Hôm nay,  

Nếu Là Bi, Tôi Sẽ Sợ

28/03/201100:00:00(Xem: 7759)
Nếu Là Bi, Tôi Sẽ Sợ

buivanphu_bi_h03-large-contentĐàn ông trần truồng giữa đám trẻ con. (Ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú

Tối Chủ nhật 13.03.2011 phim “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di được chiếu tại rạp Pacific Film Archive, Đại học Berkeley. Đây là buổi chiếu phim của Liên hoan Phim Á-Mỹ lần thứ 29 diễn ra tại San Francisco từ ngày 10 đến 20 tháng Ba với một số xuất chiếu ở Berkeley và San Jose.
Hôm đó có tất cả 3 phim chiếu ở Berkeley. “Bi, đừng sợ” chiếu xuất sau cùng lúc 8 giờ tối với chừng 50 người xem. Phim dài 90 phút là tác phẩm điện ảnh được sự phối hợp sản xuất của Việt Nam, Pháp và Đức.
*
Không gian và thời gian của bé Bi (Phan Thành Minh) là Hà Nội hiện tại. Đâu đó gần nhà máy nước đá với những công nhân thanh niên quần quật làm việc, trong khu nhà tập thể có một gia đình gồm cặp vợ chồng (Kiều Trinh và Hà Phong) có đứa con trai duy nhất là Bi mới lên sáu tuổi, có cô em chồng (Hoa Thuý) và u già giúp việc sống chung trong một căn hộ.
Bi tò mò. Như nhiều trẻ nhỏ đang lớn, thích nhìn xem những gì đang xảy ra chung quanh. Nhiều sự kiện mang tính nóng đập vào mắt, như sắc mầu trong phim cũng mang vẻ hầm nóng, ngột ngạt đang chờ đợi những cơn mưa. Cái vẻ âm u của phim bàng bàng cả trong khoảng trời giữa thủ đô đông người, đông xe và trong không gian bên bờ sông, biển. Nhà cao tầng mới xây bên cạnh khu nhà tập thể cũng là những mảng mầu xám. Giữa trời oi bức đó đạo diễn đã dùng nước đá như chất liệu làm hạ nhiệt không khí.
Hình ảnh Bi lẻn vào nhà máy nước đá, nghịch ngợm bỏ một quả táo đỏ vào thùng nước trước khi qua máy đông lạnh thành đá tạo hình dạng lạ làm đám thanh niên ngạc nhiên, đùa nghịch một cách thích thú với cây nước đá. Ở nhà Bi thả hai lá phong vào khay nước, bỏ vào tủ lạnh cho đông đá. Bố Bi sau những bữa ăn nhậu say xưa về nhà cũng tìm cách hạ hoả bằng nước đá. Con dâu dùng đá lạnh áp lên người bố chồng cho bớt cơn đau. Cô em chồng dùng đá thủ dâm.
Đời sống với những điều quá lạ đập vào mắt đứa bé mới sáu tuổi. Bi hay ra bờ sông hái hoa, ngắt lá có khi thấy đàn ông cởi truồng lang thang trong đám trẻ đang thả diều, nô đùa.

Về nhà Bi thấy mẹ xoa bụng, bóp chân tay cho ông nội đang bệnh. Mẹ của Bi trong phim là hình ảnh con dâu săn sóc bố chồng - mẹ chồng không còn - theo nề nếp phong kiến. Nào lo cho ăn uống, thay quần áo và ôm cả bố chồng mà ngủ nữa. Đạo diễn Phan Đăng Di chọn đưa những hình ảnh này vào phim không biết có phản ánh thực tế xã hội Việt Nam ngày nay không" Ngay cả đầu thế kỉ trước, dù sống trong lễ nghĩa nghiêm khắc người phụ nữ Việt không biết đã có phải làm dâu trong khuôn mẫu tam tòng tứ đức như thế không"
Hay đạo diễn muốn dùng nó như những ẩn dụ của xã hội đang lên cơn sốt và muốn phản kháng" Vì ông nội sau một thời gian vắng bóng trong gia đình bỗng trở về trong tình trạng đau bệnh. Nhìn tấm áo ông mặc lúc nằm trên băng ca để được khiêng vào nhà, chiếc áo đó là trang phục của người Hoa.
Trong khi cảnh con dâu săn sóc bố chồng xa rời hiện tại, hình ảnh người chồng có phần đúng với thực tế Việt Nam. Bố của Bi bỏ bê vợ con, gia đình và chỉ thích ăn nhậu, la cà ngoài hàng quán. Ông mê một cô gái ở tiệm gội đầu, có lúc toan hiếp nên bị cô dùng li đập vào đầu chảy máu. Hình như ông nội cũng đang mơ như thế vì khi đó ở nhà ông đang ngủ và bỗng giật mình. Nhưng bố của Bi lại không quan tâm đến chuyện gia phong, lễ giáo. Thân phụ đau ốm mà ông chẳng màng để ý. Bố chết ông mặc áo tang, theo quan tài ra nghĩa điạ. Nhưng chuyện thờ kính không quan trọng. Ngày giáp năm, gia đình tổ chức cúng giỗ và mời bà con bạn bè đến dự, ông miễn cưỡng thắp vài cây nhang vái trước bàn thờ. Xong rồi lại ra quán bia.
Qua con mắt của Bi còn là những cảnh nóng bỏng. Người cô đã quá tuổi lấy chồng hiện làm giáo viên, một hôm được cậu học trò nhường chỗ trên xe buýt thế là cô đem lòng tương tư, mơ tưởng và khi về nhà tự đi tìm cảm giác khoái lạc. Được chị dâu giới thiệu cho một người đàn ông làm nghề thầu xây cất, trong một buổi hẹn hò đi chơi biển Hải Phòng, sau bữa ăn bên sóng nước hai người làm tình trên đá. Tình dục hiện lên khá nhiều và rất táo bạo trong phim.
Phim kết thúc trong ngày giỗ giáp năm ông nội. Bố của Bi thờ ơ với chuyện nhang khói giỗ chạp, chỉ có mẹ đưa Bi ra thăm mộ. Đứng bên mộ ông nội, giữa đồng lúa, trên trời một máy bay của Hàng Không Việt Nam đang đáp xuống. Bi nhìn lên với dáng vẻ suy nghĩ về một điều gì đó. Lại có một người nào khác như ông nội từ phương xa về lại chăng"
Nếu là đứa bé như Bi lớn lên trong một xã hội như phản ánh trong phim, có lẽ tôi sẽ sợ. Vì không có ai giải thích cho tôi hiểu được những tình cảnh chung quanh mình.
© 2011 Buivanphu

Ý kiến bạn đọc
29/03/201119:06:40
Khách
Chưa coi mà cậu kể sãn phẩn "văn hoá " của Bác và Đảng nghe mà phát thích, lúc nào cũng thấy hiệu trưởng Sầm Ðức Xương, Và em Vàng Anh.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.