienando KungFu cuả Võ Sư Chuởng Môn Nguyễn Lâm tại Los Angeles. Rất nhiều võ đuờng đã gửi thí sinh đến dự thi Sơ kết ngày 7 tháng 12 năm 2002, sau đó, chỉ một số em đuợc lọt vào vòng bán kết ngày 11 tháng 1 năm 2003. Ngày 2 tháng 2 năm 2003 vưà qua, những em đã qua hai vòng loại mới đuợc vào chung kết tại Hội Chợ Tết truớc sự chứng kiến cuả cả ngàn khán giả.
Sau lời giới thiệu mục đích cuả cuộc thi đấu do Võ Sư Đặng huy Đức, Phó Chủ Khảo cuộc thi trình bầy, phần thi võ bắt đầu với những em thi quyền thuật tuổi từ 11 đến 17. Vì các em vào chung kết đều là những em xuất sắc trải qua hai kỳ thi truớc, nên quyền thuật cuả các em đều đạt trình độ cao. Em Duy Nguyễn, 13 tuổi, đi bài quyền “Chung Gul” rất “tới”. Những động tác chào bái tổ, những nét chặt bằng cạnh tay phóng ra vững vàng, đặc biệt là chiêu thủ với tay phải vòng qua đầu, tay trái cong lại đỡ ở duới, các ngón chảo huớng vào nhau, chuẩn bị cho một cú tấn công thuợng hạ cùng một lúc, khiến cho khó có đối thủ đón đỡ đuợc. Em Gonzalo, 16 tuổi, đi bài “Lôi vũ Quyền” vừa tiềm ẩn một lực âm nhu vưà có sức mạnh sấm sét. Điều đặc biệt ở em là một nguời châu Mỹ La Tinh, nhưng vì theo thầy Việt Nam, nên đã cố chào thưa ban Giám Khảo bằng tiếng Việt rất sõi. Hà thúc Đôn mới có 12 tuổi mà biểu diễn bài “Âm Duơng Nhật Nguyệt” không thua sút gì đàn anh. Với vóc dáng nhanh nhẹn, em đã tung những cú đá liên hoàn, đá vòng, đá cạnh rất chuẩn xác. Một em gái 13 tuổi, Huyền Vũ, thuộc Kienando, đã chứng tỏ các em gái Việt Nam cũng là những cao thủ trong một vóc dáng rất nhẹ nhàng. Chiêu thức chào giám khảo và khán giả cuả em có một phong thái rất “Việt Nam”, rất lịch sự, nhưng những thế đá cuả em lại không khoan nhuợng chút nào. Jeff Buì, 11 tuổi, tuy nhỏ con, nhưng cuờng lực lại mạnh qua tiếng chào và tiếng hét vang âm. Bài quyền “Hwarang Kwan” vững chãi cuả em đã tạo nên nhiều ngạc nhiên cho khán giả.Các em Madelynn Trần, 13 tuổi, đi bài “Tứ Trụ Quyền”; Minh Tang, 14 tuổi; Trinh Huỳnh, 15 tuổi, đều có nhiều triển vọng trở thành cao thủ với những thế nhẩy nhẹ và nhanh như sóc, thế chảo chụp mạnh, nhất là em Nam Trịnh đi bài quyền “Chung Moo” có đòn xiả cứng rắn, đòn đá cao vững chãi, rất xứng đáng đuợc giải nhì. Em Trinh Huỳnh với bài “Ngũ Hổ Ly sơn” khi đi xà quyền sát đất như rắn nhưng khi đứng lên dùng cùi chỏ lại như cọp như beo. Đặc biệt là Marc Vũ, 12 tuổi, với bài quyền “Kae Back” có bộ trung bình tấn rộng, dồn trọng tâm xuống duới như núi đá cùng một cuờng lực tốt qua giọng hô to và đòn đánh tới mạnh, đã đuợc giải ba. Riêng với em Sam Ly, 14 tuổi, thuộc môn phái Wushu, thì không thể không có những tràng pháo tay vang lớn khi em biểu diễn rất đẹp những cú đá buớm (butterfly kick) và thế uốn cong nguời để bật dậy từ duới đất là một thế rất khó xử dụng, cũng như áp dụng một chiêu thế tuơng tự như Song thủ hổ bác, một tay đấm, một tay đỡ cùng một lúc. Em Sam Ly rất xứng đáng nhận giải nhất qua một sự tập luyện công phu và có một trình độ biểu diễn rất ngoạn mục.