Hôm nay,  

Tân Nội Các Obama

30/12/200800:00:00(Xem: 7275)

Tân Nội Các Obama

Vũ Linh
...muốn an bang tế thế, ông sẽ cần phải chuyển về phía hữu...
Không bao lâu nữa thì tổng thống tân cử Barack Obama sẽ tuyên thệ nhậm chức. Cho đến nay thì nội các của ông đã thành hình tuy chưa chính thức vì vẫn còn phải chờ Quốc Hội phê chuẩn. Tất cả chỉ còn là vấn đề hình thức.
Nhận xét tổng quát về thành phần, chúng ta thấy có vài điều đáng chú ý.
Nói chung, đây là một nội các đa dạng thập cẩm, đúng như ông Obama đã hứa. Gồm có da trắng, da nâu, da đen, da đỏ và cả da vàng nữa; trẻ già; nam nữ; bảo thủ và cấp tiến. Phần lớn là Dân Chủ, nhưng cũng có Cộng Hòa luôn.
Chẳng phải là điều gì mới lạ, vì từ trước đến nay, tổng thống nào lên nắm quyền cũng làm như vậy thôi. Kể cả mấy TT gần đây như Clinton và Bush. Một nét đặc biệt nữa là trong toàn thể nội các, người nào cũng kinh nghiệm cùng mình, hơn xa… ông tổng thống.
Không hiểu ai sẽ chỉ huy ai"
Ứng viên tổng thống Obama hô hào và hứa hẹn thay đổi tất cả, từ chính sách đến nhân sự, và nhất là về cung cách làm việc của các chính khách lão làng hủ hóa của thủ đô. Nhưng sau khi đắc cử thì ông lại chọn toàn những khuôn mặt lão làng hủ hóa của thủ đô vào những chức vụ then chốt nhất!
Bắt đầu bằng ông phó TT với hơn ba chục năm tử thủ ở Thượng Viện. Joe Biden là người từ khi tốt nghiệp ra là đi làm chính trị trong Quốc hội, và chưa một ngày hành nghề hay kiếm ăn trong đời sống bình thường của đa số dân chúng. Ông là điển hình của chính khách lão làng ở thủ đô.
Rồi đến ông Chánh Văn Phòng -tương đương với Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống của ta ngày xưa- và các ê-kíp kinh tế, tài chánh, ngoại giao, an ninh, quốc phòng,… toàn là những khuôn mặt cũ rích của thời TT Clinton. Hoặc thời Bush.
Trong lúc tranh cử, ông Oabma lớn tiếng tố cáo McCain chỉ là Bush nhiệm kỳ 3. Không thể chấp nhận được. Phải Thay Đổi! Phải Đổi Mới! Phải có tư tưởng mới. Phải xóa bàn cờ làm lại mới hết. Và chúng ta nhìn thấy… Clinton nhiệm kỳ 3! Đổi mới trở về quá khứ"
Với các thứ trưởng thời xưa bây giờ thăng chức lên bộ trưởng như cựu thứ trưởng Tư Pháp Eric Holden lên làm bộ trưởng Tư Pháp. Hay cựu bộ trưởng bộ này nhận bộ mới, như cựu bộ trưởng Năng Lượng Bill Richardson bây giờ làm Thương Mại. Hay bộ trưởng chạy qua cố vấn như cựu bộ trưởng Tài Chánh Larry Summers bây giờ cầm đầu khối cố vấn kinh tế tài chánh. Vài người khác trước ở vai vế thấp hơn, rồi bây giờ lên cao hơn, như bộ trưởng Gia Cư, Chủ Tịch Ủy Ban Chứng Khoán,…
Tột điểm là Hillary Clinton.
Bà Phó tổng thống bán chính thức của TT Clinton được bổ nhiệm Ngoại Trưởng. Trước đây, bà Hillary lớn tiếng chê trách Obama không có kinh nghiệm để trả lời điện thoại nửa đêm báo nguy khẩn cấp từ Trung Đông hay đâu đó. Bây giờ, bà được ông ta thân ái tặng cho trách nhiệm trả lời điện thoại. Lạ lùng thay, bà nhận lời và bỏ cái ghế thượng nghị sĩ muôn đời đang có. Thế rồi, chưa nhậm chức Tổng thống, đêm Thứ Năm rạng ngày Thứ Sáu 26, đang yên giấc tại Hawaii, ông Obama được điện thoại báo tin: Israel đã tấn công lực lượng Hamas tại dải Gaza, làm Hillary Clinton phải học bài chối chết để tìm giải pháp cho ê-kíp mới!
Các nước Trung Đông bèn phân vân gãi tai.
Ông Obama ngày càng tỏ vẻ thông cảm hơn với lập trường tự vệ của Israel, có thể vì lá phiếu Do Thái tại Mỹ. Nhưng liệu Hillary Clinton có tiếp tục theo đuổi chánh sách hoà hoãn và thân Palestine của ông Clinton ngày xưa chăng" Nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Barack Obama quả là khó hiểu.
TT Obama cũng đã làm một chuyện khá hy hữu.
Trong nội các của ông, có tới bốn người trước đây là đối thủ cùng chạy đua vào Tòa Bạch Ốc: phó TT Biden, Ngoại trưởng Hillary, bộ trưởng Thương Mại Richardson, và bộ trưởng Canh Nông Tom Vilsak. Trong lúc tranh cử, cả bốn người đều đã có những lời tố cáo và chỉ trích ông Obama khá nặng nề, đều có ý coi thường kinh nghiệm mong manh của ông. Bây giờ được ông tặng trọng trách và vui vẻ nhận lời, quên bẵng những lời chỉ trích chê bai trước đây.
Rất tiếc là ông cựu thượng nghị sĩ John Edwards bị dính líu vào chuyện lem nhem tình ái và có con hoang, nếu không thì cũng thành bộ trưởng gì đó cho TT Obama rồi.
TT Obama đã có dịp chứng minh mình không phải tay vừa. Có thể chẳng có kinh nghiệm an bang tế thế, nhưng mưu mẹo chính trị thì rất cao. Ông hoá giải tất cả các đối thủ cũ, biến họ thành thuộc hạ hết. Nếu không là thuộc hạ thì ít ra chắc chắn mấy người tên tuổi này sẽ không thể nhẩy ra chạy đua với ông vào năm 2012 được.
Chính trị kiểu Mỹ rất độc đáo.
Nếu thắng thì kẻ thù hôm trước, hôm sau vẫn là đồng minh được. Ngược lại bạn tâm giao hôm trước, hôm sau thành kẻ thù cũng là thường, nhất là khi thua, như các thượng nghị sĩ John Kerry và Chuck Hagel, bạn chí thân hơn ba chục năm của ông McCain, nay ông Hagel đã thành kẻ thù không tiếc lời thóa mạ ông chiến hữu tổng thống hụt McCain.
Chuyện khó hiểu nhất là chuyện bộ trưởng Quốc Phòng của TT Bush là ông Robert Gates được mời lưu nhiệm.
Cái lý cơ bản của ứng viên Obama khi ra tranh cử tổng thống là chống lại cuộc chiến Iraq. Obama đả kích từ quyết định đánh đến chiến lược, chiến thuật, nhân sự và nhất định lật ngược chủ trương của TT Bush, và bác bỏ luôn chủ trương tương đối ôn hòa hơn của McCain. Lập trường quyết liệt này của Obama hoàn toàn khống chế cuộc chạy đua vào Bạch Ốc từ những ngày đầu, cho đến những ngày gần cuối khi đề tài tranh cử chuyển qua chuyện khủng hoảng kinh tế tài chánh.
Bây giờ, sau khi có quyền thay đổi rồi thì ông lại… không thay đổi gì hết.
Tư lệnh chiến trường Iraq, tướng Odierno vẫn còn đó. Tư lệnh chiến trường Trung Đông, tướng Petraeus, cũng vẫn giữ chức này. Rồi bộ trưởng Quốc Phòng Gates, được lưu nhiệm. Kể cả hơn 150 viên chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng do TT Bush bổ nhiệm cũng được giữ lại, theo như đòi hỏi của ông Gates và được Obama hoàn toàn "nhất trí".
Điều đáng chú ý nữa là trước đây, cả ba người ấy (ông Gates và hai vị tướng) đều đã lên tiếng bác bỏ kế hoạch rút quân trong vòng một năm rưỡi của ứng viên Obama.
Thế thì thay đổi gì" Ở đâu"
Tân TT Obama viện dẫn lý do muốn thấy một sự chuyển tiếp hay thay đổi chính sách được thực hiện một cách chậm rãi và chắc chắn, tránh vấp váp có thể gây ra tai họa lớn. Dĩ nhiên đây là một cách xử thế đáng hoan nghênh, chứng tỏ tinh thần trách nhiệm rất cao. Nhưng tuyệt đối không giống lập trường của ứng viên Obama khi còn đang tranh cử. Không hiểu những người bỏ phiếu cho Obama vì lập trường “phản chiến” cực đoan của Obama bây giờ nghĩ sao"
Dưới một khía cạnh khác thì chuyện lưu nhiệm bộ trưởng Gates lại cũng chẳng có gì lạ cho lắm.
Thông thường, các TT Dân Chủ bị chê là rất nhu nhược về lãnh vực an ninh, quốc phòng. Để chống đỡ sự chỉ trích, các TT Dân Chủ sẵn sàng tặng khúc xương an ninh quốc phòng này cho phe đối thủ Cộng Hòa, vừa được tiếng là hoà hợp lưỡng đảng khi an ninh quốc gia bị đe dọa, vừa khoá miệng mấy ông Cộng Hòa.
TT Dân Chủ Kennedy vừa thấy Việt Nam có vẻ rắc rối quá là bổ nhiệm ngay cựu ứng viên phó TT của ông Cộng Hòa Nixon là Henry Cabot Lodge làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam vào năm 1963. Miền Nam Việt Nam lúc đó đang bị Miền Bắc bắt đầu đánh mạnh, cũng như đang bị khủng hoảng nội bộ trầm trọng vì sự chống đối của Phật Giáo. TT Johnson cũng lại bổ nhiệm ông Cabot Lodge làm đại sứ lần thứ hai khi cuộc chiến tiếp tục leo thang mạnh năm 1965.
Gần đây hơn, TT Clinton sau khi nhậm chức cũng bổ nhiệm một Nghị sĩ Cộng Hòa là William Cohen làm bộ trưởng Quốc Phòng.
Bây giờ TT Obama có lưu nhiệm bộ trưởng Quốc Phòng của TT Bush thì cũng là theo mô thức bán cái mà thôi. Vả lại, ông Gates và hai tướng Petraeus và Odierno đều đang thắng thế tại Iraq, may ra áp dụng bài bản ở đó qua Afghanistan thì còn có hy vọng. Tội gì thay"


Cũng có khi nhân danh hòa hợp hòa giải lưỡng đảng, một chính khách phe đối nghịch được mời làm làm bộ trưởng để làm cảnh. Như TT Bush mời một Dân Biểu Dân Chủ làm bộ trưởng Giao Thông. Bây giờ TT Obama đáp lễ, cũng mời một ông Dân Biểu Cộng Hòa ra làm bộ trưởng Giao Thông. Chứng tỏ bộ Giao Thông của Mỹ là trách nhiệm vô thưởng vô phạt, làm cảnh chơi cho vui nhà vui cửa. Phần lớn đường xá cầu cống Mỹ nằm trong trách nhiệm của chính quyền tiểu bang, ngoại trừ mấy xa lộ liên bang "gọi là Interstate như I-10, I-95, …
Một chuyện ngạc nhiên khác là ê-kíp ngoại giao, an ninh của TT Obama.
Khi đưa thượng nghị sĩ Joe Biden ra trình làng như là ứng viên phó TT với mình, thì ông Obama giải thích ông cần ông Biden vì kinh nghiệm hùng hậu của ông này trong các vấn đề ngoại giao, quốc phòng và an ninh. Ông nhấn mạnh ông phó TT Biden sẽ có tiếng nói lớn trong nội các Obama về các vấn đề sinh tử vừa nêu.
Thế rồi chuyện gì xẩy ra sau khi ứng viên Obama đắc cử"
Người chê trách ông Obama mạnh nhất về tội thiếu kinh nghiệm ngoại giao và an ninh - có thể nói là người đã ép buộc, đẩy ông Obama vào cái thế phải chọn Biden làm phó để làm bình phong đỡ đòn - là Nghị sĩ Hillary Clinton lại được bổ nhiệm làm ngoại trưởng. Bộ trưởng Quốc Phòng thì lại là người do TT Bush bổ nhiệm. Còn Cố Vấn An Ninh, tướng Jones, thì lại là chuyên viên cố vấn an ninh của… McCain.
Cả ba người trên đều không là loại “nghị gật ba phải dễ sai bảo” cả. Và cũng đều có dư thừa kinh nghiệm và khả năng, không cần sự chỉ bảo hay “tiếng nói lớn” của cựu thượng nghị sĩ Biden. Và cả ba cũng đều có quan điểm bảo thủ hơn ông Biden nhiều, chắc chắn ông Biden có nói họ cũng chẳng nghe. Như vậy thì ông phó Biden sẽ làm gì"
Mất hết tiếng nói quyết định trong ba vấn đề sở trường của ông rồi thì làm gì nữa" Đi lên show truyền hình" Hay đi ăn cưới và dự đám ma, chờ ngày mãn nhiệm, đi về làm chuyên viên vận động hậu trường, móc nối quan hệ"
Một quyết định quan trọng là việc bổ nhiệm bà thống đốc Arizona, Janet Napolitano, làm bộ trưởng An Ninh Quốc Nội. Bà Napolitano là một luật sư, chưa hề có kinh nghiệm mô tê gì về chiến tranh chống khủng bố hết. Do đó việc bổ nhiệm này mang ý nghĩa như là một thông điệp của tân TT Obama, nhấn mạnh cho mọi người biết ông coi chuyện chống khủng bố là một vấn đề của luật pháp, có luật lệ quy tắc rõ ràng phải tuân thủ. Chứ không còn là một cuộc chiến một sống một còn như quan điểm của TT Bush.
Sự khác biệt này rất quan trọng.
Nếu là một vấn đề luật pháp thì có tính cách “thủ” nhiều hơn “công”. Theo đúng luật, không ai có thể bị bắt giữ trước khi phạm tội. Có nghĩa là quân khủng bố sẽ không bị đụng tới cho đến khi chúng ra tay, đã giết người. Khi đó thì cảnh sát mới can thiệp, đi bắt hung thủ. Có thể hơi muộn vì đã có người bị chết oan rồi.
Quan niệm của TT Bush có tính “công” nhiều hơn. Tiên hạ thủ vi cường. Ra tay trước khi quân khủng bố có thể có hành động. Có thể nhiều người sẽ bị nghi oan, theo dõi thiếu lý do chính đáng, nhưng cũng có thể ngăn chặn một cuộc tấn công của khủng bố. Không đợi có người chết rồi mới hành động. Trong hơn bẩy năm qua, từ sau ngày 9/11, đã không có một người nào chết hay bị thương vì khủng bố trên đất Mỹ hết.
Mỗi người mỗi ý nghĩ. Không biết quý độc giả nghĩ sao, nhưng đã có nhiều tiếng nói trên truyền thông tỏ ý lo ngại về  quan điểm của TT Obama. Tuy có tính cách hơi ích kỷ, nhưng tựu chung có nhiều người cho rằng mạng sống của họ quan trọng hơn vấn đề nhân quyền của mấy ông Hồi giáo quá khích rất nhiều. Không thể đợi họ chết oan vì bom khủng bố rồi thì cảnh sát mới đi tìm hung thủ để trừng phạt, bắt bỏ tù có đầy đủ giường nệm, tivi, luật sư cãi cọ cho đúng sách vở, với tiền do vợ con họ sống sót đóng thuế để Nhà Nước lo cho các tù nhân một cách chu đáo, đúng với mọi tiêu chuẩn nhân quyền văn minh tiến bộ.
Một nhóm người cũng khá thất vọng về ông Obama. Đó là khối dân da đen. Ông Obama đắc cử tổng thống phải nói là hoàn toàn nhờ sự hậu thuẫn tuyệt đối của họ, khi 97% khối này bỏ phiếu cho ông, giúp ông thắng được bà Hillary trong vòng đầu, rồi hạ luôn ông McCain. Họ kỳ vọng rất nhiều. Nhưng rồi nhìn lại trong nội các Obama, chỉ có đúng một ông da đen là bộ trưởng Tư Pháp. Còn ít hơn thời TT Cộng Hòa Bush, khi có tướng Colin Powell và bà Condoleezza Rice giữ những trọng trách hàng đầu. Chưa kể là nhân vật Eric Holder này còn bị tai tiếng từ khi làm Thứ trưởng bộ Tư pháp dưới trào Bill Clinton - lại một di sản của Clinton nữa - thì lại vận động cho ông Clinton ân xá vài giờ trước khi mãn nhiệm một tài phiệt bị truy tố gian lận và đang lẩn trốn tại Thụy Sĩ là Marc Rich. Vợ chồng ông Rich này đã chi tiền rất đậm cho đảng Dân Chủ và bà Hillary!
Không phải là trong giới da đen không có người tài. Nhưng ông Obama khôn khéo tránh trình bày nhiều khuôn mặt da màu quá, sợ bị dân da trắng nghi ngờ. Tuy nhiên ta có thể tin rằng ở lớp thứ hai (phụ tá và cố vấn cao cấp) và lớp thứ ba (tổng giám đốc, giám đốc các Nha, Sở), người ta sẽ chứng kiến nhiều viên chức da đen hơn trong tương lai.
Người thất vọng nhiều nhất chính là thượng nghị sĩ John Kerry.
Phải nói ông Kerry là người có công lớn nhất cho sự nghiệp tổng thống của ông Obama. Chính ông Kerry là người đã lựa một nghị sĩ trẻ vô danh của tiểu bang Illinois để đọc bài diễn văn chính trong Đại Hội Đảng Dân Chủ năm 2004 là năm ông Kerry đại diện Dân Chủ tranh cử tổng thống với đương kim TT Bush. Dịp này đã là cơ hội thổi tên tuổi nghị sĩ Barack Obama ra trước dư luận, làm bàn đạp cho cuộc tranh cử tổng thống của ông hai năm sau. Sau đó, suốt hai năm trời tranh cử, ông Kerry cũng là người tích cực vận động cho ứng viên Obama.
Ông Kerry từng công khai đánh tiếng ông muốn làm ngoại trưởng trong nội các Obamam và ai cũng nghĩ ông sẽ được ghế này. Bất ngờ, TT tân cử Obama lựa bà Hillary, cho ông Kerry tiếp tục là thượng nghị sĩ đến ngày về hưu luôn. Làm sao không thất vọng được"
Ông Obama đã gây ra một cơn bão nhỏ trong nội bộ phe cấp tiến (hay thiên tả) khi ông lại chọn ông mục sư Rick Warren làm chủ lễ cho lễ tấn phong của ông. Mục sư Warren là người chủ trì cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên Obama và McCain tại nhà thờ Saddleback ở mi ền Nam Cali hồi tháng Chín. Ông Warren cũng là thành phần chống phá thai và hôn nhân đồng tính rất mạnh. Mấy nhóm đồng tính đã la hét, lớn tiếng tố Obama phản bội, trong khi mấy bà cấp tiến thì dè dặt hơn, nhưng hết sức ngỡ ngàng, thắc mắc khi thấy ông Obama giao trách nhiệm có ý nghĩa lớn như vậy cho ông mục sư mang tiếng mang tội là chống phá thai!
Nhìn chung vào thành phần nội các Obama, ta thấy phần lớn là chuyên viên nhiều kinh nghiệm thực tế, không phản ảnh lập trường cấp tiến cực đoan của ông Obama hồi còn tranh cử. Điều này làm nhiều người bảo thủ yên tâm hơn. Nhưng ngược lại, làm vỡ mộng khá nhiều thành phần cấp tiến quá khích.
Dân Mỹ nói chung có tính trung dung, hơi thiên hữu, không cấp tiến cực đoan. Ông Obama có thể đắc cử tổng thống nhờ sự hậu thuẫn của liên minh cấp tiến và tinh thần chống Bush, nhưng muốn an bang tế thế, ông sẽ cần phải chuyển về phía hữu. Đó là lý do của sự đổi hướng rõ ràng của ông.
Vấn đề là như vậy thì cuộc hôn nhân của ông Obama với cánh cấp tiến cực đoan sẽ thọ được bao nhiêu lâu" Nhất là khi ông đắc cử mà không cần sự trợ giúp của các dân biểu nghị sĩ Dân Chủ trong Quốc hội, và thực tế cũng chẳng giúp ích gì họ trong các cuộc bầu cử trễ tại Georgia và Louisiana, sau khi Obama đã thắng cử. Thành phần này vốn thiên tả hơn nên chưa chắc đã thấy hài lòng với nội các ôn hoà của Tổng thống Obama khi họ nghĩ đến việc phải tái tranh cửa vào kỳ tới, vào năm 2010. (081227)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.