GSV Janet Nguyễn Gửi Thư Cho Ngoại Trưởng Mỹ Yêu Cầu: Áp Lực CSVN Tôn Trọng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền VN
Sau đây là nguyên văn Thư của GSV Janet Nguyễn gửi cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.
Ngày 27 tháng 2, 2011
Kính gởi Ngoại Trưởng Hillary Clinton
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
Bộ Ngoại Giao
2201 C. Street NW
Washington,DC 20520
Kính thưa Ngoại Trưởng Clinton:
Thay mặt cộng đồng người Mỹ gốc Việt tai quận Cam tại California, tôi muốn nhân cơ hội này gửi lời cảm tạ đến sự can đảm của bà đã chỉ trích những vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc với nhà lãnh đạo nước này trong cuộc viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông ta hồi tháng Giêng vừa qua.
Tôi cũng xin chuyển lời tán thưởng của cộng đồng chúng tôi đến những thành quả của bà trong việc làm áp lực chính quyền quân phiệt Myanmar phải trả tự do cho nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng San Sun Kye. Phản ứng và quyết tâm của bà trong lãnh vực tranh đấu cho nhân quyền thực sự đánh động thế giới đứng lên tiếp tục tranh đấu cho những quyền căn bản tối thượng của con người – đặc biệt là tại Việt Nam.
Hơn 15 năm trước đây, Tổng Thống Clinton đã hủy bỏ lệnh cấm vận cho Việt Nam. Kết quả, mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng cải thiện một cách rõ rệt trải qua nhiều nội các Hoa Kỳ. Việt Nam ngày nay được xem như một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á xuyên qua hiệp ước song phương vừa được ký kết. Chúng ta hy vọng Việt Nam vì thế sẽ cải tiến trên các lãnh vực kinh tế chính trị, đặc biệt là phải thay đổi quan điểm trong lãnh vực tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo hiện nay của họ.
Một biến chuyển quan trọng khác là việc Hoa Kỳ đã đem Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần phải đặc biệt quan tâm (CPC). Mặc dầu với những nỗ lực qua nhiều chính phủ Hoa Kỳ và các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ, Việt Nam và chính quyền hiện tại của nước này tiếp tục gia tăng đàn áp những người dân trong nước, mặc dầu Việt Nam đạt được những cải thiện kinh tế và an hưởng 36 năm thanh bình.
Chính quyền Việt Nam đã không bày tỏ một nỗ lực nào để thay đổi ý thức hệ và hành vi của họ trong việc đối xử với quần chúng. Bà cũng biết rõ, đại đa số người dân Việt Nam hiện đang sống trong tình cảnh hết sức nghèo nàn, nạn tham nhũng hoành hành trên khắp đất nước Việt Nam , quyền hành chính trị, việc kiểm soát tài nguyên quốc gia hoàn toàn nằm trong tay một thiễu số lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam và gia đình họ.
Tự do tôn giáo , ngôn luận và việc tham dự chính trị đa phương đều bị giới hạn hoặc bị cấm đoán, mặc dầu những cố gắng của chính phủ Hoa Kỳ trong việc ủng hộ Việt Nam bao gồm nhiều lãnh vực ngoại thương, và viện trợ nhân đạo. Ngoài ra, bà đã từng ủng hộ Việt Nam trước mối đe dọa của Trung Quốc, công khai công bố chính sách của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á trước hội nghị quốc tế tổ chức ngay chính thủ đô Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái.
Là Giám Sát Viên địa hạt 1, quận Cam, tiểu bang California nơi cư ngụ đông đảo nhất của người Việt tại hải ngoại. Là một dân cử phụ nữ gốc Việt cao cấp nhất hiện nay tại Hoa Kỳ, tôi là một trong những tiếng nói bảo vệ nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam mạnh dạn nhất. Tôi cũng hân hạnh là dân cử người Mỹ gốc Việt đầu tiện được điều trần trước Tiểu Ban Ngoại Giao của Thượng Viện Hoa Kỳ năm 2008 về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Trong cuộc điều trần này tôi đã biểu lộ mối quan tâm của những người Mỹ gốc Việt trên toàn nước Mỹ về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Nhân quyền tại Việt Nam là mối ưu tư hàng đầu của cá nhân tôi, xuất thân từ một gia đình tị nạn Cộng Sản, trốn khỏi chế độ hà khắc này từ những năm thuộc niên 70, vượt biển và chấp nhận những hiểm tai trên đường đi tìm tự do và dân chủ.
Tôi thành khẩn yêu cầu bà chuyển đạt một thông điệp rõ ràng cho chính quyền Cộng Sản Việt Nam và khuyến cáo họ phải thay đổi chính sách cai trị hà khắc hiện nay. Với những biến cố đã xảy ra tại Ai Cập, tương tự như vậy những trương mục tài chánh của các viên chức chính quyền Việt Nam và thân nhân những người này tại ngoại quốc sẽ có thể bị sai áp, con cái, thân tộc của họ sẽ bị thanh lọc và chính phủ Hoa Kỳ sẽ không cho phép cấp học bổng thuộc chương trình tài trợ Fulbright và những đặc quyền khác cho những cá nhân này. Đặt các thành phần này trong danh sách hạn chế du hành ra nước ngoài, các tài sản của họ sẽ bị tịch thu ngay cả khi họ rời khỏi chức vụ. Điều này sẽ cảnh giác họ nếu cứ tiếp tục các hành động vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của hàng triệu người dân Việt Nam hiện nay.
Những viên chức lãnh đạo của Việt nam và thân nhân của những người này tiếp tục hưỡng lợi một khi mà họ nhận thức thế giới và Hoa Kỳ vẫn làm ngơ trước những hành vi hà hiếp , bóc lột người dân vô tội và nuôi dưỡng một chế độ Cộng Sản độc tài đảng trị. Tôi tin rằng với những biện pháp chế tài mà Hoa Kỳ hiện đang áp dụng cho một số quốc gia trên thế giới sẽ là một bài học cảnh báo cho những viên chức Việt Nam. Họ phải hiểu rằng thế giới đang nhìn họ và sẽ không dung túng những hành động vi phạm nhân quyền trái với hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Trong tuần qua, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một trong những nhà đấu tranh cho nhân quyền đã dấn thân từ nhiều năm nay, tư gia của ông đã bị Công An Cộng Sản Việt Nam lục soát, và ngay chính ông đã bi bắt giử một cách sái phép, chỉ vì ông kêu gọi những người dân hy sinh, kiên nhẫn tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Lời kêu gọi tranh đấu của bác sĩ Quế là một hành vi ôn hòa , bất bạo động và hợp pháp. Tôi yêu cầu bà Ngoại Trưởng chỉ thị tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phải can thiệp để bảo đảm an ninh cho cá nhân và gia đình của bác sĩ Quế.
Tôi hy vọng rằng trong vai trò ngoại trưởng Hoa Kỳ, thông điệp của bà sẽ cảnh tỉnh các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, buộc họ phải chấm dứt những hành động vi phạm nhân quyền cố hữu từ trước tới nay và như vậy tiền đóng thuế của nhân dân Hoa Kỳ sẽ không phí phạm cho một chế độ đã không tôn trọng những quyền căn bản của con người.
Xin cảm tạ bà Ngoại Trưởng đã lưu tâm đến vấn đề này và những thành quả cũng như nỗ lực của bà trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền trên thế giới. Nếu chúng tôi có thể làm được những gì trong khả năng, xin bà liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại (714)834-3110 hay [email protected].
Trân trọng kính chào,
JANET NGUYEN
Giám Sát Viên, Địa Hạt 1
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam
Đồng kính gởi: Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama
Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Nhân Quyền Micheal Posner
TNS Barbara Boxer
TNS John Kerry
TNS John McCain
Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Hàng và Tài Chánh Thượng Viện:
TNS Tim Johnson
TNS Richard Shelby, Phó Chủ Tịch
Ủy Viên: TNS Jack Reed, TNS Mike Crapo, TNS Charles Schumer, TNS. Bob Corker, TNS. Robert Menendez, TSN Jim De Mint, TNS Daniel Akaka, TNS David Vitter, TNS. Sherrod Brown, TNS Mike Johanns, TNS Jon Tester, TNS Patrick Toomey, TNS Herb Kohl, TNS Makr Kirk, TNS mark Warner, TNS Jerry Moran, TNS Jeff Merkley, TNS Roger Wicker, TNS Micheal Bennet, TNS Kay Hagan.
Dân Biểu Liên Bang: Loretta Sanchez, Dana Roarbacher, Ed Royce
Thống Đốc Tiểu Bang California Jerry Brown
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa.
Sau đây là nguyên văn Thư của GSV Janet Nguyễn gửi cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.
Ngày 27 tháng 2, 2011
Kính gởi Ngoại Trưởng Hillary Clinton
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
Bộ Ngoại Giao
2201 C. Street NW
Washington,DC 20520
Kính thưa Ngoại Trưởng Clinton:
Thay mặt cộng đồng người Mỹ gốc Việt tai quận Cam tại California, tôi muốn nhân cơ hội này gửi lời cảm tạ đến sự can đảm của bà đã chỉ trích những vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc với nhà lãnh đạo nước này trong cuộc viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông ta hồi tháng Giêng vừa qua.
Tôi cũng xin chuyển lời tán thưởng của cộng đồng chúng tôi đến những thành quả của bà trong việc làm áp lực chính quyền quân phiệt Myanmar phải trả tự do cho nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng San Sun Kye. Phản ứng và quyết tâm của bà trong lãnh vực tranh đấu cho nhân quyền thực sự đánh động thế giới đứng lên tiếp tục tranh đấu cho những quyền căn bản tối thượng của con người – đặc biệt là tại Việt Nam.
Hơn 15 năm trước đây, Tổng Thống Clinton đã hủy bỏ lệnh cấm vận cho Việt Nam. Kết quả, mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng cải thiện một cách rõ rệt trải qua nhiều nội các Hoa Kỳ. Việt Nam ngày nay được xem như một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á xuyên qua hiệp ước song phương vừa được ký kết. Chúng ta hy vọng Việt Nam vì thế sẽ cải tiến trên các lãnh vực kinh tế chính trị, đặc biệt là phải thay đổi quan điểm trong lãnh vực tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo hiện nay của họ.
Một biến chuyển quan trọng khác là việc Hoa Kỳ đã đem Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần phải đặc biệt quan tâm (CPC). Mặc dầu với những nỗ lực qua nhiều chính phủ Hoa Kỳ và các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ, Việt Nam và chính quyền hiện tại của nước này tiếp tục gia tăng đàn áp những người dân trong nước, mặc dầu Việt Nam đạt được những cải thiện kinh tế và an hưởng 36 năm thanh bình.
Chính quyền Việt Nam đã không bày tỏ một nỗ lực nào để thay đổi ý thức hệ và hành vi của họ trong việc đối xử với quần chúng. Bà cũng biết rõ, đại đa số người dân Việt Nam hiện đang sống trong tình cảnh hết sức nghèo nàn, nạn tham nhũng hoành hành trên khắp đất nước Việt Nam , quyền hành chính trị, việc kiểm soát tài nguyên quốc gia hoàn toàn nằm trong tay một thiễu số lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam và gia đình họ.
Tự do tôn giáo , ngôn luận và việc tham dự chính trị đa phương đều bị giới hạn hoặc bị cấm đoán, mặc dầu những cố gắng của chính phủ Hoa Kỳ trong việc ủng hộ Việt Nam bao gồm nhiều lãnh vực ngoại thương, và viện trợ nhân đạo. Ngoài ra, bà đã từng ủng hộ Việt Nam trước mối đe dọa của Trung Quốc, công khai công bố chính sách của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á trước hội nghị quốc tế tổ chức ngay chính thủ đô Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái.
Là Giám Sát Viên địa hạt 1, quận Cam, tiểu bang California nơi cư ngụ đông đảo nhất của người Việt tại hải ngoại. Là một dân cử phụ nữ gốc Việt cao cấp nhất hiện nay tại Hoa Kỳ, tôi là một trong những tiếng nói bảo vệ nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam mạnh dạn nhất. Tôi cũng hân hạnh là dân cử người Mỹ gốc Việt đầu tiện được điều trần trước Tiểu Ban Ngoại Giao của Thượng Viện Hoa Kỳ năm 2008 về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Trong cuộc điều trần này tôi đã biểu lộ mối quan tâm của những người Mỹ gốc Việt trên toàn nước Mỹ về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Nhân quyền tại Việt Nam là mối ưu tư hàng đầu của cá nhân tôi, xuất thân từ một gia đình tị nạn Cộng Sản, trốn khỏi chế độ hà khắc này từ những năm thuộc niên 70, vượt biển và chấp nhận những hiểm tai trên đường đi tìm tự do và dân chủ.
Tôi thành khẩn yêu cầu bà chuyển đạt một thông điệp rõ ràng cho chính quyền Cộng Sản Việt Nam và khuyến cáo họ phải thay đổi chính sách cai trị hà khắc hiện nay. Với những biến cố đã xảy ra tại Ai Cập, tương tự như vậy những trương mục tài chánh của các viên chức chính quyền Việt Nam và thân nhân những người này tại ngoại quốc sẽ có thể bị sai áp, con cái, thân tộc của họ sẽ bị thanh lọc và chính phủ Hoa Kỳ sẽ không cho phép cấp học bổng thuộc chương trình tài trợ Fulbright và những đặc quyền khác cho những cá nhân này. Đặt các thành phần này trong danh sách hạn chế du hành ra nước ngoài, các tài sản của họ sẽ bị tịch thu ngay cả khi họ rời khỏi chức vụ. Điều này sẽ cảnh giác họ nếu cứ tiếp tục các hành động vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của hàng triệu người dân Việt Nam hiện nay.
Những viên chức lãnh đạo của Việt nam và thân nhân của những người này tiếp tục hưỡng lợi một khi mà họ nhận thức thế giới và Hoa Kỳ vẫn làm ngơ trước những hành vi hà hiếp , bóc lột người dân vô tội và nuôi dưỡng một chế độ Cộng Sản độc tài đảng trị. Tôi tin rằng với những biện pháp chế tài mà Hoa Kỳ hiện đang áp dụng cho một số quốc gia trên thế giới sẽ là một bài học cảnh báo cho những viên chức Việt Nam. Họ phải hiểu rằng thế giới đang nhìn họ và sẽ không dung túng những hành động vi phạm nhân quyền trái với hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Trong tuần qua, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một trong những nhà đấu tranh cho nhân quyền đã dấn thân từ nhiều năm nay, tư gia của ông đã bị Công An Cộng Sản Việt Nam lục soát, và ngay chính ông đã bi bắt giử một cách sái phép, chỉ vì ông kêu gọi những người dân hy sinh, kiên nhẫn tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Lời kêu gọi tranh đấu của bác sĩ Quế là một hành vi ôn hòa , bất bạo động và hợp pháp. Tôi yêu cầu bà Ngoại Trưởng chỉ thị tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phải can thiệp để bảo đảm an ninh cho cá nhân và gia đình của bác sĩ Quế.
Tôi hy vọng rằng trong vai trò ngoại trưởng Hoa Kỳ, thông điệp của bà sẽ cảnh tỉnh các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, buộc họ phải chấm dứt những hành động vi phạm nhân quyền cố hữu từ trước tới nay và như vậy tiền đóng thuế của nhân dân Hoa Kỳ sẽ không phí phạm cho một chế độ đã không tôn trọng những quyền căn bản của con người.
Xin cảm tạ bà Ngoại Trưởng đã lưu tâm đến vấn đề này và những thành quả cũng như nỗ lực của bà trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền trên thế giới. Nếu chúng tôi có thể làm được những gì trong khả năng, xin bà liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại (714)834-3110 hay [email protected].
Trân trọng kính chào,
JANET NGUYEN
Giám Sát Viên, Địa Hạt 1
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam
Đồng kính gởi: Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama
Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Nhân Quyền Micheal Posner
TNS Barbara Boxer
TNS John Kerry
TNS John McCain
Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Hàng và Tài Chánh Thượng Viện:
TNS Tim Johnson
TNS Richard Shelby, Phó Chủ Tịch
Ủy Viên: TNS Jack Reed, TNS Mike Crapo, TNS Charles Schumer, TNS. Bob Corker, TNS. Robert Menendez, TSN Jim De Mint, TNS Daniel Akaka, TNS David Vitter, TNS. Sherrod Brown, TNS Mike Johanns, TNS Jon Tester, TNS Patrick Toomey, TNS Herb Kohl, TNS Makr Kirk, TNS mark Warner, TNS Jerry Moran, TNS Jeff Merkley, TNS Roger Wicker, TNS Micheal Bennet, TNS Kay Hagan.
Dân Biểu Liên Bang: Loretta Sanchez, Dana Roarbacher, Ed Royce
Thống Đốc Tiểu Bang California Jerry Brown
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa.
Send comment