Mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ này truyền hình trúng mối lớn. Mới tháng Năm, nửa đường tranh cử, hai ứùng cử viên Bush, Kerry đã tốn nhiều chục triệu cho quảng cáo truyền hình tranh cử. Ngày thứ Ba 3 tháng 5, bộ tham mưu tranh cử của Kerry đã tung lên màn ảnh truyền hình một số tiền quảng cáo chớp nhoáng là 27 triệu 5 đô la. Nếu cộng với số tiền quảng cáo truyền hình tranh cử Kerry đã bỏ 17 triệu, và những nhóm chống Bush bỏ ra 30 triệu để quảng cáo hạ Bush thượng Kerry từ trước tới giờ; vị chi quảng cáo truyền hình tranh cử cho Kerry trước sau, tính đến đầu tháng 5, là 64 triệu 5. Trong thời gian ấy, Bush cũng đã chi cho quảng cáo truyền hình tranh cử 60 triệu. Tiền này là tiền gây quỹ, tức là tiền của thiên hạ, không phải là tiền móc ra từ túi riêng nên hai ứng cử viên và bộ tham mưu tranh cử chi ra nhẹ nhàng, không thấy của đau con sót chút nào. Còn truyền hình thì khoái chí tử, bợ được một số tiền lớn, 4 năm mới có một lần.
Xã hội Mỹ là một xã hội tiêu thụ. Thời đại này là thời đại truyền thông đại chúng cực thịnh, quan trọng nhứt là truyền hình. Con người bị đặt trước một cuộc tấn công 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, bởi những quảng cáo trên truyền thông đại chúng tưởng chừng như lổ tai và con mắt bị tra tấn vì các thông tin thương mại - là danh từ kỹ thuật chỉ quảng cáo trong truyền thông đại chúng, nhiều nhứt trên truyền hình. Bầu cử tổng thống Mỹ là một sinh hoạt chánh trị quan trọng của xã hội Mỹ. Chánh trị vốn là lãnh vực bao quát nhiều lãnh vực khác trong xã hội. Nên quảng cáo bầu cử trên truyền thông đại chúng là điều tối yếu, không làm không thể được. Và vì thế chi phí quảng cáo bầu cử trên truyền thông, quan trọng nhứt là trên truyền hình, là chi phí lớn nhứt của ứng cử viên. Nên nghèo đừng có mong ứng cử ở Mỹ, nhứt lá cấp liên bang.
Trở lại quảng cáo tranh cử của Kerry vừa mới tung ra vào thứ Ba 3 tháng 5 trên truyền hình Mỹ. Theo Mary Beth Cahill, trưởng ban vận động tranh cử của Kerry-- dĩ nhiên -- khen tới tấp đợt quảng cáo này, Kerry mở rộng ra từ 17 lên 19 tiểu bang. Đa số quảng cáo nói lên tiểu sử, con người của Kerry như một một cựu chiến binh Chiến tranh VN, thẩm phán truy tố, một nhà làm luật và hành động cũng như viễn kiến của Oâng về nước Mỹ. Trả lời dư luận chỉ trích về thời cơ tung quảng cáo hơi chậm trễ, có vẽ bị động hơn chủ động so với đợt quảng cáo của đối thủ Bush, các phụ tá của Kerry chống chế. Rằng phe Dân Chủ làm việc theo thời biểu của mình, chớ không đối phó theo tình thế của Bush. Nói khác, đợt quảng cáo này không phải hành động trả lời những quảng cáo do Bush- Cheney đã tung ra để hạ Kerry trước đó, mô tả Kerry là một người ba phải, lập trường không vững, bắùt cá hai tay trong nhiều vấn đề.
Đi sâu vào chi tiết của các bảng quảng cáo của Kerry, các nhà bình luận thấy có nhiều sơ hở. Lời nói, hình ảnh không đi đôi với hành động đã làm của Ông. Một quảng cáo truyền hình dài 60 giây phủ khắp 19 tiểu bang, chiếu hình Kerry chung với TNS McCain để nhấn mạnh sự cộng tác của hai người, trong vấn đề tìm người Mỹ mất tích. Nhưng thực tế toàn dân đều biết, dù là cùng cựu chiến binh, có bè bạn với nhau ở Thượng Viện, nhưng TNS McCain là người trung thành với đảng Cộng hoà, ủng hộ TT Bush tái ứng cử kỳ này. Một quảng cáo khác đánh bóng Kerry bỏ "lá thăm quyết định" năm 1993 đã "tạo ra 20 triệu việc làm", giảm thuế và giảm công chi để quân bình ngân sách liên bang tiến đến thặng dư ngân sách trong thập niên 1990. Nhưng tất cả các Thượng nghị sĩ, dân biểu thời đó, và hồ sơ lưu ký ở Thượng viện hãy còn ghi và không ít người Mỹ còn nhớ, lá thăm quyết định ấy là của TNS Bob Kerrey, Dân Chủ, Nebraska nay đã nghỉ. Oâng là người chót lên thùng phiếu bỏ thăm khiến phiếu thuận chỉ hơn phiếu chống có 1 phiếu trong cuộc biểu quyết này. "Lá phiếu quyết định" đó là của TNS Bob Kerrey. Oâng này cũng là một cựu chiến binh VN nhưng tên Kerrey có chữ e sau chữ r, trước chữ y, ở Nebraska, chớ không phải của TNS Kerry ứng cử viên bây giờ, ở bang Massachussetts. Chưa đủ, các kinh tế gia cho rằng cắt giảm thâm hụt ngân sách theo chủ trương của Kerry quảng cáo không phải là yếu tố duy nhứt để kinh tế phát triễn trong thời ấy.
Hai tiểu bang Kerry tung quảng cáo truyền hình tranh cử thêm là Colorado và Louisiana vì các phụ tá của Kerry cho hai tiểu bang này sẽ quyết định thắng bại của hai đối thủ. Phe Kerry cho biết quảng cáo đã làm cho số bách phân ủng hộ Kerry lên gần bằng Bush ở đây. Còn các phụ tá Bush cũng đánh giá cao quảng cáo. Hồi giữa tháng 2 thăm dò CNN, Gallup, USA Today, Bush sau Kerry 12% nhưng nhờ quảng cáo truyền hình tung ra sớm và thích hợp bây giờ Bush đã hơn Kerry 5%.
Thăm dò cho thấy quảng cáo tranh cử của Bush có 93% đảng viên Cộng hoà nghĩ quảng cáo của Bush nói lên được điều Bush muốn nói. Trong khi đó chỉ có 76% đảng viên Dân Chủ cho quảng cáo của Kerry nói lên được điều Kerry muốn nói. Còn người Mỹ Độc lập cho quảng cáo của Bush được nhiều người đánh giá cao hơn: 52% cho Bush và 39% cho Kerry. Nói khác, nội dung, hình thứùc, và kỹ thuật tạo cảm thông, lôi cuốn của quảng cáo truyền hình của Bush cao hơn của Kerry. Đa số những quảng cáo này của hai ứng cử viên là do những chuyên viên quảng cáo thượng thặng lương còn lớn hơn lương giáo sư đại học, thiết kế, tiền công tính hàng chục ngàn Mỹ kim, chưa nói tiền phổ biến trên truyền hình rất ư mắc.
Trên đây phần lớn chỉ là ý kiến của những người trong cuộc, do những phụ tá ứng cử viên đánh giá. Sùẽ thiếu sót rất lớn nếu không nói lên ý kiến của những học giả, giáo sư chánh trị học theo dỏi cuộc bầu cử - tạm cho là vô tư, độc lập. Đa số quí vị này cho dù hai ứng cử viên đã bỏ ra mỗi bên trên dưới 60 triệu để quảng cáo truyền hình tranh cử, nhưng chưa có ép phê. Như trong bài trước "Nửa Đường Tranh cử" đã phân tích, cử tri vẫn chưa ngã về bên nào một cách rõ rệt. Thăm dò cho thấy hầu như phân nửa hướng về Bush, phân nửa hướng về Kerry, xê xích nhau không bao nhiêu, chưa đáng kể vì số sai biệt nhỏ hơn sai số thống kê xã hội học là 3,5 đến 4%. Lý do, đề tài tranh cử của hai ứng cư viên vẫn loay hoay 3 quanh vấn đề cũ: chiến tranh Iraq, chống khủng bố, và kinh tế với việc làm cộng với một số bới móc đời tư nhau chỉ nghe thấy cho vui thôi rồi bỏ qua. Cử tri trong cuộc bầu cử năm 2004 này rất nghiêm chỉnh, đang chờ một cái gì lớn và mới xảy ra từ Lễ Lao động đến ngày bầu cử để đánh giá và quyết định lá phiếu của mình.
Gửi ý kiến của bạn