Tin lạ
Vị thế cao nhất thế giới
Người có chức vụ “cao” nhất thế giới, cao hơn cả Tổng thống Obama, hơn cả Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, hơn cả Đức Đạt Lai Lạt Ma, là Babu Sassi, một chàng thanh niên Ấn độ. Anh được mệnh danh là “Người Ấn Trên Thượng Đỉnh Thế Giới” vì anh là người điều khiển cần cẩu tại công trình kiến trúc cao nhất thế giới đang được xây dựng ở Dubai là Burj Dubai. Cái “văn phòng” nhỏ bé của anh nằm trên đỉnh của tòa nhà 819 thước này. Anh là thần tượng của đội ngũ công nhân xây dựng ở đấy vì đã làm công việc này liên tục hơn 1 năm qua, hàng ngày trực diện với nguy cơ về với ông bà nếu một tai nạn nhỏ nhoi xảy ra. Nghe nói tiền lương tháng của anh cao hơn $8,000 Mỹ Kim một tháng, so với mức lương trung bình của những người công nhân xây cất khác tại cùng công trình này.
MŨI HÁI RA VÀNG
Một bậc thầy ngửi phó- mát người Anh đã được chủ nhân bảo hiểm cái mũi của mình với giá 5 triệu bảng Anh, (gần $10 triệu Úc Kim). Ông Nigel Pooley, 63 tuổi, làm nghề chọn lựa phó- mát bằng mũi tại công ty Wyke Farms ở Somerset ở miền tây nước Anh trong suốt 12 năm qua. Nhờ cái mũi thính thần sầu phân biệt mùi mà hàng năm ông sắp hạng, phân loại, lọc lựa hơn 12.000 tấn phó mát, và qua đó, mỗi tuần kiếm được cho công ty của mình hơn 1 triệu bảng Anh. Giám đốc điều hành công ty cho biết “thông thường chỉ có các minh tinh mới bảo hiểm các bộ phận cơ thể, nhưng chúng tôi làm thế để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ có các sản phẩm phô mai tốt nhất có thể có được”.
Người hay tranh"
Họa sĩ tài hoa David Jon Kassan đã tạp ra được một trường phái hội họa độc đáo, khiến khách thưởng lãm không khỏi trầm trồ thích thú khi được chiêm ngưỡng những họa phẩm siêu vời của anh. Đó là những hoạ phẩm anh vẽ lên tường theo lối chân dung hiện thực, thường diễn tả nhiều khuôn mặt với những trạng thái cảm xúc khác nhau. Nhưng nếu chỉ có thế thì không có gì đáng để người ta phải trầm trồ khen ngợi. Những bức tranh của anh rất sinh động, như một con người thật, không phải chỉ đơn giản như một bức ảnh chụp người thật mà là mà là một tác phẩm “nổi” hẳn trên bề mặt những bức tường, như một con người bằng xương bằng thịt có cả chiều sâu nữa, nhờ sự phối hợp màu sắc tuyệt hảo, nhờ kỹ tuật vẽ 3D tài tình và cả sự điều chỉnh tông nền xung quanh nữa. Vì khuôn khổ giới hạn, chỉ xin giới thiệu hai bức hình về một tác phẩm của anh, nếu muốn tìm hiểu thêm, quý độc giả cứ việc google tên anh là sẽ thấy ngay.
Cậu chó đắt nhất thế giới
Một con chó ngao Tây Tạng màu đen đã nghiễm nhiên giành ngôi vị chó đắt giá nhất thế giới sau khi được một người phụ nữ Trung Quốc mua lại với giá khoảng 352,000 bảng Anh (tương đương với $705,000 Úc Kim). Nữ triệu phú thừa tiền lắm bạc thích chơi ngông này sau đó đã cùng với chú chó cưng mới tậu được bay về Xi’an, thủ phủ của tỉnh Shaanxi, nơi một đoàn xe gồm 30 chiếc limousine chào đón họ. Nữ triệu phú họ Vương cho biết con thú cưng “vô giá” của mình đã được đặt tên là “Nhị Trường Giang” và phán thêm rằng: “Vàng tuy có giá thật, nhưng chú chó ngao Tây Tạng này thì vô giá”.
Lo xa phá luật
Từ ngày 1/9 vừa qua, toàn khối Liên hiệp Âu Châu (European union) bắt đầu áp dụng lệnh cấm bán đèn bóng tungten như một nỗ lực nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon trên thế giới vì loại đèn này dùng nhiều điện. Một nữ giáo viên đã về hưu ở Kent, Anh Quốc, bà Valerie Hemsley-Flint, 62 tuổi, kiên quyết sử dụng loại đèn bóng tungsten cho đến... chết. Và vì thế, bỏ ra một số không ít tiền hưu bổng của mình để mua 1,100 bóng 100 watt để dự trữ xài cho hết phần còn lại của đời mình. Bà cho biết ánh sáng từ loại bóng đèn huỳnh quang hoặc bóng halogen không tốt cho sức khỏe của bà mỗi lúc đọc sách do bà bị mắc một căn bệnh về mắt. Vì thế, bà đã mua hơn 1.000 chiếc bóng đèn tròn - chính xác là 1.100 chiếc, và kêu gọi chính phủ bác bỏ lệnh cấm này. Bà nói: “Tôi tính ra rằng, nếu tôi sống thọ như các cô hoặc bác tôi- khoảng trên 90 tuổi, tôi có thể cần đủ số bóng đèn tròn để sử dụng trong 30 năm nữa”.
Chuột mẫu tinh khôn
Một nữ nhiếp ảnh gia đã huấn luyên được một nàng chuột mẫu tinh khôn, duyên dáng để làm mẫu cho những bức ảnh tuyệt thú của cô. Nữ nhiếp ảnh gia thời trang Anh, cô Jessica Florence cho biết cô đã huấn luyên cho nàng chuột siêu minh tinh thời trang này biết chơi đùa tự nhiên, tung tăng vô tư lự quanh phòng cũng như đứng yên làm dáng khi cô chuẩn bị chụp hình cho nàng. Sau đây là một số hình ảnh nàng siêu minh tinh thời trang không hề õng ẹo và ít tốn kém.
Chú chó kỳ tài
Từ xưa, phim ảnh Hồ Ly vọng đã đưa ra vô số hình ảnh các chú chó kỳ tài, từ Rin Tin Tin thông minh, sang Lassie trung thành, đến 5 chàng khuyển tặc tài hoa, sang cậu Benji bé bỏng, hay chàng Beethoven to xác nhưng cù lần, thảy đều được khán giả hân hoan đón nhận. Trong vài năm trở lại đây, loạt phim về các chú chó con có biệt tài đánh bóng rổ, túc cầu, trược tuyết.v.v. (Air Buddies, Snow Buddies.v.v.) lại càng được khán giả nhóc tì nhiệt liệt tán thưởng. Thế nhưng, phần lớn các kỳ tài của mấy chú chó này đều là xảo thuật điện ảnh. Trong tuần qua, thế giới internet xôn xao vì một đoạn phim trên You Tube cho thấy một chú chó lão ở Hoa Kỳ thực sự có tài... thụt bi da lỗ. Chủ của chú, ông Josh Kun ở tiểu bang Minnesoa là một người mê thụt bi da và cũng yêu chó nữa nên thường dẫn chú theo xem ông chơi. Lâu ngày chầy tháng, chú học được cách chơi bi điệu nghệ không kém chủ, và sau một thời gian luyện tập thì chú trổ ngề cho chủ nhân quay phim và tung lên mạng, cho thấy rõ cách chú ngắm nghía, tính toán để cho bi vào lỗ, bách phát bách trúng.
Kỳ tích tăm tre
Một chàng thanh niên người Anh đã tạo được kỳ tích với 6 triệu cây tăm tre, 170 lít keo dán và 6 năm trong cuộc đời của mình. Cách đây sáu năm, Stan Munro nảy sinh ý định dùng những cây tăm nhỏ bé để tái tạo những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như đền Angkor Wat ở Cao Miên, cung điện Taj Mahal ở Ấn độ, viện bảo tàng Khoa học và Kỹ nghệ ở Syracuse, Nữu Ước, Hoa Kỳ, nhà thờ thánh Patrick cũng ở Nữu Ước, hí viện Opera House ở Úc; tòa nhà Chryslerl; tháp Petronas; tháp Taipei 101; tháp tòa nhà Woolworth và tháp Met Life.v.v. và anh đã tạo dựng được cả một thành phố bằng cây tăm.
Dàn nhạc cổ điển độc đáo
Trong buổi hòa nhac cổ điển do các trường đại học Nhật Bản tổ chức, một nhóm sinh viên trường cao đẳng đã có màn biểu diễn khá đặc biệt: toàn bộ dàn nhạc, kể cả nhạc trưởng, đều khỏa thân để trình diễn. Nhiều người cho rằng “đây là sự đổi mới cần có trong nghệ thuật hiện đại để mang khán thính giả ra khỏi quỹ đạo của loại nhạc hip hop không âm hưởng và trở về với những dòng nhạc giao hưởng du dương, thánh thót”.
Đám cưới thiên nhiên
Một cặp tình nhân vừa thắng được một giải thưởng tuyệt vời trong một cuộc thi tuyển lựa do đài phát thanh The Edge FM ở Tân Tây Lan tổ chức. Cô Cherie Taylor, trợ lý văn phòng, và hôn phu là Shane Carson, cựu quân nhân sẽ có một đám cưới thật xa xỉ trị giá trên $100,000 Mỹ Kim, được tổ chức trên một chiếc du thuyền lịch sự. Cuộc hôn nhân của họ sẽ được 48 khách quý và thân bằng quyến thuộc chứng kiến. Chỉ có một điều kiện duy nhất: họ phải làm lễ thành hôn trong bộ áo nguyên thủy của mình khi chào đời, vì cuộc thi mà họ thắng giải được mệnh danh là “Nudie Wedding” – Hôn Lễ Khỏa Thân. Trong hôn lễ đặc biệt này, khách khứa có thể chọn lựa cởi bỏ quần áo để cùng cô dâu và chú rể về với thiên nhiên. Chú rể Shane cho biết anh không lo âu gì về việc phải tồng ngồng trước bao nhiêu cặp mắt mà chỉ lo rằng phải nghỉ việc quá lâu để thành hôn!!!
Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình
LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.
*
(Tiếp theo...)
Mãi chúng cũng không thấy, tôi viết một lá thư nào về miền Nam. Chúng đã hỏi thẳng tôi, tại sao" Tôi cũng đã thẳng thắn trả lời chúng:
- Thưa các ông! 17- 18 năm xưa tôi bất ngờ ra đi, bố mẹ anh em không hề biết. Chắc rằng bố mẹ, anh em tôi đã đau đớn, khóc thương nhiều. Do thời gian nỗi niềm thương đau ấy, chìm dần vào quên lãng, như một đống tro đã tàn. Bây giờ báo tin cho bố mẹ biết, là lại bới cái đống tro tàn đau thương đó ra. Bắt người thân lại khóc lóc nhớ thương, thậm chí phải chạy vạy tiền nong, mò mẫm ra thăm chồng, con vẫn còn ở trong tù ở ngoài Bắc, chẳng có ngày về. Như vậy là càng làm cho gia đình, thân nhân buồn khổ thêm. Cho nên, trừ phi khi tôi được tha, tôi mới báo cho bố mẹ, thân nhân tôi biết mà thôi.
Thậm chí tôi đã viết thư hộ, cho những anh em người dân tộc và có khi còn được hưởng những qùa cáp của gia đình một số anh biệt kích, từ trong Nam gửi hay trực tiếp ra Bắc. Nhưng tôi vẫn một lòng đè niềm thương, nỗi nhớ vào sâu kín trong lòng. Tuy niềm khắc khoải giằng xé lòng tôi, tưởng như nhiều khi không thể kìm chế được: Bố mẹ, các em, họ hàng, bạn bè trong bao nhiêu năm" Bao nhiêu những biến thiên, chìm nổi trong khói lửa, của quê hương. Ai còn, ai mất, ai sẽ như thế nào"
Nhìn lên bầu trời của Thanh Phong hôm nay, tôi cứ đê mê ngắm mãi, cái màu xanh hy vọng của da trời. Những lọn, những cục bông gòn trắng nõn nà, ai để vương vãi lung tung rải rác khắp trên miếng thảm, màu xanh thương yêu" Những miếng bông gòn vương vãi ấy, từ chân trời phía Tây đang từ từ chậm chạp tiến về Đông.
Vài tiếng quang quác thanh thanh của một đàn cốc bay ngang, như nhắc nhở tôi đã bắt đầu vào Hè. Mấy cô nàng én của mùa Xuân, đã vội vàng gọi những chàng cốc, đến thay phiên trực, mà tôi đâu có hay. Chỉ vì kỳ này tâm hồn tôi, đã nhờ gió đưa về miền Nam thương yêu của tôi, hơi nhiều.
Thoáng bóng ông cán bộ toán, đang lững thững tiến về chỗ tổ kỹ thuật của chúng tôi. Đây là ông Lê Hoài Lĩnh (trung sĩ) mới thay tên cán bộ Hoàn, 2 ngày hôm trước. Những tên cán bộ khác, tôi đều gọi là "y" hoặc "tên". Nhưng với ông Lĩnh, tôi đã phân biệt đối xử, chỉ vì, mới qua lại vài câu nói và cách hành xử, tôi đã thấy ông cán bộ Lĩnh có cái "máu lính và bụi đời" nên tôi khoái mà thôi!
Ông Lĩnh đã bước vào, chúng tôi chưa kịp chào, thì ông ta đã niềm nở vừa như hỏi, vừa như chào chúng tôi trước:
- Các anh có thèm rau lắm không" Buổi họp hôm qua ban giám thị đã quyết định, chiều nay sẽ có một bữa rau cải đầu mùa của trại, cho các anh!
Nói rồi ông ta lại tất tả tiến sang phía nhà kho của trại. Nguồn tin "bữa rau cải đầu mùa" từ tổ kỹ thuật phát ra, đã nhanh chóng lan tràn khắp cả toán. Mặt chúng tôi người nào cũng phơi phới, cứ như mới nhận được tin người yêu của người mình "ghét" đi lấy chồng!
Hoan hô anh em các toán rau! Vì chủ nghĩa xã hội đã nỗ lực thi đua phục vụ anh em tù, trại Thanh Phong có "bữa rau cải đầu mùa". Hai toán rau: Qúy Chổi, toán rau xanh, chung cho cán bộ và trại. Hoàng ngọc Chính, toán rau cải thiện riêng cho tù. Không biết toán nào thực sự được niềm vinh dự, nhận những tiếng hoan hô, của tù Thanh Phong chúng tôi"
Cũng qua ông cán bộ Lĩnh "máu lính" này, những ngày sau đó tôi biết được một số tin, mà bình thường tôi không thể biết:
- Kỳ này cán bộ các trại giam chuyển vào trong Nam rất nhiều, ông Lĩnh cũng muốn lắm, nhưng không được bình bầu hay chỉ định.
- Trung Quốc đánh sang 6 tỉnh phiá Bắc của ta. Chúng đã rút về nước 5/3/79. Điều đáng nói là, khi chúng kéo quân về nước, chúng đã cho di chuyển các cột mốc biên giới vào trong đất của ta hàng 4, 5 chục cây số.
- Tên chánh giám thị Nguyễn huy Thùy (thiếu tá) đi Liên Xô, dự lớp học đặc biệt, về quản lý trại giam. Tên Đại úy Hà văn Nho, mới lên làm quyền Giám thị. Chúng tôi (tổ kỹ thuật) đang đóng cái tủ gỗ lát (tủ lệch kiểu Đông Đức) cho tên Nho này.
Thấy y rất săn đón cái tủ của y, tôi càng bầy ra nhiều kiểu bàn ghế về gỗ lát. Tôi biết gỗ lát là loại gỗ qúi, loại quốc cấm của XHCN. Loại gỗ này rất qúy ở trong rừng Thanh Hóa, các nơi khác rất hiếm. Đã có lệnh cấm từ trung ương là không được khai thác. Nhưng tôi nghĩ đối với công an, nhất là CA quản lý trại giam, còn ai là người kiểm soát" Vì vậy tôi càng đưa những "miếng mỡ" ra trước miệng "con mèo" xem nó ra làm sao"
Tôi đã ra chỗ Quách Nhung, mới được làm toán trưởng toán xẻ. Được Quách Nhung cho biết, toán xẻ được lệnh của giám thị, dành riêng ra hai cặp xẻ, chuyên xẻ gỗ lát cho tên Nho. Toán lâm sản do Nguyễn huy Lân, cũng được chỉ định 4 người, hàng ngày vào rừng sục xạo, lên núi xuống vực tìm cây gỗ lát, để hạ v.v…
Tối hôm qua đã khuya muộn, kẻng cấm 9 giờ tối đã lâu lắm rồi, một giọng miền Nam khàn khàn ểu ợt, gần như hết hơi:
- Theo tên "Bịp" tập kết ra Bắc! Nay nó đã chết xanh mồ rồi! Miền Nam cũng được "giải phóng" rồi, mà còn không cho tao về.....
Đêm rừng khuya, nghe tiếng chửi bới thều thào, gần như không còn hơi thở, đã làm não ruột lòng tôi, và chắc cũng làm "héo úa" nhiều người tù khác. Tiếng chửi bới, tiếng nỉ non như không còn sinh khí, nhưng phát ra ngay ở bệnh xá, phía bên kia sân trại (15m). Tôi đã biết đó là của bác Đặng Minh Chánh. Tôi làm sao quên được bác! Ngay từ đầu năm 1968, khi tôi mới bắt đầu từ Hỏa Lò lên trại trung ương số I vào phân trại E, tôi đã gặp bác. Một cán bộ huyện ở Bến Tre (quê hương đồng khởi) tập kết ra Bắc năm 1954. Ba năm sau (1957) đã bị bắt vào với cái tội: Không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách, của Đảng. Người bác thật cao ráo, bộ mặt quắc thước với hai cái tai thật to. Nếu gặp thời, thì cũng đôn hậu "cha già dân tộc" như ai. Nhưng đã không gặp thời, lại bất hạnh nữa, nên bác đã phải chuyển đổi bao nhiêu trại tù. Bây giờ 1978 tôi vẫn gặp bác ở đây, bác đã tù 21 năm rồi.
Sáng hôm sau, tôi gặp anh Mai Nhuệ Anh biệt kích, làm y tá trưởng (phụ tá là Lê Ngung cũng là biệt kích) của trại. Tôi được anh Anh cho biết bác Chánh đã tuyệt thực 2 ngày rồi, bác nhất định không ăn uống gì cả. Ngày đêm, khi nào tỉnh ra là chửi CS không tiếc lời. Tôi dự định trưa nay không ngủ trưa, sẽ sang thăm bác.
Sau khi cơm nước xong, tôi lỉnh sang bệnh xá. Gọi là bệnh xá mà chỉ có 4 cái giường cá nhân. Mai nhuệ Anh rất từ tốn và có nhiều tình người, tỏ ra một người có lòng tự trọng cao. Anh chỉ vào trong góc, một cái mùng rách vàng khè, càng làm cho chỗ góc đó tối hơn:
- Bác Chánh nằm kia!
Nhấc cánh màn, tôi đờ người, tim tôi như bị bóp nhẹ! Bác Chánh đây ư" Một người da xám ngoét, cái mặt bé choắt, chỉ còn 2 cái tai to, tôi mới nhận ra bác Chánh. Tôi cầm nhẹ tay bác, đôi mắt của bác lờ đờ nhìn tôi, như chợt nhận ra tôi, mắt bác như có một luồng sinh khí mới, miệng bác mấp máy phều phào, rời rạc:
- Bình... hả" Cố... gắng.... cho... quê.... hương...!
Bác nấc lên, rồi bác nằm yên! Mai nhuệ Anh đã nhè nhẹ nghẹn ngào:
- Bác đi rồi!
Tôi chả hiểu bác bảo tôi cố gắng cho quê hương, điều gì" Trong khi... tôi vẫn trong tù" Rồi đây tôi cũng sẽ như bác mà thôi! Trạnh nỗi niềm riêng của mình, lòng tôi lại càng thương bác. Mắt tôi đã mờ đi, trong niềm xúc động dâng lên đầy lòng! Dù gì tôi cũng phải tôn trọng một người, đã cả một đời không những đã khổ đau về vật chất, mà còn khổ đau về tinh thần. Cái khổ đau giằng xé, nội tâm bác cho tới lúc lìa đời, chỉ vì đã lầm. Bác đã lầm tin theo một con Chằn Tinh, đóng vai là một Quan Thế Âm Bồ Tát. Bác đã phải trả một cái giá cho sự lầm lỡ, dại khờ của bác là một cuộc đời.
Tin bác Chánh ra đi, Lê Ngung và một số người chạy bổ vào. Cũng là lúc kẻng đi làm chiều rống lên, tôi ghé vào tai Ngung:
- Ngung đặc biệt lo cho bác Chánh nhé! Tôi sẽ tình nguyện đóng cho bác một cỗ quan tài, hết điều kiện của tôi.
Ngay chiều hôm ấy, khi ra lán, tôi đã khẩn khoản nói với ông Lĩnh cán bộ toán: Tôi và Chăn tình nguyện làm thêm giờ, đóng quan tài cho bác già Đặng Minh Chánh. Ông Lĩnh hơi ngần ngừ, vì sợ chúng tôi làm chậm cái tủ cho giám thị. Chăn và tôi đã dõng dạc:
- Thưa cán bộ, cỗ quan tài chúng tôi chỉ làm trong 2 giờ, vì thế sau giờ giải lao, chúng tôi mới bắt đầu làm quan tài!
Ông Lĩnh không nói gì, nhưng nhìn qua ánh mắt, tôi đã biết là chúng tôi đã được sự chấp nhận. Chúng tôi đã lựa loại gỗ tốt, chịu nước, lâu mục. Chúng tôi bảo nhau thẳm khít, bào kỹ. Chúng tôi làm cỗ quan tài với tâm trạng: Làm đẹp, làm tốt như một nén hương lòng, của những người Việt lầm than. Chào mừng một người CS (ở phân trại E phố Lu, bác Chánh đã nói với tôi, bác có 5 tuổi Đảng) đã sớm quay về với dân tộc, trước khi chết.
Đúng lúc kẻng tan tầm chiều, chúng tôi đã làm xong cỗ quan tài. Chúng tôi còn định lấy vẹc-ni quét một lượt, nhưng anh Trần Bá Đôn, toán trưởng nói không nên. Vì chưa có quan tài tù nào, được sơn quét cái gì.
Khi toán vào tới trại, được biết: Lệnh của cán bộ trực trại: Không một ai được vào bệnh xá, nếu không được phép của cán bộ. Y là chuẩn úy tên Hòa Ba Tai, y được tù gọi là "ba tai". Tai phải của y rách thành hai mảnh, vì y hắc búa và ác ôn, nên tù mới gọi y như vậy.
Điểm xong, tù vào chuồng. Bấy giờ mới có 4 cậu hình sự tự giác khênh bác Chánh ra nghĩa địa tù. Chẳng biết bác có họ hàng, con cháu gì ở trong Nam không" Có khi họ còn trách bác, đi theo bác Hồ từ ngày ấy, chắc bây giờ làm to lắm nên đã quên cả bà con, bạn bè"
Cả cái đêm hôm đó, tôi cứ quằn quại trằn trọc mãi, cũng không chớp mắt được. Câu chuyện của đời bác Đặng Minh Chánh, cứ quấn mãi vào lòng tôi. Ngày hôm sau, buổi đi làm trưa về, tôi lại lén ra buồng y tá, để nói chuyện với Mai Nhuệ Anh và Lê Ngung, biết thêm được vài chi tiết về bác Chánh. Cũng qua dịp này tôi có điều kiện chuyện trò, với Ngung và Anh một chút về qúa trình: Lê Ngung bị bắt từ 1967 trong một toán biệt kích tên: HADLEY. Tôi biết thêm cậu Vũ Viết Tinh trong tổ kỹ thuật của tôi, cũng cùng toán với Ngung.
Toán HADLEY gồm 11 người. Ra Bắc ngày 26- 1- 1967. Nhẩy ở vùng Hà Tĩnh, Toán trưởng là Lê Văn Ngung, hiện ở Baltimore, Maryland. Vũ Hinh chết ở Missouri 2001, do ung thư phổi. Nguyễn Thế Khoa, truyền tin trưởng. Tha 1982, hiện ở VN. Nguyễn Huy Khoan, vì trốn trại nên là người duy nhất của toán, mãi tới 28-12-1984 mới được tha từ trại Tân Kỳ, Nghệ An. Trong khi hầu hết toán Hadley đươc tha năm 1982. Lê Văn Lào hiện ở Chicago. Phạm Ngọc Ninh hiện ở CA. Phạm Viết Phúc, Truyền tin phụ đã chết ở Sàigòn. Trần Văn Qúy, Toán phó hiện ở Minnesota. Lương Trọng Thưởng, chết 1970 tại trại tù Phong Quang. Vũ Viết Tinh, hiện ở Indiana. Vũ Như Tùng, hiện ở Chicago.
Còn Mai Nhuệ Anh lại ra Bắc trước Ngung gần một năm. Toán của Anh là HECTOR BRAVO B. Ra Bắc ngày 13- 9-1966, gồm 12 người. Địa bàn hoạt động tại tỉnh Quảng Bình, gần đường mòn HCM. Do một Thiếu úy: Đặng Đình Thúy của trường Sĩ Quan trừ Bị Thủ Đức, làm cố vấn hiện ở San Jose. Mai Nhuệ Anh Toán trưởng, hiện ở Wa. State. Vũ Văn Chí Toán phó, hiện ở Louisiana. Nguyễn Văn Đình Truyền tin trưởng, Hiện nay ở Cali. Nguyễn Văn Độ, hiện ở Cali. Hà Trung Huấn Truyền tin phụ, chết trận ngày 13-9-66. Hoàng Đình Khả, cũng chết khi chiến đấu 13- 9- 1966. Lê Ngọc Kiên Hiện ở Cali. Trần Trọng Nghĩa Hiện ở Cali. Âu Dương Quy Hiện ở Cali. Tống Văn Thái Truyền tin phó Hiện ở Cali. Nguyễn Văn Dũng Cali
* * *
Sáng hôm nay, tôi đang cắm cúi lắp cái ngăn kéo cho cái tủ gỗ lát của Hà văn Nho, nghe ồn ào léo nhéo ở phía nhà kho. À thì ra toán nông nghiệp của Phạm Ngọc Ninh (Ninh côi) đang ôm, vác vận chuyển những bao tải lạc củ (đậu phụng) vào kho. Tôi, Chăn và Tinh liếc nhau, nhưng như cùng hiểu: "Làm sao kiếm được một ít lạc bây giờ, thì đúng là chúng ta được vào Thiên Thai".
Tên cán bộ toán nông nghiệp trông rất còn trẻ, chỉ 27- 28 là cùng. Y nhìn qua lán mộc, chân y tiến bước sang, tiến vào ngay tổ kỹ thuật của tôi. Hơi gật đầu chào y theo xã giao và theo thủ tục. Y cũng hơi gật đầu, đáp lễ lại chúng tôi. Y sờ tay, quan sát cái tủ tôi đang làm, rồi ra vẻ trầm trồ:
- Cái tủ đẹp và gỗ cũng đẹp!
Thời cơ đến! Mặc cho y ngắm nghía cái tủ, tôi quan sát loáng một cái, hiện trường. Tôi khẽ bảo nhỏ, Chăn và Tinh:
- Tôi sẽ nói chuyện với tên cán bộ này! Các cậu tính sao để kiếm tí chút!
Tôi liếc nhanh tên công an võ trang, đang cầm khẩu AK đứng gần nhà kho, Tinh kiếm cớ ra hỏi chuyện tên đó cái gì, để che mắt. Chăn làm hiệu sao với toán trưởng Ninh (côi) (Phạm ngọc Ninh) mở sẵn một bao lạc ra. Chăn chỉ việc vào xúc, chừng 1 kg là được rồi. Làm lẹ!
Tuy tôi quay lại tán chuyện, với tên cán bộ nông nghiệp về chiếc tủ nhưng mắt tôi không bỏ qua một hiện tượng nào, của hiện trường. Tôi đã thấy Chăn, Tinh, và Ninh Côi đã nhịp nhàng, tiến hành từng động tác. Tới chỗ Tinh tiến đến tên công an võ trang, Chăn lỉnh vào nhà kho. Tôi choáng cả hồn, làm câu chuyện tôi đang nói với tên cán bộ, bị ngắt quãng. Nếu y tinh ý, y sẽ thấy bất thường. Lầu Chí Chăn ôm luôn cả một bao tải lạc, lủi ra phía sau toán mộc, khuất chỗ 6 -7 cái giường đóng rồi, đang để chồng lên nhau. Anh chàng người Nhái này liều thật! Tôi cứ tưởng kiếm được vài ký lạc, là đạt yêu cầu rồi!
Chính Ninh Côi và cả toán nông nghiệp, những cậu nhìn thấy cũng hết cả hồn. Sau này tôi biết Ninh Côi đã mở sẵn một bao tải lạc, cho Chăn lẹ vào xúc. Thế mà Chăn lại ôm ngay một bao tải khác, nặng hàng 40 kg.
Chương 17: Tự thắng giả hùng
Nhìn anh em toán mộc, kỳ cọ đùa vui, với giòng suối Tiên. Tôi chợt nghĩ, biết đâu ở ngay phía đầu nguồn bên kia, lại chả có vài nàng sơn nữ, cũng đang tắm rửa, kỳ cọ như chúng tôi, trong buổi chiều tàn của núi rừng" Nghĩ như vậy, tôi lấy hơi, lặn sâu xuống tới đáy suối, và ngâm ở dưới ấy một hơi dài, cho lòng đê mê, cho võng đời đong đưa.
Tôi trèo lên chỗ Khánh Lèo (Phạm Ngọc Khánh) đang ngồi trên một hòn đá to, trồi lên ở giữa suối. Dựa lưng vào Khánh, tôi đưa mắt nhìn khắp núi đồi, của vùng suối Tiên. Tai nghe tiếng chim rừng líu lo, hòa với tiếng réo roàn roạt của giòng nước, xoáy quanh mấy hòn đá nằm giữa giòng, thành một điệu nhạc nghê thường, của Thiên thai. Phải rồi! Suối Tiên thì phải ở cõi tiên! Mình cứ hình dung tưởng tượng đây là cảnh tiên, cảnh của Thiên Thai mà cụ Văn Cao thời tiền chiến, đã khảm (phổ) nhạc vào.
Trên đường theo toán về trại, tôi cứ luẩn quẩn suy nghĩ mãi: Nguồn vui nào đã đẩy tôi vào một giấc mơ tiên vừa qua" Đúng rồi! Chính do bao tải lạc 40 kg, của buổi sáng hôm nay. Cơm nước chiều vừa ăn xong, là tôi chuẩn bị hưởng thụ mấy phút hạnh phúc, một ngày của tôi.
Tôi mà không trình bày lại sự việc, để cho nhiều người cùng biết thì "mấy phút hạnh phúc" của tôi sẽ giảm "sướng" đi rõ rệt. Xin thưa sự việc như sau: Hơn 20 ngày trước, do một sự may mắn, tôi và Quách Nhung đã " móc ngoặc " mua được hai bao thuốc lá Điện Biên. Sau những thảo luận cân nhắc, ý kiến của tôi đưa ra đã được Quách Nhung đồng ý "ngoắc" ngón tay út.
Khổ đau, nặng nhọc làm càng nhanh, để rút ngắn thời gian khổ cực lại. Hạnh phúc, nhàn hạ phải biết kìm hãm, chế ngự để kéo càng dài, không thể kéo được nữa, mới chịu thôi.
Do điều kiện khó khăn ở trong tù, chúng ta có hai bao thuốc. Mỗi một ngày, sau khi cơm nước buổi chiều, mỗi người chỉ kéo một hơi thôi, như thế chỉ hết nửa điếu thuốc. Kiên trì, cương quyết chỉ một hơi! Vừa không hại sức khỏe, không tốn tiền, vừa ngon, say sưa vì 24 giờ mới hút có một lần. Dù ngày vui, hay ngày buồn cũng không thay đổi. Điều này duy trì được, cũng nói lên bản lĩnh chế ngự của một người. Chúng tôi học theo một ý tưởng trác tuyệt, đã trở thành danh ngôn của cụ Dương Hùng, đời Hán: Tự tri giả anh. Tự thắng giả hùng (Tự kìm chế, tự biết được chính mình, đã là giỏi, là anh hùng rồi).
Rất buồn cười, Quách Nhung cũng như tôi, mỗi lần hút đều phải cố thở hơi ra hết, để lấy sức kéo vào. Hút xong, mặt anh nào cũng đê mê, đờ đẫn, mắt lờ đờ. Mặt đực ra, như mặt ngựa mót, đi cầu. Như thế một điếu thuốc lá Điện Biên, chúng tôi chỉ kéo được bốn hơi là hết.
Ngày hôm qua (May 5- 04), gọi điện thoại sang Atlanta. Quách Nhung đã nói nguyên văn: "Ở Mỹ bao nhiêu thuốc ngon mà em vẫn thèm, một hơi thuốc lá Điện Biên ngày ấy!"
Quách Nhung đã xấp xỉ lục tuần, được ra tù 1983. Lập gia đình, đã có bốn con, ba gái một trai. Đứa gái lớn đã vào Đại học và đứa con trai, nhỏ 15 tuổi. Hiện nay Quách Nhung sống, hạnh phúc với gia đình ở Atlanta.
Toán biệt kích của Quách Nhung hơi đặc biệt (toán gồm 5 người), nhưng hiện nay (12/2004). Chỉ còn duy nhất Quách Nhung còn sống. (những người khác chết, nhưng không phải là chết trận). Tên toán là Horse, ra Bắc ngày 10/5/1965. Địa bàn hoạt động thuộc tỉnh Sơn La. Đinh Thế Chân, toán trưởng, bị cùm chết ở trại Phong Quang, Yên Bái. Quách Nhung, toán phó, hiện ở Atlanta Mỹ. Bùi Văn Ơn, nghe miền Nam mất. Anh buồn, không chịu ăn uống, rồi mang bệnh chết 3/1976 tại trại Hoành Bồ, Quảng Ninh. Đinh Công Sửu, bị ung thư chết 6/1980 tại trại Thanh Phong, Thanh Hoá. Nguyễn Quốc Thắng, chết vì sốt rét 3/1986 tại tỉnh Đồng Nai, VN.
Tôi nhớ lại một buổi, hôm đó là sáng Chủ nhật, sau khi làm vài động tác thể dục như mọi lần, tôi quay vào nhà. Thoáng thấy bóng bác Chấp đang đứng trầm ngâm một mình, ở một góc sân. Đã từ lâu, tôi muốn dành một buổi thăm hỏi bác về toán Castor của bác.
Hàng chục năm nay, từ ngày gặp bác. Qua các anh em biệt kích, tôi đã hiểu toán của bác là toán biệt kích đầu tiên, nhẩy ra Bắc bằng máy bay. Và cũng là toán khởi đầu bị phản gián, giống như một chuyện đã xẩy ra giữa 2 cơ quan tình báo IS (Intelligence Service) của Anh và Gestapo của Đức trong thế chiến II. Sau này đã đóng thành phim "Đây Luân Đôn gọi Bắc cực" (Londre appel pole Nord), tôi đã được xem. Hôm nay có dịp, tôi đã mời bác vào một chiếc ghế vắng, trong hội trường.
Bác rất vui và niềm nở, nhưng khi tôi đề cập tới toán Castor, thì bác tỏ ra uể oải, lờ đờ như không muốn nhắc lại. Gặp nhau từ hàng chục năm, qua nhiều các trại tù, tôi rất qúy mến bác, và tôi cũng được lòng mến thương của bác. Lúc đầu, tôi chưa hiểu nên rất ngạc nhiên, sau tôi hiểu dần tâm trạng của một người cảm thấy một chút sượng sùng, vì công việc của mình đã làm. Cho nên, buổi nói chuyện ấy, tôi chỉ biết sơ lược về toán Castor.
Toán Castor nhẩy ra Bắc ngày 27/5/1961. Địa bàn hoạt động thuộc Mộc Châu, Sơn La (Bắc Thái). Toán có 4 người: Hà văn Chấp, toán trưởng (Hiện ở CA. 2/05). Lò văn Piếng, truyền tin (Hiện ở VN, do lằng nhằng ghép người, phái đoàn Mỹ từ chối, nên không thể đi HO). Quách Thức, toán viên. 1982 được tha về lấy vợ, vết thương cứ loét dần, 1987 đã chết ở VN. Đinh văn Anh, toán phó. (Hiện ở CA. 2/05).
Do Nguyễn cao Kỳ lái máy bay thả toán, lại thả vào một bản làng nên Quách Thức đã bị thương do đạn du kích, ngay khi toán đổ bộ. Còn kiện hàng rơi mãi cuối làng.
Tôi vẫn gặp cả 4 anh ở trong tù. Rồi dòng đời đẩy xô, xê dịch, chìm nổi của mỗi người, với hoàn cảnh nghiệt ngã của quê hương, để rồi tôi đã gặp lại bác Chấp và Đinh Anh mấy lần, mỗi khi tôi có dịp ghé đến CA. Dù chuyện trò, ăn uống khi gặp lại, nhưng chẳng ai hỏi lại nhau những chuyện thuộc quá khứ. Hơn nữa bác Chấp đã 84- 85 tuổi rồi, tâm trí của bác đã bị thời gian hút hết mầu mỡ, chỉ còn lờ mờ trong quãng đời cập quạng, để chờ về cõi vĩnh hằng.
Giai đoạn này, do tôi cần một số dữ kiện cho tập cuối cùng của TĐ. Mới hôm qua (25-2-05) tôi đã gọi nói chuyện với anh Đinh văn Anh gần 2 giờ liền, để biết thêm những chi tiết ngộ nghĩnh của toán Castor, tưởng như nếu phải viết một bài báo mấy kỳ mới tạm đủ. Những chi tiết tưởng như không thể tin được, nhưng tôi đối chứng với Phan thanh Vân (vừa tròn thất thập) hiện ở Washington DC. Đinh văn Anh 74 tuổi ở CA và với những biệt kích khác, tôi phải tin...
Nguyễn cao Kỳ phải lái máy bay ra Bắc lần thứ 3, mới thả được toán Castor. Từ sự quan hệ thân mật giữa ông Trần Khắc Kính và Nguyễn Cao Kỳ, đã chuyển đổi được cuộc đời Nguyễn Cao Kỳ.
Phan Thanh Vân phải lái chuyến bay định mệnh 2-7-1962, để rồi bị tên lửa tầm nhiệt của CS chờ sẵn hạ ở xã Tô Hiệu, Cồn Thoi, giữa ranh giới Thanh Hóa và Ninh Bình.
Đinh văn Anh, VC không khai thác được khóa an toàn (security), chúng phao tin ĐA xuống dù vào cây, đã chết.
Điều trùng hợp lạ lùng là lại có 3 anh chàng cùng tên Lò văn Piếng cùng là người Thái trắng, lại cùng gia nhập biệt kích, nhẩy ra Bắc ở 3 toán khác nhau, nhưng chỉ có LVP của toán Castor làm truyền tin. Để rồi chính Việt cộng cũng bị lầm, chúng chủ trương tha một người, lại tha một người khác.
Cái người đối với chúng có công, là Lò văn Piếng (Bẩy Tá) cùng với Hà Văn Chấp gọi báo về cho tình báo miền Nam, sắp xếp cho chuyến bay tiếp tế của Nguyễn Cao Kỳ, vẫn còn trong tù. Chúng lại gọi tha cho Lò văn Piếng (Bằng) mới bị bắt sau này ra công trường. Còn một Lò Văn Piếng (Duy) nữa, những tiếng "lóng" ghép theo, chỉ những biệt kích người Thái mới biết.
Sáng hôm nay, một tin bất ngờ làm rúng động anh em biệt kích, cũng làm rúng động cả trại tù Thanh Phong luôn. Một sự việc từ trước, chưa bao giờ xẩy ra với Biệt Kích, Gián Điệp.
Bộ Nội Vụ (bộ CA) đã gọi tên, tha cho về với gia đình ở miền Nam 3 biệt kích: Đèo Văn Bạch là trưởng truyền tin của toán Dauphine, án tù 18 năm. Như vậy anh Bạch chỉ ở tù 16 năm. Thân Văn Kính án chung thân Toán trưởng của toán PEGASUS bị bắt 20-2-1963. Như vậy anh Kính cũng chỉ tù hơn 16 năm. Anh Đinh Văn Lâm án chung thân,toán trưởng của ATILLA, ra bắc ngày 25- 4 -1964. Như vậy anh Lâm chỉ ở tù 15 năm.
Toán biệt kích ATILLA ra Bắc 25-4 -1964. Toán gồm 6 người, do anh Đinh Văn Lâm làm toán trưởng, nhảy ở vùng Thanh Chương, Nghệ An. Đinh Văn Lâm toán trưởng, hiện ở NJ (Mỹ) án phạt chung thân. Nguyễn Văn Sửu án phạt 20 năm, hiện ở Atlanta (Mỹ). Nguyễn Văn Hinh án phạt 16 năm, truyền tin trưởng, hiện ở Australia. Nguyễn văn Thi án phạt 18 năm toán phó. Đã chết 27-8-1964 trong trại tù số 3, ở Nghĩa Đàn, Nghệ An. Nguyễn Văn Kế án phạt 8 năm, hiện ở Cali (Mỹ). Nguyễn Văn Hữu án phạt 6 năm, truyền tin phụ, hiện ở NY (Mỹ). Một điều hơi khác thường, với Nguyễn văn Hữu, án phạt chỉ có 6 năm, nhưng mãi tới 7- 1982 mới được tha. Như vậy, Hữu đã ở tù 18 năm. Án nhẹ nhất, lại ở lâu nhất.
Ba anh biệt kích có án được tha, lại là loại có án nặng. Điều này làm xôn xao, cho toàn thể anh em Biệt Kích Gián Điệp. Mỗi người đều suy đoán, theo sự chủ quan của mình, cuối cùng chẳng có một cơ sở nào, để kết luận.
Đến cuối tháng 1- 1980 gần Tết âm lịch lại gọi tên tha cho 2 anh nữa là: Hoàng văn Vân, án chung thân thuộc toán Pégasus (Tôi đã tường thuật). Như thế anh Vân cũng chỉ ở tù gần 17 năm. Hiện nay, anh Vân đang ở Atlanta. Đặng Công Trình án phạt chung thân. Anh Trình ở trong toán SCORPION (tôi đã tường thuật), nhẩy ra vùng Yên Bái ngày 17- 6- 1964, như thế anh Trình chỉ ở tù 16 năm rưỡi.
Qua 2 lần tha biệt kích, gián điệp của miền Nam trước hội nghị Paris. Mỗi lần tha như vậy, đều có 5- 7 anh tù hình sự cũøng được tha. Nhìn vào từng cơ sở, hiện tượng, so sánh, cọ sát, tình hình trong cũng như ngoài nước. Rồi những dư luận của những thân nhân gia đình, của anh em biệt kích ra thăm trong dịp tết âm lịch. Tôi cũng nhận định suy đoán, theo sự hiểu biết của tôi:
Có những điểm chung: Thành phần, hầu hết các anh được tha đều có án, và cùng chưa hết án. Không kể cái gọi là " cải tạo " tốt hay xấu. Phải còn khỏe mạnh, tỉnh táo. Những người có án nhưng đã ở qúa án, lại không được tha. Nhưng người không phải ra tòa xử, chỉ có cái án " cao su " là tập trung cải tạo, thì hãy còn nằm yên đấy. Thời gian tù đầy hầu hết 15 - 18 năm, tuổi đã lớn, già, biết bao nhiêu bệnh tật, hiểm nghèo của những anh tù Biệt kích gián điệp. Thậm chí có những toán biệt kích được xử công khai có báo chí nội, ngoại tham dự. Tòa đã xử trắng án như toán Boone của Nguyễn Huy Lân. Tất cả các anh cũng tù 15- 16 năm cả rồi, bây giờ cũng vẫn cứ nằm đấy.
Người Mỹ và Chiến Tranh Việt Nam – Nguyễn Kỳ Phong
LGT: Người Mỹ Và Chiến Tranh VN là tài liệu lịch sử về đường lối ngoại giao và chính trị của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Trọn bộ 2 tập do Nguyễn Kỳ Phong biên soạn và xuất bản với phần nhận định sắc bén của tác giả, cùng nhiều hình ảnh chiến tranh và lịch sử. SGT xin chân thành cảm ơn tác giả và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
*
Như những cậu học trò không thuộc bài bị gọi lên bảng, phái đoàn Hoa Kỳ đến Geneva rất lưỡng lự. Nhưng họ phải đến vì vấn đề Đại Hàn. Đối với cuộc thương lượng về Đông Dương, họ có mặt như một quan sát viên- một nhân chứng thì đúng hơn. Hoa Kỳ không muốn Pháp thương thuyết để đình chiến với Việt Minh trong lúc này. Phái đoàn được lệnh không đối thoại với Trung Cộng và không nên có ý kiến gì về những liên lạc giữa Pháp và Việt Minh. Hoa Kỳ muốn cho Pháp thủ vai chánh như Pháp đã làm từ mấy chục năm nay ở Đông Dương.
Theo chương trình đã định trước, tất cả nhân viên quan trọng của phái đoàn sẽ ra về sau khi tiết mục Đại Hàn chấm dứt vào ngày 9 hay 10 tháng 6. Trưởng phái đoàn là John Dulles, nhưng người thật sự đại diện là phó ngoại trưởng W. Bedell Smith, một đại tướng lục quân rất thân cận với Eisenhower từ đệ nhị thế chiến. Bedell Smith vừa rời chức giám đốc CIA (Central Intelligence Agency) để qua bộ ngoại giao theo lời yêu cầu của Eisenhower. Là tham mưu trưởng của Eisenhower ở Luân Đôn trong thời gian chiến tranh, Bedell Smith biết hầu hết những nhân vật trong hai đoàn ngoại giao Anh, Pháp. Tuy mục đích của phái đoàn rất giới hạn, phái đoàn có gần một trăm người, gồm một số nhân viên quan trọng ở bộ ngoại giaọ
Chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Quốc Gia quyết định sẽ chống lại về bất cứ một thỏa hiệp nào giữa Pháp với Việt Minh, nhất là đề nghị tạm chia Việt Nam ra làm hai giới tuyến trong thời gian đình chiến. Chính phủ Hồ Chí Minh, đang thắng thế, lại càng không muốn như vậỵ Pháp thì muốn thương lượng hưu chiến, tạm thời chia Việt Nam làm đôi để có thể di tản chiến thuật. Trung Cộng và Nga đóng vai cố vấn, nhưng nếu cần sẽ bắt buộc hai đàn em Bắc Hàn và Cộng Sản Việt Nam làm theo ý họ. Tất cả còn tùy vào sự nhân nhượng họ kỳ kèo được từ Pháp và Anh Quốc.
Người Pháp không muốn gì hơn là xin thương lượng một cuộc đình chiến lập tức để chỉnh đốn tình hình quân sự và chính trị. Họ phải xin vì tình hình quân sự của Pháp ở miền Bắc VN rất hiểm nghèo sau khi Điện Biên Phủ mất. Năm sư đoàn Việt Minh, diệt xong Điện Biên Phủ, đang trên đường tiến về Hà Nội với một khí thế hùng dũng. Chính quyền Pháp ở nhiều địa phương lần lượt rút khỏi nhiều vùng ở Phủ Lý, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.
Pháp đã hết tinh thần cho cuộc chiến. Họ bị thua trận nầy qua trận nọ. Giữa tháng sáu, trong lúc hội nghị Geneva đang diễn tiến, Chiến Đoàn Lưu Động 100 trên đường ra tiếp viện cho miền trung, bị đánh tan trên Quốc Lộ 14 ở khoảng giữa Ban Mê Thuộc và Pleikụ Đây là một lực lượng mới tinh, với đa số lính được tiếp viện từ mặt trận Nam Hàn. Thắng thêm trận nầy, Việt Minh thật sự cắt quân đội Pháp ra làm đôi.
Cái tang Điện Biên Phủ, về mặt chính trị đưa đến một số thay đổi trong chính phủ Pháp. Uy tín của chính phủ Laniel ở quốc hội rất mỏng manh. Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày 13 tháng 5, Laniel chỉ thắng được hai phiếu, 289-287, và đến ngày 17 tháng 6 thì phải nhường lại cho lãnh tụ của phái thiên tả Pierre Mendes-France lập một chính phủ mới.
Tướng Ely chuẩn bị sang thay tướng Navarre. Với một chính phủ thân cộng ở Ba Lê, bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương yêu cầu mẫu quốc phải thương thuyết nhanh với Việt Minh, nếu không họ phải di tản tàn quân còn lại ở miền Bắc vào Nam. Di tản trong tình trạng quân sự như vậy cũng đồng nghĩa như thua và phải chạy. Và đó là một sỉ nhục nếu xảy ra cho quân đội viễn chinh "Phú Lang Sa". Pháp phải thương thuyết để có đường rút khỏi Việt Nam trong vinh dự.
Pháp còn một lá bài trong tay đủ để thương lượng: họ sẽ nhờ Nga và Trung Cộng làm áp lực với Việt Minh trong cuộc hội nghị. Từ đầu cuộc hội nghị, Phạm Văn Đồng của phái đoàn Việt Minh khẳng định không muốn chia Việt Nam ra làm hai. Với chiến thắng vừa qua, quân đội Việt Minh có thể đánh bại Pháp trong vòng một hai năm nữa. Nhưng vì thế lực của các đàn anh Cộng Sản bắt phải chia ranh giới để đình chiến, Việt Minh bây giờ muốn ranh giới ở vĩ tuyến thứ 13, trong khi Pháp muốn vĩ tuyến thứ 18.
Pháp biết họ có thể nhờ ngoại trưởng Nga Vyacheslav Molotov vì Nga cũng muốn thương lượng với Pháp một vấn đề hệ trọng, có ảnh hưởng trực tiếp với cán cân quân sự ở Đông Âu. Sau hiệp ước NATO (North Atlantic Treaty Organization - Hiệp Ước Liên Minh Bắc Đại Tây Dương) năm 1949, Anh và Mỹ muốn Pháp hợp tác lập ra Cộng Đồng Phòng Thủ Âu Châu (EDC- European Defense Community) trong đó có một hội viên quan trọng là Tây Đức.
Nhưng Pháp rất lo ngại về việc tái võ trang cho Tây Đức. Pháp đã thành công trong việc ngăn chận Tây Đức được nhận làm hội viên của NATO. Gót giầy đế quốc Đức vào đệ nhị thế chiến vẫn còn làm Pháp sợ. Bây giờ tái trang bị cho Tây Đức thì chẳng khác nào nối giáo cho giặc. Biết được tâm lý của Pháp, Nga thúc đẩy Pháp đừng ủng hộ cộng đồng phòng thủ EDC, đổi lại Nga sẽ thúc đẩy Việt Minh tìm một thỏa hiệp với Pháp.
Với tình hình chính trị thay đổi như chong chóng của Pháp - mỗi tháng một chính phủ mới- Molotov nghĩ ông nên thương lượng với chính phủ thiên tả Mendes -France thì hơn. Hơn nữa, sau cái chết của Stalin, Molotov thấy chiều hướng bộ chính trị Nga muốn hòa hoãn với tây phương (sự hòa hoãn cực thịnh dưới thời của Kruchchev, từ 57-62, khi Suslov hạ bệ Kruchchev để làm nóng lại Chiến Tranh Lạnh).
Về phía Trung Cộng: Pháp và Anh Quốc ngầm hứa hẹn công nhận Trung Cộng ở Liên Hiệp Quốc nếu Trung Cộng làm áp lực được với Việt Minh. Trung Cộng cũng muốn thúc giục Việt Minh đình chiến ngay vì sợ Hoa Kỳ đem quân vào can thiệp và thiết lập một đầu cầu trên lục địa Đông Nam Á.
Trung Cộng, lần đầu tiên được dự một hội nghị quốc tế (mặc dù sự hiện diện bị phủ nhận bởi Hoa Kỳ và Việt Nam Tự Do), muốn làm một cái gì để chứng tỏ mình cũng có tiếng nói trên chính trường quốc tế. Tuần lễ đầu của tháng sáu, Chu Ân Lai bay về Nam Kinh để nói chuyện với Hồ Chí Minh, sau đó trở lại Geneva gặp riêng thủ tướng Mendes- France một vài lần nhưng Mendes- France từ chối tiết lộ nội dung cuộc đàm đạo.
Về phía Hoa Kỳ: Hoa Kỳ rất muốn can thiệp bằng quân sự nhưng không được Pháp yêu cầu hoặc Anh ủng hộ. Từ ngày Điện Biên Phủ mất cho đến ngày bản Tuyên Ngôn Geneva được hoàn tất, quân đội Hoa Kỳ được lệnh chuẩn bị ứng chiến trong trường hợp quân Cộng Sản tràn xuống phía nam Đông Dương. Hội đồng NSC (National Security Council - Hội Đồng An Ninh Quốc Gia), dưới sự thúc đẩy của John Dulles, họp tới họp lui tìm một lý do để can thiệp nhưng không tìm được lý do nào chính đáng.
Có ba nhân vật của chính phủ Eisenhower đáng được nhắc đến trong thời khoảng nầy vì quyết định của họ ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao Hoa Kỳ đối với Đông Dương trong những năm còn lại của thập niên 1950. Ba người đó là Tổng Thống Eisenhower, Ngoại Trưởng Dulles, và tư lệnh Lục Quân Matthew Ridgway. Dulles và Eisenhower muốn đánh VC, nhưng Ridgway phản đối.
John Foster Dulles, như đã nói ở đoạn trên, là một người chống cộng kiên quyết. Con của một nhà giảng đạo, thuộc giòng họ có địa vị chính trị. Ông ngoại John W. Foster và ông cậu Robert Lansing đều là tổng trưởng ngoại giao. Năm mười lăm tuổi đã học hết bậc trung học. Theo ngành thần học ở Princeton, tin vào luật và coi đó như một đạo lý trong liên hệ giữa con người. Cha mẹ muốn ông học thần học để trở thành một mục sư giảng đạo, nhưng sau khi học hết bậc cử nhân, ông xin gia đình đi học luật để có thể trở thành một luật sư cho đạo giáo.
Khi còn đi học luật ở đại học George Washington, Dulles chơi thân với hai con trai của tổng thống đương nhiệm William H. Taft, là Robert và Charles. Và để cho huyền thoại về Dulles được đậm đà hơn, truyện ký trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ còn thêm vào, vợ của Robert Taft (sau nầy là một nghị sĩ và ứng cử viên tổng thống) từng là đào cũ của Dulles trong những lần tụ tập nhẩy đầm.
Ra trường, làm luật sư cho văn phòng luật Sullivan & Cromwell, một văn phòng luật nổi tiếng nhất nước Mỹ. Dulles là một trong những luật sư đầu tiên chuyên lo về thương lượng chính trị. Văn phòng luật Sullivan & Cromwell đang là đại diện cho chính phủ Mỹ ở Panama trong việc quản trị Kênh Đào Panama. Dulles được ông cậu Lansing - đang là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ- nhờ vả nhiều công chuyện ngoại giao quan trọng. Những chuyện như thương lượng sự ủng hộ của những quốc gia ở Nam Mỹ khi Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức vào đệ nhất thế chiến.
Năm 1918 Dulles theo phái đoàn của Tổng Thống Woodrow Wilson tham dự hội nghị hòa bình Versailles, và một năm sau trở thành đại diện chính thức của Tổng Thống Wilson ở hội nghị đó.
Năm 1942 khi đang giữ chức Chủ Tịch Liên Hội Nhà Nguyện (The Federal Council of Churches), Dulles viết một tiểu luận về nền tảng luật pháp và chính trị cho toàn thế giới, qua vai trò của Liên Hiệp Quốc, có tên là "Sáu Cột Trụ Của Hòa Bình."
Tiểu luận có sáu điểm chánh: 1) phải có một thỏa ước chính trị vững chắc để các quốc gia liên hiệp có thể trừng trị những kẻ gây hấn, 2) phải hợp tác chặt chẽ về kinh tế và tài chánh, 3) thỏa ước chính trị phải uyển chuyển để có thể thay đổi trong tương lai, nếu cần, 4) tất cả dân tộc trên thế giới đều có quyền tự trị, 5) phải có cơ quan kiểm soát về quân sự binh bị, 6) và mọi người đều có quyền tự do tôn giáo và tự do tri thức.
Tiểu luận được sự chú ý của Tổng Thống Roosevelt, và đó cũng là nền tảng căn bản cho văn kiện Liên Hiệp Quốc. Theo Dulles, muốn có một nền hòa bình vĩnh cửu trên thế giới, thủ lãnh chính trị của các đại cường quốc phải biết uyển chuyển với các quốc gia yếu thế. Luật pháp của hòa ước phải có đạo đức. Muốn có sự uyển chuyển này, chính trị gia phải thay đổi lý thuyết liên tục để có thể phù hợp với một thế giới không ngừng thay đổi. Hòa bình không có nghĩa là tất cả sẽ bất động, không thay đổi, để chính trị gia hưởng nhàn.
Dulles lấy thí dụ về nước Đức sau khi thua trận đệ nhất thế chiến rồi lại trở thành Đức Quốc Xã gây ra đệ nhị thế chiến như một trường hợp điển hình: vì các quốc gia chiến thắng chèn ép Đức quá mức sau đệ nhất thế chiến. Trong một văn kiện đầu hàng Đức bị bắt buộc ký là phải bồi thường suốt đời cho những quốc gia nạn nhân của thế chiến thứ nhất. [Quân đội] Đồng Minh không hạn định số tiền vô hạn Đức phải bồi thường. Đó là một sự vô lý quá đáng, nhưng kẻ chiến thắng có lý do của họ.
Allen Dulles, em của John, kể lại là khi đọc xong văn kiện đầu hàng, đại biểu của Đức đứng lên không nổi vì cái trách nhiệm quá nặng của bản hiệp ước. Sau này, Hitler khi tuyên chiến thế giới, đã lấy cớ - và tất cả dân Đức đồng ý- về sự vô lý của hiệp ước Versailles, cho đó là một sự vô luân của luật pháp thế giới. Với kinh nghiệm đó, Dulles cho rằng một cơ quan chính trị quân sự quốc tế (như Liên Hiệp Quốc) thành công phải là một cơ quan biết được giới hạn và cá tính dân tộc của mỗi quốc gia. Cơ quan quốc tế đó phải sẵn sàng trừng trị những quốc gia phạm luật.
Tài thương nghị và ngoại giao của Dulles sáng hơn khi ông được Tổng Thống Truman cử đi thương nghị với Nhật vào năm 1950. Kết quả của hiệp ước là Nhật trở thành một đồng minh mạnh nhất của Mỹ ở Á Châu.
Là người của đảng Cộng Hòa, Dulles liên lạc với nghị sĩ Robert Taft, thống đốc Thomas Dewey, cả hai đều là ứng cử viên tổng thống với nhiều hậu thuẫn của cử tri đoàn. Nhưng năm bầu cử 1952, Dulles chọn Eisenhower vì chỉ có Eisenhower mới có khả năng giành lại ghế tổng thống mà đảng Dân Chủ đã giữ hơn hai mươi năm nay (12 năm Roosevelt, 8 năm Truman).
Ban đầu Eisenhower không chịu ra tranh cử, viện cớ muốn mặc áo nhà binh suốt đời. Lúc đó Eisenhower là Thống Tướng Tư Lệnh Quân Đội NATO. Luật Mỹ bắt tướng năm sao phải tại ngũ vĩnh viễn, trừ khi được quốc hội cho phép giãi ngũ. Chính Dulles là một trong hai người thuyết phục được Eisenhower đổi ý (người kia là Henry Cabot Lodge, cựu thông dịch viên Pháp ngữ cho Eisenhower vào đệ nhị thế chiến, đang là thượng nghị sĩ).
Khi đắc cử tổng thống, dù nể và kính trọng Dulles, Eisenhower rất băn khoăn không biết có nên chọn Dulles làm ngoại trưởng. Eisenhower sợ Dulles quá già (65 tuổi) và quá quyền thế, khó làm việc với nhau được. Eisenhower sợ là phải, vì Dulles dù chỉ lớn hơn Eisenhower mười hai tuổi nhưng đã bước lên quyền thế chính trị lâu hơn Eisenhower nhiều: khi Eisenhower vừa tốt nghiệp trường võ bị West Point (khóa năm 1915) được vài ba năm, Dulles đã là đại diện cho tổng thống trên chính trường quốc tế. Những tháng ngày đầu, Eisenhower và Dulles không có vẻ hợp với nhau. Nhưng sau một năm, Eisenhower hoàn toàn tin tưởng vào Dulles.
Về đường lối và kỹ thuật chống cộng, Dulles đồng ý chủ thuyết "Containment" (ngăn chận) của George Kennan là hay. Tuy nhiên chủ thuyết có một khuyết điểm là phải kiên nhẫn - kiên nhẫn để chứng tỏ lý thuyết "giai cấp vô sản sẽ ngự trị là một hiển nhiên của lịch sử" là sai.
Nhưng người Mỹ không có kiên nhẫn để chận Cộng Sản theo từng địa phương, từng chiến tuyến, vì phải lo nhiều mặt như vậy chiến lược Mỹ trở thành hỗn tạp, mất đi tính đồng nhất. Chủ thuyết Containment, trên bình diện cao hơn, mnag tính phòng thủ chứ không phải tấn công.
Đầu năm 1954 Dulles đề nghị một chiến lược quân sự khác, một kế hoạch quân sự mà khi dùng có thể đưa nhân loại vào hố thẳm: Hoa Kỳ sẽ dùng hỏa lực nguyên tử để trả đũa toàn diện, quyết liệt, những quốc gia gây hấn. Dulles nói ngày vui nhất trong đời của ông là ngày tổng thống Truman ra lệnh quân đội Mỹ được phép dùng mọi hỏa lực trong tay để đánh bại cuộc xâm lăng Đại Hàn.
Chủ thuyết của Dulles được mệnh danh là "Brinkmanship" (brink là bờ của cái hố, vực thẳm). Nhưng Dulles biện minh cho chủ thuyết của ông là: đưa nhân loại đến gần hố thẳm là một nghệ thuật. Cái hay là lúc nào mình biết kéo nhân loại trở lại đừng cho rớt.
Một tháng trước khi Điện Biên Phủ bị tràn ngập, Dulles tìm mọi cách để đưa quân vào tham chiến ở Việt Nam nhưng không thành. Sau Điện Biên Phủ, tuy không còn tin vào khả năng quân sự hay chính trị của Pháp, Dulles vẫn khuyên Pháp giữ bình tĩnh.
Khi được tin tướng Cogny ở Bắc Việt đòi di tản khỏi Hà Nội, Hoa Kỳ nói với Pháp, tuy Điện Biên Phủ là một thất bại, nhưng sự thất bại đó không có nghĩa là Pháp phải đình chiến và thương lượng với Việt Minh. Nếu Pháp cắt ra một vùng cho Cộng Sản như một điều kiện để đình chiến, Cộng Sản sẽ dùng nơi đó như một bàn đạp, nuốt trọn phần đất tự do còn lại.
Hoa Kỳ đề nghị nếu Pháp yêu cầu một cách công khai - qua Liên Hiệp Quốc- Hoa Kỳ sẽ dùng mọi biện pháp can thiệp vào Đông Dương ngay. Pháp chưa bao giờ chính thức yêu cầu Hoa Kỳ hay thế giới tự do can thiệp, vì sợ bị buộc trả lại độc lập hoàn toàn cho Việt Nam và bị hạch hỏi về các thuộc địa khác ở Bắc Phi. Cũng nên nói thêm, một trong những điều kiện để Hoa Kỳ can thiệp là sau khi giúp Pháp quân bình lại tình hình quân sự, Pháp phải cho Mỹ có quyết định vào vấn đề Đông Dương trong tương lai. Đây là một đòi hỏi Pháp không chấp nhận cho đến năm cuối cùng, năm 1956, của chính quyền Pháp ở Việt Nam.
Nhưng Pháp, một mặt vì tự ái, một mặt không còn đủ nhân lực, tinh thần hay tiền bạc để tiếp tục chiến đấu, không chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. Khi Thủ Tướng Laniel từ chức và tân thủ tướng Mendes- France tuyên bố ông sẽ thương thuyết thẳng với Việt Minh. Dulles không còn chọn lựa nào khác hơn là để cho Pháp đi một mình ở Geneva - và Hoa Kỳ sẽ tìm cách đi một mình ở Việt Nam. Đường lối ngoại giao của Mỹ rất rõ qua lời tuyên bố của ngoại trưởng Dulles: "Tốt nhất là để người Pháp rút ra, sau đó chúng ta sẽ lập một nền tảng mới". Thái độ của Dulles cũng được thể hiện khi ông và số đông các đại diện quan trọng của phái đoàn Hoa Kỳ rời Geneva sau khi vấn đề Đại Hàn kết thúc.
Gần ba tuần sau khi hội nghị Geneva hoàn tất, ngày 12 tháng 8 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới quyền chủ tọa của Dulles chấp thuận huấn lệnh NSC 5412 ("Huấn Lệnh Của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về các hoạt động bí mật"). Huấn lệnh cho phép các cơ quan liên hệ dùng mọi khả năng để hoạt động bí mật gây chia rẽ trong khối Cộng Sản, phá hoại chính quyền miền Bắc bằng mọi cách, và xâm nhập tình báo vào đất của đối phương. Đây chỉ là huấn lệnh đầu tiên của nhiều huấn lệnh mà Dulles và em là Allen, giám đốc cơ quan tình báo CIA, cho phép đại diện Hoa Kỳ tại các địa phương hoạt động bí mật phá hoại Cộng Sản.
Hai quyết định tương phản - đánh và không đánh- giữa Tổng Thống Eisenhower và tư lệnh Lục Quân Ridgway cho thấy hai sự kiện về cách hoạt động và đường lối ngọai giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Thứ nhất là một tinh thần dân chủ thật sự. Thứ hai là sự không đồng nhất về những quyết định có tính cách chiến lược quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ đối với tình hình Việt Nam. (Còn tiếp...)