Hôm nay,  

Obama Lập Hội Đồng Việc Làm Và Sức Cạnh Tranh

1/22/201100:00:00(View: 3046)
Obama Lập Hội Đồng Việc Làm Và Sức Cạnh Tranh ; Obama: Bổ Nhiệm TGĐ Jeffrey Immelt Điều Hành Hội Đồng Này

WASHINGTON - TT Obama muốn chiếu ánh sáng lên các thành công kinh tế trong bóng tối của tăng trưởng trì chậm giữa lúc tìm kiếm thêm.
Hôm Thứ Sáu, ông đến bản doanh của công ty General Electrics, tại Schenectady (New York) để công bố 1 hợp đồng mới ký kết giữa GE và Ấn Độ. Cũng vào dịp này, ông loan báo việc tái tổ chức ban tham mưu tại Bạch Ốc để chú trọng vào việc tạo việc làm và tăng sức cạnh tranh.
Ông Obama cử tổng giám đốc Jeffrey Immelt điều khiển HĐ việc làm và sức cạnh tranh. HĐ này thay thế ủy hội hồi phục kinh tế từng thuộc quyền chỉ đạo của cựu thống đốc Quỹ dự trữ liên bang Pauk Volcker. Hồi chiều Thứ Năm, ông Obama loan báo (như đã đuợc trông đợi) chấm dứt nhiệm vụ của ông Volcker.
Trong 1 thông báo phổ biến sau giữa đêm, ông giải thích : sứ mạng của HĐ việc làm và sức cạnh tranh là vận dụng các ý kiến của lãnh vực tư để tăng tốc hồi phục kinh tế và tăng sức cạnh tranh. Ông nhấn mạnh "Chúng ta còn 1 đoạn đuờng dài phiá trước và ưu tiên số 1 của tôi là làm mọi việc để đưa công dân trở lại việc làm".
Cơ xưởng của GE hưởng phúc lợi từ 1 hợp đồng chế tạo động cơ điện cho Ấn Độ đã loan báo trong chuyến đi Nam Á cuả TT Obama hồi Tháng 11.
Ông Immelt là lãnh đạo doanh nghiệp cổ võ phát triển năng lượng thay thế - xưởng của GE ở New York sẽ là nơi sản xuất bình điện tân tiến cung cấp cho xe hơi chạy bằng điện.

Tham vụ Bạch Ốc Robert Gibbs tuyên bố "GE đưa việc làm ở hải ngoại về trong nước". Bạch Ốc xác nhận GE đã hoàn tất hợp đồng trị giá 755 triệu MK với Ấn Độ, tương đuơng xuất cảng 500 triệu MK và cung cấp 1600 việc làm.
Ngoài ra, theo lời ông Obama, công nhân GE là điển hình của công dân trung lưu, là đối tượng của cuộc thương lượng giảm thuế tính trên lương mà ông đã thỏa hiệp với đảng CH trong Tháng 12 để gia hạn các giảm thuế ban hành thời Bush.
Tổng giám đốc Immelt là 1 trong 20 tổng giám đốc doanh nghiệp đã họp nguyên 1 ngày với TT Obama tại Blair House trong tháng qua. Ông Immelt có mặt trong 14 lãnh đạo doanh nghiệp đuợc mời gặp chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuần này, và dự quốc yến khoản đãi nguyên thủ Trung Quốc tối Thứ Tư.
Qua mục ý kiến của báo The Washington ấn bản Thứ Sáu 21-1, ông Immelt viết "TT và tôi chủ trương đối thoại thẳng thắn và đầy đủ trong các giới kinh doanh, lao động và chính quyền để bảo đảm Hoa Kỳ có nền kinh tế cạnh tranh và đổi mới nhất thế giới".
Theo ghi nhận của nhà báo, việc bổ nhiệm tổng giám đốc Immelt cũng có ý nghĩa cải tiến các quan hệ giữa ông Obama và cộng đồng kinh thương. Đầu tháng này, cựu thị trưởng William Daley, cũng là cựu viên chức ngân hàng JP Morgan đuợc TT Obama giao nhiệm vụ chánh văn phòng. Ông Immelt là người hậu thuẫn ông Obama từ đầu nhiệm kỳ TT, tuy các hỗ trợ tài chính của ông có tính lưỡng đảng - ông Immelt tài trợ cả nghị sĩ Hillary Clinton cũng như nghị sĩ McCain, cựu thị trưởng Giuliani và cựu thống đốc Romney trong cuộc tranh cử TT năm 2008.
Công nhân GE và thân nhân hậu thuẫn ông Obama mạnh hơn mọi ứng viên TT khác.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Donald Trump từng hứa hẹn sẽ thực hiện chiến dịch trục xuất quy mô lớn, đem di dân lậu ra làm “vật tế thần,” đổ thừa họ là nguyên nhân chính gây ra những khó khăn kinh tế và bất ổn xã hội tại Mỹ. Nhưng kể từ khi nhậm chức, Trump đã lộ ra ý định mở rộng chính sách này, không chỉ nhắm vào di dân lậu mà còn bao gồm cả công dân Hoa Kỳ. Khoảng đầu tháng 7 năm 2025, khi được hỏi liệu ông có trục xuất cố vấn cũ Elon Musk vì đã chỉ trích “Dự luật bự, đẹp” hay không, Trump nói rằng “để coi lại đã.” Tỷ phú công nghệ Elon Musk sinh ra tại Nam Phi và trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 2002.
California là tiểu bang đang phản kháng mạnh mẽ những chính sách chống di dân của chính quyền liên bang. Trong lĩnh vực giáo dục, Tiểu Bang Vàng tiếp tục hỗ trợ cho các sinh viên thuộc các gia đình di dân chưa có giấy tờ. Vào cuối tháng 6, American Community Media tổ chức một cuộc họp báo toàn tiểu bang, trong đó Ủy Ban Hỗ Trợ Sinh Viên California (CSAC) tái khẳng định cam kết của California trong việc hỗ trợ sinh viên di dân.
Kể từ nhiệm kỳ đầu tiên, tổng thống Trump đã thường xuyên xung đột với California, thành trì của các chính sách tiến bộ về di dân, y tế toàn dân, bảo vệ môi trường. Với số lượng di dân đông đúc, luật tiểu bang bảo vệ di dân, California trở thành mục tiêu thường xuyên của phe bảo thủ. Tiểu Bang Vàng trở thành Dân Chủ kể từ những năm 1990, khi ảnh hưởng của đảng Cộng Hòa bị suy giảm do Dự Luật 187 năm 1994 của Thống Đốc Pete Wilson (Cộng Hòa), đưa ra nhằm hạn chế quyền tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người nhập cư.
Những cuộc cãi vã, đối đầu gần đây giữa Elon Musk và tổng thống Trump đang thu hút sự chú ý của truyền thông dư luận, góp phần làm doanh thu và lợi nhuận ròng của Tesla, hãng xe điện lớn nhất Hoa Kỳ, trở nên tồi tệ hơn.
Chiều mồng Bốn tháng Bảy, công viên gần nhà tôi vắng hoe như sân ga bỏ hoang. Dăm ba tiếng pháo tay đì đùng lác đác từ dãy nhà xa vọng lại, vài đứa trẻ lân lê đá bóng cạnh bãi đậu xe. Dãy bàn gỗ khu lò nướng chỉ vài ba gia đình ngồi rải rác. Lần đầu tiên, Lễ Độc Lập không nghe tiếng bia leng keng ngoài ‘park’, không có nhạc xập xình, chẳng thơm phức mùi khói thịt nướng. Lá cờ Mỹ phất phơ trên chòi canh trông trơ trọi.
Luật ngân sách BBB sẽ còn làm chênh lệch giầu nghèo nghiêm trọng hơn. Từ trước đến nay chưa bao giờ có một đạo luật nào cắt giảm bảo hiểm y tế và các chương trình an sinh xã hội ở một mức quy mô và rộng lớn như vậy. Thực tế, BBB không phải là luật to lớn và đẹp vì chỉ thắng xít xao tại cả hai viện của Quốc Hội. BBB là một lỗi lầm nghiêm trọng và đáng xấu hổ. Đảng Cộng Hòa sẽ phải đối mặt với trách nhiệm của mình trong hai cuộc bầu cử sắp tới vào 2026 và 2028.
Tôi không ăn mừng Lễ Độc Lập hôm nay, vì pháo hoa không soi thấu những trại giam di dân mọc lên khắp nước Mỹ, pháo hoa không xua được ICE đập cửa dí súng còng tay bứt người mẹ ra khỏi đàn con; pháo hoa không giữ ấm được cả gia đình người đồng minh Afgan vừa mất quy chế bảo vệ. Tôi không ăn mừng vì độc lập tự do hôm nay ngụy trang dưới những khẩu hiệu vay mượn và bóp méo - vì cách đất nước chúng ta đối xử với người yếu thế dưới danh nghĩa lá cờ. Ngày vào tị nạn nước Mỹ, tôi tin đất nước này không gạt ai ra ngoài chỉ vì nơi sinh, màu da, hay tờ giấy trú thân bị bão tố cuốn trôi. Niềm tin đó chưa chết — nhưng nó không sống nhờ những tiếng nổ của pháo hoa hay sự im lặng làm ngơ. Nó chỉ còn sống khi ta đủ can đảm kể lại câu chuyện thật: di dân không xâm lăng ai cả — di dân chính là nước Mỹ, đã như thế và sẽ mãi như thế.
Dự luật One Big Beautiful Bill Act – hiện đang được phe Cộng Hòa xắn tay soạn thảo và cổ động – nếu được thông qua tuần này, sẽ bơm tiền khổng lồ cho các cơ quan công lực liên bang và hệ thống nhà tù, mở đường cho chiến dịch trục xuất chưa từng có và tham vọng quân sự hoá xã hội Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump
Ngày 26 tháng 3 năm 2025, Kristi Noem – Bộ trưởng An ninh Nội địa trong chính quyền Trump – đến thăm Trung tâm Giam giữ Khủng bố CECOT tại El Salvador, đi cùng với Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Công cộng Gustavo Villatoro. Chuyến thăm này tái khẳng định thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ: El Salvador sẽ nhận giam giữ di dân bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. CECOT, nhà tù nằm dưới chân núi lửa, vốn đã khét tiếng vì điều kiện giam giữ tàn bạo. Nhưng năm nay, nó tiếp nhận một loại tù nhân mới: di dân bị trục xuất từ Hoa Kỳ – không vì tội hình sự, mà vì chính sách mới của Tổng thống Donald Trump.
Tustin, Santa Ana, California – (The Independent): Trưa thứ Bảy, ngày 21 tháng 6, 2025, một người cha của ba quân nhân Hoa Kỳ đã bị đánh đập và bị bắt giữ giữa ban ngày bởi một nhóm người bịt mặt mặc đồng phục có dấu hiệu thuộc Tuần Tra Biên Giới (U.S. Border Patrol), theo đoạn phim lan truyền mạnh trên mạng xã hội. Nạn nhân là ông Narciso Barranco, 48 tuổi, làm nghề làm vườn tại Tustin, Quận Cam. Khoảng bảy người ập đến khi ông đang làm việc trước một tiệm ăn IHOP ở Santa Ana. Video cho thấy ông bị đè xuống đất, đập đầu ít nhất sáu lần, kẹp cổ, bị đánh, rồi bị kéo lê lên một chiếc xe SUV không biển số, trong khi vẫn rên rỉ và kêu cứu. “Cha tôi bỏ chạy vì hoảng sợ – ông không biết ai đang đuổi theo mình. Họ không hỏi gì, chỉ xông đến đánh và bắt,” Alejandro Barranco, 25 tuổi, cựu Thủy quân lục chiến từng đóng quân ở Afghanistan nói với tờ Los Angeles Times.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.