Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Sự Thất Vọng Về Bản Hiến Pháp Mới Của Việt Nam

12/11/201300:00:00(Xem: 6446)
Đặng Khương
(Chuyển sang Việt ngữ do Đặng Khương, CTV Phía Trước -- từ bản Anh văn của Đỗ Kim Thêm, The Diplomat.)

Cách thức quản trị yếu kém ở Việt Nam là hậu quả của hệ thống quản trị và cấu trúc hiến pháp có nhiều nhược điểm, và hệ thống này cần phải thay đổi một cách căn bản nhất. Nhiều cuộc thảo luận đã tập trung vào các lộ trình dân chủ, cơ chế thị trường không theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền [thượng tôn pháp luật] và xã hội dân sự. Thách thức trước mặt hiện rất lớn, và bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Các nhà quan sát hiện đang chờ đợi xem liệu có điều gì chuyển biến trong giới lãnh đạo cấp cao trong ĐCSVN hay không.

Trong một báo cáo mới nhất vào tháng mười 2013, ĐCSVN đã dập tắt hoàn toàn sự lạc quan về bản hiến pháp mới mà dư luận đang kỳ vọng. ĐCSVN vẫn cương quyết không nhượng bộ quyền lực của họ, và bất kỳ sự cải cách nào không có vai trò của ĐCSVN thì họ đều không chấp nhận. Giấc mơ về một cuộc cải cách dường như đã trở thành không thể. Quốc hội sẽ phê chuẩn một bản hiến pháp mới trong tháng Mười một này, và bản hiến pháp mới sẽ do ĐCSVN áp đặt lên toàn xã hội.

Cuộc thảo luận về hiến pháp mới đã được đưa từ các cấp lãnh đạo ở trên xuống. Kết quả chắc chắn sẽ làm công chúng thất vọng vì mô hình cũ vẫn không có gì thay đổi, đặc biệt là Điều 4 vẫn tiếp tục khẳng định sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN. Hiến pháp mới cũng sẽ có nhiều lỗ hổng để ĐCSVN tùy tiện giải thích theo cách họ muốn.

Trong khi đó, đối với các nhà kinh tế thì những câu hỏi được đặt ra là: Liệu bản Hiến pháp mới có thể giải cứu nền kinh tế hay không? Và đặc biệt là làm thế nào để các kinh tế gia thực hiện được điều đó?

Nhiều người đồng ý rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đạt được những thành tích rất ấn tượng sau thời gian Đổi mới bắt đầu vào năm 1989. Cho đến năm 2009 thì Việt Nam đã có một số thành công khá nổi bật. Không giống như các nước ở Đông Á đã đi tiên phong trong cải cách, Việt Nam lại có lợi thế của một nước đến sau trong đó Việt Nam đã tăng tốc quá trình chuyển đổi nhằm bắt kịp với thế giới và kích hoạt kinh tế thông qua những bí quyết của nước ngoài và huy động vốn. Ngoài ra, các nhà tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài đã hỗ trợ quá trình phát triển ở Việt Nam.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể từ năm 2011, và tình hình cho thấy chỉ số tăng trưởng vẫn tiếp tục trì trệ trong những tháng tới. Việt Nam đã phải vật lộn với những thách thức trong việc tái cân bằng lại các cấu trúc cơ bản nhất. Tương tự như Trung Quốc, nền kinh tế đang gặp khó khăn do những bất ổn, sự mất cân bằng và thiếu tính bền vững, cộng thêm nhiều chi phí xã hội cũng như các vấn đề về môi trường. Xuất khẩu và kinh tế sản xuất hiện đang sút kém đáng kể.


Tầng lớp lãnh đạo cần phải đáp ứng tình hình này với một tầm nhìn mới để định hướng lại nền kinh tế trong bối cảnh bất ổn toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra. Tất nhiên, đầu tư phải tiếp tục là động lực chính cho sự phát triển và đổi mới kỹ thuật, cùng với vốn đầu tư nước ngoài để giúp phát triển ngành công nghiệp. Nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng cần phải giải quyết hệ thống xơ cứng được gây ra không chỉ bởi các yếu tố bên ngoài và mang tính chu kỳ mà còn bởi sự mất cân bằng trong hệ thống nội bộ.

Về phần mình, chính phủ phải trấn an các nhà đầu tư rằng pháp quyền, tức thượng tôn pháp luật, sẽ được áp dụng triệt để. Chính phủ cũng phải nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và an ninh, giúp nền kinh tế di chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn. Đo lường chất lượng của sự đổi mới, cạnh tranh và các tổ chức độc lập sẽ đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này.

Việt Nam không thể tái cân bằng trong ngày một ngày hai. Rõ ràng là doanh nghiệp nhà nước làm tăng thêm những rủi ro mang tính hệ thống và sẽ không rời bỏ thị trường, trong khi các nhóm lợi ích lại ngày càng cản trở các cải cách. Đây có lẽ là biểu hiện rõ nét về tình trạng trì trệ của các công cụ chính sách, và chừng nào mà ĐCSVN vẫn tỏ ra bất lực trong việc đối phó với tình hình, thì tăng trưởng vẫn sẽ tiếp tục ở mức dưới 5%. Các ảnh hưởng lâu dài sẽ khó đoán hơn.

Nói rộng hơn, mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước cùng với sự độc quyền lãnh đạo của một đảng luôn có những giới hạn nếu như chính phủ không sẵn sàng chấp nhận những cải cách chính trị cần thiết. Bộ Chính trị đã dành nhiều công sức trong việc duy trì nguyên trạng quyền lực của họ.

Và tương lai của xã hội dân sự ở Việt Nam? Liệu xã hội dân sự có thể đạt được những điều mà cả chính trị lẫn thị trường kinh tế không đạt được? Câu trả lời hiện nay vẫn chưa rõ, nhưng những điều mà phong trào xã hội dân sự có thể làm được là giúp người dân Việt Nam tìm tiếng nói của mình cũng như tạo điều kiện để công luận biết đến nhiều hơn.

Quyền lực của ĐCSVN không thể kéo dài mãi mãi và sự tham gia của nhiều người sẽ giúp tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi ôn hòa.
_________

Đỗ Kim Thêm là tác giả cuốn sách “Quan điểm của Phật giáo về các vấn đề hiện đại” (NXB Hồng Đức, Việt Nam, 2012).

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.