Nếu có một điều mà một số người Việt bên phía quốc gia và những người cộng sản có thể đồng ý với nhau (!) thì đó là... thành kiến về CIA và nước Mỹ. CIA là con quái ba đầu sáu tay, cái gì cũng biết, chuyện gì cũng làm. Nó có cài người vào đến Bộ Chính trị của đảng ta thì cũng thường thôi! Thì "Mỹ nó" chẳng tính trước mọi chuyện cả mấy chục năm đó sao! Đã bảo mà!
Thế rồi sự thật về huyền thoại CIA được phơi trần sau vụ khủng bố 9/11 và càng sáng tỏ sau vụ Iraq. Chẳng những tìm không ra võ khí tàn sát, lại không dự đoán được sức đối kháng của các lực lượng Iraq, làm cho chiến thắng quân sự tháng Tư 2003 biến ra thảm họa chính trị tháng Tư 2004. Và nước Mỹ bị thế giới chê trách về vụ Iraq, với dàn contrebasse phụ họa của phe Dân chủ kiểu Michael Moore.
Nhưng sự thật về khả năng tình báo của Hoa Kỳ còn bi đát hơn.
Quốc gia này có tới 15 cơ quan lớn nhỏ cùng có nhiệm vụ về tình báo, mà lại khó... hoà giải hòa hợp trong hoạt động. Thông tin cho nhau còn ngại, nói gì đến kịp thời hợp tác" Phe mình bị lép thì xì tin cho báo chí để tác động vào chính trị nhằm bảo vệ ngân sách và quan điểm! Định nghĩa: Tình báo có khi là nhờ báo chí làm tình làm tội nhau.
Trách nhiệm của những người lãnh đạo về tình báo quả là rất nặng.
Nhưng trên cùng, đó là trách nhiệm của Quốc hội, cơ chế giám sát tối cao.
Quốc hội Mỹ có trên dưới 88 ủy ban lớn nhỏ cùng có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tình báo. Các điệp viên cứ khăn áo ra điều trần cũng hết năm. Và tin tức có khi bị lộ từ Quốc hội ra vì mục tiêu chính trị đảng phái. Từ vài chục năm qua, thành tích nổi bật của Quốc hội trong nhiệm vụ giám sát là... cột tay bịt mắt tình báo. Nhân danh những nguyên tắc có vẻ chính đáng vì ăn khách, Quốc hội Mỹ đã nhiều lần "cải tổ tình báo", chủ yếu chỉ để ngăn chặn lạm dụng. Kết quả là làm hệ thống tình báo bị thui chột.
Vì vậy, ta nên nghi ngờ khi chính Quốc hội lại đòi thực thi nhiệm vụ cải tổ nữa.
Tuần qua, Nghị sĩ Cộng hoà Pat Roberts, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng Viện, đã đưa ra một số đề nghị để tìm hậu thuẫn cho một dự luật cải tổ. Nội dung được thông báo cho thấy là các nhiệm vụ về tình báo của những cơ quan hiện hành được phân ra rồi gom lại trong một số cơ quan mới, với trách nhiệm không minh định rõ. Họ dốc hết bi ra bàn, chia lại vào từng chai, rồi dán lên trên đó nhãn hiệu mới.
Nghị sĩ Roberts và giới cộng sự đã thấm nhuần quy tắc "thày bói dọn cưới" của ta. Lắm thầy vốn dĩ đã thối ma, các thầy lại cứ tấp nập ra vào như dọn cưới! Va vào nhau ngã bổ chửng, rồi gọi đó là cải tổ toàn diện. Hèn gì mà cả CIA và bộ Quốc phòng đều lập tức phản đối. Chặt tay này ráp vào thân kia, còn cái đầu vẫn trống rỗng.
Tưởng là các nhà làm luật chỉ đánh bùn sang ao để qua cơn sốt bầu cử thì mình còn hiểu được, vì đề nghị sẽ chìm xuồng ngay. Không qua nổi con trăng. Nhưng, dường như là họ thành thật, và tin thực rằng đấy là cải tổ. Thế mới nguy.
Thế ta tìm đâu ra một bộ máy tình báo tinh tế bén nhạy và có khả năng bảo vệ quyền lợi và an ninh Hoa Kỳ"
Dễ lắm, cứ mua vé xem... hát bóng.
Hollywood thiếu gì phim ảnh về cánh tay lông lá ác ôn của tình báo Mỹ đó sao" Tình báo không phải là hát bóng, người ta xem rồi cười thoải mái ra về. Người Hà Nội thì có khi tưởng thật! Mỹ nó ghê thật!
Thế rồi sự thật về huyền thoại CIA được phơi trần sau vụ khủng bố 9/11 và càng sáng tỏ sau vụ Iraq. Chẳng những tìm không ra võ khí tàn sát, lại không dự đoán được sức đối kháng của các lực lượng Iraq, làm cho chiến thắng quân sự tháng Tư 2003 biến ra thảm họa chính trị tháng Tư 2004. Và nước Mỹ bị thế giới chê trách về vụ Iraq, với dàn contrebasse phụ họa của phe Dân chủ kiểu Michael Moore.
Nhưng sự thật về khả năng tình báo của Hoa Kỳ còn bi đát hơn.
Quốc gia này có tới 15 cơ quan lớn nhỏ cùng có nhiệm vụ về tình báo, mà lại khó... hoà giải hòa hợp trong hoạt động. Thông tin cho nhau còn ngại, nói gì đến kịp thời hợp tác" Phe mình bị lép thì xì tin cho báo chí để tác động vào chính trị nhằm bảo vệ ngân sách và quan điểm! Định nghĩa: Tình báo có khi là nhờ báo chí làm tình làm tội nhau.
Trách nhiệm của những người lãnh đạo về tình báo quả là rất nặng.
Nhưng trên cùng, đó là trách nhiệm của Quốc hội, cơ chế giám sát tối cao.
Quốc hội Mỹ có trên dưới 88 ủy ban lớn nhỏ cùng có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tình báo. Các điệp viên cứ khăn áo ra điều trần cũng hết năm. Và tin tức có khi bị lộ từ Quốc hội ra vì mục tiêu chính trị đảng phái. Từ vài chục năm qua, thành tích nổi bật của Quốc hội trong nhiệm vụ giám sát là... cột tay bịt mắt tình báo. Nhân danh những nguyên tắc có vẻ chính đáng vì ăn khách, Quốc hội Mỹ đã nhiều lần "cải tổ tình báo", chủ yếu chỉ để ngăn chặn lạm dụng. Kết quả là làm hệ thống tình báo bị thui chột.
Vì vậy, ta nên nghi ngờ khi chính Quốc hội lại đòi thực thi nhiệm vụ cải tổ nữa.
Tuần qua, Nghị sĩ Cộng hoà Pat Roberts, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng Viện, đã đưa ra một số đề nghị để tìm hậu thuẫn cho một dự luật cải tổ. Nội dung được thông báo cho thấy là các nhiệm vụ về tình báo của những cơ quan hiện hành được phân ra rồi gom lại trong một số cơ quan mới, với trách nhiệm không minh định rõ. Họ dốc hết bi ra bàn, chia lại vào từng chai, rồi dán lên trên đó nhãn hiệu mới.
Nghị sĩ Roberts và giới cộng sự đã thấm nhuần quy tắc "thày bói dọn cưới" của ta. Lắm thầy vốn dĩ đã thối ma, các thầy lại cứ tấp nập ra vào như dọn cưới! Va vào nhau ngã bổ chửng, rồi gọi đó là cải tổ toàn diện. Hèn gì mà cả CIA và bộ Quốc phòng đều lập tức phản đối. Chặt tay này ráp vào thân kia, còn cái đầu vẫn trống rỗng.
Tưởng là các nhà làm luật chỉ đánh bùn sang ao để qua cơn sốt bầu cử thì mình còn hiểu được, vì đề nghị sẽ chìm xuồng ngay. Không qua nổi con trăng. Nhưng, dường như là họ thành thật, và tin thực rằng đấy là cải tổ. Thế mới nguy.
Thế ta tìm đâu ra một bộ máy tình báo tinh tế bén nhạy và có khả năng bảo vệ quyền lợi và an ninh Hoa Kỳ"
Dễ lắm, cứ mua vé xem... hát bóng.
Hollywood thiếu gì phim ảnh về cánh tay lông lá ác ôn của tình báo Mỹ đó sao" Tình báo không phải là hát bóng, người ta xem rồi cười thoải mái ra về. Người Hà Nội thì có khi tưởng thật! Mỹ nó ghê thật!
Gửi ý kiến của bạn