Có phải Trung Quốc dịu giọng với Việt Nam?
Và chuyện Philippines níu áo TQ ra tòa quốc tế có hy vọng tới đâu?
Trong khi đó, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thăm Cảng
Cam Ranh của Việt Nam ngày 17-9-2013 sẽ có đi xa hơn những cam kết hợp
tác bình thường?
Chuyện Biển Đông vẫn đang là nỗi lo cho Việt Nam, Philippines, Nhật
Bản... trước quốc gia khổng lồ Phương Bắc bên kia Vịnh Bắc Bộ.
Báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản hôm 16-10-2013 có bản tin về Vịnh Cam
Ranh và Biển Đông, cho thấy một hy vọng rằng VN sẽ có thêm một người
bạn lớn để gìn giữ Biển Đông bình an.
Tờ báo Nhật này nhắc rằng, vào ngày 12-9-2013, Ngoại Trưởng Nhật
Fumio Kishida tại Tokyo đã tiếp đón và họp với Ngoại Trưởng VN Phạm
Bình Minh, nhấn mạnh rằng tranh chấp biển giưã VN-TQ “phải giảỉ
quyết theo Luật Biển và các luật quốc tế liên hệ.”
Báo Yomiuri Shimbun cũng nói, rằng cài ngày sau, vào ngày 17-9-2013,
Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thăm Cảng Cam Ranh của
Việt Nam theo lời mời của phía VN, cho thấy quan hệ nâng tầm giữa VN
và Nhật Bản.
Trong khi khảo sát vùng Vịnh Cam Ranh, Bộ Trưởng Onodera đưa ra bản văn
nói rằng Nhật muốn hợp tác sâu hơn với VN, “Việt Nam và Nhật Bản,
dùng nhìn ra 2 vùng biển khác nhau, Biển Đông [VN] và Biển Hoa Đông [Nhật]
nhưng cùng một hoàn cảnh hải dương tương tự. Chắc chắn có nhiều điều
Nhân Bản sẽ nhìn vào về tình hình an ninh biển của VN.”
Nói thế là hiểu rồi: bóng đen bao trùm 2 biển naỳ là Tàu Cộng.
Trong khi đó, bản tin VOA nêu ngay ở trên tưạ đề “Vì sao Trung Quốc lại
dịu giọng với Việt Nam?”
Bản tin VOA viết:
“Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 15/10 đã kết thúc chuyến thăm
Việt Nam sau khi hai bên ra tuyên bố chung về việc phát triển quan hệ
đối tác chiến lược toàn diện.
Trang web của chính phủ Việt Nam nhận định rằng chuyến thăm của ông
Lý ‘có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố sự tin cậy chính trị
giữa hai nước’.
Liên quan tới các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, vốn gây căng
thẳng giữa đôi bên thời gian qua, văn bản vừa kể nói rằng Việt Nam và
Trung Quốc ‘đồng ý thành lập nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng
phát triển trên biển’.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho Ban Việt Ngữ VOA, một học giả
nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, cho biết nhận
định của ông về vấn đề vì sao Trung Quốc lần này lại chủ động dịu
giọng sau nhiều lần lớn tiếng với Hà Nội về vấn đề tranh chấp trên
biển Đông.
“Phía Trung Quốc hiện nay đang bị cô lập trong vấn đề tranh chấp lãnh
hải. Trên biển Hoa Đông thì họ đang căng thẳng với Nhật Bản ở quần
đảo Senkaku, còn trên biển Đông thì họ đang va chạm và xung đột với
Philippines và cả Việt Nam nữa. Trước dư luận phản đối mạnh mẽ của
quốc tế thì phía Trung Quốc muốn tỏ ra rằng là họ không phải là
hiếu chiến, không phải là bành trướng", ông Dy nói.
Cựu giới chức ngoại giao Việt Nam nói thêm: "Việt Nam thì bao giờ
cũng muốn giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình bằng thương
lượng cho nên khi mà Trung Quốc đồng tình, Việt Nam cũng tương kế, tựu
kế để nghĩ ra các cách làm nhằm hạn chế bớt sự ngang ngược và
hiếu chiến của Trung Quốc”.
Tuyên bố chung một lần nữa nhắc tới phương châm ‘láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh
thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’.
Về việc tuyên bố chung nhiều lần nhấn mạnh tới từ ‘hợp tác’, nguyên
Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, cho rằng điều đó
chỉ mang tính ngoại giao.
“Ngoại giao ‘nháy nháy’ nhiều hơn, tính chất bề ngoài nhiều hơn chứ
không có thực chất. Còn lâu mới triển khai được cái này. Lợi ích về
biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc như nước với lửa. Việt Nam bảo
là của Việt Nam. Trung Quốc bảo là của Trung Quốc", ông Dy nói.
Ông nói thêm: "Người Trung Quốc thì ý đồ bành trướng xâm chiếm
lãnh thổ của họ rất dài. Họ sẵn sàng chờ đợi 10 năm, 20 năm, 30 năm
thậm chí là hàng trăm năm. Chưa lấy được biển Đông thì họ chưa thôi
trừ phi đất nước Trung Quốc suy yếu đi”....”(hết trích)
Thực sự, chúng ta chưa biết hết tình hình căng thẳng Biển Đông giưã
TQ-VN... nhưng có vẻ như phía Hà Nội đã có cách để nói chuyện.
Nhưng từ thương thuyết tới nhượng bộ có thể diễn ra theo kịch bản
nào? Vì thật khó tin rằng TQ sẽ bỏ qua miếng bánh Biển Đông nơi vùng
biển VN.
Trong khi đó, báo Giáo Dục VN ghi nhận chuyện Philippines kiện TQ về
Biển Đông:
“Trong hơn 95% các trường hợp kiện tụng quốc tế, các nước đều phải
thi hành bản án, ngay cả khi họ không hài lòng với nó. Có ít nhất
hai lý do cho việc này. Đầu tiên là uy tín và ảnh hưởng đi kèm với
nó. Lý do thứ hai là nhiều quốc gia hiểu lợi thế của họ và lợi
thế của những người khác đang sống trong một hệ thống dựa trên luật
lệ....”(hết trích)
Cũng thực là chuyện suy đoán, vì nếu đúng như thế, có thể TQ sẽ rơi
vào trường hợp 5% bướng bĩnh, bất kể quốc tế.
Bởi vậy, ván cờ rất là khó xử -- tiến thoái đều lưỡng nan, và sơ
xuất là mang tội với dân tộc.