Hôm nay,  

Đại Học Miền Nam Cali USC

30/05/201200:00:00(Xem: 7347)
Lần trước nhân có cháu gái, con của trưởng nữ vào trường tại vùng Pomona, chúng tôi có dịp giới thiệu với quý vị ngôi trường đặc biệt gọi là đại học con gái Scripps tại thị xã Claremont.

Kỳ này một cháu trai, con của cô gái thứ hai ra trường, chúng tôi lại có dịp giới thiệu với quý độc giả ngôi trường khác. University of Southern California (USC).

Đồng bào ta ở miền Bắc, từ San Jose cuối tuần suôi Nam thường gọi là đi Lốt, ý nói đi Los Angeles. Thực sự là ta thường đi xuống quận Cam. Orange county gồm rất nhiều tỉnh nhỏ. Los Angeles county cũng có nhiều thị xã nhỏ, nhưng chính LA là đại đô thị và đồng thời cũng là một quận hành chánh vĩ đại tại miền Nam California.

Dù vậy trên 36 năm ở Mỹ, chúng tôi cũng chưa từng có dịp đi dự lễ ra trường tại một đại học lớn ở Hoa Kỳ. Bố không đi học, các con cũng quanh quẩn San Jose State. Bây giờ có cháu ra trường to, đây cũng là dịp học hỏi về một khía cạnh của nền giáo dục tại Hoa Kỳ. Cũng nhân dịp này mới biết được quận hạt LA là vùng đất có nhiều trường đại học nhất thế giới.

Quý vị có biết LA bao gồm bao nhiêu trường đại học ? Không đoán được đâu. Tính đến nay LA có 44 trường đại học với tổng số sinh viên là 200 ngàn.

Trong số 44 trường tại LA có đủ cả các loại. Trường công, trường tư, trường đạo và các trường độc lập. Có trường đạo Do Thái chỉ vỏn vẹn 100 sinh viên cũng tốt nghiệp tiến sĩ thần học.

Trong số đó có 5 trường công, sĩ số mỗi nơi trên 20,000 sinh viên. Polytechnic, đại học Long Beach, đại học LA, Northridge và ngôi trường vĩ đại nhất là UCLA với 40 ngàn sinh viên. Trong khi đó, về lãnh vực tư thì chỉ có USC là đông đảo nhất với khoảng 39,000.
dai_hoc_usc_ra_truong_medium
Hình kỷ niệm với ông bà, cha mẹ, thân quyến và anh chị em tại trường USC.
Hai ngôi trường này gần như cạnh nhau. Một công, một tư, kỳ phùng địch thủ.

USC v/s UCLA.

Nhân dịp thăm miền Nam xin làm một chút so sánh. Trước hết trường công UCLA với 40 ngàn sinh viên quả thực là con số hết sức lớn lao. University California Los Angles.

Trong đó có chừng 2,000 sinh viên ngoại quốc. UCLA có khoảng 3/4 theo học Bachelor và hơn 1/3 học Master. Vì là trường công nên con nhà bình dân, học các trường trung học trung bình, nhưng là học sinh thật xuất sắc sẽ có nhiều cơ hội được vào UCLA. Trong khi đó bên USC là trường tư, thường được coi là trường nhà giầu, học phí cao. Tuy nhiên nếu là học sinh xuất sắc cũng sẽ được học bổng đủ loại. Dù sao gia đình vẫn phải tài trợ cư trú và ăn uống.

USC có sĩ số từ 38 đến 39 ngàn sinh viên cũng không kém UCLA về sự đông đảo. Trường Nam CA này thành lập từ 1880 trong khi đó gần nửa thế kỷ sau UCLA mới ra đời vào năm 1919.

Xem về tỷ lệ sắc dân thì con số Mỹ trắng cả 2 trường chỉ chiếm khoảng 1 phần 3 sinh viên. Bên UCLA 31% Mỹ trắng và bên USC chỉ có 38% Mỹ trắng.

Phía trường công UCLA có đến 127 phân khoa coi như đa dạng nhất thế giới. Trong khi đó bên USC chỉ có 45 phân khoa. Dù ở cạnh nhau, lớn mạnh ngang nhau nhưng đường lối công tư có nhiều khác biệt. Tuy nhiên điểm cạnh tranh khốc liệt nhất là tranh tài thể thao đặc biệt là Football.

Năm nào cũng đụng nhau và hận thù đằng đằng. Hai bên ăn thua quyết liệt. Rồi ảnh hưởng đến ban giám đốc trường, các cô trong ban cổ vũ, và đến các thành phần trong ban nhạc luôn luôn đi theo đội ban. Hầm hè hết sức.

Đứa cháu trai của chúng tôi lại là tay thổi kèn cho USC nên cháu cũng hết sức chống UCLA vả sẵn sàng không chơi với cả anh em họ đang học tại đây.

Một điều nữa cần so sánh là số sinh viên ngoại quốc và các sắc dân theo học trường công UCLA chỉ có 2,000 nhưng bên trường tư USC có đến 7,200 sinh viên theo học từ 150 quốc gia toàn cầu. Trong đó Á Châu là một con số lớn lao.

Ngày ra trường.

Cá nhân chúng tôi chưa hề có kinh nghiệm gì về lễ ra trường của các sinh viên tại USC. Kỳ này đi theo các con để xem lễ ra trường của cháu. Gia đình chúng tôi gồm anh em họ hàng nội ngoại tất cả là 16 người từ các nơi kéo về để mừng cho cậu tân khoa. Thực ra tân khoa chỉ mới có bằng BS chứ đâu vương tướng gì. Nhưng đây là thành quả đèn sách của con cháu trong nhà nên chúng tôi cảm động và chào đón long trọng lắm.

USC năm nay gồm cả BS và MS ra trường có 14 ngàn sinh viên. Gần như nhà nào cũng có người đến dự lễ. Gia đình chúng tôi 16 người coi như khá đông đảo. Tuy nhiên từ bên Tàu, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật, Đại Hàn, Châu Âu, Châu Úc, Nam Phi. Rồi từ 50 tiểu bang bà con sinh viên cùng kéo về dự. Hotel quanh vùng chật hết. Xe cộ vùng LA vốn đã đầy đường, lại gặp kỳ nầy nhiều chỗ phải xuống đi bộ.

Từ mấy ngày qua hằng trăm ông bà Mễ mặc đồng phục của công ty dịch vụ bầy ra khắp mọi nơi tổng cộng 50 ngàn ghế xếp và dựng 30 khung lều vĩ đại cùng với 4 khu nhà cầu khắp mọi nơi.

Khung cảnh.
Ngay từ 6 giờ sáng thứ sáu ngày 11 tháng 5-2012 các nẻo đường kéo vào hội trường đã kín người. Các sinh viên tốt nghiệp áo đen, áo đỏ với các dây tua đủ màu. Bằng tú tài, bằng cử nhân, bằng tiến sĩ. Các tân khoa mặc áo đeo dây tuyên dương với mầu sắc theo phẩm trật và theo các phân khoa.

Bản đồ in ra dán mọi nơi cho quan khách và sinh viên xếp hàng đúng chỗ mà tiến vào hội trường. Tuy nói là hội trường nhưng sự thực tất cả đều ngoài trời. Rất may là trời không mưa, không gió. Hơn 20 ngọn cờ đủ màu sắc chỉ dẫn các phân khoa khác nhau. Các vị khoa trưởng và phân khoa cầm cờ dẫn đầu cho các sinh viên vào vị trí. Tham mưu trưởng của đại học làm MC. Hệ thống âm thanh rõ ràng và hình chiếu trực tiếp trên các màn ảnh bên đường. Âm nhạc dồn dập.

Xem ra với 50 ngàn người tham dự, thì có đám phải ngồi rất xa, nhưng nghe âm thanh vang dội và coi hình trên màn ảnh cũng theo dõi đầy đủ diễn tiến.

Không khí náo nhiệt nhưng nhờ mọi người hết sức trật tự và yên lặng nên buổi lễ diễn tiến rất êm đẹp. 50 chục ngàn người kiên nhẫn ngồi suốt buổi sáng.. Chung quanh không một cọng rác. Hoa nở khắp mọi nơi. Hoa trồng bên đường và chung quanh các gốc cây. Không ai dẫm lên các luống hoa. Không tiếng gọi lớn, không có tiếng nói chuyện ồn ào. Tất cả đều xì xào khi cần nói với nhau. Rõ ràng là hình ảnh của nền văn minh có giáo dục. Tuy nhiên, ngay khi các diễn giả nói chuyện. Ai cần đi lại vẫn tự do. Không khí không như các lễ hội của các quốc gia độc tài. Lính tráng, sinh viên, và các quan khách phải ngồi như tượng đồng.

Diễn tiến.

Xướng ngôn viên giới thiệu các thành phần tham dự. Cựu thống đốc Cali có mặt vì kỳ này có con mới vào và có con ra trường nhưng ông vẫn chỉ là quan khách như mọi người. Tám vị quan khách thành danh trong cuộc đời được nhận bằng tiến sĩ danh dự. Trong đó có bà phóng viên của CNN gốc người Trung Đông. Bà Amanpour nổi tiếng trong giới TV và đồng thời cũng là diễn giả của buổi lễ ra trường. Các vị cựu sinh viên cao niên ra trường trên nửa thế kỷ trước đi một đoàn xe lăn và chống gậy tiến vào vị trí khách danh dự. Một cụ ông Nhật Bản, ngày xưa học dở dang thì bị đi tập trung năm Nhật đánh Trân châu Cảng. Bây giờ được mời về trường nhận bẳng danh dự.

Trong số 14 ngàn sinh viên ra trường kỳ này, xin nhắc lại có đến 4,000 sinh viên lãnh bằng cử nhân và 400 tiến sĩ.

Trên màn hình chiếu thật gần quang cảnh trung tâm buổi lễ cho thấy sự hiện diện của các lá cờ phân khoa với đầy đủ mầu sắc và huy hiệu. Nào là dấu hiệu của văn chương, kiến trúc, khoa học, thương mại, kỹ sư, nghệ thuật, luật pháp, truyền thông, nha khoa, giáo dục, y khoa, âm nhạc, dược khoa, xã hội, kịch nghệ, chính trị,

địa chất, và sau cùng môn của cháu tôi học về phim ảnh điện toán, nhưng đi sâu vào công nghiệp dùng computer mà làm các trò chơi điện tử.

Đây là bộ môn mới có từ năm 2006 đến nay. Số người ra trường năm nay của ngành này mới chỉ có 25 sinh viên.

Máy phóng thanh cũng loan báo 4 sinh viên điểm cao nhất lại là 4 cô nữ sinh viên. Cô nữ thủ khoa cũng có dịp đọc bài diễn văn ra trường hết sức mạnh mẽ. Nhưng bọn trẻ phê bình rằng nội dung quá giáo điều toàn là những thứ ai cũng biết cả.

Lễ phát bằng.

Chắc quý vị cũng tự hỏi là làm sao tổ chức phát bằng cho 14 ngàn sinh viên. Việc tổ chức diễn tiến như thế này. Lễ nghi chính vào buổi sáng. Gần trưa là xong. Tiếp theo các Khoa chia khu vực trên 12 địa điểm để phát bằng.Có nơi tổ chức trong nhà. Phần lớn trong các lều vĩ đại ngoài trời. Khoa về nghệ thuật thứ bảy Cinematic Arts và điện toán được ưu tiên xử dụng hý viện trang trọng của đại học.
Lần lượt các phân khoa của điện ảnh được gọi tên lên nhận bằng sau phần thủ tục thường lệ. Mỗi khoa trưởng của các phân khoa và các giáo sư đứng thành hàng dài để bắt tay giã từ sinh viên.

Hàng ngàn phụ huynh tham dự ai cũng có máy chụp hình, máy quay phim nhưng tất cả đều hết sức tự chế, chỉ ngồi một chỗ mà đưa máy lên bấm lách cách.

Khi MC đọc tên sinh viên thì cử tọa thân hữu reo ầm lên chào mừng.

Sau buổi phát bằng kéo dài 2 giờ đồng hồ là phần tiếp tân của từng phân khoa. Tất cả đều có vé mời xếp hàng vào lấy thực phẩm rồi chia ra đứng theo từng nhóm gia đình. Không cần quan khách hay ban tổ chức nói tới nói lui, một phòng triển lãm hình ảnh của cuốn phim ăn khách nhất hiện nay với các nhân vật huyền thoại được trưng bày vì đây là phân khoa liên quan đến điện ảnh,

Phần kết luận :

Tôi không thể nào quên giới thiệu với quý vị về sự tham dự ra sao của sinh viên Á Châu và Việt Nam. Trong số 14 ngàn sinh viên tốt nghiệp tại USC năm nay 2012, các sinh viên Á châu chiếm một tỷ lệ quan trọng gồm cả Ấn và Tàu. Thí dụ, tổng cộng có 24 sinh viên tốt nghiệp cử nhân về ngành kiến trúc vườn cảnh, Landcape Architecture. Đã có đến 14 sinh viên có bằng BS của đại học Tàu qua học USC thêm 2 năm để lấy MS.

Dù không chiếm con số đông đảo nhưng sinh viên Việt Nam rải rác mỗi trang trong số 250 trang danh sách tốt nghiệp. Các sinh viên họ Hồ Bội Ngọc, Hồ Thanh và Hồ Thu Dung trong trang 29. Họ Vũ chiếm trang 40. Họ Nguyễn có mặt cả phần BS và MS từ khoa học đến kế toán. Họ Lê và họ Đặng học về thương mại.

Cô Đinh Tuyết Anh đã tốt nghiệp BS tại UCLA học qua MD tại USC nay lấy thêm MS về Media Management.

Một chi tiết đáng kể khác là Vũ Hải Tùng tốp nghiệp BS đại học kỹ thuật Hà Nội nay qua lấy MS tại Hoa kỳ.

Họ Lê được nêu danh 3 người nhận học vị tiến sĩ USC:

Lê Xuân Hoàng đã có BS và MS tại George Mason.

Lê Minh Thanh có BS tại UCSD và MS của UCLA.

Lê Hồ Việt có BFA tại UC Fulleton, có MA tại USC và có thêm MFA tại UC Irvine. Anh này nộp luận án tiến sĩ với đề tài liên quan đến lịch sử lưu vong Diasporic từ Saigon đến Nam Vang.

Một nữ lưu khác, cô Thái Hạnh lấy bằng MS tại UC Berkely nay tốt nghiệp cử nhân tại USC với văn bằng về Cinematic, film and TV. Cô cũng lãnh bằng tại hí viện danh tiếng của USC cùng với đứa cháu nhà này vì cùng bộ môn. Duy cháu chúng tôi thì mới có BS sau bốn năm đèn sách và cũng trải qua đủ 4 mùa đi thổi kèn cho ban nhạc nổi danh của trường USC.

Suốt 4 năm dài cháu vừa học vừa thổi kèn đồng, áo nẹp đỏ, mũ tua vàng với bao nhiêu là công trình săn sóc của cha mẹ. Ông bà ngoại nào có ham gì chuyện football cũng một phen lặn lội đi xem thằng cháu thổi kèn tại trận cầu ở San Fran.

Sau cùng để đền đáp lại, cháu tôi chỉ còn tấm hình ra trường tặng mẹ nhân mùa Vu Lan Hoa kỳ gọi là món quà Motherday 2012.

Cũng như bao nhiêu gia đình Việt Nam tại hải ngoại, mùa ra trường nếu các con tốt nghiệp trung học là đến giai đoạn tạm chia tay. Nếu tốt nghiệp đại học, sự xa cách còn dài hơn một bước. Trong niềm vui tốt nghiệp đã có nỗi buồn biệt ly. Dù chỉ là tú tài, cử nhân hay tiến sĩ thì dòng đời vẫn trôi chảy. Những gia đình trên thế giới gửi con học tại Hoa kỳ, hiện tại tươi sáng như phim mầu nhưng cuộc sống tương lai bất định. Những bà mẹ Âu Châu, Phi Châu, Á Châu và ngay cả Mỹ châu ôm đứa con trong mũ áo xênh xang, những giọt nước mắt vui mừng đã lẫn trong cả niềm âu lo tạm biệt ngay tại khuôn viên đại học USC vào mùa Motherday năm nay trên đất Mỹ. Mây tụ rồi mây tan, hoa nở để rồi tàn, người gần để ly biệt.

Hai tuần lễ trước ngày tốt nghiệp USC có đôi bạn sinh viên nam nữ Trung Hoa bị kẻ vô danh bắn chết dưới phố. Hai gia đình Tàu chờ đợi 4 năm, chuẩn bị qua Mỹ dự lễ ra trường phải vội vàng qua sớm để nhận xác con. Thiên đàng Mỹ quốc bỗng trở thành địa ngục. Một gia đình Mễ chui rào Cali, hạnh phúc thay kỳ này có thằng con ra tiến sĩ. Bà mẹ ngồi bên cạnh khoe rằng con trai Phd. lấy vợ Mỹ trắng, cả hai đang dạy đại học New York. Nhưng rồi đây vợ chồng bà sẽ trở về Stockton, sống bên thằng con út, trung học bỏ ngang, vừa dốt vừa ngu. Chắc nó sẽ không đi xa. Mỗi năm mẹ con đi xe đò đưa nhau về thăm xứ Mễ. Còn ông giáo sư gốc Mễ bên New York thì con vợ trí thức không cho đi. Bây giờ lên tiến sĩ thì lại càng khó về quê.

Cũng y trang Việt Nam. Giaochi12@gmail.com

Giao Chỉ, San Jose.
(Bài số 20/52 tuần lễ năm 2012, sinh viên gốc Việt trên đường hội nhập)
Lại suôi Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.