Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tản Mạn Chiều Cuối Năm

04/01/201200:00:00(Xem: 11988)

Tản Mạn Chiều Cuối Năm

Món Ăn Quê Hương Trên Đất Mỹ

mai_hong_dung_seattle_tan_man_anh_nha_hang_house_005-large-content: Ảnh xe mì đặt trước cửa nhà hàng Huê Ký Mì Gia ở đường Hòa Hưng, Quận 10, Sài Gòn. (Ảnh: HKMG, Saigon)

Mai Hồng Dung

Hà Nội Thời Niên Thiếu. Thuở nhỏ tôi chưa biết ăn quà, lý do từ khi Việt Minh cướp chính quyền, tiêu thổ kháng chiến, nhà của cha mẹ tôi bị san bằng, từ đó trôi nổi tránh chiến tranh, nương náu nhờ ở nhờ quê ngoại. Năm 1949, cha mẹ đem chị em chúng tôi trốn từ vùng Việt Minh về HàNội. Từ đây chúng tôi được đi học. Anh em chúng tôi theo học Trường Tiểu Học Nguyễn Công Trứ, phố Hàng Than là một trong những trường tiểu học lớn và có tiếng ở Hànội. Xung quanh tường tường gạch xây cao, bao bọc bốn bề. Ra vào chỉ có duy nhất hai cánh cổng gỗ khổng lồ. Giờ ra chơi, học trò ở trong trường. Không có quà bánh gì cả. Các trường khác như Đỗ Hữu Vị, Mặc Đĩnh Chi cũng thế, học trò học trong trường, kỷ luật rất nghiêm, chăm học, lễ phép.

Tan giờ học về nhà, chúng tôi ở trong nhà học, làm bài. Giờ rảnh rỗi vọt ra khỏi nhà tụ họp với các bạn bè cùng phố chơi đủ thứ trò chơi trên đời rất vui vẻ thích thú. Chính trong lúc chơi đùa trên hè phố, chúng tôi biết cái thú thế nào là ăn quà rong. Thôi thì không thiếu một thứ gì mà người lớn không quyến rũ chúng tôi. Có lúc đang vui chơi, chúng tôi nghe thấy tiếng kéo tanh tách, tanh tách làbiết ngay ông hàng thịt bò khô sắp đến. Lập tức chúng tôi ngưng cuộc chơi. “Ông ơi! Cho cháu một đĩa đi! Cho cháu một đĩa đi!” Như bầy ong vỡ tổ, chúng tôi nhìn ngắm ông hàng thịt bò khô tay bốc những sợi đu đủ thái, tay cắt thịt bò khô màu nâu đen, này là miếng gan bò khô, mỏng dính như cái lưỡi mèo, nhưng thêm tí nước mắm chua ngọt, tí tương ớt đo đỏ, thêm tí lá húng quế và lá mùi (trong Nam gọi là ngò) vừa ăn vừa hít hà vì ớt cay, sao mà ngon tuyệt cú mèo.

Một món khác cũng hấp dẫn không kém, món kẹo kéo thủ công nhưng bảo đảm không thua bất cứ loại kẹo nào trong hiệu bánh kẹo có tên hiệu. Dù đang vui chơi, chúng tôi cũng ngừng tay để nghe ông hàng kẹo kéo ngân nga “kẹo kéo vừa dẻo vừa ngon…đây.” Nhìn ông hàng kẹo kéo, ngừng chân, bày nguyên khối kẹo lớn trắng tinh trên tấm vải trắng phủ trên tấm bàn có chân sắt xếp, chúng tôi bắt đầu gọi mua: “Ông ơi! Cho cháu 5 hào. Ông ơi! Cho cháu 1 đồng.” Ông hàng to con tốt tướng tay thoăn thoắt kéo kẹo cho dài độ chừng một gang tay, 'tách' một cái, ông đã búng tay làm gãy rời miếng kẹo, lộ ra bên trong những hạt lạc rang (đậu phọng rang) vàng ươm quyện với mùi va ni thơm lừng. Cung cách ông kéo kẹo, búng kẹo nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, điêu luyện làm chúng tôi vừa ăn vừa ngắm nhìn khoái chí.

Vào những buổi sáng cuối tuần, chúng tôi rủ nhau đi xem ciné ở các rạp chiếu bóng như rạp Olympia ở Hàng Da, rạp Kinh Đô, rạp Philamonique bên bờ Hồ Gươm và nhất là rạp LửaHồng như là rạp ciné của trẻ em Hànội. Nhưng trước đó, thế nào chúng tôi cũng thưởng thức bát cháo huyết của ông Tàu già với chiếc xe đẩy rong trên hè phố. Cũng chỉ giá tiền 1 đồng, 1 bát cháo huyết nhừ màu huyết dụ, sanh sánh với thịt heo và huyết vụn lăn tăn, vài lát 'dào cháo quẩy' bày trong bát cháo; cũng hành, mùi, rắc thêm tí tiêu xay; bát cháo nóng bốc hơi mang theo hương thơm, chỉ ngửi thôi cũng cảm thấy ngon không chịu được. Chúng tôi vừa ăn, vừa thổi thật đúng với câu “nóng hổi vừa thổi vừa ăn.” Còn nữa, lại thêm một ông Tàu già bán “xôi lạp xưởng”. Một dĩa xôi gạp nếp trắng tinh, bên trên bày những miếng lạp xưởng đỏ hồng mỏng dính tươm mỡ, thêm vài giọi “Maggi” chính cống Paris trông vô cùng hấp dẫn, ăn vô ngon làm sao, mà giá cũng chỉ có 1 đồng.

Buổi tối, trên hè phố phường Hànội còn có những món ăn khác. Ngay từ sẩm tối đã có món “phàn xôi phá xang” rao vang vọng phố phường. “Phàn xôi phá xang” chỉ là món “lạc rang” (đậu phọng rang) do một ông Tàu già khác đeo thùng sắt vuông bên hông đi bán. Tiết trời mùa thu êm đềm hoặc mùa đông gió heo may se lạnh, chúng tôi gọi ông dừng lại để mua. Ông già bán hàng khoan thai gỡ dây đeo vai, đặt thùng đậu phọng rang xuống vỉa hè, từ tốn lấy một ½ trang giấy vở học trò đã dùng rồi, quấn thành chiếc phễu nhỏ, múc “đậu phọng rang” bỏ vô, túm đầu phễu lại đưa gói hàng cho khách. Chúng tôi vừa ăn “đậu phọng rang” nóng giòn tan, thơm phức, vừa nghe kể chuyện cổ tích thật không có gì vui thú cho bằng. Thêm vào đó, lại có ông già bán món ăn chơi “chí mà phù”. “Chí mà phù”, là tên của món “chè vừng đen” (mè đen) mà ra. Người bán hàng cũng lại là một cụ già người Tàu, quần áo xám bó, khuy áo bằng vải, đầu đội nón tre rộng vành, chân mang giày vải đen kiểu con nhà võ; chúng tôi nhìn ngắm ông cụ như một hiệp sĩ trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Tàu. Món “chè mè đen” để trong bát nhỏ loại chén đựng chè. Chè màu đen đặc sền sệt, ăn nóng, mùi mè, đường cát trắng và va ni quyện với nhau tỏa hương thơm hấp dẫn. Một đặc điểm chúng tôi nhận thấy là hầu hết những người đi bán hàng rong đều là những ông Tàu già chịu khó một nắng hai sương đi bán hàng trên khắp phố phường Hà Nội. Tấm gương cần cù, chịu khó, nhẫn nại của các cụ già bán hàng để lo sinh kế cho gia đình khiến cho chúng tôi thán phục.

Trời về khuya, từ đầu trên, cuối phố, tiếng “phơ ở “ kéo dài lê thê như mời gọi thực khách đang lúc đói lòng; nhưng chúng tôi không ăn phở rong bởi vì hằng tháng cha mẹ chúng tôi cho cả nhàđi ăn phở ở Vườn Hoa Hàng Đậu nằm trên đường Quan Thánh hoặc ăn phở Cầu Gỗ, những hiệu phở này ngon có tiếng, chả thế mà có lần tôi ăn hai bát (tô) một lượt, nhưng mà là tô phở nhỏ thôi. Một món độc đáo khác là “tục tắc”.

Gọi là “tục tắc” bởi vì các thanh, thiếu niên, vừa đi rảo bước, vừa gõ hai thỏi gỗ vào nhau tạo thành âm thanh dồn dập “tục tắc, tục tắc, tắc…tục tắc” thay cho tiếng rao như các món ăn khác. Chỉ cần gọi “tục tắc”, chàng thanh niên ngừng lại. Tôi nói với anh: “Anh làm cho một tô 3 đồng”, anh thanh niên cắm đầu chạy đi, một thoáng sau, anh đã trở lại với một bát mì hoành thánh nóng sốt, thơm ngon. Bát mì trông rất đơn sơ, chỉ gồm một vắt mì sợi nhỏ màu vàng lòng đỏ trứng, 4, 5 miếng hoành thánh, vài lát thịt xá xíu mỏng màu trắng đục viền phẩm đỏ, nước dùng (lèo) trong trên rắc hành, ngò, tiêu, hương thơm ngào ngạt. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ được cha mẹ cho đi ăn uống ở nhà hàng Tàu, có lẽ do khẩu vị và có lẽ cũng do thói quen về ẩm thực của gia đình.

Hà Nội còn có nhiều món ngon khác. Này nhé, “Chả cᔠở Lã Vọng, nơi có ông “Ngọc Toét” lừng danh, chả là vào thời đó, ông này là sĩ quan Dù; “bánh tôm” ở Nhà Thuỷ Tạ, ven hồ Gươm, hoặc xa hơn thì đi tới các 'ki ốt' ven hồ Trúc Bạc, bên kia là Hồ Tây rộng mênh mông, với hai hàng phượng vĩ rủ bóng ven hồ, mỗi khi mùa hè về, hoa phượng nở đỏ rực một vùng nước biếc, thơ mộng không cùng. Lại còn “bánh cuốn Thanh Trì” chấm “nước mắm cà cuống” vừa thơm vừa cay tê đầu lưỡi, vàmột món ngon khác nữa là “bún chả” Chợ Đồng Xuân. Bà mẹ của hai bạn học một trường và cùng lớp với tôi bán món “bún chả” này. Hai bạn Ngô Đức Hải, Ngô Đức Sâm ở nhà chăm chỉ phụ giúp cha mẹ làm hàng, nhưng ở trường học rất giỏi, luôn luôn được “Bảng Danh Dự” hàng tháng. Nhà hai bạn ở phố Phạm Hồng Thái, rộng lớn, bề thế, trông sang “Ty Lục Lộ” nhưng chẳng may vì chiến tranh Việt Pháp năm 1945, nhà trên bị bom đạn phá huỷ cho đến giữa năm 1954 gia đình vẫn chưa sửa chữa được. Tôi rất quý mến hai người bạn này và học được ở hai bạn nhiều đức tính tốt đẹp.

Tháng 5/1954, Cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, hiệp định Genève chia đôi đất nước. Không chịu sống dưới chế độ cộng sản, Tháng 8 năm đó, một lần nữa, cha mẹ chúng tôi và gia đình lánh xa cộng sản, bỏ lại mồ mả tổ tiên, xa lìa quê nội ở Hưng Yên, quê ngoại ở Phúc Yên, bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, di cư vào Nam với hai bàn tay trắng để có một đời sống tự do, tốt đẹp hơn. Kể từ thời điểm đó, tuổi thiếu niên của chúng tôi bị cộng sản vô thần cướp đoạt. Thôi nhé! Giã từ Em yêu, Hà Nội!

Tháng 8/1954. Sài Gòn, “Hòn Ngọc Viễn Đông” thuở thanh xuân. Vào đến Sài Gòn, vùng đất tự do xum xuê trái ngọt cây lành. Đời sống thoải mái nhẹ nhàng, không âu lo. Đất đai từ cao nguyên đến đồng bằng châu thổ Cửu Long màu mỡ. Thực phẩm đủ thứ ê hề, phong phú. Cùng với người Bắc di cư là văn hóa, phong tục Đàng Ngoài chen vai sát cánh cùng văn hóa, phong tục Miền Nam, trong đó có văn hóa ẩm thực.

Dần dà, các món ngon xứ Bắc như bún chả, bún riêu, bún ốc, miến gà…(Quán Bà Ba Bủng, khu Chợ Bến Thành), bánh cuốn Tân Định, Thịt Bò Khô &Nước Mía (Viễn Đông), Phở Gà Hiền Vương, Phở Tàu Bay, Tàu Thuỷ…nhan nhản khắp Sài Thành Hoa Lệ. Bên cạnh đó, là những món ngon lừng danh phương Nam; nào là”Hủ Tiếu Nam Vang (Hồng Phát)”, “Hủ Tiếu Mỹ Tho (Thanh Xuân Chị, Thanh Xuân Em)”, Bún Bò Huế”, “Cơm Thố canh Gà Ác hầm Thuốc Bắc (Chợ Cũ)”, “Cơm Gà Siu Siu (Gần Trường Anh Văn Nguyễn Ngọc Linh)”, “Cơm Phần Canh Chua Cá Bông Lau, Cá Kho Tộ”. Thêm vào bảng thực đơn còn phải kể đến món mì phổ biến từ trong nhà hàng ra cùng khắp hang cùng ngõ hẻm, từ Chợ Xóm Chiếu, Tôn Đản, Quận Tư chạy qua trung tâm Chợ Cũ Sài Gòn, đến khu Chợ Bình Tây Chợ Lớn, đó là món “Mì Hoành Thánh” bán trên các xe mì lưu động với các sứ giả chào hàng là các thanh, thiếu niên vừa đi như chạy, vừa gõ hai thanh gỗ mang âm thanh “tục tắc, tục tắc, tắc…tục tắc” quen thân từ thuở tuổi thơ Hà Nội ngày nào. Nhưng Mì lại được chế biến thành nhiều món khác nhau. Có món Mì nước, Mì Khô, Mì xào; lại có Mì Vịt Tiềm, thôi thì đủ thứ hấp dẫn thực khách. Tôi nhận thấy món Mì có vẻ đại chúng hơn các món khác bởi vì Mì có mặt khắp nơi. Khách có thể vào các đại tửu lầu như Tửu Lầu Á Đông, Đại La Thiên, Đồng Khánh, Bá Đạt, Soái Kình Lâm kêu bất cứ món Mì nào; ngoài ra còn có những nhà hàng chuyên về Mì như “Huê Ký Mì Gia”, “Hải Ký Mì Gia” khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, và các xe mì ngoài đường phố. Từ nhà hàng sang trọng đến xe mì bình dân đều có món Mì nóng hổi, thơm ngon, vừa miệng. Sau này, kỹ nghệ chế biên món ăn sẵn phát triển, món mì được sản xuất thành Mì Ăn Liền, rất tiện lợi cho những ai không có thì giờ và phương tiện đến tiệm ăn hoặc các nhà hàng “Đại Gia Chuyên Mì”.

Là dân “Bắc Kỳ Di Cư”, chúng tôi cũng rất khoái món mì. Không phải chỉ là món ăn ngon thân quen mà còn là chút kỷ niệm để nhớ về Hà Nội với các bạn thời niên thiếu, mà theo giòng đời, đã có nhiều bạn đã thành “Người Thiên Cổ”. Mỗi cuối tuần, buổi tối “Saigon by Night” rực rỡ đèn màu, chúng tôi thường đi xem đại nhạc hội hoặc ciné; trước khi về nhà, chúng tôi hay ghé ăn “Mì Vịt Tiềm” ở “Huê Ký Mì Gia (Hòa Hưng, Quận 10) hoặc “Hải Ký Mì Gia (Ngã Sáu Saigon và Chợ Lớn)” tuỳ theo tiệm nào gần rạp hát. Thời bấy giờ, vật giá rất rẻ, một tô phở, hủ tiếu, mì hoành thánh hoặc mì vịt tiềm giá chỉ có 3-5 đồng VNCH. Một bữa cơm bình dân hai món ăn; một vé xem đại nhạc hội ở Quán Anh Vũ giá cũng chỉ có 5 đồng.

Nhưng rồi lịch sử sang trang, bọn Bắc cộng xâm chiếm Miền Nam. Cuộc biến thiên lịch sữ vĩ đại của dân tộc đã đưa hàng triệu con dân đất Việt xa lìa Quê Cha, Đất Tổ. Những người ra đi tìm tự do trong cái chết trên biển cả, rừng sâu với hai bàn tay trắng. Những người ở lại, lớp bị giam giữ trong trại tù gọi là “trại Cải Tạo”, thành phần còn lại bị bần cùng hóa trở thành đói nghèo triền miên.

Lại một lần, khi bước lên máy bay đi Mỹ, tôi ngậm ngùi nhủ thầm: “Giã từ Em yêu, Sài Gòn ơi!.”

Đối với những người ra đi tìm cuộc sống mới trên các quốc gia tự do, buổi đầu vất vả, khó khăn trăm bề để làm sao hội nhập, sống còn. Sau đó bắt đầu cuộc sống vươn lên. Một ai đó nói rằng “chúng ta đi mang theo quê hương”, chính là nói về mặt tinh thần. Cho dù chúng ta không mang theo được giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên, nhưng chí ít chúng ta mang theo hình bóng của tiền nhân trong giòng Sử Việt; chúng ta mang theo lá quốc kỳ cao quý hoà quyện với “Hồn Thiêng Sông núi” nơi xứ sở cưu mang chúng ta; và chúng ta mang theo Văn Hóa Việt Nam, trong đó có phần góp mặt của văn hóa ẩm thực. Giờ đây, ở hải ngoại, các cộng đồng Việt Nam không hề thiếu thốn một thứ gì về vật chất. Hầu như mọi thứ có ở quê nhà đều có nơi hải ngoại, mà là những thứ tốt nhất, hảo hạng về phẩm chất bởi vì nếu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn sẽ bị tịch thu, phạt, huỷ đi hoặc gởi trả lại nơi xuất xứ.

Sau 36 năm ở Mỹ, chúng ta thấy nhan nhản khắp nơi các thành phố có cư dân Việt sinh sống những chợ búa, siêu thị, nhà hàng mang tên Việt nguyên thuỷ; những nhà hàng ăn mọc lên mỗi ngày một nhiều, từ thịt quay Thọ Tường, Phở Tàu Bay, Tàu Thuỷ, Xe Lửa; Hủ Tiếu Mỹ Tho; Bún Bò Huế, Bún Chả Hà Nội; Mì Quảng, Mì Hoành Thánh, Mì Vịt Tiềm; Chả Giò, Chả Luạ; Bánh Cuốn, Bánh Canh Cua, Bánh Chưng, Bánh Tét, Bánh Giò; co cả Bánh Cốm, Xu Xê mang nhãn “Bảo Hiên Rồng Vàng” có khi chính gốc, có khi lấy tên thân quen có tiếng tăm ở Việt Nam làm tên hiệu của mình, sánh vai cùng các món ăn nổi tiếng của các cộng đồng bạn như “Lẫu Thái” của Thái Lan; “Shusi” và “Teriyaki” của người Nhật; “Spaghetti” của người Ý, “Dỉm Sấm” của người Hoa; Burritos, tacos của người Mễ…

Mì Việt Tiềm-Huê Ký Mì Gia trên Vùng Tây Bắc. Vào một buổi chiều cuối tuần cách nay hai năm (2009), chúng tôi đi trên đường S. Jackson ở thành phố Ngọc Bich Seattle, trông thấy trong khu Thương Xá Ding How Center bảng hiệu rất thân quen ngày còn ở quê hương: “Huê Ký Mì Gia” trên bảng hiệu nền vàng chữ đỏ.

Đây chính là Huê Ký Mỳ Gia của Sài Gòn năm xưa, thập niên 50 ở Ngã Sáu, qua đầu thập niên 60 về Hòa Hưng, Quận 10, tồn tại cho đến ngày nay, do Chú Thím Hai là chủ nhân. Giờ đây, nổi trôi theo vận nước, Chú Thím Hai, chủ nhân “Huê Ký Mì Gia” và các con định cư ở Seattle. Anh Hà, con trai của chú Thím Hai khai trương bảng hiệu “Huê Ký Mì Gia” tiếp nối nghề gia truyền. Nói về “Huê Ký Mì Gia” là nói đến một nhà hàng ăn non trẻ, ra đời tọa lạc trong một khu vực thương mại sầm uất nhất của người Việt và Hoa trong International District, trong đó có khu China Town nổi tiếng lâu đời với những nhà hàng ăn truyền thống Trung Hoa. Lọt thỏm vào khu vực này chẳng khác nào “trứng chọi đá”, nhưng với phương châm “Ngon, Rẻ, Hợp Vệ Sinh” cộng với sự nhanh nhẹn, hiếu khách, hòa nhã, lịch sự của nhân viên nhà hàng với thực khách đã đưa tiếng lành đồn xa giống như tiền nhân ví von “Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời”. Giờ đây, bà con khắp nơi có dịp viếng thăm Seattle đều có dịp ghé qua “Huê Ký Mì Gia” thưởng thức các món mì truyền thống ngon miệng. Không chỉ bà con phía nam từ thành phố Hoa Hồng, Portland, Ore., lên còn có cả khách từ Vancouver B.C. Canada qua, ghé nhà hàng ăn uống, cùng các thành phố lân cận trong tiểu bang.

Cuối năm qua, “Huê Ký Mì Gia” thứ hai khai trương tại thương xá Great Mall 99, 18230 E. Valley Hwy # 152, Kent, WA 98032. Tại đây, cũng như “Huê Ký Mì Gia” tại Seattle, bà con chiếu cố nồng nhiệt, ngoài ra thực khách còn có rất đông người của các cộng đồng bạn Lào, Miên, Mễ và Mỹ.

Trưa Thứ Sáu vừa qua, vào lúc 1 giờ 20, chúng tôi có dịp ghé qua nhà hàng ở Kent. Nhà hàng 75 chỗ ngồi không còn một ghế trống. Bên quầy tiếp khách và cashier, cô nhân viên ghi tên khách chờ, tôi nhìn thấy khách ghi tên 6 hàng trên 10 người. Mãi về sau, khi thấy có vài bàn trống, tôi trở vô và rồi gặp cô Thu, con gái của Anh Hà, hiện nay đích thân phụ trách trông nom nhà hàng. Tôi gọi thử món khai vị “Cánh gà chiên bơ tỏi”, chả là mới đây, Tạp Chí Seattle, September 2011, trên trang 39 có tựa đề EAT + DRINK, do Allison Austin Cheff phụ trách, có đăng lời giới thiệu về “Huê Ký Mì Gia” với Food We Love. Trong đó, Cheff Allison giới thiệu các món mì hấp dẫn 'attraction'; ông Allison viết: “I like roasted duck with dry-style noodles” nghĩa là ông nói ông muốn ăn món mì vịt tiềm khô (kèm theo một tô nước súp nóng) nhưng rồi Cheff Allison nhìn quanh các bàn khác, ông nhận thấy dường như mọi người đều gọi chung một món khai vị độc đáo: Cánh Gà Chiên Bơ, Tỏi 'the Garlic Chicken Wings'. Nói chung, ông Allison nói ông không mặn mòi với cánh gà vì nghi ngờ da nó căng phồng chất béo, nhưng khi thử, ông thấy da giòn, có nhiều thịt và không béo, với tỏi, hành và ớt. Ông Cheff Allison còn cảnh báo: Ăn Cánh Gà Chiên Bơ Tỏi sẽ ghiền. Chúng tôi ăn món khai vị Gà Chiên Bơ Tỏi quả thật rất thơm ngon.

Và rồi, cái gì quen vẫn hơn, tôi gọi thêm món Mì Vịt Tiềm. Vẫn tô mì như xưa ở Sài Gòn, một tô mì vàng sợi nhỏ, một đùi vịt tiềm màu nâu đen, nước lèo trong màu hổ phách, nấm cũng nâu đen, ra cải xanh để nửa cây hoặc cả cây màu xanh, và hành tiêu. Vừa ăn, chúng tôi vừa trò chuyện, bất ngờ, từ bàn ăn bên cạnh, ông khách trẻ người Mễ cùng người vợ đang ăn quay qua chúng tôi, chỉ vô tô anh đang ăn nói; “ông ăn món này ngon nhất”, tôi nhìn theo tay anh trỏ, chẳng thấy gì ngoài chút nước lèo trong tô; tôi cười hỏi anh món gì, anh trả lời “Mì hải sản”. Giờ đây, đến với Huê Ký Mì Gia, thực khách không chỉ thưởng thức duy nhứt một món mì vịt tiềm mà hàng chục món mì, hủ tiếu, bún, mì xào, hủ tiếu xào, bún gạo xào, cơm chiên và các món xào khác để dùng với cơm trắng.

Nhà hàng cũng có 4 món súp và 7 món khai vị. Thực đơn nhiều món để quý khách tuỳ nghi chọn lựa.

Cô Thu cho biết, gia đình hai bên nội ngoại đến Mỹ theo diện H.O. và bảo lãnh đoàn tụ. Ông ngoại cô là một sĩ quan Hải Quân Thiếu Tá. Ông đã phải ở tù 10 năm sau khi Việt Cộng xâm chiếm Miền Nam. Đến Mỹ, các con cháu đi học, rồi đi làm và hội nhập với quê hương mới. Nhưng rồi, thân phụ của cô, luôn nhớ lời cụ thân sinh dặn là hãy giữ nghiệp nhà và ông đã quyết định tái dựng bảng hiệu “Huê Ký Mì Gia” trên Vùng Tây Bắc nước Mỹ cách nay hai năm; nhờ Ơn Trên và sự chiếu cố của bà con đồng hương, “Huê Ký Mì Gia” đã đứng vững trở thành hai nhà hàng ăn được ưa chuộng.

Theo đà tiến hóa của nhân loại, có nhiều nghề truyền thống bị mai một, nhưng có nhiều nghề tồn tại và phát triển. “Huê Ký Mì Gia” là một tiêu biểu cho một nghề nấu món ăn mì gia truyền không bị mai một.

“Huê Ký Mì Gia” Sài Gòn-“Huê Ký Mì Gia” Ding How Center/ S. Jackson ST, Seattle và “Huê Ký Mì Gia” Great Mall 99/ E. Valley Hwy, Kent, Washington. Cả 3 là1 tồn tại và phát triển trên nửa thế kỷ ở cả quê nhà và Bắc Mỹ.

Mong Bạn đến với “Huê Ký Mì Gia” thưởng thức các món ăn mang hương vị thuần tuý quê hương và nồng nhiệt ủng hộ đồng hương.

Mai Hồng Dung, 31 Dec. 2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.