Pháp luân công có thể tập họp hàng mấy trăm người ngay Bắc Kinh, Trung quốc. Hàng mấy ngàn người Việt hải ngoại ở Little Sàigòn, có thể nghe Cụ Lê quang Liêm, Linh mục Nguyễn văn Lý, từ Việt Nam, trực tiếp nói chuyện. Bác sĩ Nguyễn đan Quế, Tướng Trần Độ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, có thể bày tỏ quan điểm đối lập, chống Cộng của mình trên điện thư , điện thoại, truyền đi khắp thế giới. Kỹ thuật cao, mới của cuộc Cách mạng Tin học - Net, Fax, Cell phone, Email - đã giúp tạo nên những kỳ công ấy. Vậy cuộc Cách mạng Tin học đóng vai trò thế nào trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do dân tộc ở nước nhà"
Cuộc Cách mạng Tin Học bắt đầu từ hậu bán thế kỷ 20 với sự đổi mới kỹ thuật, thường gọi là kỹ thuật cao. Tại Mỹ, trong thập niên 60, một số khoa học gia và viên chức chánh quyền tự hỏi, nếu Hoa kỳ bị tấn công bằng bom nguyên tử, truyềøn hình, điện thoại bị hư tất cả, thì làm sao điều hành được đất nước rộng lớn và đông dân này. Một giải pháp sáng suốt được đề ra. Thiết trí một hệ thống thông tin liên lạc không có tổng đài trung ương, không có một bộ tổng chỉ huy, và không có khóa tắt mở chánh. Nói gọn, đó là những mạng lưới điện tử thông tin liên lạc nối kết lẫn nhau, và cùng nối kết lại thành một mạng lớn hơn khắp thế giới. Internet ra đời từ ấy tại Mỹ và nối kết khắp hoàn cầu. Ước tính năm 2000, có ít nhứt 150 triệu người và 175 (trên tổng số 191 nước trên thế giới) nối mạng.
Cuộc Cách mạng Tin học có hai yếu tính. Thứ nhứt, sản phẩm làm ra không phải là đồ vật, hàng hoá như trong thời đại Kỹ nghệ với kỹ thuật cơ khí nữa, mà là những ý tưởng, được tượng trưng và điều khiển bằng các ký hiệu. Tin học không làm ra chiếc xe hơi mà làm ra hệ thống tự động điều khiển sản xuất hàng loạt chiếc xe hơi. không cần sức lực của người thợ. Thứ hai, không gian, khoảng cách bị trừu tương hóa, không còn quan trọng nữa. Ta nói đến phòng tán gẩu (chat room), nói đến siêu xa lộ thông tin (superhighway), nhưng có ai thấy phòng ấy, đại lộ ấy bao giờ. Gọi điện thoại cho một người, nào ai có để ý người được gọi đang ở đâu. Hai yếu tính rất cách mạng này làm thay đổi mọi mặt của cuộc sống, cá nhân lẫn xã hội.
Không gian tin học (cyberspace) vì vậy là một thực tế ảo, rất khó kiểm soát. Nhờ thế mà xu thế tự do dân chủ trở thành xu thế thời đại và toàn cầu. Biên giới các quốc gia bị mờ. Trái đất nhỏ lại. Các dân tộc gần nhau, Thế giới thành một xóm mà các nước là những người láng giềng.
Các chế độ độc tài, nhứt là độc tài CS, cố gắng một cách vô vọng để kiểm soát nhưng khó mà thành công. Một mặt, họ sử dụng tin học hạn chế tối đa việc truy cập bằng bức tường lửa để bưng bít tin tức bên ngoài và để dễ tuyên truyền sách động bên trong. Mặt khác, khắt khe hạn chế số người vào mạng qua qui định giá cả cao và điều kiện khó thuê bao. Cố gắng ấy vô vọng vì lý do kỹ thuật không thể kiểm soát nổi và vì không thể tự cô lập, đóng cửa trước nhu cầu và các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới mà chính nhà cầm quyền cũng rất cần. Ngân hàng ngoại thương, bưu điện, v.v không thể hoạt động nếu không chịu nối vào với mạng quốc tế.
Nhờ vậy, tin học trở thành phương tiện hữu hiệu cho cuộc đấu tranh của nhân dân. Trước nhứùt, nó là một phương tiện rẻ tiền mà nhanh chóng, và lắm khi gần như miển phí như nghe ra dô ngoại quốc. Nếu VNCS có thể bắt giam hết những người nghe các đài ngoại quốc, chắc chắn cả nước sẽ thành trại giam khổng lồ vì tất cả quần chúng bị trị lẫn đảng cầm quyền, ai ai cũng nghe cả.
Tiếp theo, quần chúng không cần tụ hop mà vẫn gần, vẫn nghe được các lãnh tụ đấu tranh, bằng nhiều kỹ thuật rất đa dạng. Cách phổ thông nhứt trong nước hiện thời là băng nhựa cassettes, chuyền tay nhau, đọc các điện thư, fax được sao chụp rất rẻ tiền.
Lãnh tụ và cán bộ đấu tranh liên lạc nhau thông suốt qua cell phone, fax, email, v. v. Sốá máy được thay đổi theo mật lịnh truyềân tin. CS có thể cắt một số đường dây điện thoại, một số địa chỉ email, fax, gọi là điểm chớ không thể cắt cắt tràn lan, diện, mà không ảnh hưởng đến việc nội trị và ngoại giao. Kỹ thuật cao và mới bây giờ quá tinh vi, mới mẻ, và nhiều về phương diện số lượng, chủng loại máy móc cũng như khối lượng tin tức và số người dùng. Gần như cái gì cần cũng có thể tìm ra được trong Internet, từ việc mua một cái áo lót đến tìm hiểu về nguồn gốc của cả loài người.
Người lãnh tụ không cần có sức lôi cuốn quần chúng (charisma) mạnh như xưa vì không cần xuất hiện thường trước quần chúng. Việc gần gũi nhau đã có nhiều thứ máy móc thay cho sự có mặt, vừa nguy hiễm vừa mất thì giơ øtrong giai đoạn đấu tranh công khai hay bí mật. Lý tưởng, đường lối, kế hoạch, và chương trình hành động đóng vai trò then chốt hơn yếu tố con người trong cuộc đấu tranh nhân dân.
Bức màn sắt hay tre gì của CSVN sớm muộn cũng bị chọc thủng và phá banh bằng kỹ thuật cao của cuộc Cách mạng Tin học. CSVN hiện không còn khả năng kiểm soát dư luận, chớ đừng nói tuyên truyền nhồi sọ như trong hai thời kỳ kháng chiến trước đây. Tin học đã biến đổi kỹ thuật sản xuất, biến đổi môi trường sống của xã hội, trong khi CSVN vẫn con trâu với cây cày về tư tưởng cũng như chánh trị. Lịch sử tiến hóa và lịch sử thế giới đã chứng minh ai làm chủ được kỹ thuật mới, người đó thắng. Phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ phù hợp với đà tiến hoá của cuộc Cách mạng Tin học, nắm vững kỹ thuật cao và mới, ngày càng phát triễn. Diễn Biến Hòa bình - một cách tấn công hòa dịu của ý thức hệ tự do dân chủ bằng kỹ thuật tin học - ngày càng tạo thành thế thậm chí nguy cho CSVN. CS là một chủ nghĩa lỗi thời, phi nhân của thời đầu kỹ nghệ, tỏ ra quá lạc hậu, không thể cản nổi bánh xe tiến hóa của Nhân loại và lich sử của nước nhà. CSVN sẽ bị cán nát như các nước Liên sô và CS Đông Aâu trước đây để mùa xuân tự do dân chủ trở về với đất nước và dân tộc Việt Nam. Đó là qui luật tất yếu, không thể khác được.
Gửi ý kiến của bạn