Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Nhất Duyên Nhì Phận

24/05/200400:00:00(Xem: 4973)
Hồ Thơm, người ở Cao Mật, làm nghề buôn bán, thường đi lại giữa vùng núi Mông và núi Nghị. Một hôm, giữa đường gặp mưa, nên không làm sao tới chợ huyện để thuê phòng tạm trú, bèn tìm vội nơi nào để trú ngụ qua đêm, nhưng loanh quanh mãi vẫn chưa mần chi được.
Rồi đang lúc lo âu tràn lên nét mặt. Chợt có một ông cụ mặc áo tơi bước qua, ngoảnh mặt hỏi rằng:
- Ông làm gì ở đây" Sao lại… ngơ ngơ dầm mưa trong tăm tối"
Hồ Thơm vừa run lập cập, vừa hớt hãi đáp:
- Tôi là người lỡ đường. Chẳng may gặp mưa, nên không thể một lèo đi chợ huyện. Nay đất lạ quê người, thêm trời đen tăm tối. Dẫu muốn nhờ cũng chẳng biết nương tựa vào đâu!
Cụ ông đáp:
- Trước lạ sau quen. Vậy ông có thể ghé nhà tôi ngũ đỡ qua đêm, rồi ngày mai định liệu. Chớ đêm hôm mưa gió thế này, mà lại ở ngoài ni, thì e cọp gấu tới đưa vào… miên viễn!
Hồ Thơm mừng như bắt được vàng, mau mắn nói:
- Nếu ông không câu nệ thân sơ, thì tôi đành làm phiền ông vậy!
Đoạn, theo cụ ông về nhà. Lúc đến nơi, cụ ông nói:
- Nhà tôi không phải quán cơm. Thấy ông không có chỗ ở, nên ái ngại mời vào. Chớ thật tâm không dám mời ông vào nơi thiếu thốn.
Hồ Thơm lắc đầu quầy quậy, tay xua lịa xua lia, hoảng hốt nói:
- Tôi chỉ trú tạm qua đêm, thì việc chi ông phải thốt lời như vậy" Lại nữa, thân đơn côi trong đêm bão bùng mưa gió, mà lại được thế ni, thì gánh… ơn không hết sao lại dám nói này nói nọ!
Cụ ông nghe thế bỗng thoải mái trong lòng, khe khẻ nói:
- Nhà tôi neo đơn. Có vợ với đứa con gái đều đang say ngủ, nên dẫu có thức ăn, thì cũng không sao làm cho nóng lại. Thôi thì ông hãy đành lòng cho nhé. Nguội mắm nguội cà nhưng mặn cả tình thâm, thì vẫn hơn phượng chả nem công mà bên rình bên lụi…
Nói xong, ông cụ bỏ vào nhà trong. Lát sau mang ra một cái chõng đặt ở giữa phòng, rồi lại quay vào đem ra một chiếc mền đã cũ. Thấy cụ ông vất vã vì mình, Thơm đứng ngồi không yên, liền kéo tay ông cụ lại, ấp úng nói:
- Cụ cho tôi trú ở hàng hiên, đã là quá phước. Nay cụ cho tôi trú ở trong nhà, lại tự thân sắp đặt giường chõng như thế, khiến lòng chẳng đặng yên, bởi khỏe mạnh như ri mà vẫn phải nương nhờ người có tuổi…
Cụ mĩm cười, đáp:
- Tiếng là giúp người ta, nhưng kỳ thực là giúp lấy bản thân mình, được cơ hội sẻ san cho người khác, hầu tìm đặng ý nghĩa đời mình trong hư ảo phù du. Trong giây phút chóng qua trong kiếp người mau tận…
Lúc ấy, có một thiếu nữ đi ra rót rượu mời khách. Ông cụ quay lại nói:
- Nó là Liễu Yến, con của tôi. Nghe có tiếng lao xao nên vội vàng thức giấc.
Thơm liền gật đầu chào, thì thấy một thiếu nữ tuổi chừng đôi tám. Dáng dấp yểu điệu, nét mặt thanh tao, miệng cười tươi tắn, bèn khoan khoái trong lòng mà quên cả chuyện ăn, rồi thì thầm bảo dạ:
- Ngoài trời đang mưa bão, mà tươi tắn kiểu này, thì huống chi lúc trời quang gió mát. Chắc thấy… mụ nội luôn!
Rồi đánh tiếng hỏi thăm dòng họ, quê quán. Cụ ông rộn ràng đáp:
- Dòng họ tôi mấy đời dạy học, mượn chữ nghĩa Thánh hiền để làm kế mưu sinh. Tôi họ Cổ, tên Sĩ Hư, được ba đứa con, nhưng chẳng may hai đứa kia ra đi từ lúc còn ẳm ngữa, nên bi chừ chỉ còn đứa con gái đó, với vợ chồng tôi. Chớ ở nơi đây chẳng có thân thích gì hết cả!
Thơm nghe vậy trong bụng mừng thầm, nên thì thào tự nhủ:
- Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống. Vợ, xuất thân từ nhà chuyên dạy học, hẳn con cái mai này ắt học một biết… trăm, thì hậu vận mai sau khó lòng tiên đoán đặng.
Đoạn, làm thêm ngụm rượu, rồi ào ào nói tiếp:
- Chẳng hay Liễu Yến đã có nơi nào dạm hỏi hay chưa"
Cụ ông cười buồn, đáp:
- Liễu Yến biết thu vén chuyện gia đình, cho trong ngoài ngăn nắp, côïng thêm khuôn trăng đầy đặn. Đã vậy còn biết giữ gìn lời nói, không đâm thọc búa xua, nên tính tốt rõ ra như trăng rằm vằng vặc. Cứ theo người xưa hay nói, thì công dung ngôn hạnh Liễu Yến đà có đủ. Theo tướng số giải bày thì ích tử vượng phu. Có thể chốn mai sau giúp chồng ngồi… trên đầu thiên hạ…
Rồi bất chợt dừng lại. Thở ra một cái, đoạn rầu rầu nói tiếp:
- Chỉ là sinh bất phùng thời. Nhằm lúc thiên hạ định giá trị của một người trên cái mà họ có - nên hạnh dẫu đầy tràn cũng tất tả ngược xuôi - bởi thiếu chút kim ngân nên phải cám cảnh phòng không tẻ lạnh…
Nói rồi, thở dài thậm thượt, như thể mối bi ai lâu ngày chất chứa. Chẳng biết tỏ cùng ai. Thơm thấy vậy, mặt mày ra chiều hớn hở, cung kính nói:
- Bèo nước gặp nhau, lại được cụ ban ơn giúp đỡ, trong khi không biết nơi nào để trú ngụ qua đêm, cho vơi phần hãi sợ. Ơn nghĩa ấy, xin tạc dạ ghi lòng. Nguyện kiếp này báo đáp, mà giả như báo không được kiếp này thì xin… đáp lại kiếp sau. Không thể nào quên được…
Rồi ngừng một chút để sắp đặt ý nghĩ trong đầu, đoạn từ tốn nói tiếp:
- Tôi có một đứa em thứ ba, tên là Hồ Thiện, năm nay được hai mươi mốt tuổi, còn đang đi học. Đẹp thì không dám so với Tống Ngọc của ngàn xưa, nhưng cốt cách nam nhi khó lòng mà chê đặng. Đã vậy còn làu thông vạn quyển. Học một biết hai, nên ở tương lai ắt giàu sang phú quý. Tôi lại thấy Liễu Yến đẹp người đẹp tính. Dẫu gặp lần đầu, mà như thể thâm tình đã có được bao năm, nên muốn xin cho em tôi được đến đây làm rể. Trước là thắt chặt thêm tình thân mới có, sau nữa sẵn người giúp phụ sớm hôm, cho tuổi già bớt nhọc…
Đoạn, nhìn thẳng vào mắt ông cụ, tha thiết nói:
- Tâm ý đã tỏ bày. Chẳng hay cụ có cho là nghèo hèn mà chê bỏ hay không"
Ông cụ vui mừng, đáp:
- Lão cũng chỉ là kẻ cư ngụ nơi đây. Nếu con gái có nơi nương tựa, mà vợ chồng lão được dọn đến ở chung, cho thỏa lòng nhung nhớ, là lòng đầy mãn nguyện. Kỳ dư lão chẳng bận tâm đòi hỏi việc gì khác.
Thơm nhận lời yêu cầu đó và đứng dậy vòng tay vái tạ. Ông cụ sắp xếp chỗ ngủ cho khách rồi lui vào nhà trong. Gà vừa gáy sáng, cụ đã thức dậy mời khách rửa mặt uống trà, ăn vội cái bánh bao hầu lên đường cho sớm. Thơm thấy vậy, vội móc hầu bao xin trả lại tiền ăn sáng, nhưng ông cụ lắc đầu quầy quậy, rồi quyết liệt nói rằng:
- Sắp làm thông gia, mà nhỏ mọn kiểu này, thì sắp nhỏ còn thoải mái được hay sao"
Thơm nghe mát lòng mát dạ, liền đứng dậy chia tay, rồi hẹn bỏ mối xong sẽ quay về tái ngộ. Lúc Thơm đi rồi, Liễu Yến mới chạy đến bên cha, thẹn thùng nói:
- Chuyện hôn nhân mà cha làm như… giựt hụi, là cớ làm sao"
Ông cụ chậm rãi đáp:
- Đã làm thân con gái, thì chỉ có một thời để nguyên và một thời để… sửa. Con chưa tới thời để sửa, thì phải hết dạ lo toan. Chớ không để cái xuân phai tàn trong sớm tối!
Liễu Yến vẫn vùng vằng không chịu, nên ào ào phang tiếp:
- Lấy chồng mà chẳng biết mặt chồng, cũng chẳng hiểu được tính tình nóng nguội ra sao" Mần răng mà sống"
Ông cụ cười cười đáp:
- Được hay không là do ở lòng mình, chớ không ở một nơi nào khác.
Lúc ấy, Cổ thị là mẹ của Liểu Yến, mới nắm lấy tay con, nhỏ nhẹ nói rằng:
- Tốt ở nhà người ta, xấu ở nhà mình. Chuyện ấy thế gian đầy dẫy ra như thế - thì biết mặt chồng hay không - cũng chưa là quan trọng. Điều quan trọng là: Con phải quyết tâm xây dựng một gia đình, mà ở đó tụi con giúp nhau vượt qua bao nghịch cảnh của đời sống - để hoàn thiện mình hơn - thì chữ hạnh phúc trăm năm chắc ăn là phải có.
Rồi nhìn chăm chú vào mắt của Liễu Yến, thì thấy một ít mây mù vẫn đục, tỏ vẻ chưa thông, nên hít vội hơi sâu, rồi dịu dàng nói tiếp:
- Tựu trung lại, con cần nhớ một điều, là đối với chồng - đừng tính chuyện ăn thua - thì bạc tóc răng long sẽ ở bên mình con đó vậy.
Mấy tháng sau Thơm quay lại tìm thăm, thì thấy mẹ con Liễu Yến mặt buồn rười rượi. Nhìn lên bàn thờ chợt thấy một bài vị mới tinh đang nằm chơi ở đó, bèn hớt hãi hỏi:
- Chẳng hay nhà ta có chuyện chẳng lành hay sao"
Nét mặt lộ vẻ buồn thảm, Cổ thị nói:
- Chồng tôi tính sơn lại cái nhà, để mừng ngày vui của cháu. Chẳng may hôm ấy trời gió mạnh, nên từ thang rơi xuống thật mau, khiến hổng cứu giúp gì nữa được. Tôi nghĩ. Trời thật bất công. Sau bao năm mơ có ngày uống rượu, đến nay mộng ước sắp thành - lại bị té thang - thì nỗi đau kia làm sao mà biến được!
Đoạn, ngước mắt nhìn lên bàn thờ, rồi âu sầu nói tiếp:
- Người ở đây đa phần là dân tứ chiến thập phương, nên thường hay hung dữ. Nay tôi lâm cảnh mẹ góa con côi. E tuổi già sức yếu, không giữ được Liễu Yến cho tới ngày hôn lễ, thì mộng ước xế chiều. Biết chừng nào mới tới bến được đây" Tôi lại nghĩ: Liễu Yến dầu sao cũng là dâu nhà ông rồi. Vậy sao chúng tôi không theo ông về bên ấy, để phòng điều bất trắc" Há chẳng hơn ư"
Thơm nghe cũng thuận lòng vừa ý, nên tự nhủ với thân:
- Theo lẽ thường, thì bố vợ với chàng rễ thường ít hợp ý nhau, nên dễ sinh sự xót xa cho hai mái đầu… vô tội. Nay bố của Liễu Yến bị té thang mà chết. Đối với người là một niềm đau, nhưng đối với em ta là một dịp may khó thành lời đó vậy.
Nghĩ xong, liền đến trước bàn thờ, thắp vội nén nhang thơm, rồi thành tâm khấn vái:
- Chuyện đã đến nước này, tôi đành xin phép cụ đưa mẹ con Liễu Yến về quê chồng, để yên bề gia thất. Trước vong linh của cụ, tôi hứa sẽ lo cho mẹ con của Liễu Yến được trong ngoài tươm tất. Sống đặng bình yên, để an vui với tháng ngày còn sót lại…
Cổ thị nghe những lời chân thành như vậy, mắt ngấn lệ long lanh, cảm động nói rằng:
- Tôi biết ông cũng sắp lại, nên cái gì không cần đã được bán đi, cho dễ bề tính toán. Nay Liễu Yến về làm dâu họ Hồ, tôi sẽ tặng cháu tất cả để làm của hồi môn, cho thêm phần êm ấm.
Lúc về đến nhà, Thơm đem hết sự tình kể rõ cùng cha mẹ. Hai bên gặp nhau đều vui mừng. Nhất là mẹ của Thơm, thấy Liễu Yến chỉ cười mà ít nói, nên cảm thấy phê phê, liền nhủ thầm trong dạ:
- Lấy vợ mà gặp được người ít nói, thì dẫu trúng cặp năm, cũng khó bề so sánh! w

Mỗi tuần một chuyện ma: Hồn Ma Tố Giác Kẻ Sát Nhân - Người Kể Chuyện Ma
Theo sự tin tưởng của nhiều người, việc ma xuất hiện thường không nhằm mục đích cố định nào. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp được ghi nhận cho thấy những hồn ma đã đóng một vai trò tích cực trong việc phát giác và ngăn ngừa tội phạm. Trong một trường hợp bất thường khác, hồn ma đã xuất hiện để xác nhận tội ác của chính họ.
Một trong những trường hợp hồn ma xuất hiện để tố giác kẻ sát nhân nổi tiếng nhất là vụ ám sát tại lâu đài Cawood, một lâu đài cổ bên Anh.
Chuyện được kể lại như sau:


Cách đây nhiều năm, một buổi trưa thứ ba của một ngày tháng Tư, một người đàn ông tên là Lư Thao (Lofthouse) đi làm đồng gần lâu đài Cawood. Sau khi tưới mấy luống rau, Lư Thao lại đi lấy thêm một thùng nước nữa.
Trong lúc đang đi về hướng ao nước, đột nhiên anh nhận thấy có một thiếu phụ đi trước anh mấy bước, mà chỉ thoáng nhìn Lư Thao cũng nhận ra đó là người chị vợ của anh.
Ngạc nhiên vì chồng của bà này, Uy Liêm (William), nói rằng vợ ông ta đã về thăm nhà từ chiều hôm trước, Lư Thao bèn rảo bước tính qua mặt để hỏi chuyện, nhưng dù anh cố đi lẹ tới đâu đi nữa, người đàn bà phía trước vẫn luôn giữ một khoảng cách cố định, dù không có vẻ bước vội vã hơn chút nào.
Lư Thao bèn đi lẹ hơn nữa, gần như chạy, nhưng khoảng cách giữa hai người vẫn không thay đổi cho tới khi người đàn bà tới bờ ao, nơi Lư Thao tính tới để lấy nước.
Rồi người đàn bà ngồi xuống cạnh bờ ao, thả một vật màu trắng xuống nước đong đưa qua lại. Vật này hơi mờ mờ và khó nhận nhưng Lư Thao linh cảm rằng đó là một đứa bé. Bà Uy Liêm có một đứa con vừa được vài tháng. Trong lúc Lư Thao chuẩn bị bước tới hỏi người chị vợ xem bà ta làm gì ở đây thì người đàn bà đột nhiên biến mất khiến Lư Thao hết sức hoang mang. Tin rằng mình vừa nhìn thấy một hồn ma, và linh cảm một điều gì hết sức bất thường đã xẩy ra cho người chị vợ, Lư Thao vội bỏ việc đồng áng chạy về thông báo cho Uy Liêm.
Vừa gặp mặt người anh cột chèo, Lư Thao hỏi ngay:
- Uy Liêm, chuyện gì đã xẩy ra cho vợ con anh" Cách đây mấy phút tôi nhìn thấy cả hai ngồi bên bờ ao gần lâu đài Cawood. Tôi linh cảm rằng họ đã bị hại. Anh có biết gì về việc này hay không"
Mặt Uy Liêm đột nhiên nhợt nhạt như tờ giấy trắng, lập bà lập bập nói rằng theo chỗ anh ta được biết, vợ con anh ta còn đang ở bên ngoại.
Những gì Lư Thao thấy tận mắt bên bờ ao cộng với thái độ hoảng hốt và những lời nói ấp úng của Uy Liêm khiến Lư Thao tin rằng anh ta nói láo.
Lư Thao lập tức tới gặp các viên chức sở tại, trình bày tự sự.
Giới hữu trách bèn cho người tới tát cạn ao nước, và người ta tìm thấy xác hai mẹ con bà Uy Liêm dưới đáy.
Trước những chứng cớ rành rành, Uy Liêm bị treo cổ lập tức, nhưng người ta không hiểu liệu kẻ sát nhân có phải đền tội hay không nếu hồn ma của vợ hắn không hiện lên tố cáo nội vụ"
Một câu chuyện khác cũng liên hệ tới hồn ma và tội phạm đã xẩy ra tại Guilsborough, một ngôi làng cổ ở bên Anh vào năm 1764.
Đầu năm 1764, một khuôn mặt quen thuộc với cư dân trong làng này là một người bán hàng rong tên là Lỗ Thi (Scottie).
Đã từ nhiều năm qua, cứ mỗi sáu bẩy tuần lễ, Lỗ Thi lại tới ngôi làng này một lần và lần cuối cùng ông ta tới đây là vào tháng Hai hoặc tháng Ba.
Nhiều tháng sau không thấy Lỗ Thi trở lại, dân làng thắc mắc không hiểu chuyện gì đã xẩy ra cho người bán hàng rong quen thuộc và thân thiện này.
Bất ngờ, một câu chuyện lạ lùng xẩy ra rọi một tia sáng vào sự vắng mặt bất thường của Lỗ Thi.
Một hôm, bà hiệu trưởng trường làng thoáng nghe một nam sinh tên là Sa Mạc đe dọa một bạn đồng học trong một vụ cãi lộn rằng cậu ta sẽ đối xử với người bạn học giống như cha cậu đối xử với Lỗ Thi.
Nghi ngờ lời đe doạ này có liên hệ tới sự vắng mặt bất thường của Lỗ Thi, bà hiệu trưởng bèn hỏi Sa Mạc xem lời đe doạ của cậu có ý nghĩa gì.
Khi cậu bé từ chối tiết lộ, bà bèn nhốt cậu ta vào tủ trước khi mời các hương chức tới, thuật lại cho họ nghe lời cậu bé đe dọa người bạn học.
Trước một số đông hương chức, cậu bé Sa Mạc có vẻ mất tinh thần và sau khi bị vặn hỏi hồi lâu, Sa Mạc bèn thuật lại câu chuyện như sau:
Vào buổi chiều cuối cùng mà dân làng thấy Lỗ Thi, sau khi rời ngôi làng Guilsborough, người bán hàng rong này đã ghé lại nhà cậu, nằm trong một thung lũng hẻo lánh, cô đơn không cách xa ngôi làng là mấy.
Khi Lỗ Thi tới nơi, cha cậu bé đang tiếp hai người bạn, Ba Râu và Tư Búa, hai tên bất lương nổi tiếng trong khu vực.
Khi biết Lỗ Thi đã thu được một món tiền hàng khá lớn trong ngày hôm đó, cả ba bèn quyết định làm thịt người bán hàng rong bất hạnh.
Chúng vừa vui vẻ chuyện trò vừa phục rượu Lỗ Thi cho đến lúc say mèm trước khi hạ sát ông này một cách thật khủng khiếp: Chúng cắt tử thi người bán hàng rong thành nhiều mảnh nhỏ trước khi bỏ vào lò gạch đốt thành than.
Cậu bé Sa Mạc khai rằng cậu và đứa em trai, qua một cái lỗ nhỏ trên lầu, đã chứng kiến vụ án mạng ghê rợn từ đầu đến cuối nhưng vì quá kinh hoàng nên không dám cục cựa.
Sau lời khai của Sa Mạc, các hương chức bèn kéo nhau tới nhà cậu bé. Biết nội vụ đã vỡ lở, mẹ cậu bèn hợp tác ngay với nhà chức trách, xác nhận câu chuyện của con bà.
Ba tên sát nhân bị bắt giữ, bị xét xử và bị treo cổ dù cả ba vẫn chối tội đến giây phút cuối.
Buổi tối sau ngày ba phạm nhân bị hành hình, vị linh mục tại khám đường Northampton, nơi ba can phạm bị giam giữ, ngồi trầm ngâm trong phòng đọc sách thắc mắc không biết có phải bộ ba này đã thực sự sát hại người bán hàng Lỗ Thi hay không.
Ông thắc mắc vì dân làng đồn rằng vụ này do chính mẹ cậu bé dàn cảnh vì hai vợ chồng bà ta luôn luôn lục đục. Ngoài ra, việc cả ba phạm nhân đều không nhận tội khiến vị linh mục cảm thấy hết sức nghi ngờ.
Khi thấy hơi mỏi mệt, ông ngả lưng xuống ghế, và trong khi đầu óc đang lơ mơ đặt ra một vài giả thuyết liên hệ tới nội vụ thì đột nhiên một luồng hơi lạnh lướt qua mặt ông khiến ông rùng mình thức tỉnh và có cảm tưởng như có người lạ mặt vừa xuất hiện trong phòng.
Ngước mắt nhìn lên, ông ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông đang đứng ở phía bên kia bàn.
Thoạt tiên, ánh nến mù mờ khiến vị linh mục không nhìn rõ được người đối diện, nhưng sau khi định thần nhìn kỹ, ông kinh hoàng nhận thấy người này chính là Ba Râu, kẻ mới bị treo cổ chưa đầy 24 tiếng đồng hồ trước đó.
Vị linh mục ngồi bật dậy, mở miệng toan lên tiếng, nhưng sự kinh hoàng khiến ông nói chẳng nên lời. Ông ở trong trạng thái gần như bất tỉnh khi người đối diện khởi sự lên tiếng:
- Tôi là Ba Râu. Tôi tới đây để nhờ cha thông báo với tất cả mọi người rằng chính ba đứa chúng tôi chịu trách nhiệm về cái chết của Lỗ Thi. Chúng tôi đã hạ sát ông ta để cướp số tiền hàng mà ông ta vừa bán được, đúng như lời thằng bé Sa Mạc và mẹ nó khai trình.
Nếu cha muốn được minh chứng rằng đây là những lời nói chân thành của Ba Râu, một kẻ trở về từ bên kia cõi chết và cha không hề mơ ngủ, xin cha hãy ra tới cánh đồng ngay phía sau nhà Sa Mạc, đào dưới gốc cây thông thứ ba ngay cạnh cái máy bơm nước, cha sẽ tìm thấy một cái hộp trong đó có cái nhẫn của Lỗ Thi.
Cha sẽ nhận diện cái nhẫn này một cách dễ dàng vì trên nhẫn có khắc hàng chữ “Những kẻ nào ăn cướp của ta sẽ bị treo cổ”.
Thưa cha, lời cảnh cáo của Lỗ Thi đã trở thành sự thực.
Dứt lời, người đàn ông bước lui một bước và đột nhiên tan biến vào bóng đêm. Ngọn nến cũng đột nhiên bùng sáng như có một cơn gió nhẹ thổi qua, rồi mọi việc trở lại bình thường.
Những gì vừa xẩy ra khiến vị linh mục suy nghĩ cả đêm, không ngủ được, và ngay sáng sớm hôm sau, ông tới cánh đồng phía sau nhà Sa Mạc, đào dưới gốc cây thông thứ ba bên cạnh cái máy bơm nước, đúng theo lời chỉ dẫn của hồn ma Ba Râu.
Quả nhiên ông tìm thấy dưới gốc cây là một cái hộp, trong đựng cái nhẫn của Lỗ Thi với lời cảnh cáo mà hồn ma Ba Râu đã nhắc tới vào đêm hôm trước.
Ngoài hai trường hợp vừa kể, một trường hợp lạ lùng khác, không thể cắt nghĩa được, đã giúp ngăn chận một án mạng.
Vào đầu thế kỷ thứ 20, một đêm một người đàn ông tên là Thành Tân nằm mơ thấy ông đang đứng trong ngôi vườn sau nhà, chờ đợi một cái gì sắp xẩy ra mà ông không biết.
Một lúc sau, ông nghe có tiếng người nói, và dưới ánh trăng, ông nhận ra đó là người làm vườn và cô đầu bếp của ông.
Cả hai có vẻ đang nói chuyện say sưa, thân mật thì đột nhiên người làm vườn chụp cổ cô gái, đè cô xuống đất xiết cổ cô tới khi cô tắt thở trước khi ném xác cô xuống một cái hố.
Quá kinh hoàng, ông Thành Tân toan chạy tới thì ông... giật mình thức giấc, mồ hôi đầm đìa như tắm.
Giấc mơ quá khủng khiếp và quá rõ rệt khiến ông trằn trọc hồi lâu mới ngủ lại được. Nhưng vừa chợp mắt, ông lại nằm mơ y hệt giấc mơ lúc trước và cũng choàng tỉnh khi toan chạy tới cứu cô gái.
Lần này, ông không ngủ lại nữa mà quyết định cầm đèn ra vườn sau, nơi ông thấy người làm vườn xiết cổ cô gái trong giấc mơ xem có gì lạ hay không.
Khi vừa xuống tới nhà bếp, ông ngạc nhiên thấy cô đầu bếp, ăn mặc giống hệt như trong giấc mơ của ông, đang chuẩn bị đi đâu thì phải.
Ông bèn hỏi cô gái xem cô tính đi đâu vào đêm hôm khuya khoắt như vậy (lúc đó là ba giờ sáng). Cô đầu bếp bẽn lẽn nói rằng cô đang chờ người làm vườn đánh xe ngựa tới đưa cô sang làng bên làm đám cưới.
Ông Thành Tân bèn nói với cô rằng ông không phản đối việc cô kết hôn với người làm vườn, nhưng ông không muốn thấy cô ra đi một cách lén lút như vậy. Ông khuyên cô hãy nán lại chờ ông nói chuyện với người làm vườn trước đã.
Rồi ông vội vã bước ra tận cửa vườn nhưng không thấy bóng một chiếc xe ngựa nào hết.
Trong khi đang tính trở vào nhà thì ông nghe như có tiếng đào đất vẳng vẳng đâu đó, không xa chỗ ông đứng là mấy. Lần theo hướng tiếng động, ông thấy người làm vườn đang hối hả đào một cái hố.
Cảm thấy chắc chắn rằng giấc mơ đã báo cho ông biết về một vụ án mạng sắp xẩy ra, ông phóng tới chụp vai người làm vườn. Anh ta vùng vẫy quyết liệt nhưng khi nhận thấy người chụp vai anh là ông Thành Tân, anh ta bèn... ngất xỉu.
Ông Thành Tân bèn chạy vào nhà, gọi cô gái và hướng dẫn cô ta ra chỗ người làm vườn đào hố. Khi hai người tới nơi, người làm vườn đã biến mất.
Câu chuyện không cho biết sau đó người làm vườn giải thích với cô gái ra sao về việc đào hố cũng như việc không đánh xe ngựa tới đón cô đi.
Chuyện cũng không nói nhưng mọi người biết là cuộc tình giữa người làm vườn và cô gái đã kết thúc, và trong trường hợp đó, dĩ nhiên vấn đề hôn nhân giữa đôi bên không còn được đặt ra nữa.
Câu chuyện chỉ xác nhận rằng sau đó người làm vườn không còn làm việc với ông Thành Tân nữa trong khi cô đầu bếp vẫn ở lại và hết sức cám ơn ông chủ sau khi được nghe ông thuật lại giấc mơ hãi hùng của ông.
Người Kể Chuyện Ma

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.