Hôm nay,  

Đi (2)

5/9/200100:00:00(View: 5329)
(Cuộc hành trình vượt Hy Mã Lạp Sơn của một cô bé Tây Tạng, tiếp theo kỳ trước, đã đăng trên VBOL vài ngày trước)

Ngày mười chín: Chúng tôi mướn một chiếc xe ngựa và người đánh xe, cho đoạn đèo đầu tiên. Tới một khúc, cầu gẫy, chúng tôi đành bỏ xe đi bộ vượt qua một khu vực sa mạc đá tảng. Chỉ cần bước hụt một bước, là đủ trẹo chân, chấm dứt cuộc hành trình. Phải vượt qua thật mau, bởi vì đây là khu lính biên phòng tuần tiễu nghiêm ngặt. Gió mạnh làm chúng tôi phải bò, nếu không muốn bị thổi bay đi. Tới chiều, tới một khu đất được bao bọc bởi những tảng đá lớn, như những bức tường chắn gió. Chúng tôi quyết định trải qua đêm tại đây, và tất cả chui vào trong chiếc lều một người dùng của tôi.

Ngày hai mươi: Bữa nay thời tiết tốt, nhưng gió vẫn mạnh. Yangdol khá thiểu não so với ba ngày trước đó. Ở độ cao này, mỗi người phải uống ít nhất ba lít nước mỗi ngày, để tránh bị khô nước trong cơ thể. Nước trở thành vấn đề nghiêm trọng, cái lò nấu nước của tôi không hoạt động, do thiếu oxy, và những bị plastic đựng nước uống bị đông cứng. Tôi đã kỳ vọng vào một chuyến đi khá đông người, và được tổ chức chu đáo, nhưng bây giờ, chỉ có ba người, và chúng tôi phải nương tựa vào nhau, nêu muốn sống sót.

Ngày hai mươi mốt: Sáng nay, Kelsang phải cõng Yangdol. Cô bé bị tê cóng. Gió cộng thêm tuyết làm hạn chế tầm nhìn, và như vậy có nghĩa chúng tôi phải di chuyển chậm chạp. Tới trưa, chúng tôi gặp con sông đóng băng đầu tiên, và mặt trời cũng vừa ló dạng. Yangdol đi bên cạnh ông bố. Ông đã thoa mỡ bò lên mặt cô bé, để tránh bị ánh nắng mặt trời làm cháy da. Không khí loãng thêm, và chúng tôi cứ phải ngưng lại để thở. Nhưng ít ra, gió cũng không đủ mạnh để thổi những cục tuyết vào trong mũi chúng tôi, gây nghẹt thở, và một số người tị nạn đã chết vì tình trạng này.

Bất thình lình, chúng tôi nhìn thấy ba đốm đen từ trên đèo chuyển động dần xuống. Hoá ra là một nhóm buôn lậu, trên đường trở về từ Nepal. Kelsang hỏi họ về thời tiết phía trước. Họ nói, đừng lo, chúng tôi sẽ không gặp phải tình trạng thời tiết xấu.

Sau cùng, khát nước, đói, chân tê cóng, chúng tôi tới được đỉnh khu đèo, và là khu vực biên giới với Nepal. Kelsang la lớn, “Lha Gyallo!”, vào đợt gió lạnh băng. “Lha Gyallo”có nghĩa là “Vinh quang cho những vị thần”. Ông trải một tấm khăn trắng lên trên những tảng đá được xếp thành một bàn thờ. Trước mặt chúng tôi là một sa mạc tuyết và băng. Trên đường xuống đèo, Yangdol trượt chân té lăn xuống, may mắn sao, thân thể cô được một miếng đất cao chặn lại. Chân cô hình như hơi bị trẹo, nhưng không chịu để cho bố cõng. Trời đổ tuyết vào lúc hoàng hôn. Sau cùng nhờ ngọn đèn pin, chúng tôi tới được một khu chuồng nuôi gia súc. Cơ thể cạn nước, mệt nhoài, và gần như mê sảng, chúng tôi cứ thế thiếp đi.

Ngày hai mươi hai: Tôi thức giấc, thân thể tê cóng. Bên ngoài, tuyết ngưng rơi. Chúng tôi đào lỗ, và sau cùng cũng có được nước. Xế trưa, chúng tôi gặp một người chăn cừu và đứa con trai của ông. Ông cho biết, có đội tuần tiễu, ở làng ngay phía trước. Chúng tôi lần theo bờ một con sông, trong bóng tối. Bất thình lình, một ngọn đèn pha chiếu về phiá chúng tôi, cả đám nép sau một bức tường thấp. Chúng tôi gặp may, lính tuần chưa đi vào giờ này. Chúng tôi vượt con sông, kiếm chỗ ẩn núp trong đêm.

Ngày hai mươi bốn: Chúng tôi thức dậy, cùng với mặt trời và đi qua một vùng rừng dầy đặc, nhắm một căn cứ du lịch dành cho những người thích lặn lội trong rừng. Chúng tôi ngưng tại một tu viện địa phương, và một vị nữ tu đã lo tắm rửa cho Yangdol, và coi cô bé có chấy rận không.
Ngày hai mươi lăm: Khuỷu chân Yangdol bị đau, sưng phồng. Cô bé không thể nào đi bộ tới Kathmandu, và Kelsang quyết định dùng trực thăng. Bởi vì những người tị nạn không được quyền mua vé, tôi mua luôn cả ba tấm. Ngày mốt mới khởi hành, như vậy là có một ngày nghỉ.

Ngày hai mươi sáu: Trở lại khách sạn, Kelsang gọi một chai uýt ky và mang lên phòng. Tôi tự hỏi, tại sao ông lại cần uống rượu đến như vậy. Tôi đi theo ông. Khi ông cởi giầy, mấy ngón chân của ông bị tê cóng, trở thành xám đen. Ông tính cưa, vì không thể nào chịu nổi cơn đau đớn kéo dài, và ngoài ra, chắc chắc sẽ bị nhiễm trùng. Tôi ôm ông trong tay, nước mắt và mồ hôi của ông dàn dụa trên mặt. Tôi khuyên ông hãy cố đợi tôi đi kiếm vài viên thuốc giảm đau. Dần dần ông dịu xuống, cố cưỡng lại ý nghĩ tự mình cưa những ngón chân.

Ngày hai mươi bẩy: Phi cơ trực thăng sau cùng cũng tới, và một giờ sau, chúng tôi đặt chân xuống Kathmandu. Người Tây Tạng lưu vong đã thành lập được hạ tầng cơ sở dành cho những người tị nạn tại Nepal và Ấn Độ. Có những trung tâm tiếp nhận ở cả hai xứ sở kể trên. Ở đó, họ được chích ngừa, cấp phát giấy tờ, và tiền bạc, đủ cho một chuyến đi tới Dharamsala. Cao Uỷ Tị Nạn hỗ trợ những trung tâm tiếp nhận, và cấp giấy nhập Ấn Độ. Nhưng vẫn có rủi ro, đó là bị những viên chức Nepal đẩy trở lại biên giới Trung Quốc.

Ngày ba mươi: Chúng tôi tới Delhi bằng xe buýt, trên đường tới Dharamsala. Xe chạt cứng thành thử trạm kiểm tra tại biên giới đã không kiểm tra giấy tờ từng người, kể cả tôi. Nhưng họ đánh thêm một thứ “lệ phí phụ trội”, dành riêng cho những người nom có vẻ là dân Tây Tạng. Và những hành khách này không có cách nào hơn, là răm rắp đóng tiền. Có rất nhiều trạm kiểm tra như vậy, và trạm nào cũng đòi tiền lệ phí phụ trội. Cuối cùng cũng tới ngoại vi thành phố, nơi có trung tâm dành cho người tị nạn Tây Tạng. Cô bé Yangdol chưa quen với khí hậu đồng bằng sông Hằng, mặt mũi, da dẻ sưng phồng do độ ẩm, và những vết ruồi muỗi cắn.

Ngày ba mươi mốt: Buổi sáng Kelsang và Yangdol được ghi danh lần nữa và cấp pháp tiền bạc cho chuyến đi tới Dharamsala. Chúng tôi tới đây, vào lúc sáng sớm, trời mưa tầm tã, và tới ngay Viện Trình Diễn Nghệ Thuật Tây Tạng, để yết kiến Đức Dalai Lama. Chúng tôi đứng xếp hàng, trong những bộ quần áo ướt sũng nước, và sau cùng cô bé Yangdol cũng đã được nhìn thấy Đức Phật Sống, bằng xương bằng thịt, trước mặt cô.

Mấy ngày sau. Yangdol được học trong một trong những ngôi trường, do người chị/em của Đức Dalai Lama trông coi, nơi có chừng 2,500 trẻ em Tây Tạng theo học. Ở đó, các em được học tiếng Tây Tạng, tiếng Anh, tiếng Hindu, và thổ ngữ. Ngay sau khi cô bé được ổn định, người cha từ giã cô. Kể từ đó, Yangdol chưa gặp lại người cha. Tuy nhiên, sau đó ít lâu, cô bé khám phá ra rằng, mình có một bà cô hiện đang sống tại Ấn Độ. Người cô đón cô bé về nhà chơi, trong những dịp nghỉ học, và cũng ghé trường thăm cô.

Kể từ năm 1995, hàng năm, nhiếp ảnh viên Bauer lại có được một dịp trở lại Dharamsala, thăm cô bé Yangdol. Ông biết những tiến bộ trong việc học, và đôi khi, chụp hình cô bé. Một khi học xong tại đây, như những trẻ em khác cùng học, cô sẽ có cơ hội được tiếp tục học, đặc biệt là tại Âu Châu, hoặc Hoa Kỳ. Sau đó nữa, sẽ có vài chọn lựa: hoặc làm việc ở hải ngoại, hoặc trở lại Ấn Độ, làm việc trong cơ cấu hành chánh thuộc quốc gia Tây Tạng tự do tại đây, và sau cùng là chọn lựa cam go nhất: trở lại Tây Tạng, làm việc giữa những đồng bào của mình.

(Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về Tây Tạng, qua địa chỉ: Mạng Thông Tin Tây Tạng http://www.tibetinfo.net)

Nguyễn Tuấn Anh dịch bài viết của Manuel Bauer, trên tạp chí Granta số Mùa Xuân 2001. Ông là nhiếp ảnh viên trước đây làm cho cơ quan nhiếp ảnh Thụy Sĩ. Từ đầu thập niên 1990, ông quan tâm tới xứ Tây Tạng, và những người dân sống lưu vong của đất nước này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.