- Hồi Thứ 51: Sách Lược Trấn Bắc
- Hồi Thứ 52: Văn Nghệ Thời Đông A
- Hồi Thứ 53: Anh Hùng Lĩnh Nam
- Hồi Thứ 54: Ánh Mắt Như Gươm Treo
- Hồi Thứ 55: Phái Trúc Lâm Yên Tử
- Hồi Thứ 57: Tượng Quận Dương Uy Nhiêu Tướng Lược, Bồ Lăng Tuẫn Tiết, Tận Thần Trung
- Hồi Thứ 56: Tiêu Sơn Hoá Tinh Pháp
- Hồi Thứ 58: Nguyên Tổ Họ Lý Hàn Quốc
- Hồi Thứ 59: Nam Thiên Đệ Nhất Mỹ Nam Tử
- HỒI THỨ SÁU MƯƠI
Dã Tượng đáp:
– Đây là Vũ Uy vương, trấn nhậm Bắc cương và vương phi. Vương phi nhũ danh Ý Ninh, từng đánh trận Phù lỗ vang danh thiên hạ.
Mọi người hướng vương, vương phi bái lậy.
Dã Tượng chỉ Tạ Quốc Ninh:
– Vị này là Vũ sơn hầu Tạ Quốc Ninh, minh sư của tôi.
Nho Lâm bái Quốc Ninh:
– Tôi từng nghe danh Quy đức thượng tướng quân Tạ Quốc Ninh, được phong Vũ sơn hầu, lĩnh hàm Thái tử thiếu bảo, Hiệp biện đại học sĩ, Đồng tri Khu mật viện là một danh sĩ Thăng long. Năm trước đây đệ nhất hoa khôi, đệ nhất danh kỹ Thăng long tên Hoàng Hoa treo bảng tuyển phu, người trúng cách. Hôm nay thực vinh hạnh cho chúng ta được gặp người tài hoa.
Tất cả mọi người hiện diện đều hướng hầu hành lễ. Thanh Nga vốn cực kỳ thông minh, nàng nghĩ:
– Một đời được mấy anh hùng" Hôm nay mình may mắn gặp đấng anh hùng này, mà để chàng đi mất thì chẳng hóa ra một tuồng hư ảo ư" Mình phải làm cách nào theo sứ đoàn để được gần chàng! Ở đây vương phi là ngươi ôn nhu, văn nhã, mình có thể xin vương phi để được đi theo.
Nàng chắp tay vái vương phi Ý Ninh:
– Hồi nãy phi hứa nhận em làm em nuôi. Vậy phi nói đùa hay thực"
Phi nắm lấy tay Thanh Nga:
– Chị sinh ra là tiểu thư Ý Ninh, chị là đệ tử của Vô Huyền Bồ Tát; là Hồng Đức, Trang Duệ, Vũ Thắng công chúa, là vương phi Vũ Uy. Chị không nói đùa. Hôm nay chị nhận em làm em. Chị sẽ nuôi, dạy em trở thành anh hùng Đại Việt. Nhà em ở đâu, để chị đến có vài lời với cha mẹ em, rồi chị đem em theo.
Thanh Nga hướng vương, vương phi lạy bốn lạy:
– Nghĩa huynh! Nghĩa tỷ.
Vương phi sửa:
– Để chị dạy cho. Phàm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi đều là cha mẹ. Con đẻ, con nuôi đều là con, không thể và không nên phân biệt con đẻ hay con nuôi. Em nhắc lại: anh, chị!
Má Thanh Nga ửng hồng, nở nụ cười:
– Dạ! Anh, chị.
Vương phi tháo chuỗi ngọc trai trên cổ, đeo vào cho Thanh Nga:
– Chịï cho em chuỗi ngọc này, gọi là quà diện kiến.
Dã Tượng móc trong bọc ra một con chim ưng bằng vàng dát năm viên ngọc đỏ chói, đeo lên tóc nàng:
– Thanh Nga là em của chú thím thì là cô của tôi. Ấy à! Cô vượt lên trên tôi một bậc rồi.
Vương can thiệp:
– Dã Tượng là cháu của chú thực. Còn Thanh Nga là em của thím. Hai bên đều không có tý huyết tộc nào, vậy cả hai cứ theo tuổi mà xưng hô. Năm nay cả hai cùng 18 tuổi. Dã Tượng sinh tháng giêng, Thanh Nga sinh tháng chạp. Vậy Thanh Nga gọi Dã Tượng là anh.
Dã Tượng vui vẻ:
– À! Có cô em xinh đẹp đàn ngọt, hát hay thì là điều ai cũng ước mơ. Anh cũng tặng em món quà này. Đây là chiến lợi phẩm anh thu được trong trận Đông bộ đầu đấy.
Hai người đứng cách nhau không xa, hơi thở ấm áp của Dã Tượng, mùi khét khét mồ hôi của đàn ông làm Thanh Nga như người say rượu.
Tạ Quốc Ninh nhắc:
– Dã Tượng! Con phải nói rõ, con có báu vật này trong trường hợp nào cho Thanh Nga nghe.
– Dạ, con quên. Theo quân luật, phàm tất cả những gì thu được trên chiến trường như lừa, ngựa, vũ khí, vàng bạc, phải xung vào công khố. Trong trận Đông bộ đầu, một bách phu trưởng Mông cổ bị bắt làm tù binh. Đói quá, y đưa con chim ưng này ra xin đổi lấy con vịt nướng của anh với cặp bánh chưng. Sau trận đánh anh nộp cho Hưng Ninh vương. Vương phán: đây không phải chiến lợi phẩm, mà là việc buôn bán giữa anh với viên bách phu trưởng. Vương ban cho anh được giữ làm của riêng.
Nhà Thanh Nga nằm trong khu Bắc ngạn, vương phi nhờ Nho Lâm mời bố mẹ nàng tới. Vũ Uy vương cùng vương phi gặp riêng bố mẹ nàng, nói rõ thiện ý của mình. Ông bà nghe tin con gái được một vị tước vương nhận làm em nuôi thì mừng chi siết kể. Ông bà vái dài tạ vương.
Qua câu truyện mẫu thân từ con hát, trở thành Tuyên phi, qua vụ Thanh Nga tuyển phu, Vũ Uy vương chợt nảy ra sáng kiến:
– Tại sao mình không mang theo những ca nhi xinh đẹp, có thể cần dùng tới.
Vương hỏi Thanh Nga:
– Em biết xử dụng những nhạc khí nào"
– Dạ, em được bố mẹ gửi tới phường Đông hoa học hát, học nhạc. Em được học bẩy nhạc khí căn bản: kéo nhị, thổi sáo, bật trống cơm, đánh trống mảnh, gõ phách, đánh đàn tranh, đàn bầu.
Vương phi Ý Ninh vốn cực kỳ thông minh, nghe chồng hỏi Thanh Nga, phi biết ý chồng:
– Em à! Trong chuyến đi này chúng ta cần một toánca hát theo để dùng vào quốc sự. Trong đám bạn học của em, có người nào tài ngang với em mà còn là khuê nữ không"
– Dạ có. Bọn em gồm năm đứa tài sắc, tuổi ngang nhau. Cả năm đều còn con gái. Nhà chúng nó đều ở gần đây. Thúy Hong gốc Kinh Bắc, Thúy Nga gốc Thiên trường, Thúy Trang ở Thụy khuê, Hồng Nga gốc Nghi tàm.
Vương lại nhờ Nho Lâm mời cha mẹ cùng bốn ca nhi tới. Cả cha mẹ, lẫn bốn cô nghe Vũ Uy vương ngỏ ý mang theo sứ đoàn vì nước lập công thì mừng chi siết kể. Tuy vậy vương cũng ban cho mỗi cô mười lượng vàng, coi như bổng của triều đình, để các cô dâng bố mẹ tạ ơn sinh thành. Vương hỏi tuổi năm cô gái rồi nói với vương phi:
– Em ơi, trong năm đóa hoa này, chúng học cùng trường, cùng thầy, là chị em đồng môn. Nay đi theo mình thì tình chẳng khác như ruột thịt. Vậy ta hãy theo tuổi, định thứ bậc cho chúng. Lớn nhất là Hồng Nga, thứ đến Thúy Hong, thứ ba là Thùy Nga, Thanh Nga thứ tư, nhỏ nhất là Thúy Trang.
Vương bảo năm nàng:
– Từ nay các em phải coi nhau như chị em, cùng chúng ta làm việc nước. Theo thứ tự thành chị em cùng nhà. Trong khi các em theo ta, thì cha mẹ ở nhà được lĩnh bổng như một Vệ úy, được cấp phát công điền. Hy vọng các em lập đại công, ta sẽ tâu xin phụ hoàng phong cho các em mỹ hiệu. Nay ta tạm gọi các em là Long thành ngũ phụng.
Vương phi vui vẻ:
– Ta đặt cho năm em một cái tên văn vẻ: Ban nhạc đào hoa Đông bộ đầu.
Dã Tượng lắc đầu:
– Thưa thím cái tên này dài quá, con xin thu ngắn lại cho dễ gọi.
Thúy Nga tính ưa vui, ưa đùa, nàng hỏi:
– Anh định đè vai bọn em cho lùn lại đấy à" Anh thu ngắn như thế nào"
– Cái cô này đẹp thì thực đẹp. Hát thì thực hay, nhưng miệng thì dẻo như kẹo kéo. Các cô xinh đẹp thế kia, thì dù bọn ác quỷ Mông cổ cũng không nỡ làm các cô đau, huống hồ anh là đồ tử đồ tôn của vua Đinh Tiên Hoàng. Anh muốn thu ngắn 7 chữ của thím còn ba chữ: Ban Đông hoa!
Quốc Ninh tán thưởng:
– Hay! Thu ngắn như vậy mới dễ gọi.
Sứ đoàn vừa sang sông, thì một kỵ mã trang phục như một võ quan Mông cổ từ phía trước phi đến như bay. Khi tới trước ngựa Vũ Uy vương thì y ngừng lại. Viên kỵ mã nhảy xuống ngựa dơ tay vẫy vương. Vương nhìn kỹ thì ra Tây viễn vương lĩnh Phiêu kỵ Đại tướng quân Trần Tử An. Vương vội xuống ngựa hành lễ:
– Cháu xin ra mắt ông trẻ.
Tử An gọi vương phi, Tạ Quốc Ninh, Dã Tượng lại gần rồi nói nhỏ:
– Ta có một điều cơ mật muốn nói với các cháu. Đúng ta thì ta phải nói từ khi các cháu chuẩn bị lên đường. Nhưng ta sợ nói sớm có thể bị lộ. Hồi theo quân của Hốt Tất Liệt đánh Tống ta có để lại người vợ và đứa con trai tại Hoa lâm. Ta đặt cho nó cái tên Mông cổ là Ngột A Đa. Vợ chồng ta dạy A Đa nói tiếng Việt cũng như văn hóa Việt rất giỏi. Nó được Đại hãn Mông cổ là Mông Ca tin dùng. Gần đây ta nghe tin rằng nó mới được trao cho chức vụ Tham tri chính sự. Vậy khi sang Mông cổ, các cháu bí mật liên lạc với nó, nó sẽ âm thầm giúp Đại Việt mình.
– Không biết chú Ngột A Đa có biết võ không"
Vũ Uy vương hỏi: chú ấy có biết văn tự Trung quốc không"
– Võ công của nó do ta truyền thụ. Bản lĩnh của nó không thua gì ta. Công lực của nó có phần hơn ta vì nó còn trẻ. Về văn học Trung quốc, nó rất uyên thâm. Trước khi ra đi, ta đã cùng nó ước hẹn khi sai người liên lạc, sẽ làm như thế... như thế để nhận nhau. Vậy các cháu nên cẩn thận để tránh gà nhà đá gà nhà.
Tây viễn vương rút trong bọc ra con dao nhỏ dài hơn gang tay, ông trao cho Vũ Uy vương:
– Hồi đánh Tây vực, Thành Cát Tư Hãn được dâng hai con dao bằng thép, do người Tây phương đúc, sắc bén vô cùng. Tư Hãn ban cho ta. Ta trao cho Ngột A Đa một con, còn một con ta cho cháu. Khi gặp Ngột A Đa, nếu nó còn nghi ngờ thì cháu cứ đưa con dao này ra là nó tin ngay. Thôi các cháu lên đường. Chúc các cháu thành công.
Ông đưa mắt nhìn Long thành ngũ phụng, rồi ngửa mặt lên trời cười, nheo mắt với Ý Ninh. Vương phi Ý Ninh nghĩ thầm:
– Không xong rồi, vị thái thúc (ông trẻ) này kinh lịch khắp Mông cổ, Tây vực, Trung nguyên, kiến thức ông không tầm thường. Không chừng ông đoán được ý vợ chồng mình cũng nên.
Vương phi cũng tủm tỉm cười:
– Ông trẻ biết chủ ý của chúng cháu rồi ư"
– Dĩ nhiên.
Ông nói trầm giọng :
– Một người con gái ngồi, đứng, thì dù có nhan sắc cũng khó mà cột chân anh hùng. Nếu như cô gái đó đi lại, thướt tha, hoặc múa hát, thì anh hùng sẽ ngã ngựa ngay.
– Ông trẻ hiểu rõ cháu đến cùng kỳ cực rồi vậy.
-Trên đời này, cái gì lạ cũng quý. Con người cũng vậy. Con gái Mông cổ thân thể cục mịch, đi đứng cứng ngắt, nói năng ồn ào, mắt ty hí; không thể so với con gái Việt, dáng đi nhẹ nhàng, mềm mại, nói năng khoan thai, thanh thoát, mắt không lá liễu thì cũng giống mắt bồ câu. Năm con bé này, thuộc loại sắc nước hương trời, thì bọn Mông cổ sao thoát khỏi bị chúng nó giam vào trong những đôi mắt đẹp. Con gái Mông cổ thích mặc áo da, hay vải thô, trông cứng như gỗ. Nay cho năm con bé này mặc quần áo Việt bằng lụa, bằng nhiễu, gió bay phất phới thì anh hùng đến mấy cũng phải gác kiếm, cung tay.
– Đa tạ ông trẻ. Rồi sao nữa"
– Tuy nhiên Ý Ninh phải giảng giải hằng ngày về nhiệm vụ cao cả của chúng. Bằng không, chúng chỉ là những đứa con gái thiếu kinh nghiệm trong tình trường, thì nguy tai!
Ông gọi năm nàng ban Đông hoa lại:
– Ông cho cháu mấy bảo bối trước khi lên đường.
Năm nàng khoanh tay:
– Chúng cháu xin ghi vào lòng.
– Bảo bối thứ nhất:
« Trên đời này có nhiều loại hạnh phúc. Hạnh phúc nhất cho những ai được hy sinh thân mình cho Xã tắc. Đất nước này là đất nước của vua Hùng, vua An Dương, vua Trưng để lại, nếu cần bảo vệ thì dù hy sinh thân mình, gia đình mình là điều hãnh diện nhất».
– Dạ, bọn con nhớ rồi.
– Bảo bối thứ nhì:
« Anh hùng nan quá mỹ nhân quan nghĩa là anh hùng hô một tiếng trăm nghìn người chết, thành đổ, núi nghiêng, nhưng trước người đẹp chỉ là con nai ngơ ngác. »
– Dạ, bọn con hiểu.
– Bảo bối thứ ba:
« Sự nghiệp vạn dặm không chứa đầy đôi mắt giai nhân. »
– Dạ! Chúng con hiểu.
« Là gái Việt, tức là con cháu vua Trưng. Không bao giờ khuất phục bọn đàn ông, để họ sai như mèo, như chó. »
– Dạ chúng con hiểu.
Thình lình vương quát lớn rồi vọt mình lên lưng ngựa, phút chốc đã khuất vào cánh đồng xanh.
Vương phi Ý Ninh nhắc nhở:
– Ba bảo bối của Tây Viễn vương, các em phải thuộc nằm lòng.
– Dạ!
Dã Tượng cho Long thành ngũ phụng đi trên một xe song mã. Dọc đường ra Bắc biên, cứ hai chục dặm sứ đoàn lại nghỉ. Vương phi lại huấn luyện các nàng những phương cách bắt anh hùng như bắt thỏ non, mà Tây Viễn vương dạy.
Mỗi khi nghỉ, dân chúng tụm nhau chào đón. Ban Đông hoa lại có dịp ca hát, tấu nhạc. Năm cô dạy Dã Tượng hát. Dã Tượng từng là mục đồng, từng hát nghêu, thổi sáo, nên học rất mau. Nhạc khí Dã Tượng thích nhất là gõ trống mảnh. Bốn cô biết giữa Dã Tượng với Thanh Nga có tình ý, nên cứ để Thanh Nga dạy chàng. Tối đến, Tạ Quốc Ninh lại dạy văn, dạy tiếng Mông cổ cho Dã Tượng với năm cô.
Cả năm cô gái đều đẹp như hoa nở, đàn ngọt, hát hay. Dã Tượng đối xử với các cô hết sức lịch sự từ lời nói, đến cử chỉ. Nhưng chàng vẫn giữ cung cách là người anh. Còn Thanh Nga thì cứ nghĩ: dù có biến cố gì chăng nữa chàng cũng là chồng mình.
Sứ đoàn đi tới vùng Siêu loại, thì thấy hơn mười người ngựa đang đứng chờ ven đường. Vương phi nhìn kỹ : Nhân huệ vương Trần Khánh Dư, Khai sơn hầu Chu Mạnh Nhu, Vũ kỵ thượng tướng quân Lý Tùng Bách, Tham tri bộ Lễ Chu Bác Lãm, Sài sơn song kiệt Lê Kim Sơn, Lê Ngân Sơn.
Vũ Uy vương, vương phi cùng xuống ngựa, hành lễ :
– Không biết các vị có điều gì cần dậy dỗ Duy này mà chờ ở đây "
Tạ Quốc Ninh nói với vương :
– Sáu bị này với Ninh cùng có nỗi khổ tâm, ngày đêm khóc chảy máu mắt. Vì vậy họ đón đường vương gia, xin vương gia hứa cho một vài lời !
Vũ Uy vương còn đang bỡ ngỡ thì vương phi đã nói :
– Các vị yên tâm. Vụ Tô lịch thất tiên bị Mông cổ bắt đi, đến nay cũng không có chút tăm hơi nào. Có hai trường hợp xẩy ra : một là họ bị Mông cổ giết chết rồi. Hai là họ bị Mông cổ đem về Trung nguyên. Trong chuyến đi này chúng tôi sẽ hỏi trực tiếp Ngột Lương Hợp Thai. Dù tình trạng xấu, hay tốt, chúng tôi cũng dùng chim ưng báo cho các vị biết.
Sau ba ngày đi trên con đường cái quan gập ghềnh, sứ đoàn tới Phủ Tổng trấn Bắc cương. Theo truyền thống của Hoa-Việt, khi một hoàng tử tới tuổi 12-13 thì được phong tước. Tước thường khởi từ Quận vương, Quốc vương, cuối cùng là Đại vương. Chức thì tùy theo tài năng, thường gồm cả chức văn lẫn võ. Duy triều Trần, các vương, hầu thuộc hoàng tộc không giữ chức vụ chủa triều đình. Mỗi vị cai trị đất phong của mình như một nước nhỏ. Thảng hoặc mới có người giữ chức vụ như Trần Thủ Độ lĩnh chức Thái sư, Hưng Đạo vương lĩnh chức Tiết Chế (Tổng tư lệnh quân đội). Hoàng tử Trần Nhật Duy vì có đại tài nên khi 13 tuổi đã được phong tước Vũ Uy vương, được trao cho trấn thủ Bắc cương. Chức tước của vương là :
Thái tử thiếu bảo,
Đồng bình chương sự (Hàm Tể tướng),
Phụ quốc thượng tướng quân (Cấp bậc cao nhất trong hàng võ quan),
tước Vũ Uy vương,
Lĩnh chức vụ Tổng trấn Bắc cương.
Tòa Tổng trấn Bắc cương cũng là phủ đệ Vũ Uy vương. Sứ đoàn nghỉ tại Tòa Tổng trấn trong năm ngày, để vương sắp xếp mọi sự, ủy quyền cho văn võ quan trực thuộc trong những ngày vương đi sứ.
Biên giớiĐại lý– Đại Việt hồi đó, lùi lên phía Bắc thuộc tỉnh Vân Nam ngày nay hơn 70 cây số. Phương sách của Mông cổ là khi đánh chiếm nước nào, họ cũng duy trì ngôi vua, hệ thống quan lại bù nhìn để thi hành luật pháp của họ. Vì vậy tuy Đại lý đầu hàng Mông cổ, nhưng Mông cổ vẫn duy trì ngôi vua cho Đoàn Hưng Trí với hệ thống quan lại, binh tướng.
Khi thấy sứ đoàn tới biên cảnh, viên quan trấn thủ Đại lý loan báo cho viên Bách phu trưởng Mông cổ đóng gần đó. Viên Bách phu trưởng này gốc người Hán, tên Võ Kim. Hồi Mông cổ sang đánh Đại Việt, y chỉ là chức Thập phu trưởng. Vì viên Bách phu trưởng bị giết trong trận Phù lỗ, y được đôn lên thay thế. Nhìn thấy sứ đoàn với cây cờ trên có hàng chữ:
Đại Việt Đông A Vũ Uy vương,
Võ Kim đã từng thấy Vũ Uy vương trong trận Thảo lâm, y vái dài:
– Tiểu nhân tham kiến vương gia. Không biết vương gia giá lâm có việc gì"
– Võ tướng quân. Xin tướng quân báo với Thái sư Ngột Lương Hợp Thai, hoặc Phò mã Hoài Đô rằng tôi xin cầu kiến, để trao trả tù binh Mông cổ, Đại lý.
– Khải vương gia, Thái sư với Phò mã hiện đóng quân tại Côn minh. Tiểu nhân kính thỉnh vương gia tạm nghỉ nơi đây. Tiểu nhân sẽ sai người đi báo cho hai vị đại nhân.
Sứ đoàn được đóng bên bờ suối, nằm trong Bạc dịch trường Tây biên (chợ biên giới Hoa Việt). Bạc dịch trường này được thành lập vào thời vua Lý Thái tông bên Đại Việt. Đó là ba châu thuộc đất Việt, ba châu thuộc Đại lý, nay là vùng Văn dương bên Vân Nam (Trung quốc). Đây là nơi giao thương giữa Đại lý, Đại Việt. Đại lý hồi đó nói tiếng Thái, lẫn tiếng Việt.
Dã Tượng ban lệnh cho kị mã, lẫn người phục dịch:
– Các người được ra Bạc dịch trường mua sắm, nhưng phải mặc y phục Việt. Không được mặc quân phục. Không được nói tiếng Mông cổ, tiếng Hán, để giặc yên tâm không đề phòng. Yêu cầu của chúng ta là: tìm hiểu những điều bí ẩn của Mông cổ.
Chàng phát cho mỗi người một ống tre, giảng:
– Đây là pháo thăng thiên, lúc nào cũng phải mang theo bên mình. Khi gặp hung hiểm thì tay phải cầm thân ống tre, đầu có sơn đỏ hướng lên trời, rồi cầm sợi giây cuối ống tre giật mạnh, pháo sẽ vọt lên không ít ra là 3 trượng (6 m ngày nay) rồi nổ tung. Ưng binh sẽ bay tới, rồi báo cho tôi. Tôi sẽ tiếp cứu.
Hai ngày sau, vào buổi tối, Vũ Uy vương sai mở cũi thả 4 con Ngao cẩu ra canh phòng khu đóng trại, lại thả 10 Thần ưng ra canh phòng trên trời, rồi họp mọi người trong ngôi lều của vương.
Tạ Quốc Ninh kiểm điểm lại nhân số, thì thiếu Thanh Nga. Hầu hỏi Thúy Trang:
– Con có thấy Thanh Nga đi đâu không"
– Hồi trưa năm đứa chúng con cùng ra Bạc dịch trường Tây biên... ăn quà. Ăn xong, Thanh Nga bị đau bụng, xin về trước. Lúc chúng con trở về đến giờ không thấy Thanh Nga đâu.
Dã Tượng kinh hoảng, bảo Tá lĩnh chỉ huy đội Kỵ mã Long biên La An :
– Em sai tất cả 10 Ngao binh tìm khắp doanh trại một lượt xem.
La An tuân lệnh rời lều. Hơn khắc sau y trở lại, lắc đầu:
– Ngao binh xục xạo khắp trại, không còn một người nào.
Nhìn nét mặt kinh hoàng của bốn cô gái ban Đông hoa, Tạ Quốc Ninh an ủi:
– Các cháu đừng sợ hãi. Trước khi khởi hành ta từng dặn các cháu rằng dù gặp tình huống xấu đến đâu cũng phải bình tĩnh mới mong thoát khỏi. Tỷ như Thanh Nga có mệnh hệ nào, thì thực là một điều danh dự, khi tuổi 18 đã vị quốc vong thân, sẽ được phong thặng. Cha mẹ được triều đình phủ tuất, làng xóm kính trọng, hân hạnh biết bao!
Dã Tượng đặt vấn đề:
– Thanh Nga vắng mặt có thể xuất phát từ bốn nguyên do: một là đi lạc, hai là nhớ nhà trốn về, ba là bị quan quân Đại lý bắt giam, bốn là bị bắt cóc.
Chàng hướng Thúy Nga :
– Em kể cho anh nghe chi tiết về việc chị em ăn quà ra sao. Thanh Nga bị đau bụng từ trước hay sau khi ăn mới đau"
Thúy Nga mở to mắt, chớp chớp mấy cái, cau mày để nhớ lại rồi thuật:
– Em nhớ rõ lắm, sáng nay cả năm đứa cùng ra Bạc dịch trường ăn món ăn Việt. Cửa hàng do người Việt làm chủ. Chúng em cùng ăn bún ốc. Ăn xong chúng em định kéo nhau đến khu bán y phục, thì Thanh Nga kêu đau bụng, rồi xin về trước. Như vậy là đau sau khi ăn.