WikiLeask: Mỹ-Lào
Trần Khải
Đôi khi Mỹ ra đòn, kiểu như bỏ con tép để bắt con tôm, bỏ con cá nhỏ để chụp con cá lớn. Một trường hợp điển hình là khi chính phủ Hoa Kỳ bắt lãnh tụ Vang Pao của cộng đồng Hmong lưu vong. Từ đó, hai chính phủ Mỹ và Lào kết thân dễ dàng, kể cả sau khi Mỹ trả tự do cho Tướng Vang Pao.
Báo Miami Herald hôm 22-4-2011 đã đăng bản tin của thông tấn McClatchy Newspapers, nhan đề “WikiLeaks cables bare secrets of U.S.-Laotian relations.” Sau đây là tóm lược độc chiêu của Mỹ, khi bắt Vang Pao để kết thân với Lào, và rồi sau đó lại trả tự do cho Vang Pao, mà tình thân với Lào vẫn duy trì và kết thân hơn.
Điện văn mật Bộ Ngoại Giao Mỹ cho thấy rằng, khi an ninh Mỹ bắt Vang Pao năm 2007, tuy đã làm tổn thương Vang Pao nhưng lại làm lợi ích tuyệt vời cho quan hệ hai nước Mỹ-Lào.
Vụ Vang Pao bị bắt đã gây phẫn nộ lớn từ cộng đồng Mỹ gốc Hmong, có một lúc tới 3,000 người biểu tình bên ngoaì một tòa án liên bang ở Sacramento, California.
Các cán bộ Lào bày tỏ “hài lòng và ngạc nhiên” khi Mỹ bắt vị lãnh tụ từ lâu vẫn chống Lào Cộng kịch liệt, theo một nhà ngoaị giao Mỹ phúc trình.
Đột nhiên, các sĩ quan cao cấp Lào bắt đầu thương thuyết. Hàng rào cản hàng chánh co cụm lại. Các trao đổi văn hóa hai chiều trở nên khả thi.
Mary Grace McGeehan, lúc đó là trưởng phòng ngoại giao Hoa Kỳ tại Lào, viết trong điện văn mật ngày 22-6-2007, “Kể từ khi [Vang Pao] bị bắt, chúng ta có nhiều tiến bộ kinh ngạc trong quan hệ với chính phủ lào, nơi chúng ta trước giờ vẫn gặp khó khăn rất nhiều.”
Bà viết thêm, sự đổi chiều này làm một số nhà quan sát Tây Phương tại Vạn Tượng, thủ đô Lào, “nhìn rằng vụ bắt này là cử chỉ thiện chí của chúng ta đối với chính phủ Lào.”
Hai năm sau, công tố liên bang Mỹ gác bỏ hồ sơ truy tố hình sự đối với Vang Pao. Cũng kịp lúc, những người đàn ông khác bị bắt chung với Vang Pao cũng được miễn truy tố.
Vang Pao chết hồi tháng 1-2011 tại Fresno, Calif., gây nỗi đau đớn lớn trong cộng đồng dân Mỹ gốc Hmong mà ông lãnh đaọ. Quan hệ Mỹ-Lào về dài hạn vẫn tiến triển.