Hôm nay,  

Chuyện Quê Hương: Bùi Chí Vinh, Từ Yêu Em Đến Yêu Nước

05/08/200900:00:00(Xem: 7791)

Chuyện Quê Hương: Bùi Chí Vinh, từ yêu em đến yêu nước

Bùi Tín 
Nhà thơ Bùi Chí Vinh là nhà thơ nổi tiếng ở trong nước. Những đêm thơ Bùi Chí Vinh làm náo nức Sài gòn, Huế, Hànội.
Anh sinh năm 1954, nay 55 tuổi, tài năng đang chín. Sức sáng tạo ở anh vốn dồi dào. 4 tập thơ dày: "Thơ tình","Thơ đời","Thơ đạo","Thơ quậy" đều được đón nhận sớm sủa. Anh còn viết tiểu thuyết cho thiếu nhi, làm kịch thơ...
Bùi Chí Vinh có giọng thơ độc đáo. Dồi dào cảm xúc, nhiều hình ảnh lạ, bất ngờ mà chân thực, rất trẻ, pha triết lý, luôn có nét tưng tửng, dí dỏm, bông lơn, vui và lạ. Tình yêu thương, nhớ nhung trai - gái, anh và em ... là đề tài thường xuyên của anh, tiếp nối và hiện đại hóa giòng thơ tình đặc sắc của Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính...
Dưới đây là một đoạn thơ tình trong bài thơ "Anh nhớ em" :
 ... Nhớ em rất nhớ cà-rem vậy mà
     Nhớ con dế trống đi xa
Một hôm nhớ đến quê nhà gáy chơi
Con dế thì gáy một hơi
Còn anh gáy hết một thời con trai
Con kiến còn nhớ củ khoai
Huống chi tóc ngắn tóc dài nhớ nhau ...
  *
  Cô bé ơi, anh nhớ em
  Như má lúm nhớ đồng tiền đúng chưa
  Như cà chớn nhớ cà chua
  Như da em nhớ da-ua ngọt ngào
  Cái nhớ nhảy qua hàng rào
  Chẳng thèm đăng ký cứ nhào vô anh
  Xô ra thì thấy không đành
  Nên anh ôm lấy rồi canh giữ hoài ...
Thế rồi vào năm 2009, Bùi Chí Vinh bỗng quan tâm đến thời sự nóng hổi, được bàn tán rì rầm trong xã hội : hiểm họa bôxít ở Tây nguyên và Biển, đảo ta bị xâm lấn, ngư dân ta bị tàu bành trướng sát hại, trong sự vô cảm và đồng lõa của nhóm đương quyền. Nhà thơ liền tạm gác lại yêu đương, gác lại con dế, má lúm đồng tiền, gác lại nỗi nhớ da diết người yêu để nói lên niềm phẫn nộ của kẻ sỹ, của người trai Việt khi nước nhà nguy biến, khi biên thuỳ nghiêng ngửa.
Bài thơ  "Một ngày phải khác mọi ngày" (tháng 4-2009) có những đoạn :
... Chào một ngày  đất nước tự tiêu vong
 Cỗi rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc
 Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu,
Trần Khải Ca lạ hoắc
Panô giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành
Long phơi phới toét miệng cười
 Chào một ngày phát triển giống đười ươi
 Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ
 Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ
 Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì ... tiền
 Chào một ngày vong bản vì ... hèn
  Sống chết mặc bay, túi thầy vô cảm
 Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa rồi Diễm... 
Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận nước Tàu
Chào một ngày bãi biển hóa nương dâu
Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh


  Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh
  Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều
  Chào một ngày hình chữ S tong teo
  Tài nguyên bôxít bị đào như bọ xít
  Nhôm và đôla chẳng thấy đâu chỉ thấy đất Tây nguyên rên xiết
Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm ngẹt thở Chín Con Rồng
Chào một ngày long mạch bị xới tung
Máu bầm đất đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo
Ai cho phép Hoàng Sa, Trường Sa thành Tam Sa lếu láo
Tội nghiệp rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Đại Vương trên sóng Bạch Đằng
 Chào một ngày giống hệt cõi âm
 Những xác chết anh hùng bật dậy
 Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy !
 Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền
  Chào một ngày soi rõ mặt anh em ! 
Bài thơ của nhà thơ vốn mê mải yêu đương bỗng toé lên ánh sáng của thanh kiếm cứu nước khi Tổ quốc lâm nguy, " thần, người đều căm giận ".
" Mãi quốc cầu vinh, tất quả báo nhãn tiền ! "  
Mong 15 vị trong bộ chính trị, 160 uỷ viên chính thức và 21 uỷ viên dự khuyết ban chấp hành trung ương đảng cộng sản hãy đọc kỹ bài thơ, ngẫm nghĩ nghiêm chỉnh, rồi sờ lên gáy mình.
Nhà thơ, hơn 2 ngàn trí thức ký Kiến nghị về bôxít, 200 nhà nghiên cứu dự Tọa đàm về Biển Đông và hải đảo cùng toàn xã hội đã và đang bàn tán về chuyện gì, về những ai " các ngài cậy thế bịt mồm 700 tờ báo, nhưng bịt mồm được triệu triệu con người được không " có tài thánh !
Chuyện quan trọng, cực kỳ hệ trọng đấy, chuyện bán nước, chuyện phản bội tổ quốc đấy, chuyện bên Tây theo luật là Haute Trahison (Phản Quốc Cao)- phải do Toà Án Tối cao Đặc biệt xét xử. Còn ở Việt nam ta, xin nhớ mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, lòng yêu nước truyền thống nghìn đời sẽ bật dậy xung thiên. Đây không phải là chuyện vu cáo, chụp mũ đâu. Chuyện nghiêm chỉnh đó.
Hãy biết sợ lẽ phải, sợ công lý, sợ lòng yêu nước truyền thống của dân tộc Việt.
Lúc ấy không thể núp sau bình phong " tập thể " để trốn tránh trách nhiệm cá nhân đâu. Hồ sơ, tài liệu, nhân chứng, vật chứng còn đầy ra đấy. Những tội phạm chính đã được vạch mặt chỉ tên.
*
Xin được biểu dương nhà thơ tình yêu Bùi Chí Vinh, trở thành nhà thơ yêu nước, Nhà Thơ Công Dân, sinh ra và lớn lên trên đất Sài gòn mãi mãi dồi dào sức sống, mảnh đất xa nặng tình nặng nghĩa với quê gốc "nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long ".  Mong bài thơ trên được phổ biến sâu rộng, do có sức công phá dinh luỹ của cường quyền u minh ngang bằng hàng chục quân đoàn dã chiến tất thắng trên mặt trận chính trị, truyền thông và văn hóa, không cần đến súng ống và thuốc nổ.
Bùi Tín       
Paris  29-7-2009
(Tác giả Bùi Tín hiện có trang blog ở: http://www.voanews.com/vietnamese/bui-tin-blog.cfm)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.