Hôm nay,  

Đưa Anh Về Nhà

31/07/201000:00:00(Xem: 5776)

Đưa Anh Về Nhà

Th/U Lưu Đức Linh (Phòng TLC) đứng bìa trái, kế đó là 3 MX không rõ tên, đứng bên bìa phải là Th/U Đặng Phạm Hùng, Phòng ANQĐ/SĐ.

Trần Như Hùng
Đây là bài ghi lại nguyên văn câu chuyện do em gái cố Th/U Lưu Đức Linh, phòng Tâm Lý Chiến Sư Đoàn TQLC thuật lại.
Th/U Lưu Đức Linh, khóa 3/72 Trừ bị Thủ Đức, đầu tiên được bổ sung về TĐ 9 Mãnh Hổ, sau đó thuyên chuyển về phục vụ tại Phòng Tâm Lý Chiến SĐ. Tháng Ba năm 1975 anh mất tích ở Đà Nẵng khi SĐ/TQLC triệt thoái về Nam. Ba mươi hai năm sau, các em anh về lại VN tìm được di cốt và cải táng, đưa anh về nằm bên cạnh mồ mẹ.
Cuối tháng Ba 1975, ở Sài Gòn khi nghe tin toàn bộ Sư đoàn TQLC ở Đà Nẵng di tản về Vũng Tàu bằng đường thủy Ba em có ra đó để đón anh Linh. Chờ hoài không thấy, Ba em hỏi thăm những người về, có người thì nói thấy anh Linh em bơi ra biển nhưng bị chết chìm, người thì nói anh Linh bị chân vịt của tàu chém vào chân nên bị chìm … Oái oăm là có người bà con phía bên Ba em nói chính mắt ông thấy anh Linh chết trên biển. Nghe tin như vậy xong, Ba em trở về SG đi thẳng vào tiệm hớt tóc cạo đầu trước rồi mới về nhà. Đến nhà Ba nói với Má em thằng Linh chết rồi xong ông đi thẳng lên lầu. Má em òa lên khóc vật vã làm cả nhà náo loạn, chúng em còn quá nhỏ cũng chỉ biết ngồi bên cạnh ôm Má khóc theo, không giúp được gì. Cả nhà chìm trong đau thương, dù Ba Má em trong thâm tâm vẫn tin (hay vẫn ước mong") rằng anh Linh còn sống và thế nào rồi cũng sẽ về với gia đình.
Qua tháng Tư 1975 khi làm sóng di tản ở Sài Gòn bắt đầu ồ ạt, gia đình em cũng có tên trong danh sách đi Mỹ bằng phi cơ qua phi trường Tân Sơn Nhất nhưng Ba em quyết định chờ xem anh Linh có về không. Và ngày 30/4 đến. Thế là xong.
Sau ngày 30/4/1975 Ba Má và chúng em vẫn tiếp tục chờ, nhưng ngày này sang tháng nọ anh vẫn biệt tăm. Đến năm 1976 thì Má em có lẽ đã tuyệt vọng nên cuối tháng Ba 1976 bà làm mâm cơm cúng rồi bảo tụi em “tụi bay cúng anh Linh bay đi”. Thế nhưng chúng em không cúng và cãi lại “anh Linh chết hồi nào mà Má kêu tụi con quỳ cúng”. Mặc cho Má khóc tụi em nhất định không cúng!
(Cũng trong năm 1976, một hôm có một anh tới nhà nói với Má em rằng “con là bạn của Linh, cùng bị bắt chung. Chúng con có giao với nhau ai trốn thoát về được thì ghé nhà người kia báo tin. Con vừa trốn về được nên ghé đây báo ngay”. Khi tụi em đưa 2 tấm hình, 1 của anh Linh, 1 của anh Tư em ra, anh đó chỉ đúng hình anh Linh. Má em mừng lắm, hỏi “ con có thể chỉ giùm bác chỗ giam để bác đi thăm Linh không"” . Anh ấy nói để ghé về Đà Lạt thăm gia đình rồi sẽ quay trở lại cho biết tin chi tiết nhưng rồi từ đó hoàn toàn bặt tin, gia đình em không hề gặp lại. Em không biết tên anh đó là gì.
Có người nữa thì nói với chúng em là trước đó có biết anh Linh (từng cùng nhau đi nhậu ở Huế), khi mất Đà Nẵng thì gặp anh Linh cũng bị bắt tập trung tại 1 trường học, sau đó phân tán mất tin.
Tháng Tám 1978 chị Ba em sinh bé trai đầu lòng. Được vài tuần, một tối chị nằm mơ thấy anh Linh về. Chị hỏi “ anh đi đây đây"” thì anh trả lời “ Tao nghe mày sanh nên về thăm, nhưng thôi để tao lên lầu thăm Ba Má đã”. Sau đó anh trở xuống nắm tay chị Ba em kéo đi. Chị Ba em không biết gì cứ theo anh Linh, đi, đi mãi. Một lúc sau anh Linh dắt chị Ba em rẽ vào một lùm cỏ tranh, anh đi trước hai tay vẹt cỏ tranh, chị Ba em theo sau. Đi một đoạn thì thấy ngôi mộ có bia đề tên “Lưu Đức Linh”, ngay trước mặt có con suối nhỏ. Rồi chị Ba em tỉnh giấc, kêu cả nhà dậy và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Ai cũng nghĩ “nếu đúng vậy thì anh Hai em đã chết trong rừng nhưng biết anh chết ở tỉnh nào, nơi nào mà đi tìm"” Chúng em rất phân vân vì nhớ đến trước đó có nhiều người nói anh Linh em đã chết ngoài biển, mà nay linh hồn anh lại về báo mộng là chết ở đất liền" Sau đó chị Ba em đi coi bói, đưa tấm hình của anh Linh thì người coi nói liền “anh này chết rồi, chết trên đồi núi cao, không chết sông chết biển …”
Thế rồi sau đó trong năm 1978, Má em cố gắng xoay sở cho chúng em lần lượt từng đứa vượt biển. Chuyện này dài giòng, em xin bỏ qua, vì nghĩ chắc mấy anh cũng hiểu, sau khi đến được bến bờ tự do, chúng em, như mọi người, cũng lo bương chải, vật lộn với cuộc sống nên quên mất việc tìm kiếm tin tức người anh xấu số của mình. (Viết tới đây mà em không cầm được nước mắt vì thấy ân hận đã quá có lỗi với linh hồn anh Linh em!)
*
Bẵng đi một thời gian, đến năm 2006, em Việt gửi thư cho trang web Tổng Hội TQLC nhắn tin nhờ tất cả các bạn của anh Linh hay các anh trong TQLC tìm giúp tin tức về anh. Có một vài anh cùng khóa liên lạc lại và nói để hỏi thăm tìm kiếm, nhưng rồi … cũng chẳng có tin gì. Chúng em buồn vô cùng, vì như vậy, chính các anh cũng không biết tin gì về anh Linh hết.
Đầu năm 2007 chúng em họp lại, bàn bạc và thưa với Ba em xin phép về Việt Nam đi tìm tung tích anh Linh. Ba em gạt đi bảo rằng cát bụi trở về cát bụi, đi tìm làm gì nữa. Chúng em đồng phản đối, thưa với Ba rằng Ba Má cho tụi con qua đây, nay tụi con được sống sung sướng tại sao không quay về tìm cho được xem anh nằm ở đâu để đưa xương cốt anh về chứ tội nghiệp anh nằm bơ vơ xa gia đình đã 32 năm rồi; và mặc cho Ba nói gì thì nói, tụi em quyết định với nhau là phải làm cho được chuyện này.
(Trước đó năm 2006 có người cùng quê với Ba em là chú Lan từng về Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nhờ được 1 ông thầy tâm linh tên là thầy Quýt giúp đã tìm được cốt người mẹ vợ của ông trước kia chết vì bị Pháp bắn và chôn sống. Chú Lan liên lạc hứa sẽ giúp đưa chúng em đến tìm ông thầy Quýt để nhờ tìm anh). Chúng em nhờ người bà con ở Huế ra Đồng Hới trước, tìm gặp ông thầy Quýt, đưa ngày tháng năm sanh của anh Linh cho ông ấy xem. Vừa xem xong ông ấy nói ngay “anh này chết rồi”. Hỏi làm sao chết thì ông ấy nói “anh ấy là lính bên kia, đang lao động làm cỏ thì có người rủ đi trốn nhưng 5 người trốn thì bị bắt lại 3…” Nghe vậy chúng em háo hức vô cùng mong từng ngày cho đến lúc về đi tìm anh Linh. Khi chúng em lên đường, lúc đó Ba mới nói các con đi kiếm được anh Linh rồi thì thiêu đem về đây cho Ba ôm nó một chút, Ba nhớ nó lắm.
*
Lần đầu về Việt Nam
Tháng Hai năm 2007, 3 chị em gái tụi em cùng về Việt Nam. Nghỉ 1 đêm ở nhà trọ, hôm sau chúng em lên thăm mộ bà nội và má rồi bay ra Huế. Phi cơ đáp xuống Phú Bài lúc gần 5 giờ chiều, chúng em lên taxi đi ngay ra Đồng Hới.
Tới Đồng Hới thì trời đã tối khuya nên chúng em thuê phòng khách sạn ngủ qua đêm để sáng hôm sau sẽ đến nhà thầy Quýt. (Đêm đó cả 3 đứa chập chờn, trằn trọc không ngủ được, mới 2 giờ sáng đã lồm cồm dậy hết ngồi bó gối mong cho trời mau sáng!) 9 giờ sáng chúng em tìm đến nhà thầy Quýt, đến nơi ông đang xem cho 2 gia đình khác nên chúng em phải ngồi chờ. Đến lượt chúng em, đợi chị Ba em thắp nhang trước bàn thờ Phật bà Quan Âm xong thầy Quýt nói “tìm gì nữa đây" Bữa trước tôi có mách cho người tới đây tìm anh ấy rồi mà”. Tụi em thưa “ Dạ đúng, tụi con có nhờ người bà con tới hỏi nhưng nghĩ lại nếu đích thân tới hỏi Thầy thì chính xác hơn”. Rồi tụi em đưa hình anh Linh cùng ngày tháng năm sinh của anh và xin thầy “chỉ vẽ giúp anh con còn sống hay chết và chết thì chết ở đâu”.
Bàn tay của thầy bỗng run lên, thầy lấy tấm giấy vẽ bản đồ và nói “anh ấy chết rồi, chết trong trại học tập”.
Thầy vẽ hình “con đường đi lên núi, chú thích con đường rất hẹp, tới đó có 1 miếng đất hình vuông, đi vào trong thì có nhiều nấm mộ mới của những người mới chết, có bia xong mới tới mộ của anh Linh, kế bên có 1 cái mộ đã bốc đi rồi , còn lại mộ anh và mộ 1 người khác nằm gần ngay đó”. (Anh có biết ngôi mộ đã bốc đi là mộ của anh Lê Đình Lời, TQLC không" Người bạn tù chôn anh Lời khi được về đã chỉ cho gia đình anh biết để ra bốc mộ anh).
Thầy nói với tụi em “ anh muốn về nhà lắm rồi 32 năm rồi linh hồn của anh vẫn ở giữ cái mộ đó không đi đâu hết, tội nghiệp anh lắm, đưa anh về đi” Thầy cũng nói rõ là “ mộ trên trại Bình Điền, chung quanh có lính gác” và nói thêm “ sẽ có 2 người giúp đỡ, 1 người khoảng 70 tuổi và 1 người cụt tay”…
Quay về Huế, sáng hôm sau chúng em nhờ 1 người quen ở Huế cùng đi dẫn lên trại Bình Điền, cô L. này có 1 người bạn học cũ thời Trung học, bây giờ làm Trại phó trại Bình Điền. Cô L. gọi điện thoại cho hắn thì hắn bảo tới chợ Bình Điền thì ngồi chờ gọi hắn sẽ xuống. Tuy nhiên tới chợ Bình Điền ngồi chờ 1 lúc lâu hắn lại kêu chúng em lên thẳng Trại. Chúng em thuê honda ôm , 2 người 1 xe, đến cổng đi bộ vào văn phòng gặp hắn. Bấy giờ hắn bảo sẽ còn phải lục tìm hồ sơ xem có tên Lưu Đức Linh không đã, rồi lấy xe chở đưa chúng em lên núi đến khu nghĩa trang chỉ cho xem nhưng thấy trong đó toàn là mộ có bia của những người mới chết. (Trong thâm tâm em nghĩ nhờ anh Linh phù hộ nên hắn có vẻ dễ chịu với chúng em). Hắn cho xe đưa chúng em xuống núi, bằng con đường khác để tìm hỏi một số người dân lúc trước 1975 sống tại khu vực trại Bình Điền này. Em gặp 1 gia đình sống ở đó đã rất lâu. Chị chủ nhà nói “hồi các anh lính Cộng Hòa bị bắt học tập, mỗi lần các anh bị đi lao động ngang nhà, tui thường luộc sắn và khoai lang để sẵn ở 1 góc nào đó cho các anh”. Em gởi chị này ít tiền, nhờ chị hôm sau lên khu nghĩa trang phát cỏ tranh vì thấy cỏ quá cao. Người CA quen với cô L. chở tiếp chúng em tới 1 khu trại nữa cùng khu vực này nhưng lúc đó đang giải tỏa làm đường, hắn nói là sẽ mang tất cả hài cốt của lính Cộng Hòa và cả bộ đội VC chôn ở đó sang nơi khác, bởi thế không vào được. Trên đường ra hắn đưa chúng em ghé nhà 1 người cai tù cũ ở trại 4 Bình Điền tên là Bình, hỏi có biết ai ở đó từng là cai tù ở trại 1 hay không. Người tên Bình nói “ tất cả đều đã về hưu, đa số là về Quảng Trị, chỉ có mỗi mình tôi (Bình) sau khi về hưu xin ở lại Bình Điền” rồi chỉ cho chúng em cách đi tìm mấy người cai tù (của trại 1) nay sống ở Quảng Trị.
Về lại Huế nghỉ một đêm, sáng hôm sau chúng em chia làm 2 toán, 1 đi ra Quảng Trị tìm nhà mấy người cai tù cũ như được chỉ, 1 toán thì trở lại Bình Điền. Khi tới chợ Bình Điền cô L. lại gọi điện thoại cho viên CA trại phó nhờ giúp thì hắn bảo “ cứ ghé nhà chú Bình chú ấy sẽ đưa đi”. Ông ta dẫn chúng em đi theo 1 con đường hẹp và dốc khá đứng (y như lời thầy Quýt chỉ!). Từ chân núi đi lên chúng em vừa đi vừa thở, vừa than thầm Trời ơi! Từ nhỏ tới lớn có bao giờ đi thế này, bây giờ nghĩ mới thấy thương các anh ngày xưa leo đèo, leo núi hành quân cực khổ ra sao …Thật là mệt gần chết! Lên tới nơi, ngay chỗ nghĩa trang mà chúng em đã tới hôm trước, mấy đứa chúng em đốt bó nhang lớn chia nhau thắp khắp nơi, vừa cắm vừa van vái thầm anh Linh khôn thiêng chỉ cho chúng em tìm ra mộ phần của anh… Bỗng dưng có tiếng chim rất lạ kêu lên, không hiểu sao em nghe thấy tiếng kêu thật thảm thiết và sợ run người . Chúng em lần mò đạp lên đám cỏ tranh (đã nhờ người cắt) len lỏi đi qua khu mộ mới có bia, tới khu trong đường đi khúc khuỷu, khó khăn, lên dốc, xuống đồi, có chỗ phải len lỏi như đang đi xuống vực. Chị Ba của em trượt chân té , cả người chị tuột xuống dốc, chị hoảng hốt đưa tay chụp đám dây leo chằng chịt, nhằm bụi gai bị đâm chảy máu tay ròng ròng … Chúng em tự nhủ “không lẽ đây là máu mủ tình thâm, anh Linh chỉ cho chúng em thấy chỗ chôn rồi hay sao"” Thế nhưng nơi chị Ba em té xuống là đất bằng phẳng , không có dấu vết của ngôi mộ nào hết, đi xuống phía dưới một chút thấy có dòng suối nhỏ . Quanh quẩn mãi đến chiều mà không tìm thấy gì cả, chúng em phần thất vọng, phần mỏi mệt quá nên đành quay về Huế.
Người em họ của em ra Quảng Trị quay về cho hay không tìm được tung tích của những người cai tù trại 1 cũ như được chỉ vì kẻ thì đã chết, người thì đi vào vùng kinh tế mới làm nương rẫy cả rồi … Đêm hôm đó mấy đứa em không ngủ được ngồi bàn với nhau lấy tấm họa đồ thầy Quýt đã vẽ ra xem thì thấy“con đường đi lên núi nhỏ hẹp thì đúng rồi, đi vào đám cỏ tranh, ngang qua khu các mộ mới có bia cũng đúng mà đi xuống nữa thì có thấy ngôi mộ nào đã được bốc đi như ông thầy vẽ đâu"” Loay hoay tụi em cứ nghĩ hoài mà không ra và lại thêm một đêm mất ngủ ( hầu như mấy đêm liền tụi em chẳng đêm nào ngủ được, cứ chừng 2, 3 giờ sáng là mấy chị em lại thức dậy cùng nhau bàn, nghĩ ngợi rồi thở dài!).
Sáng dậy em quyết định trở ra Đồng Hới tìm thầy Quýt. Mấy đứa em quỳ hết xuống năn nỉ thầy cùng đi để tìm giúp mộ anh Linh. Thầy Quýt nói “nếu như anh chết nằm ngoài CôngAn quản lý thì tôi đi với các anh chị”. Chúng em nghe vậy thì thở dài (chứ biết nói gì) Thầy lại nói “ Lúc trước tôi đã đi tìm mộ cho cả 2 bên, tìm được cả ngàn ngôi mộ rồi, tôi là đảng viên, cấp trên thấy vậy tước quyền Đảng viên của tôi, sau này tôi tìm được mộ cán bộ cao cấp hắn đến nói trả lại Đảng viên cho tôi. Nhưng tôi trả lời, tôi không cần nữa, tôi làm việc tìm mộ này là vì lương tâm đạo đức thôi chứ tôi không cằn Đảng nữa đâu, mấy ông lấy đem về đi”. Rồi một lần nữa thầy lấy giấy ra vẽ lại sơ đồ giống y lần trước, thầy còn nằm dài xuống nền gạch, nói “anh nằm đây nè, ở ngay phía dưới là con suối chảy”. Đứng dậy, thầy vỗ 2 tay lên đầu , nói “ anh muốn về với gia đình lắm rồi”. Chúng em chẳng biết nói gì hơn đành đứng lên cám ơn để về Huế. Trước khi đi chúng em nhờ thầy coi giùm Ba em ra sao, thầy nói “Ba đang đau đầu đó, đưa anh về đi. Đưa anh về là Ba hết đau đầu liền”. Chúng em nhìn nhau, không biết nói gì mà lòng thì khâm phục thầy (bởi vì trước khi tụi em về Việt Nam 2 tuần Ba bị bệnh đau đầu, mà đau ghê lắm, phải đưa đi Bác sĩ, tới ngày tụi em đi Ba mới đỡ đau đôi chút!).
Trở lại Huế, bữa sau tụi em quyết định trở ra Quảng Trị lần nữa để tìm người cai tù (trại 1) hôm trước người em họ chưa tới được, không ngờ lần này tụi em lại gặp và thấy ông này … bị cụt tay (!). Tụi em nói rõ là đi tìm mộ anh Hai và nhờ giúp. Ông ta kể là về làm ở trại Bình Điền năm 1977 và nói muốn dẫn tụi em tới 1 ông thầy ở Quảng Trị cũng “hay lắm” để nhờ gọi hồn xem. Tụi em bàn nhau nên đi để xem ông này nói có ăn khớp với thầy Quýt ở Đồng Hới không. Bữa đó ông thầy này không tiếp, hẹn sáng sớm ngày mai quay lại. Tụi em về Huế , sáng hôm sau ra Quảng Trị sớm.
*
Sáng hôm sau đến nhà ông thầy Quảng Trị sớm lắm, chúng em vào cúng, đưa tên tuổi anh Hai cho thầy. Chờ một lúc thầy thắp nhang, khấn vái rồi nói “ anh đây bị đưa đi tất cả 3 trại tù, trại thứ nhất là Phong Điền, (trại thứ hai tên gì bây giờ em không nhớ), rồi trại thứ ba là Bình Điền, anh tù, đói và bệnh nên chết”. Rồi ông chỉ cô em thứ chín của em nói “anh về sẽ vào người cô này nè”. Em Chín của em ngồi im không nhúc nhích hồi lâu rồi cứ lạy bàn thờ và lạy thầy. Thầy nói “ bây giờ anh mở miệng nói đi, người nhà đi tìm anh về đó”. Chúng em ngồi chung quanh mới hỏi “ Anh chết ở đâu, nói cho chúng em biết để tụi em đưa anh về nằm gần Má. Má thương nhớ anh lắm nên Má mới chết, còn Ba nữa, Ba cũng nhớ anh lắm và đang đau đầu nặng lắm.. anh nói đi, nếu anh không nói được thì anh viết ra cho tụi em biết …”. Em lấy cây viết và tờ giấy đưa cho “anh”. “Anh” viết từng nét một, có nét dài, nét ngắn, rốt cuộc đọc ra chữ Điền, xong buông viết xuống khóc một cách tức tối … Thầy nói “có chuyện gì uất ức thì nói ra đi, mở miệng ra nói đi ..” nhưng “anh” không nói mà chỉ khóc và khóc hoài thôi . Em mới hỏi “anh có biết em là ai không” thì không trả lời mà gật đầu, rồi ngả đầu trên vai em và lại khóc nữa. Chúng em cũng khóc và nói “tụi em xin lỗi anh, xin anh đừng giận nữa, 32 năm chúng em muốn nhưng không biết anh ở đâu mà tìm, hơn nữa thời điểm đó chúng em đều còn nhỏ quá, mà Ba có đi Vũng Tàu rồi lại ra Đà Nẵng tìm anh mà tìm không ra …”. Chúng em đứa nào cũng xin lỗi, xin “anh” tha thứ mà “anh” không mở miệng được. Thầy mới nói với anh “ thôi chuyện đã lỡ rồi, đừng buồn nữa, thôi mời các anh chị đây uống bia đi”. “Anh” bèn nín khóc và đưa tay ra mời “uống bia”. Trước khi tụi em rời nhà thầy, “anh” có quỳ lạy bàn thờ.
Tới Bình Điền, tụi em cùng ông Bình đi lên núi theo con đường xe hơi chạy được. Tới ngay nơi bữa trước đã ghé, em gái em nhảy liền xuống xe, đi tới sát bờ vực, tụi em phải giữ chặt sợ em té. Em đứng ngó một hồi rồi qauy lại đi vòng vòng … tụi em đi theo mà chẳng thấy có dấu hiệu gì của một ngôi mộ nào hết . Em Chín ngồi xuống bưng mặt khóc rưng rức một hồi, rồi nói ngộp thở quá, ngộp thở quá và xỉu. Tụi em phải đổ nước cho em tỉnh dậy rồi rủ nhau về Huế. Lúc đó tụi em thất vọng vô cùng, đứa nào cũng rầu rĩ vì nghĩ chẳng lẽ mình đành bó tay" Đêm đó tụi em lại ngồi suốt đêm bàn tính và quyết định sáng bữa sau lên Bình Điền lần nữa.
*
Lần này tụi em cũng mang theo họa đồ , nhang đèn, trái cây và bông hoa. Nhưng trên mặt đất (chắc vì bao năm mưa đổ kéo theo đất đá trên cao xuống lấp hết dấu) nên không biết đâu là mộ anh hết. Tụi em đi xuống phía dưới chút nữa thì có con suối nhỏ (vậy là đúng như thẩy Quýt diễn tả). Quay trở lại thì quả thiệt, tụi em tìm được dấu của ngôi mộ đã bốc đi và cục đá mà thầy Quýt nói giống cái nấm rơm và nhìn thật kỹ thì đúng là như có ai chặt chém gì trên cục đá đó. Tụi em bày hoa quả nhang đèn ra cúng (oái oăm là tụi em ngồi cúng ngay trên đầu mộ anh mà không biết !) rồi về lại Huế.
Đêm đó cậu em họ của em bày hôm sau tới nhà 1 ông thầy tên Sinh ở Vỹ Dạ thỉnh ông đi theo cúng thì mới mong tìm ra mộ. Lúc đó tụi em nghe ai có ý kiến gì cũng đồng ý vì có lẽ bối rối quá không biết níu vô đâu. 3 giờ sáng tụi em mới đi nằm, mà cứ trằn trọc hoài. 6 giờ sáng cậu em họ chạy qua đập cửa, miệng ú ớ kêu tụi em qua phòng nó . Tới cửa phòng hắn chỉ tay lên cánh cửa thì thấy 1 con bướm màu nâu đen lớn lắm, bằng nguyên bàn tay mình xòe ra, em chưa thấy con bướm lớn như vậy bao giờ. Cậu em nói hay là anh Linh về"
Tụi em ghé mời thầy Sinh cùng đi lên núi và thầy đồng ý. Khi ra xe, anh biết em thấy gì không" Một con bướm đen cũng lớn bằng con bướm đã thấy hồi nãy bay theo vào trong xe. Và đi cùng chúng em lên núi. (lúc này thì đứa nào cũng tin là vong linh của anh Hai đã về cùng đi theo tụi em).


Tới nơi thầy Sinh cúng, khấn vái Sơn thần, Thổ địa xin cho phép gặp thân nhân (ông đọc tên tuổi của anh Linh em). Thầy nói thứ tiếng gì tụi em nghe chẳng hiểu gì hết (nghe như tiếng Tàu mà không phải tiếng Tàu). Thầy cầm cây nhang đi vòng quanh, tới 1 gốc cây quơ tay như tóm lấy một vật gì trong không khí và lấy tờ giấy đỏ gói lại. Thầy chỉ một chỗ dưới đất nói đó là nơi mộ của anh và dặn đi đâu cũng phải mang anh theo (tức gói giấy đỏ này). Chúng em đưa thầy về Vỹ Dạ, tạ ơn rồi quay về khách sạn. Lần này thì tụi em quyết định bữa sau nhờ cô L. gặp tên CA Trại phó xin hắn cho đào ngay chứ trễ quá rồi (tụi em xin nghỉ phép về VN được có 2 tuần, mà bữa đó đã là ngày thứ 10).
Gặp viên CA tụi em trình bày là có coi thầy Sinh và được chỉ cho chỗ để đào. Hắn nói, theo họa đồ như thầy Quýt vẽ thì có tới 2 mộ gần nhau, nên bắt tụi em phải sắm 2 cái quách, và nếu đào lên có 2 cốt thì phải chôn lại 1 chỗ, chờ khi nào họ tìm và liên lạc được với thân nhân người kia mới cho đem về! (Em rủa thầm trong bụng trời ơi, chết mà vẫn không yên, vẫn còn bị nó quản lý!) Nhưng làm sao được" Hắn cũng buộc điều kiện phải để cho tù nhân trong trại ra đào, tụi em đồng ý liền, nên hắn cho đưa 5 người tù ra đào.
Em nhờ chia làm 2 toán, 1 đào ở trên, phía bên trái –nơi viên cai tù cụt tay ở Quảng Trị nói năm 1977 ông ta về đó đã thấy có 2 ngôi mộ), còn toán kia đào ở dưới, phía bên phải. Đất đai gồ ghề, khó đào lắm, họ đào mỗi bên sâu xuống 1 thước mà chẳng thấy gì. Loay hoay mãi cũng không thấy gì, hết giờ CA đòi đưa mấy người tù về trại.
Đêm đó tụi em nhờ cậu em họ và người cháu ở Huế bữa sau tiếp tục lên coi sóc việc tìm kiếm, còn tụi em phải về Sài gòn để thu xếp ngày mốt về lại Mỹ.
Rời Huế mà đứa nào cũng lòng thì tan nát, còn người thì mệt nhoài vì suốt 10 ngày hết đi ra đi vào, cứ lên núi xuống núi mà không thấy được dấu tích gì hứa hẹn cả.
*
Về tới Sài Gòn tụi em rã rời, tuyệt vọng như người khHCMn, nghĩ tới lúc về Mỹ mà ngao ngán. Không ngờ sáng bữa sau người cháu họ điện thoại vào báo mừng rỡ “Dì ơi tụi con tìm thấy Cậu rồi.” (Em không biết tâm trạng của người trúng số độc đắc ra sao, chứ em lúc đó thì rõ ràng là mừng hết lớn!). Người cháu kể, trước khi đào có gọi điện thoại hỏi lại thầy Sinh, thầy bảo cứ từ phía dưới chân dốc núi bên phải nơi có con suối đào ngược lên, tới gần gốc cây, dưới gốc cây thấy có tảng đá thì đúng chỗ. Đào theo lời thầy chỉ, sâu gần 1 thước, ba con nhảy xuống rờ thấy đất ươn ướt. Đào sâu hơn nữa, ba con rờ và gõ trên mặt đất thấy hơi gồ lên thì nghĩ đó là cái sọ… nên lấy tay cào cào đất ra thì thấy là tấm poncho …kéo hết tấm poncho ra thì tất cả mọi người đều thấy rõ 1 người nằm nghiêng, co rúm như người bệnh, nhưng chỉ trong tích tắc, bóng người tan đi, xương rã thành bột trắng hết … Công An kêu hốt bỏ hết vô quách, đem lên phía trên núi chôn lại làm dấu chờ quyết định … Con thấy mây đen kéo tới như sắp mưa nên nhảy cuống theo hốt bỏ vô quách, vừa hốt vừa thừa lúc CA ngó lơ bốc một nắm bột bỏ vô túi để đem về cho Dì …” (vì em đã dặn cháu nhớ hốt dùm em một nhúm bột xương để đem về Mỹ thử DNA). Nghe xong em mừng tới run hết chân tay, nhưng vẫn thấy buồn quá, vì qua bữa sau nữa là em quay về Mỹ lại rồi mà di cốt của anh thì vẫn còn bỏ lại ngoài đó!
Rồi tụi em đi lên Chùa cầu siêu cho anh (tụi em đã có đặt sẵn bài vị cho anh Linh). Hôm sau khi người em họ bay từ Huế vô đưa cho gói bột, chúng em chia hai, một nhúm để lại chùa, một nhúm mang về Mỹ.
*
Một tháng sau khi về Mỹ, chúng em liên lạc được 1 phòng Lab ở Arizona, họ nhận phân tích và thử DNA. Gủi đi xong, hơn 3 tuần sau liên lạc lại, họ cho biết trong phần bột xương gửi tới, chỉ có 0,5% là tro xương, còn lại 99,5% là đất! Và cho hay chỉ có thể xác nhận kết quả là 10%. (Thì ra người cháu của em, khi hốt vội nắm tro đã bốc lộn nhiều phần đất cát trong đó). Thế nhưng chúng em vẫn tin tưởng rằng đó chính là tro cốt của anh mình vì nhiều lý do, em sẽ kể sau.
Mấy chị em tụi em ngày nào cũng bàn bạc băn khoăn, không biết là tháng 10/2007 sẽ về bốc cốt cải táng hay để sang năm 2008 . Chưa kịp quyết định thì một bữa, người cháu em ở Huế gọi sang báo “nói chuyện với thầy Sinh ở Vỹ Dạ thì thầy mới cho biết anh Linh về báo mộng cho thầy, nói rằng nhờ thầy giữa giùm ngôi mộ vì các em sắp về cải táng! Vậy là tụi em quyết định tháng 10/2007 về bốc mộ anh cho xong. Chúng em nhờ người em họ ở Saigon ra Huế tìm gặp tên CA giữ danh sách những người tù trại Bình Điền nộp đơn xin bốc mộ. Hắn xem đơn xong nói rằng “không có tên Lưu Đức Linh trong danh sách học tập, và lần trước khi đào lên thì chỉ có nắm bột, muốn bốc phải viết đơn rằng xin bốc chiếc quách trong có nắm đất và áo quần rách mới được” (Anh nghĩ xem nghe vậy có đau lòng không").
Tháng Tám 2007 ba em trở bịnh nặng phải nằm nhà thương. Chúng em quyết định xin phép Ba để 1 cô em gái ở lại chăm sóc, còn chúng em tháng 10/2007 về cải táng cho anh.
Về VN lần thứ nhì
Tuần lễ thứ nhì tháng 10/2007 chúng em về đến Saigon. Sau khi thăm mộ Nội Ngoại và má em chúng em đi Huế. Lúc ấy đang mùa mưa, trời Huế mưa dầm u ám vô cùng não nuột.
Tới Huế, chúng em về tận quê Ba cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ, sau đó quyết định ra Đồng Hới gặp thầy Quýt, xin ông cùng đi bốc mộ để phối kiểm cho chắc chắn (vì lúc bốc lên không có mặt chúng em, và kết quả thử DNA chỉ có 10% nên nói thiệt tụi em cũng có chỗ bán tín bán nghi!). Lần đầu ông từ chối. Sáng hôm sau đến sớm, định năn nỉ lần nữa thì bất ngờ ông nói liền “ ra xe, tui đi với các anh chị. Đêm qua en về kêu tui đi tìm mộ en. Tui thấy en ở trần, mặc mỗi quần đùi kể với tui là chết vì bị bệnh và đói. Vậy nên tui phải đi với các anh chị!” Em nghe xong vừa mừng, vừa thương anh phải quay đi chùi nước mắt!
Thầy Quýt nói thêm phải ghé nhà một ông già cùng quê nhờ đi cùng để phòng khi anh Linh không nhập vào chúng em được thì sẽ nhập vào ông đó. Gặp ông ta chúng em nhờ đi tìm người thân, ông lặng lẽ lên xe cùng đi. (Nhắc lại cho anh nhớ rằng, lần đầu tiên gặp thầy Quýt ông có nói là có 2 người sẽ giúp chúng em tìm được mộ anh Linh, 1 là viên Công An già về hưu tên Nguyễn Thanh Bình ở Bình Điền đó- và 1 người cụt tay).
Xe tới Bình Điền, chúng em lại nhờ người tên Bình giúp đưa lên núi. Lúc đó trời đã bớt mưa, chỉ còn lác đác. Bước vào lùm cỏ tranh, bàn tay và đầu thầy Quýt cứ lắc lư không ngừng, tới ngôi mộ thầy ngừng lại nói “đây rồi, mộ en đây rồi”. Ông Bình nói không phải, cái này là mộ mới chôn, phải đi xuống phía dưới vực kia mới có”. Thầy Quýt lắc đầu , dậm chân và nói không đi đâu nữa. Lúc đó trờ tạnh hẳn, thầy kêu bày đồ ra cúng và phải thật nhanh vì nếu trời đổ mưa là không tốt cho anh.
Chúng em bày nhang đèn hoa quả ra, thầy thắp nhang, ngồi xổm khấn vái một hồi và kêu chị Ba em ngồi xuống bên cạnh để xem anh Linh có nhập vào không. Một lúc lâu, không thấy gì, thầy Quýt lại kêu đứa em trai ngồi xuống, cầm một cây nhang vái theo thầy. Cũng chẳng xong, thầy bèn nói ông già đi theo cùng ngồi xuống. Ông này mới ngồi chỉ 2, 3 giây thì cây tre treo tấm phướn trắng thầy Quýt đã viết tên họ anh Linh trên đó bỗng dưng bật lên và mảnh vải bay phần phật như là cờ gặp gió mạnh! Bất ngờ ông già đứng bật dậy, mắt nhắm nghiền khiến phản ứng của tụi em là lùi hết về phái sau. Thầy Quýt nói với ông già đi mà nhận người thân đi! Ông đi vòng vòng, tới vỗ vai chị Ba, rồi đến cậu em trai cũng vỗ lên vai nó. Em đang đứng gần cậu em họ, bèn hơi lùi về phái sau thì ông ta đi qua người em họ đến vỗ vai em mấy cái!
Vỗ xong, ông quay lại đi tới chỗ tên Bình (từng là cai tù trưởng trại 4 Bình Điền) và đập túi bụi lên người hắn ta. Tên Bình lùi lại và nói thôi thôi, được rồi. (Lúc đó em bỗng có linh tính , hay là ngày xưa tên này hành hạ tù nhân và cả anh Linh nữa nên hồn anh về mới đập hắn ta thay vì vỗ về như đã làm với chúng em") .
Sau khi đập thằng cha này xong, ông già đi về phía chị Ba, nắm tay chị, dắt tới đầu ngôi mộ (mới) đưa tay chỉ và nói “tụi bay chôn tao xéo rồi thấy không"”
Thầy Quýt nói với ông già rằng Thôi nhận vậy đủ rồi, ra đi, không thì mệt người ta”. Nghe vậy, ông già lắc lắc mấy cái rồi mở mắt ra, một lúc sau thì trở lại bình thường.
Thầy Quýt lại khấn vái lầm thầm nữa, bỗng dưng thầy kêu lên như đang nói chuyện với ai đó. “Cái gì, đi theo làm gì, ở lại đây đi, cho en đi về với gia đình en, khó khăn lắm mới đưa được en về , đừng theo níu kéo nữa. Sao, tên gì" Họ Phan hả" Nhà ở đâu, cũng ở Sài gòn à"” Và thầy giải thích cho chúng em hiểu rằng có 1 cái vong chết cạnh anh Linh, quyến luyến nên cứ muốn giữ anh ở lại!
Thầy Quýt khấn vái thêm một chút rồi gieo quẻ và nói “vậy thì xin anh ở lại chơi 1 đêm rồi sáng mai anh về nghe"” Quẻ ra là được, thầy kêu chị Ba em gieo thêm một quẻ nữa, khấn y như vậy và cũng được, tức anh Linh chịu ở lại 1 đêm. Thầy Quýt cầm chai rượu rót xuống đất nói Rượu đây, en đi mời bạn bè uống đi để mai về. Xong, thầy kêu thu xếp xuống núi, và ngay lúc đó trời lại tối sầm, xuống khỏi núi thì trờ đổ mưa trở lại (anh thấy có lạ không") Thầy Quýt dặn sáng hôm sau khi đào mộ đem quách đi phải tránh không để trúng một giọt nước mưa nào hết.
Trên đường về ông già đi theo lúc đó mới quay lại hỏi tụi em là gì của người chết. Như thế khi bắt đầu đi, ông ta chẳng biết gì về tụi em hết, vậy mà đến vỗ chính xác từng người, trừ cậu em họ ra. Anh thấy có linh thiêng không"
Về tới Huế, chúng em tạ ơn thầy Quýt và ông già, rồi về khách sạn gọi điện thoại cho tên CA trại phó, xin hắn ngày hôm sau lên bốc mộ. Hắn đồng ý nhưng dặn phải lên sớm nếu không hắn đi họp thì không được đào.
Đêm ấy trời mưa lớn, em mệt quá nên lên giường ngay, trùm mền đi ngủ lấy sức để sáng hôm sau dậy sớm. Đang nằm lơ mơ chưa ngủ thì nghe tiếng gõ cửa. Em nghĩ bụng chắc 2 đứa em trai và em họ ra ngoài chơi quên không đem chìa khóa nên dậy mở cửa. Ai dè mở ra không thấy ai. Em rủa thầm 2 thằng quỷ phá đám, đi ra tìm. Đi hết cầu thang xuống dưới nhà cũng chẳng thấy ai, không khí vắng vẻ làm em rùng mình chạy về phòng đóng cửa. 15 phút sau lại có tiếng gõ cửa, chị Ba em dậy mở cửa thì 2 thằng em kéo vào. Em la chúng nó tại sao chơi trò gõ cửa rồi đi trốn thì 2 đứa trợn mắt ngạc nhiên nói rằng tụi nó mới vừa ở ngoài phố về! Nghe mà lạnh người. Trong khi đó trời đổ mưa tầm tã như trút làm tụi em đâm lo, mưa như vậy sáng hôm sau làm sao bốc anh được" Cả bọn ngao ngán nằm xuống mà không tài nào ngủ được, trằn trọc suốt đêm!
5 giờ sáng chúng em đã dậy chuẩn bị đi. Trời vẫn còn mưa nên xe không dám chạy nhanh . Sau khi mua trái cây hoa quả, tụi em ghé thầy Sinh ở Vỹ Dạ nhờ thầy đi theo để cúng.
Lên tới Bình Điền, nhờ tên Bình đi theo lên gặp tên Trại phó. Hắn mắng tụi em như tát nước vì phải chờ lâu, sau đó hăn cho 1 tên CA dặt lên núi. Tới nơi tên này nói “các anh chị bốc gì thì bốc cho nhanh rồi đi xống, ông Trại trưởng đi họp nên mới cho các anh chị bốc, chứ có ông ấy ở nhà là không được đâu”. Rồi hắn bỏ đi, để mặc tụi em lại.
Lúc này thì trời bắt đầu tạnh mưa hẳn nhưng chúng em cũng lấy tấm bạt nylon mang theo căng ra đề phòng mưa bất tử. Chúng em đào rất nhanh, bốc chiếc quách lên, làm dấu đầu đuôi xong bọc vào tấm nylon và vội vã xuống núi. Lúc đó thầy Sinh đang chờ ở dưới chân núi vì ông tưởng tụi em vào gặp CA sẽ quay xuống đón ông.
Người tái xế của xe hơi tụi em thuê nhất định không chịu chở chiếc quách nên chúng em phải nhờ xe ôm chở 1 người đưa xuống, còn tất cả lội bộ. Xuống gặp thầy Sinh ông kêu đem tới chỗ ngã ba đường để ông cúng và làm phép để đưa về Saigon. Tới ngã ba, đến khúc rất vắng vẻ, thầy Sinh bảo rẽ vào con đương mòn cho khuất. Thầy Sinh thắp nhang đèn khấn vái rồi làm phép bắt vong hồn anh Linh vào cây nhang để tụi em cần theo, và tiếp tục khấn vái. Bỗng dưng thầy Sinh lên tiếng quát như nói chuyện với người vô ình (như thầy Quýt hôm qua). Thầy nói “thôi đưa anh tới đây được rồi, về lại trên núi đi, để anh theo người thân về nhà” Rồi thầy lại hỏi Họ gì" Họ La hả” Nhà ở đâu, ở Bà Rịa à" Được rồi, nhớ rối, về đi”.
Xong thầy lấy 3 cây nhang vẽ bùa gì đó lên tấm vải trắng , rồi đâp chiếc quách, trút mớ cốt vào tấm vải, cột lại giao cho chúng em xách.
Chúng em vẫn thuê 3 chiếc gắn máy, 1 chiếc chở 1 người em ôm quách, 2 chiếc kia chạy kè theo, còn đám đàn bà thì lên xe hơi . Và như lúc tụi em bắt đầu đi, lúc này trờ lại đổ mưa!
Về tới Huế chúng em bàn với nhau là phải đi bằng xe lửa chứ không dám đi máy bay sợ tụi nó scan túi xách thấy gói cốt sẽ làm khó dễ. Thế nhưng khi hỏi thuê được 1 chiếc xe van chịu chở vào Saigon với giá 7 triệu đồng, chúng em mừng quá ngay chiếu hôm đó rời Huế ngay!
Xe chạy suốt đêm, chúng em rù rì nói chuyện chứ không ngủ được, khi tới Phan Rang chúng em ghé quán cơm bán khuya ăn cơm rồi đi tiếp. Gần 3 hay 4 g sáng cậu em họ buồn ngủ nên em kêu ra băng sau nằm ngủ cho khỏe. Mới chừng nửa tiếng nó chồm dậy nói “em nằm mơ thấy có người đi theo mình, nhìn không rõ mặt, chỉ thấy mặc quần áo lính màu xanh mà có rằn rằn màu đen ( Năm 1975 hắn còn rất nhỏ nên không biết chuyện lính tráng đâu, nhưng nghe nó diễn tả em biết ngay đó là áo lính TQLC.).
Trên đừmg về Saigon, chúng em gọi điện thoại trước liên lạc với ông thầy tu trong ngôi chùa nhỏ tại nghĩa trang (do Hội tương tế mời thầy về tu và coi sóc) nhờ thầy mua hộ trước chiếc quách mới.
Chúng em đi thẳng về nghĩa trang, về đến nơi thì trời đã trưa. Cả bọn để hành lý trên xe, đưa gói cốt anh vào chùa ngay.
Chúng em chuyển gói cốt vào chiếc quách mới và rũ miếng poncho cùng manh vải đã sờn rách, mỏng tang để gấp lại, Ngờ đâu có 2 chiếc đinh mục rơi ra, chúng em chẳng hiều đó là đinh ở đâu" Hay là mấy chiếc đinh của cái hòm chôn anh Linh đã bị mục nát thành đất" Chúng em thắp nhang, gửi cốt anh lại cho thầy và xin sáng hôm sau lên làm lễ hạ huyệt.
*
Buổi lễ hạ huyệt này có rất đông bà con họ hàng và người quen với gia đình em đến dự, như một tang lễ bình thường. Chúng em bỏ theo quách manh poncho và miếng vải áo tù rách để cùng chôn cho anh. Sau đó lấp đất và tráng xi măng để hôm sau xây mộ. Mộ anh nằm ngay bên cạnh Má.
Hôm sau cậu em họ đến kể em nghe ngay đêm đó,nằm mơ thấy anh Linh về, mặc quần áo đàng hoàng. Anh vào nhà ngồi ngay vào ghế, mặt tươi tỉnh. Cậu em hỏi, anh đi đâu đây thì anh Linh trả lời, tao về xây nhà chứ đi đâu!
Liên tiếp mấy ngày sau đó, bữa nào chúng em cũng lên xem việc xây mộ để xong là về lại Mỹ ngay ( vì Ba em giục xong thì về liền vì Ba cảm thấy trong người không ổn).
Xây mộ xong, chúng em lên cúng , viếng mộ hai bên Nội Ngoại, Má và anh Linh rồi trở về Mỹ.
Buổi trưa ngày em về tới nhà thì sáng hôm đó Ba em nói với em Chín đưa Ba rời bệnh viện về nhà vì Ba đỡ rồi. Mặt mũi Ba tươi tỉnh, vui vẻ và cho hay là đã hết nhức đầu!
Anh có nhớ là trước khi tụi em về VN lần đầu tìm mộ Ba em đau đầu dữ dội lắm, đau tới nỗi Ba nói muốn đập đầu vào tường cho bớt! Thầy Quýt ngay lần đó đã nói: tìm đưa anh về thì Ba hết đau ngay. Lúc đó em nghĩ rằng à thì ra thầy nói là như thế.
Không ngờ sau khi em về lại Mỹ được 2 tuần, một buổi chiều đi làm về thấy Ba còn ngủ chưa dậy. Em vô thăm thì Ba mở mắt, em nói thôi Ba dậy đi, trời chiều quá rồi. Con đi nấu cơm xong Ba ra ăn nghe. Nói xong em về phòng thay đồ, chưa xong thì nghe tiếng Ba kêu, em lật đật chạy trở lại thì thấy Ba đang cầm ống thuốc quăng xuống đất và miệng đang nói một thứ tiếng gì nghe lạ lắm, như đang nói chuyện với người khuất mặt nào đó. Em gọi mấy chị em rồi lật đật chở Ba vào lại bệnh viện ngay. Ba nằm bệnh viện thêm một đêm một ngày nữa thì ra đi. Lúc ấy em mới hiểu câu nói của thầy Quýt.
Chúng em buồn quá vì Má mất đã 23 năm (từ năm 1984) chỉ có Ba ở với tụi em, nay Ba cũng đi theo Má , và theo anh Linh em sau 32 năm xa cách. Rõ ràng cốt nhục tình thâm, Ba em chờ cho đến khi đưa được anh về mới ra đi.
*
Em có nói rằng dù kết quả thử DNA chỉ có 10% em vẫn tin đó chính là cốt của anh Linh em. Vì những điều trùng hợp với nhau quá rõ ràng, từ những giấc mơ của chị Ba em (2 tháng sau khi sanh đứa con đầu lòng), thấy anh về thăm, dẫn chị đi tới một vùng cỏ tranh, pohia1 dưới có con suối nhỏ, rồi hình ảnh trong mơ của chị Ba, cũng như của thầy Quýt đều thấy anh Linh cởi trần mặc mỗi chiếc quần đùi –dù tụi em không kể gì cho thầy hết- Rồi chuyện thầy Quýt cho hay là phải có 2 người giúp mới tìm ra mộ, một là người Công An già tên Bình ở Bình Điền, người kia cụt tay, tức viên Công An tên Phú ở Quảng Trị.
Như vậy rõ ràng anh Linh em đã chết trong oan khuất nên linh thiêng quanh quẩn giữ ngôi mộ của mình rồi về báo mộng cho người nhà máu mủ ruột thịt đi tìm.
Anh ơi, cần nói thêm là anh có biết phần mộ của anh Linh em nằm trong nghĩa trang sát gần căn cứ Sóng Thần TQLC hay không" Năm xưa bà con dòng họ bên Ba em hùn nhau mua 1 miếng đất để làm nghĩa trang đồng hương và trồng cây ăn trái, nhưng không ngờ lại nằm ngay sát bên căn cứ Sóng Thần. Miếng đất nghĩa trang quá rộng nên bên căn cứ Sóng Thần lúc đó mới qua bên nghĩa trang mượn đất để làm sân tập … Họ có làm giấy mượn đến khi nào nghĩa trang cần đất thì sẽ trả lại … Năm 1975 Cộng sản vô, tịch thu miếng đất đã cho mượn đó luôn ... để rồi sau 32 năm anh Linh em lại được về nằm gần ngay căn cứ Sóng Thần...
Ghi chú của người ghi lại câu chuyện này
Đêm Đại hội TQLC 2008 tổ chức ở Nam California, mấy người em của Th/U Lưu Đức Linh đến tìm vài người bạn cùng khóa của anh để mời đến nhà nghe chuyện đi tìm anh mình. Nhân dịp này, Thiếu Tá Lâm Tài Thạnh, ngay lúc đó tình cờ có mặt, nghe nói Linh đầu tiên được bổ nhiệm về TĐ 9 nên ông nhân danh TĐT cuối cùng của TĐ 9, thay mặt tất cả anh em trong TĐ cũ chia buồn cùng gia đình. Vài ngày sau đó, số bạn cũ của Linh đã đến nhà để thắp một nén nhang tiễn biệt và nguyện cầu cho anh linh bạn mình vãng sinh nơi chốn vĩnh hằng. Nhân đó, mọi người cũng được nghe các em Linh kể đầu đuôi chi tiết cuộc đi tìm hài cốt của anh để đưa anh về nhà, về với Mẹ và về với binh chủng!
Trần Như Hùng
(Nguồn: Hướng Đạo Hồn Việt Galang)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.