Truyền thống quan họ xưa không còn nữa, vì ở Hội Lim hiện nay: Vừa hát vừa... nhận tiền. Bất kể chính phủ cấm đoán.
Báo Người Lao Động ghi rằng kể từ khi quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, ngày càng có đông người về trẩy Hội Lim và quy mô lễ hội cũng ngày một lớn hơn. Ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, khẳng định: “Ban tổ chức lễ hội rút kinh nghiệm qua từng năm để đưa quan họ Bắc Ninh trở về đúng giá trị nguyên bản của một di sản văn hóa thế giới”.
Thế nhưng năm nay, cả một biển người chen chân dự Hội Lim tiếp tục thưởng thức những làn điệu dân ca qua… micro và loa thùng. Quy định không hát quan họ qua micro, không ngửa nón xin tiền du khách dự lễ hội nhằm tìm lại nét duyên dáng của những làn điệu quan họ xưa đã không có tác dụng.
Báo Người Lao Động ghi nhận: “...dù không ngửa nón xin tiền như những mùa lễ hội trước nhưng các liền anh, liền chị quan họ vẫn không từ chối tiền boa của du khách. Thậm chí, việc chuẩn bị sẵn hòm đựng tiền mang dòng chữ “Bảo tồn di sản quan họ” cũng cho thấy nhiều điểm trình diễn chỉ thay đổi từ việc ngửa nón xin tiền sang lấy tiền bằng tay rồi sau đó đưa vào hòm.
Việc hát quan họ qua micro được các liền anh, liền chị tận dụng triệt để. Thậm chí, tại sân khấu chính của lễ hội đặt trên đồi Lim, giữa lúc có hàng ngàn người đang thưởng thức những làn điệu quan họ qua các thùng thì có sự cố về điện khiến hoạt động trình diễn bị gián đoạn. Anh hai quan họ đang hát phải kiêm luôn vai trò MC xin lỗi khán giả. Một du khách dự Hội Lim nhiều năm băn khoăn: “Quan họ có bài Còn duyên rất nổi tiếng và tôi thấy dân ca quan họ lúc nào cũng có sức hút nhưng xem ra, Hội Lim, lễ hội của những người quan họ và các làng quan họ, thì sắp… hết duyên mất rồi”...”
Nhưng có một thực tế cần thấy: đời nghệ sĩ quan họ cả năm mới có dịp kiếm tiền nhờ lễ hội... Nếu không cầm tiền, lấy gì mà sống...
Báo Người Lao Động ghi rằng kể từ khi quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, ngày càng có đông người về trẩy Hội Lim và quy mô lễ hội cũng ngày một lớn hơn. Ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, khẳng định: “Ban tổ chức lễ hội rút kinh nghiệm qua từng năm để đưa quan họ Bắc Ninh trở về đúng giá trị nguyên bản của một di sản văn hóa thế giới”.
Thế nhưng năm nay, cả một biển người chen chân dự Hội Lim tiếp tục thưởng thức những làn điệu dân ca qua… micro và loa thùng. Quy định không hát quan họ qua micro, không ngửa nón xin tiền du khách dự lễ hội nhằm tìm lại nét duyên dáng của những làn điệu quan họ xưa đã không có tác dụng.
Báo Người Lao Động ghi nhận: “...dù không ngửa nón xin tiền như những mùa lễ hội trước nhưng các liền anh, liền chị quan họ vẫn không từ chối tiền boa của du khách. Thậm chí, việc chuẩn bị sẵn hòm đựng tiền mang dòng chữ “Bảo tồn di sản quan họ” cũng cho thấy nhiều điểm trình diễn chỉ thay đổi từ việc ngửa nón xin tiền sang lấy tiền bằng tay rồi sau đó đưa vào hòm.
Việc hát quan họ qua micro được các liền anh, liền chị tận dụng triệt để. Thậm chí, tại sân khấu chính của lễ hội đặt trên đồi Lim, giữa lúc có hàng ngàn người đang thưởng thức những làn điệu quan họ qua các thùng thì có sự cố về điện khiến hoạt động trình diễn bị gián đoạn. Anh hai quan họ đang hát phải kiêm luôn vai trò MC xin lỗi khán giả. Một du khách dự Hội Lim nhiều năm băn khoăn: “Quan họ có bài Còn duyên rất nổi tiếng và tôi thấy dân ca quan họ lúc nào cũng có sức hút nhưng xem ra, Hội Lim, lễ hội của những người quan họ và các làng quan họ, thì sắp… hết duyên mất rồi”...”
Nhưng có một thực tế cần thấy: đời nghệ sĩ quan họ cả năm mới có dịp kiếm tiền nhờ lễ hội... Nếu không cầm tiền, lấy gì mà sống...
Ý kiến bạn đọc
26/02/201315:19:58
Quan Họ
Khách
Công Bằng- Lễ hội chùa Lim nổi tiếng, nhưng mấy năm gần đây cũng nổi lên nhiều phê bình. Quan họ có lẽ là văn hóa lễ hội hay nhất trong cả nước , chưa nói tới nằm trong văn hóa qúôc gia. Phê bình cũng đúng, nhưng chỉ so sánh với qúa khứ, không hề nhắc nhở tới hiện tại. Lễ hội dân tộc trước đây rất it người tham dự, vì giao thông, vì kinh tế .. vì thế cung (hát) cũng chỉ cần soạn thảo trong thời gian ngắn cho nên có nhiều thì giờ cho kinh tế cá nhân (Có thực mới vực được đạo), tương tự hát trong khoảng không gian thu hẹp (it người) âm thanh tự nhiên ai cũng nghe được. Ngược lại thời hiện đại, cầu (người chiêm ngưỡng tăng), thời gian tập luyện nhiều hơn trong khi kinh tế tăng trưởng, nhân công cao, lấy gì bù đắp cho kinh tế gia đình của những liền anh liền chị phài bỏ thì giờ tập luyện soạn thảo, như vậy bù đắp cách nào cho liền anh liền chị, ngoài việc (ngả nón xin tiền ), cũng vậy đám đông rộng lớn, ca không phải gá̀o hét vì thế để mọi người cùng nghe được bắt buộc phải micro. Đúng ra để gĩư văn hóa ca họ cổ truyền, nên có riêng khu đặc biệt (có thể bán vé vào khu này) dùng toàn phương thức cũ của quan họ (không ngả nón, kh̀ng loa), thuyền rồng v...Quan họ có thể cả miền bắc nơi nào cũng biết dù rằng cả làng, cả tổng chưa có một người dự lễ hội Lim nhưng vẫn nghe và hiểu quan họ. Lễ hội và văn hóa quan họ không thể thiếu ở nước mình được. Tết và lễ hội. Vui và nguyện cầu