Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Du Lịch Tại Hoa Kỳ

06/06/201300:00:00(Xem: 10314)
Mở đầu câu chuyện. Trong đời tôi có dịp trải qua một vài chuyến đi khá đặc biệt. Năm 1962 còn là cấp úy đi học về chiến tranh sinh hóa tại Hoa Kỳ lần đầu tiên. Anh ngữ ăn đong, lại đi có một mình, vui mừng và lo lắng suốt khóa học. Năm 1976 cả gia đình di tản qua Mỹ sau 15 tháng đoàn tụ ở Illinois đã thành lập đoàn xe mấy gia đình Tây tiến về Cali. Chúng tôi vẫn còn nhớ đã đi theo con đường liên bang 80 qua Salt Lake city, qua núi Rocky, qua Denver, Colorado rồi tiến vào Bắc Cali theo lối Reno, Nevada. Kỷ niệm 37 năm xưa còn lại những tấm hình. Cũng con đường này năm 1848 cụ Lê Kim, người Việt đầu tiên đi Mỹ đã từ New Orlean ngược con sông Mississippi mà lên St. Louis. Từ thị trấn này bậc tiền bối thời vua Tự Đức đã theo đoàn người đi tìm vàng mà hướng về Cali. Toàn thể câu chuyện này chúng tôi đã tóm lược từ cuốn Con đường Thiên lý của cụ Nguyễn hiến Lê. Bây giờ vào tuần lễ đầu tháng 5-2013 gia đình chúng tôi cùng anh em bằng hữu có dịp đi du hành xe Bus về miền Trung Mỹ. Chuyến đi 7 ngày là một lối du lịch tương đối rẻ tiền, an toàn nhưng cũng khá vất vả. Xin kể lại để các bạn có thêm kinh nghiệm. Du lịch bằng xe Bus. Theo bằng hữu giới thiệu, 3 gia đình thân hữu Việt Nam cùng đi. Chồng lớp tuổi 80, vợ ngoài bẩy chục. Giá vé chuyển vận và phòng hotel 6 đêm cho 1 gia đình không kể tiền ăn tự túc thì 1 người khoảng 600 đồng. So với chuyện đi Tây đi Úc thì đây là giá bình dân.

Du lịch 7 ngày trên xe bus,12 giờ một ngày, nước Mỹ bao la, con đường độc đạo, danh lam thắng cảnh là 40 Restrooms…

Theo lịch trình mỗi ngày phải dậy lúc 5 giờ sáng để ăn uống và vệ sinh. Thông thường 7 giờ là xe lăn bánh đi đến 8 giờ tối mới về hotel. Ngồi trên xe lối 2 hay 3 giờ là đến chỗ thăm viếng hoặc ăn uống, giải lao, vệ sinh. Ăn uống dọc đường hay ăn buổi tối hoàn toàn tự túc.

Xem ra chuyến du lịch quả là một thử thách lớn lao với tuổi già. Bẩy ngày liên tục, mỗi ngày lao động di chuyển 12 giờ. Tương đối may mắn là phái đoàn Việt Nam lên xe trạm đầu tiên, ngồi phía trước và giữ nguyên suốt hành trình không có thay đổi.

Chuyến xe Bus 2013 mới tinh 65 chỗ ngồi kỳ này chở 45 hành khách. Xe có máy lạnh và các tiện nghi như trên phi cơ nhưng hãng xe cố ý thu xếp để hành khách chỉ dùng các nhà vệ sinh dưới đất. Suốt chuyến đi 7 ngày, chúng tôi có dịp thăm viếng trên 40 nhà vệ sinh khác nhau từ Rest Area trong rừng, trên cánh đồng, tại thành phố hay tại các lữ quán. Mỗi ngày đều có dịp ăn các quán Fast Food đủ loại bên xa lộ.

Hành khách.

Hãng xe đò du lịch này đã ra đời 20 năm, chủ cũ là Tàu mới bán lại cho công ty Nhật. Chuyến xe của tôi đi có 2 ông bà người Úc, hai ông cậu cháu bên Luân Đôn Anh quốc. Hai ông bà Mễ đã ở Richmond CA trên 40 năm. Việt Nam San Jose có 3 gia đình. Tại Concord một gia đình. Có gia đình từ VN qua với người con đã tốt nghiệp và làm việc bên Tân tây Lan. Còn lại là các loại Tàu Hồng Kong, lục địa, Đài Loan, Tàu Thái Lan và Tàu San Francisco. Vì đa số khách Trung Hoa nên anh hướng dẫn người Tàu nói tiếng Anh và tiếng Tàu. Cũng gọi là tạm đủ cho du khách biết qua chương trình mỗi ngày và một vài nét về lịch sử cùng tin tức liên quan đến các nơi thăm viếng. Đối với các vị cao niên Việt Nam không biết tiếng Tàu đã đành, lại không thông thạo Anh ngữ thì rất cần con cháu đi theo. Thêm vào đó sức khỏe cũng là vấn đề đáng lưu ý. Việc đối xử với nhau giữa các sắc dân khá lịch sự. Không ồn ào quá đáng, một hiện tượng đáng ngạc nhiên đối với phía người Tàu. Có thể vì nhiều nhóm khác nhau nên còn dè dặt.

Lộ trình. Trạm đầu tiên đón khách tại Milpitas, chúng tôi đã có mặt trước 7 giờ sáng thứ bẩy để lên đường. Rồi tiếp tục đón khách Cupertino, Oakland, San Francisco. Sau đó lên đường thăm thủ đô Cali tại Sacramento. Xe chạy qua tiểu bang Nevada rồi nghỉ tại Elko đêm thứ bảy. Ngày chủ nhật xe chạy qua những vùng bao la bát ngát của Nevada, Utah và Wyoming. Đêm chủ nhật nghỉ tại Casper. Đây toàn là các thị trấn miền quê nước Mỹ. Hai ngày khá vất vả và buồn tẻ vì chỉ đi cho tới mục tiêu. Ngày thứ hai tiến vào S. Dakota để thăm 2 công trình vĩ đại đó là Crazy Horse và Mount Rushmore. Cả 2 đều là công trường tạc tượng trên núi.

Tượng dũng sĩ da đỏ khởi sự trên 20 năm mới xong phần mặt tượng, còn lại chắc phải thêm 20 năm nữa.

Tượng 4 vị tổng thống Hoa Kỳ thì đã hoàn tất và hàng trăm ngàn người thăm viếng mỗi năm. Cuối ngày thứ hai về ngủ tại Gillette. Qua ngày thứ ba và thứ tư đi thăm Yellowstone. Ngày thứ ba ngủ tại West Yellowstone và ngày thứ tư về ngủ tại Salt Lake city.

Ngày thứ năm thăm dinh thống đốc Wyoming và thành phố Muối. Rồi quay về nghỉ tại Reno. Thứ sáu là ngày cuối về lại Bay Area sau khi thăm viếng Lake Tahoe. Như vậy chuyến đi 2 lần qua đất Nevada và du khách có dịp thử thời vận tại thành phố cờ bạc được gọi là thị trấn nhỏ bé nhưng vĩ đại nhất thế giới.
du_lich_xe_bus_1_resized
Hình ảnh chuyến du lịch.
Những chuyện bên lề. Không biết hành khách khác nghĩ sao nhưng chuyến đi này đối với chúng tôi có rất nhiều điều lý thú. Từ lâu tôi muốn đi thăm 2 nơi ở giữa lục địa Bắc Mỹ. 37 năm trước di cư từ miền Đông qua miền Tây chưa có dịp ghé lại. Bây giờ gần 40 năm sau mới có cơ hội thăm viếng cả 2 nơi. Yelowstone là thắng cảnh thiên nhiên vùng núi lửa đã ngủ yên bây giờ còn bốc khói. Những cánh đồng đất bùn thở ì ạch từ lòng đất và đặc biệt có nơi phun nước nóng mỗi giờ và tiếp tục từ ngàn năm trước đến nay. Đây là chuyện của trời đất. Còn Mount Rushmore là chuyện của con người đã vinh danh 4 ông tổng thống bằng cách khắc hình tượng trên núi. Chuyện lạ chỉ xẩy ra tại Hoa Kỳ. Đó là công trình của con người, mà thực sự chỉ bắt đầu từ 1 con người có giấc mơ vĩ đại. Bên cạnh đó lại thêm 1 người điêu khắc gia khác với Carving a Dream đem 3 thế hệ con cháu làm công việc khắc anh dũng sĩ da đỏ Crazy Horse.

Những đề tài này tôi sẽ viết nhiều bài tiếp theo. Tuy nhiên ngay trong 2 ngày đầu rong ruổi giữa trời đất bao la, chúng tôi đã có dịp dừng chân ở những chỗ đầy ý nghĩa lịch sử nhưng thực tế bây giờ không còn di tích. Chẳng còn thấy các trại đổi ngựa của hệ thống đưa thư Pony Express tại khu vực sa mạc Nevada, nơi vốn được tuyên dương trong công tác nối liền đông tây Hoa Kỳ trong 150 năm từ 1860. Chuyến thư đầu tiên từ Sacramento CA đến St. Joseph MI xa cách 1,800 miles đã hoàn tất trong 10 ngày kỷ lục.


Ngày xưa đoạn đường qua Nevada là các trạm khó khăn nhất. Từ bão cát cho đến bão tuyết. Rồi cơn nóng đổ lửa và da đỏ tấn công. Bao nhiêu người đưa thư chết trên mình ngựa. Vào giữa thế kỷ 18 dân giang hồ qua Cali tìm vàng ngóng trông thư tín từ miền Đông gửi qua. Chuyển thư chạy hỏa tốc bằng ngựa Pony Express là những thiên anh hùng ca của thời Hoa Kỳ mở nước. Các thanh niên trẻ tuổi với công việc phóng ngựa như bay ngược suôi với bao vải đầy thư tín được coi như công tác vinh dự anh hùng. Ai là những người chạy cho chuyến thư từ thủ đô đưa tin Cali được chính thức gia nhập Hiệp chủng quốc vào năm 1850. Ai là kỵ mã được vinh dự chạy đoạn cuối từ Nevada về qua Sacramento về đến San Francisco.

Rồi xe bus du lịch đi đến ngã ba di dân được gọi là Emigration Canyon nơi các đoàn lữ hành Tây tiến chia tay đôi ngả. Ai đi suôi về Cali. Ai đi ngược thì theo về Oregon. Trong ngày thứ hai của chuyến đi, du khách có dịp ghé đến 1 nơi duy nhất đó là Independence Rock. Đây không phải là tên tảng đá cô đơn. Tảng đá vĩ đại nằm như con cá voi khổng lồ trên bờ cạn. Khối đá dẹp dài 1900 Feet, rộng 850 Feet và cao 130 Feet.

Đây là một điểm hẹn không thể sai lạc. Cây rừng còn có thể cháy mất dấu. Suối có thể cạn, nhưng tảng đá này không xê dịch từ cả ngàn năm.

Kể từ năm 1830 tảng đá này được gọi là hòn đá độc lập vì các đoàn người ước hẹn phải đến đây trước ngày 4 July mỗi năm.

Từ điểm hẹn này, các đoàn xe Tây tiến bắt đầu lên đường vượt sa mạc Nevada để về miền nắng ấm duyên hải California. Đây cũng là trạm khởi đầu cho Oregon Trail tiến về Thái bình dương theo đường tây bắc. Nếu khởi hành muộn sau 4 July là coi như sẽ không chịu đựng nổi thời tiết khắc nghiệt nên phải lùi lại năm sau. Tuy nhiên ý nghĩa quý giá của chuyến đi là tôi tìm được tin tức và hình ảnh của 1 trận chiến tranh hết sức đặc biệt giữa các dũng sĩ da đỏ và quân đội của chính phủ Liên bang Hoa kỳ vào năm 1876.

Trận đánh đã được coi là chiến thắng duy nhất của người da đỏ tiêu diệt toàn thể trung đoàn 7 kỵ binh của Hoa Kỳ. Hai bên đã chiến đấu dũng mãnh và ngày nay khu bảo toàn di sản chiến tranh có cả đài tưởng niệm 2 bên nằm cạnh nhau. Người Mỹ ngày nay mang sứ mạng gìn giữ lịch sử đã dựng lại một chiến trường mà chính phe Hoa Kỳ thảm bại.

Các mộ bia ghi dấu nơi các chiến binh 2 bên thực sự đã nằm xuống. Viện bảo tàng của trận đánh Little Bighorn đã có hình ảnh hết sức đồng đều vinh danh các chiến sĩ da trắng và da đỏ. Các sĩ quan, các quân lính. Một bên là chiến binh của chính phủ Hoa kỳ và một bên là các dũng sĩ da đỏ. Cả hai bên đều chiến đấu dũng mãnh. Đánh cho đến chết và nơi trung đoàn 7 hy sinh được quây lại 1 khu gọi là Last Stand Hill. Nơi tử chiến cuối cùng. Cũng do trận này mà dũng sĩ chỉ huy bên da đỏ là Crazy Horse được tuyên dương bởi người Mỹ da trắng và khắc hình ảnh trên núi đá. Cuộc chiến của người da đỏ chống da trắng là để giữ đất và lịch sử gọi là cuộc chiến để bảo vệ nền văn hóa du canh. Người da đỏ không có giấy tờ làm chủ ruộng đất. Đồng ruộng đất đai bao la, đâu cũng là đất của ta. Da đỏ sống đời du mục. Tìm đất mới, cắm lều, trồng tỉa, săn bắn một mùa rồi di chuyển. Người da trắng đến hỏi da đỏ là đất của anh ranh giới chỗ nào. Da đỏ nói là không có ranh giới. Nơi nào tiền nhân da đỏ được chôn cất, đó là đất của da đỏ. Da trắng nói rằng từ bao lâu nay cả ngàn da đỏ đã chết chôn ở khắp nơi thì chỗ nào cũng của Crazy Horse sao. Không thể chấp nhận được, đó là mâu thuẫn về nghệ thuật sống. Đó là lý do của chiến tranh. Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau đất vẫn là tài sản quý giá của nhân loại.
du_lich_xe_bus_2_resized
Hình ảnh chuyến du lịch.
Những nhận xét.

Chúng tôi là những du khách đã qua tuổi cao niên. Sách luận ngữ bên Tàu đã viết rằng thất thập cổ lai hy. Tuổi 70 là hiếm có. Nay đã 80. Xem ra bát thập sắp ra đi. Đi chuyến này phần để tìm hiểu về núi sông quê hương mới dù đã ở tạm nửa đời người nhưng chẳng hề quen thuộc. Nhưng đi du lịch bằng xe bus kỳ này cũng là để thăm dò chính cơ thể của tuổi hoàng hôn. Chịu đựng được 7 ngày xe chạy ào ào, ngủ gà ngủ gật, lên lên xuống xuống, ăn vội ăn vàng và nhất là vấn đề vệ sinh cơ thể. Xem ra bộ máy xe già còn khá bền bỉ dù đã trải qua cả ngàn miles.

Rồi từ miền thị tứ xa lộ rối tinh tại California, chúng tôi trải qua 7 ngày rong ruổi trên những con đường độc đạo thẳng tắp đến chân trời. Qua bao nhiêu là cánh đồng muối, cánh đồng hoang, cánh đồng cát, cánh đồng dâu xanh. Những rặng núi trùng điệp liên tiếp bốn mùa tuyết phủ, những con đường xuyên rừng chạy bên những con sông. Khi con sông phía tả ngạn, khi luồn qua hữu ngạn. Tới những khu thắng cảnh chỉ toàn xe Bus và du khách. Đêm về những hotel, motel hay các lữ quán được coi là khá nhất của các thị trấn nhỏ.

Trên xe đi chung có người Úc, ngưới Anh, người Mễ. Có Việt Nam từ mọi phía. Có đủ loại dân Tàu, Tàu sinh sống bên Thái lan, Tàu lục địa, tàu Hồng kông, Tàu Đài Loan và Tàu San Fran. Tạm sống bên nhau 6 đêm 7 ngày. Phe Việt Nam San Jose xem ra là nhóm niên trưởng ngoại giao đoàn. Chúng tôi liên kết trung gian qua Anh ngữ với người Anh, người Úc, người Mễ và người Tàu. Thời gian còn ngắn ngủi nên chưa có bất đồng bất hòa. Mệt mỏi nhưng bình yên. Cả đám nhân loại khác biệt cùng đi du ngoạn thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo tại Hoa kỳ. Càng thấy những hình ảnh vĩ đại, chợt thấy con người nhỏ bé trong cõi tạm vô thường và tìm thấy được sự bình an trong tâm hồn. Đi du lịch vào miền Trung Mỹ mới tìm thấy người Hoa Kỳ thực sự, thấy được nước Mỹ còn đơn sơ với thường dân chưa từng biết đến Cali. Thấy được công trình mở nước vĩ đại của một quốc gia trẻ trung và hùng cường nhất thế giới. Là người di dân đến Bắc Mỹ muộn màng cuối thế kỷ 20, chuyến đi đơn giản cuối đời người là dịp ghi nhận công trình của tiền nhân Hoa Kỳ. Đồng thời vẫn nhớ đến công trình mở nước Nam tiến của tiến nhân Việt Nam.

Tiếp theo chúng tôi sẽ gửi đến các bài viết đầy đủ về hình tượng 4 vị tổng thống trên núi, chuyện dũng sĩ da đỏ Crazy Horse, và trận đánh bất hủ giữ đất bảo vệ nền văn hóa du mục của người da đỏ. Xin đón coi loạt bài du ký còn tiếp tục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.