Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Thế giới đang gặp nhiều biến chuyển gay go, từ tình hình ở Trung Đông cho đến Đông Á vì nhân tai cũng như thiên tai. Nhưng chúng tôi nghĩ tai họa do Trời gây ra không đáng sợ bằng những mối họa do chính con người tự tạo ra cho con người. Chúng ta đang ở năm thứ 11 của Thế kỷ 21 nhưng các tai họa do con người tự gây ra cho chính mình còn khủng khiếp hơn cả hai cuộc Thế chiến dữ dội của Thế kỷ 20 đã làm sinh linh đồ thán.
Vậy con đường tương lai của chúng ta như thế nào" Liệu có cách gì giải quyết những mối họa đó hay không"
Tôi tin rằng có, nhờ bộ óc sáng suốt và bàn tay kỹ thuật của khoa học ngày nay. Kỹ thuật đó nằm trong mạng lưới truyền thông toàn cầu gọi là Internet.
Chính phủ Mỹ đang ngấm ngầm tạo ra những hệ thống lưới và điện thoại cầm tay riêng biệt để giúp những người đang nổi loạn chống lại các chế độ độc tài độc đảng ở nhiều nơi trên thế giới. Bộ Ngoại giao Mỹ đã để riêng một ngân sách mật trị giá 2 triệu đô-la nhằm tạo ra những phương tiện truyền thông cá nhân đó nối liền với hệ thống Internet quốc tế.
Nỗ lực của Mỹ được bộc lộ qua hàng chục những cuộc phỏng vấn, những tài liệu kế hoạch và những điện tín mật do báo New York Times thu thập được, cùng với mức độ và phạm vi, tiền chi phí và sự vi diệu của nó. Một số dự án liên hệ đến kỹ thuật Mỹ đang phát triển; một số khác là việc tập hợp những kỹ thuật của những tay lén lút đi nghe trộm đã phát minh từ trước trong phong trào đuợc gọi là “giải phóng kỹ thuật” đã lan tràn khắp thế giới.
Sáng kiến của chính phủ Obama theo một khía cạnh nào đó cũng là mở ra một mặt trận ngoại giao mới để thúc đẩy tự do dân chủ và nhân quyền ở những nước mà lãnh đạo là những kẻ chuyên quyền độc đoán.
Sáng kiến mới đó được Ngoại trưởng Hillary Clinton tán thành nhiệt liệt. Bộ của bà đã trở thành mũi dáo nhọn chĩa vào những chế độ độc tài quân phiệt còn rơi rớt lại cho đến ngày nay. Bà nói: “Chúng tôi thấy trên thế giới càng ngày càng có nhiều người sử dụng Internet, phôn cầm tay và các kỹ thuật khác để tiếng nói của họ được nghe thấy khi họ lên tiếng phản kháng những sự bất công và tìm cách đạt được những ước mong, những đòi hỏi của họ”. Bà nói tiếp: “Đây chính là cơ hội lịch sử để tạo ra những thay đổi lịch sử - những thay đổi mà nước Mỹ tán thành hưởng ứng. Bởi vậy chúng tôi chú trọng vào việc giúp đỡ họ thành công, giúp đỡ họ nói chuyện với nhau, nói chuyện với những cộng đồng của họ, nói với chính quyền của họ và nói với cả thế giới”.
Những người chủ trương phát triển nói việc xây dựng những mạng lưới độc lập cũng có khía cạnh nguy hiểm: bọn cầm quyền độc tài sẽ sử dụng máy móc theo dõi và nhằm bắt những người hoạt động đã dùng kỹ thuật mới để liên lạc với nhau hoặc giản dị hơn, họ bắt ngay những người đã đem dụng cụ qua biên giới. Nhưng một số nguời khác tin rằng hiệu năng của kỹ thuật mới giúp cho sự thành công có giá trị hơn mọi sự nguy hiểm. Sacha Meinrath với tư cách Giám đốc ban “Mở rộng Sáng kiến Kỹ thuật” của Viện Tân Mỹ quốc, một nhóm khảo cứu độc lập, cũng đã nói như trên. Ông nói tiếp: “Hậu quả rõ rệt cả thế giới nhìn thấy là chúng tôi làm cho các chính quyền độc tài độc đoán không thể nào cản trở quyền căn bản của con người là được nói chuyện với nhau.
Như vậy câu hỏi kế tiếp hiển nhiên là chính sách mới của Mỹ có ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không" Lên Internet là việc tự nhiên hạng nhì phải có cho các giới trẻ ở Sillicon Valley. Nhưng tại một trường mồ côi thưa vắng của một thành phố lớn ở Việt Nam, câu chuyện thật đáng chú ý. Ông John Boudreau viết một bài từ Saigon gửi qua Internet đến San Jose Mercury News mô tả các em nhỏ sống trong cảnh gia đình nghèo khổ ngồi trong lớp trước bàn học có những máy computer mới đưa tặng của Công ty Bán dẫn khổng lồ Intel để các em học trong vài tiếng đồng hồ. Thu Thảo một em gái nhỏ 12 tuổi, nhỏ nhẹ nói hôm đó các em được học cách sử dụng computer, khiến Boudreau thấy việc học computer có thể làm thay đổi số phận cuộc sống của cả đời các em sau này.
Tad Kincaid, người sáng lập cơ quan từ thiện này từ 2 năm qua nói: “Chúng tôi không dạy các em thảo chương hay làm gì khác. Chúng tôi chỉ dạy các em những sự tinh xảo của Thế kỷ 21”. Nhiều em đến viện từ thiện này học hành là những em thơ ngây không biết gì về gia đình của các em. Có những em đến đây sau khi cha mẹ các em chềt vì tai nạn xe gắn máy hay vì bệnh AIDS. hoặc giản dị hơn, khi cha mẹ các em không còn cách nào nuôi dạy các em nữa.
Kincaid là một người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc trong các viện mồ côi ở nhiều nước. Ông nói văn hóa Việt Nam đều có liên hệ đến gia đình, thành ra các em không được các cộng đồng ưa thích. Rút cuộc các em phải tự lo lấy thân thôi. Kincaid và bà vợ của ông, Diana dạy trong trường Quốc tế ở Saigon, đã tự bỏ tiền ra mua các máy computer xách tay gọi là “laptop”.
Tại Trung tâm Linh Xuân, chuyên nuôi dưỡng và yểm trợ trẻ em bất hạnh, các em được học computer trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ để đi vào Gơogle và Yahoo. Thu Thảo nóí: “Cháu rất thích lớp này”. Cha mẹ Thảo đều đã chết .
Thảo nói “Cháu nghĩ đến chuyện này luôn luôn, không phải lớp học mà thôi, mà cả các Thày Cô đến đây dạy chúng cháu”.
- Từ khóa :
- Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Gửi ý kiến của bạn