Mỹ chuẩn bị đưa ra trước Hội đồng Bảo an LHQ một nghị quyết rất cứng rắn đòi Iraq phải để cho các thanh sát quốc tế tự do khám xét các dinh thự của Sadddam Hussein mà không kiếm cách gây trở ngại. Hẹn cho Saddam trong 7 ngày phải tuân hành nghị quyết giải giới và sau đó khẩn cấp đệ trình Hội đồng bản danh sách những chất liệu làm vũ khí Iraq hiện có, nếu không Hội đồng sẽ áp dụng "mọi phương tiện cần thiết" để đối phó. Bản nghị quyết này nếu được thông qua sẽ là một tối hậu thư cho Saddam.
Nhưng ngay sau khi đề nghị được tiết lộ, Iraq đã thẳng tay bác bỏ những điều kiện của Mỹ. Anh quốc hậu thuẫn Mỹ cùng đưa ra bản dự thảo, nhưng cuối tuần qua tại London đã có 150.000 người biểu tình chống kế hoạch đánh Iraq của Thủ tướng Tony Blair. Đồng thời tại Ý có hàng ngàn người biểu tình chống chiến tranh. Hôm chủ nhật tại Washington, 2,500 người biểu tình trước nhà Phó Tổng Thống Dick Cheney, căng biểu ngữ "Không đổi máu lấy dầu". Mặt khác ba nước thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo An là Pháp, Nga, Trung Quốc tỏ ra ngần ngại trước việc sử dụng vũ lực đối với Iraq. Dù vậy cùng với việc đưa đề nghị qua Hội đồng Bảo an, Mỹ đã âm thầm đưa chiến hạm, phi cơ và quân đội đến vùng vịnh Ba Tư, kế hoạch chiến tranh đã có sẵn trên bàn Tổng Thống Bush, cho thấy Mỹ sẵn sàng hành động một mình tấn công Iraq.
Tại sao Mỹ quyết đánh Iraq ngay trong lúc này vậy" Phải chăng Mỹ phải tính gấp trước khi quá muộn vì Saddam Hussein đã trở thành nguy hiểm" Theo các cơ quan tình báo và phần lớn các nhà phân tích độc lập Tây phương, Saddam không bao giờ chịu ngừng nỗ lực phát triển vũ khí giết nguời tập thể như hạt nhân, hóa học, sinh học và các phi đạn tầm xa để phóng các vũ khí đó. Theo bản báo cáo của chính phủ Anh, nếu Iraq có chất liệu hạt nhân như uranium và plutonium, cũng phải mất hai năm Iraq mới chế tạo được bom nguyên tử, và nếu chưa có chất liệu đó, Iraq cũng phải mất 5 năm để sản xuất. Bản báo cáo của Anh cũng nói Iraq tiếp tục phát triển vũ khí hóa học và vi trùng và có thể bố trí loại vũ khí này trong 45 phút khi có lệnh. Tổng Thống Bush nói ông sợ rằng Saddam có thể sử dụng những vũ khí đó để đánh Mỹ, gây ra ra một sự tàn phá khủng khiếp hơn cả vụ tấn công khủng bố ngày 11-9 năm ngoái. Nhưng nhiều chuyên gia độc lập hỏi làm thế nào Iraq đánh được tới Mỹ" Vấn đề Saddam kết thân với khủng bố bin Laden được đặt ra. Trong qua khứ đảng Ba'ath của Saddam vẫn chủ trương một chính quyền thế tục có tính quốc gia cực đoan, trái với chủ trương lập mặt trận quốc tế tôn giáo cuồng tín của bin Laden và nhiều chuyên gia cho rằng không khi nào Saddam chịu chia sẻ quyền độc tài của hắn với một quyền lực Hồi giáo quốc tế.
Những cuộc vận động của Mỹ đến đầu tuần này đã không lay chuyển được lập trường của Nga, Pháp và Trung Quốc. Hiện chưa rõ 3 nước này sẽ phủ quyết dự thảo của Mỹ hay sẽ cùng nhau đưa ra một bản dự thảo nghị quyết khác có tính cách dung hòa về Iraq. Quan trọng nhất cho đề nghị của Mỹ tại Hội đồng Bảo an vẫn là quyết định của Quốc hội Mỹ. Hôm thứ bẩy, sau khi họp với các lãnh tụ hai đảng ở Quốc hội, Tổng Thống Bush tỏ vẻ lạc quan và nói "chúng tôi sắp nói lên cùng một tiếng nói". Trong bài diễn văn truyền thanh hàng tuần, Bush cho biết Quốc hội đang làm việc để đưa ra một nghị quyết "cho phép sử dụng vũ lực nếu cần để bảo vệ an ninh quốc gia chống lại sự hăm dọa của Saddam Hussein". Ông nói nghị quyết của Quốc hội Mỹ "sẽ là một thông điệp rõ ràng cho cộng đồng thế giới thấy chế độ Iraq cần phải tuân theo những đòi hỏi của Hội đồng Bảo an và kẻ độc tài Iraq phải giải giới". Nghị quyết của Quốc hội Mỹ sẽ giúp Tổng Thống Bush làm áp lực với Hội đồng Bảo an, nhưng cũng cần chờ xem lời lẽ rõ rệt của nghị quyết như thế nào. Liệu nó có cho phép Tổng Thống tấn công quân sự mà không cần có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an hay không" Thủ tướng Anh Tony Blair, người bạn trung kiên nhất của Tổng Thống Bush, nói ông có thể chấp nhận một chiến lược sử dụng hai nghị quyết để thiết lập một khung luật pháp mới nhằm giải giới Saddam. Đây là dấu hiệu có dung hòa chăng"
Ngày thứ hai 30-9, đoàn thanh sát quốc tế đã mở cuộc họp với một phái đoàn Iraq tại Vienne để thảo luận về chi tiết các điều kiện thanh sát lần này. Đoàn thanh sát đưa ra lập trường cứng rắn hơn các lần thanh sát trước, nhưng cuối tuần qua Iraq đã bác bỏ mọi sự thay đổi trong chế độ thanh sát đã thiết lập trước đây. Phái đoàn Iraq đến Vienne chỉ là phái đoàn cấp trung, nhưng các nhà quan sát nói có thể hai bên sẽ tìm giải pháp dung hòa để có thể tiến hành thanh sát. Đoàn thanh sát nói sẵn sàng làm việc từ ngày 15-10, nhưng phải chờ quyết định của Hội đồng Bảo an mới có thể lên đường.
Phía Mỹ, Quốc hội phải làm nghị quyết giúp Tổng Thống Bush làm áp lực trước khi các dân biểu nghị sĩ trở về địa phương lo việc tranh cử. Lạ lùng thay, chỉ còn 5 tuần nữa đến ngày bầu cử Quốc hội, vậy mà vấn đề "đánh Iraq" lại chiếm hàng đầu tin tức báo chí và TV, làm lu mờ cả những chủ đề vận động tranh cử như kinh tế chẳng hạn. Saddam đã trở thành kẻ thù ác độc nhất của Mỹ, còn nguy hiểm hơn cả bin Laden, vậy có ông bà ứng cử nào lại có thể quên an ninh của dân chúng mà không hô đánh" Báo chí Mỹ vốn độc mồm cho rằng Tổng Thống Bush đã "quẫy cờ đánh Iraq" để kiếm lợi chính trị tranh cử, theo kiểu một phim Hollywood sản xuất mấy năm trước. Vụ đánh Iraq nổi lên trong lúc này có thể chỉ là ngẫu nhiên. Tôi mong cuốn phim hư cấu "Wag The Dog" chỉ là chuyện trào phúng.
Nhưng ngay sau khi đề nghị được tiết lộ, Iraq đã thẳng tay bác bỏ những điều kiện của Mỹ. Anh quốc hậu thuẫn Mỹ cùng đưa ra bản dự thảo, nhưng cuối tuần qua tại London đã có 150.000 người biểu tình chống kế hoạch đánh Iraq của Thủ tướng Tony Blair. Đồng thời tại Ý có hàng ngàn người biểu tình chống chiến tranh. Hôm chủ nhật tại Washington, 2,500 người biểu tình trước nhà Phó Tổng Thống Dick Cheney, căng biểu ngữ "Không đổi máu lấy dầu". Mặt khác ba nước thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo An là Pháp, Nga, Trung Quốc tỏ ra ngần ngại trước việc sử dụng vũ lực đối với Iraq. Dù vậy cùng với việc đưa đề nghị qua Hội đồng Bảo an, Mỹ đã âm thầm đưa chiến hạm, phi cơ và quân đội đến vùng vịnh Ba Tư, kế hoạch chiến tranh đã có sẵn trên bàn Tổng Thống Bush, cho thấy Mỹ sẵn sàng hành động một mình tấn công Iraq.
Tại sao Mỹ quyết đánh Iraq ngay trong lúc này vậy" Phải chăng Mỹ phải tính gấp trước khi quá muộn vì Saddam Hussein đã trở thành nguy hiểm" Theo các cơ quan tình báo và phần lớn các nhà phân tích độc lập Tây phương, Saddam không bao giờ chịu ngừng nỗ lực phát triển vũ khí giết nguời tập thể như hạt nhân, hóa học, sinh học và các phi đạn tầm xa để phóng các vũ khí đó. Theo bản báo cáo của chính phủ Anh, nếu Iraq có chất liệu hạt nhân như uranium và plutonium, cũng phải mất hai năm Iraq mới chế tạo được bom nguyên tử, và nếu chưa có chất liệu đó, Iraq cũng phải mất 5 năm để sản xuất. Bản báo cáo của Anh cũng nói Iraq tiếp tục phát triển vũ khí hóa học và vi trùng và có thể bố trí loại vũ khí này trong 45 phút khi có lệnh. Tổng Thống Bush nói ông sợ rằng Saddam có thể sử dụng những vũ khí đó để đánh Mỹ, gây ra ra một sự tàn phá khủng khiếp hơn cả vụ tấn công khủng bố ngày 11-9 năm ngoái. Nhưng nhiều chuyên gia độc lập hỏi làm thế nào Iraq đánh được tới Mỹ" Vấn đề Saddam kết thân với khủng bố bin Laden được đặt ra. Trong qua khứ đảng Ba'ath của Saddam vẫn chủ trương một chính quyền thế tục có tính quốc gia cực đoan, trái với chủ trương lập mặt trận quốc tế tôn giáo cuồng tín của bin Laden và nhiều chuyên gia cho rằng không khi nào Saddam chịu chia sẻ quyền độc tài của hắn với một quyền lực Hồi giáo quốc tế.
Những cuộc vận động của Mỹ đến đầu tuần này đã không lay chuyển được lập trường của Nga, Pháp và Trung Quốc. Hiện chưa rõ 3 nước này sẽ phủ quyết dự thảo của Mỹ hay sẽ cùng nhau đưa ra một bản dự thảo nghị quyết khác có tính cách dung hòa về Iraq. Quan trọng nhất cho đề nghị của Mỹ tại Hội đồng Bảo an vẫn là quyết định của Quốc hội Mỹ. Hôm thứ bẩy, sau khi họp với các lãnh tụ hai đảng ở Quốc hội, Tổng Thống Bush tỏ vẻ lạc quan và nói "chúng tôi sắp nói lên cùng một tiếng nói". Trong bài diễn văn truyền thanh hàng tuần, Bush cho biết Quốc hội đang làm việc để đưa ra một nghị quyết "cho phép sử dụng vũ lực nếu cần để bảo vệ an ninh quốc gia chống lại sự hăm dọa của Saddam Hussein". Ông nói nghị quyết của Quốc hội Mỹ "sẽ là một thông điệp rõ ràng cho cộng đồng thế giới thấy chế độ Iraq cần phải tuân theo những đòi hỏi của Hội đồng Bảo an và kẻ độc tài Iraq phải giải giới". Nghị quyết của Quốc hội Mỹ sẽ giúp Tổng Thống Bush làm áp lực với Hội đồng Bảo an, nhưng cũng cần chờ xem lời lẽ rõ rệt của nghị quyết như thế nào. Liệu nó có cho phép Tổng Thống tấn công quân sự mà không cần có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an hay không" Thủ tướng Anh Tony Blair, người bạn trung kiên nhất của Tổng Thống Bush, nói ông có thể chấp nhận một chiến lược sử dụng hai nghị quyết để thiết lập một khung luật pháp mới nhằm giải giới Saddam. Đây là dấu hiệu có dung hòa chăng"
Ngày thứ hai 30-9, đoàn thanh sát quốc tế đã mở cuộc họp với một phái đoàn Iraq tại Vienne để thảo luận về chi tiết các điều kiện thanh sát lần này. Đoàn thanh sát đưa ra lập trường cứng rắn hơn các lần thanh sát trước, nhưng cuối tuần qua Iraq đã bác bỏ mọi sự thay đổi trong chế độ thanh sát đã thiết lập trước đây. Phái đoàn Iraq đến Vienne chỉ là phái đoàn cấp trung, nhưng các nhà quan sát nói có thể hai bên sẽ tìm giải pháp dung hòa để có thể tiến hành thanh sát. Đoàn thanh sát nói sẵn sàng làm việc từ ngày 15-10, nhưng phải chờ quyết định của Hội đồng Bảo an mới có thể lên đường.
Phía Mỹ, Quốc hội phải làm nghị quyết giúp Tổng Thống Bush làm áp lực trước khi các dân biểu nghị sĩ trở về địa phương lo việc tranh cử. Lạ lùng thay, chỉ còn 5 tuần nữa đến ngày bầu cử Quốc hội, vậy mà vấn đề "đánh Iraq" lại chiếm hàng đầu tin tức báo chí và TV, làm lu mờ cả những chủ đề vận động tranh cử như kinh tế chẳng hạn. Saddam đã trở thành kẻ thù ác độc nhất của Mỹ, còn nguy hiểm hơn cả bin Laden, vậy có ông bà ứng cử nào lại có thể quên an ninh của dân chúng mà không hô đánh" Báo chí Mỹ vốn độc mồm cho rằng Tổng Thống Bush đã "quẫy cờ đánh Iraq" để kiếm lợi chính trị tranh cử, theo kiểu một phim Hollywood sản xuất mấy năm trước. Vụ đánh Iraq nổi lên trong lúc này có thể chỉ là ngẫu nhiên. Tôi mong cuốn phim hư cấu "Wag The Dog" chỉ là chuyện trào phúng.
Send comment