Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Những Lạ Lùng Quanh Vụ Án John Newman

09/11/200800:00:00(Xem: 6310)

Thời sự nước Úc: Những lạ lùng quanh vụ án John Newman - Hoàng Đ.Thư

Gần 7 năm sau khi ông Ngô Cảnh Phương bị kết tội và tuyên án tù chung thân, và hơn 10 năm kể từ khi ông bị vướng vòng lao lý, cuối cùng, đến tháng 10/2008 vừa qua, vụ án của ông Ngô Cảnh Phương đã được ủy ban tư pháp chính thức tái điều tra. Tưởng cũng nên nhắc lại, Chánh Án Trưởng (Chief Justice) của NSW, ông Jim Spigelman đã ra lệnh phúc thẩm sự kết tội của ông Phương sau khi nhà khoa bảng Hugh Selby thuộc đại học Australian National University đệ đơn trình bày một số bằng chứng mới, đồng thời bày tỏ mối quan ngại về phương thức mà cuộc điều tra đã được tiến hành và tỏ ra nghi ngờ về tính khả tín của những bằng chứng được trưng trước tòa trong lúc xét xử ông Phương.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử NSW, một vụ phúc thẩm như thế được tiến hành. Chánh Án Trưởng Jim Spigelman đã chỉ định cựu chánh án tòa Trung thẩm David Patten làm chủ tọa của cuộc phúc thẩm pháp lý.
Sau đây, xin tóm lược diễn tiến của cuộc phúc thẩm từ hôm 8/10/08 đến 30/10/08, dựa theo sự tường thuật của các phương tiện truyền thông chính mạch, bao gồm News Ltd, Fairfax và ABC cùng AAP.

Ngày 8 và 9/10

Trạng sư thâm niên Andrew Colefax SC, phụ tá cho ông Patten, mở đầu cuộc phúc thẩm bằng cách nêu lên đại cương sự việc. Ông nói rằng ông Phương hy vọng sự phối hợp giữa bằng chứng mới và sự phúc thẩm những lời khai giữa phiên tòa đầu tiên và phiên tòa thứ nhì sẽ chứng minh rằng ông bị kết tội sai lầm. Nếu chủ tọa cuộc phúc thẩm là ông David Patten cũng đồng ý rằng ông bị kết tội sai lầm thì ông Phương có thể được tái xử hoặc có thể được bộ trưởng tư pháp NSW ân xá.
Ông Phương là người đầu tiên được gọi lên để điều trần sự việc.
Ông David Patten, chủ tọa cuộc phúc thẩm đích thân hỏi ông Phương một vài câu hỏi và nói rằng ông muốn cho ông Phương “tất cả mọi cơ hội để đưa ra quan điểm của ông”.
Ông Patten nói: “Nhà của ông Newman gần như nằm ở khoảng giữa đoạn đường từ Mekong Club đến nhà ông. Vì thế, có thể nào ông có thể ở gần (in the icinity of) nhà ông Newman vào thời điểm ông ta bị giết hại hay không"”
Ông Phương thuật lại thật chi tiết những di chuyển của ông từ Mekong club về nhà, trước khi thừa nhận rằng: “Vâng, tôi có thể ở đâu đó trên đường John St hướng về nhà tôi (vào thời điểm ấy)”. Thế nhưng, ông cực lực phủ nhận rằng chiếc xe trắng được nhiều chứng nhân nhìn thấy tại phạm trường là chiếc Camry của ông. Ông nói: “Nó không phải là chiếc xe của tôi”.
Ông Andrew Colefax SC hỏi ông Phương có phải ông có thái độ thờ ơ không quan tâm tìm hiểu xem chính trị gia địa phương nào đã bị bắn khi ông được tin lúc 10g30 tối mặc dù ông là bạn của những người như ông Ted Grace (lúc bấy giờ là dân biểu liên bang vùng Fowler) và cựu bộ trưởng cảnh sát Carl Scully. Và thay vì gọi cảnh sát hoặc báo địa phương để tìm hiểu thêm thì ông vẫn tiếp tục công việc ở Mekong club.
Ông Colefax hỏi: “Ông có nghĩ rằng một trong những người bạn của ông có thể bị bắn hay không" Ông có tỏ vẻ thờ ơ không cần biết người bị bắn là ai, phải không" Phải chăng sự thờ ơ của ông chứng tỏ, ông đã biết kẻ bị bắn là ai rồi"”
Ông Phương trả lời: “Không. Chỉ đến khi tôi thấy bản tin ngắn (news flash) hoặc ông Nick Lalich gọi điện thoại và bảo tôi thì tôi mới biết đó là ông John Newman”.
Ông Phương cũng giải thích rằng trong lúc phiên tòa cuối cùng mà ông bị kết tội đang diễn ra thì mẹ ông qua đời ở Việt Nam. Sự việc này khiến ông không còn ý chí phấn đấu nữa. Ông bỏ cuộc và nghe theo lời trạng sư cố vấn là không ra làm chứng trước tòa để chứng minh mình vô tội. Ông Colefax SC hỏi: “Ông bỏ cuộc và chấp nhận một cách đơn giản lời cố vấn của trạng sư là ông không nên đứng lên đối chất (give evidence)"”
Ông Phương trả lời: “Vâng. Đúng vậy”.
Ông Colefax hỏi tiếp: “Nếu không vì cái chết của mẹ ông thì ông lúc nào cũng có ý định đối chất trong phiên tòa thứ ba"”
Ông Phương nói: “Thưa ông Colefax, đúng thế”.
Việc ông Phương không đối chất trong phiên tòa thứ ba (và cũng là phiên tòa cuối cùng) là một trong những vấn đề mà ông Patten suy xét xem có thể tạo ảnh hưởng xấu đến sự xác thực (integrity) của việc ông Phương bị kết tội.
Thêm vào đó, ông Phương cho biết ông cũng lắng nghe lời cố vấn của trạng sư về ông Albert Ranse, một kẻ được cho rằng từng thú nhận với bà Marion Lê, bạn của ông Phương, rằng chính ông (Albert Ranse) mới là kẻ đã giết ông John Newman.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ông Ranse đã từng bị thanh tra thám tử Nick Kaldas, bây giờ là Phó TTL cảnh sát NSW, thẩm vấn ba lần, và đã từng bị kêu ra trước tòa để đối chất trong phiên xử thứ nhì, nhưng đã không được gọi ra tòa trong phiên tòa thứ ba. Phiên tòa thứ nhì là phiên tòa mà bồi thẩm đoàn không đồng thuận (hung jury) đi đến kết án ông Phương có tội.
Ông Phương phủ nhận rằng điều này là một sự đồng ý ngấm ngầm rằng ông Ranse không có dính líu đến cái chết của ông Newman. Ông nói: “Nếu ông hỏi ý kiến của tôi rằng tôi có tin rằng ông Ranse có dính líu gì tới chuyện ấy không thì tôi xin trả lời rằng tôi không biết”.
Ông Phương cũng khai với ông Patten rằng luật sư của ông đã không nhận được biên bản của cuộc thẩm vấn thứ nhì của ông Ranse.
Mặc dù ông Nick Kaldas thẩm vấn ông Ranse ba lần, nhưng chỉ có biên bản của lần thẩm vấn đầu tiên và lần thẩm vấn thứ ba được trao cho luật sư của ông Phương mà thôi.

Ngày 20/10

Phó TTL Cảnh Sát NSW, Nick Kaldas được triệu đến trước ủy ban phúc thẩm để được chất vấn. Ông cho biết ông được trao quyền chỉ huy biệt đội điều tra vụ án John Newman vào năm 1999. Ông cho biết ông Phương là một trong số vài tá người bị điều tra như nghi phạm trong vụ án này. Ông Kaldas cho biết rằng không rõ ai là thủ phạm đã bắn John Newman.
Khi được hỏi về vụ ông Ranse thì ông Kaldas thú nhận rằng một bản báo cáo của cảnh sát, do chính ông và một số người khác soạn thảo, tóm lược cuộc điều tra về ông Ranse đã “có sơ sót” (an oversight) vì nó nhắc đến cuộc thẩm vấn thứ nhất và thứ nhì mà ông đã tiến hành với ông Ranse. Ông cho biết ông không hiểu tại sao bản báo cáo lại được dàn dựng như thế. Ông nói: “Có lẽ đấy không phải là phương pháp lý tưởng nhất, nhưng đấy là phương pháp đã được sử dụng. Tôi chỉ có thể nói rằng đấy là một sự sơ sót”.
Ông Kaldas cũng trình với ủy ban phúc thẩm rằng những lời tuyên bố nói ông Ranse đã thú tội hoàn toàn là những lời tuyên bố vô căn cứ.
Trong văn kiện đệ nộp lên ủy ban phúc thẩm, bà Marion trình bày rằng cảnh sát đã không điều tra đúng đắn những lời tố giác về ông Ranse, rằng họ đã báo trước cho ông Ranse biết về những lời tố giác này trước khi thẩm vấn ông và họ đã không truy vấn ông về những sự khác biệt, tiền hậu bất nhất trong các câu trả lời của ông ta.
Ông Colefax SC hỏi ông Kaldas: “Ông có đồng ý rằng nếu những lời tố giác trên của bà Marion là sự thật thì đó là một cách hành xử thật đáng sỉ nhục hay không"” (“You would agree if the allegations by Mrs Le were true … that would be disgraceful conduct”)
Ông Kaldas trả lời: “Tôi đồng ý, nếu đó là sự thật. Nhưng tôi bác bỏ hoàn toàn những lời cáo buộc của bà ta. Chúng (là những lời cáo buộc) vô căn cứ, đầy thành kiến và không dựa vào sự thật”.
Khi được ông Peter Bodor, trạng sư của chính ông, hỏi rằng có phải ông đã “cố tạo dựng một trường hợp để phù hợp với một giả thuyết” (“engineer a case to fit a theory”) thì ông nói: “Không. Chắc chắn là không, và cũng không có ai khác làm thế cả”.
Ông Kaldas cho biết ông đã nhầm lẫn khi chỉ trao biên bản của hai trong số ba cuộc thẩm vấn cho luật sư của ông Phương trước đây. Ông nói lẽ ra thì ông phải chuẩn bị tốt hơn, và những hành động của ông không phải là một nỗ lực nhằm cố ý che giấu sự việc này trong phiên tòa xét xử ông Phương.
Tuy nhiên, trước đó, ủy ban phúc thẩm đã được cho biết rằng trước tòa Thượng Thẩm, trạng sư của ông Phương đã tra vấn ông Kaldas về việc có hai hoặc ba cuộc thẩm vấn ông Ranse và ông Kaldas đã một mực khai trước tòa Thượng Thẩm rằng chỉ có hai cuộc thẩm vấn mà thôi.
Ông cũng thừa nhận rằng nếu cảnh sát có tịch thu cuốn nhật ký của ông Ranse mà chính ông này đã nhắc đến để làm bằng cớ cho các hoạt động của ông ta trong đêm xảy ra án mạng thì đó là “cách làm việc toàn hảo nhất”. Tuy nhiên, ông cũng thú nhận ông không nhớ cảnh sát có làm chuyện này hay không. (!)

Ngày 22/10

Thanh tra thám tử Ian McNab, một thành viên của biệt đội Gap điều tra vụ án John Newman, trình với ủy ban phúc thẩm ông là người đã ra lệnh mò tìm sông Georges gần Voyager Point, nơi mà "khẩu súng sát nhân" được tìm thấy.
Ông McNab cũng phủ nhận rằng cảnh sát nhận được một nguồn tin cho biết cảnh sát có thể tìm được khẩu Beretta đời 1935 tại nơi ấy. Ông khẳng định rằng cảnh sát chỉ quyết định dò tìm trong khu vực này sau khi bằng chứng về điện thoại di động cho thấy xe của ông Phương có thể ở địa điểm ấy.


Khẩu súng này được mò thấy từ đáy sông, gần cây cầu dành cho người đi bộ gần 4 năm sau khi án mạng xảy ra.
Ông Colefax SC hỏi: “Có phải cảnh sát đã gài khẩu súng ấy dưới sông hay không"”
Ông McNab trả lời: “Không. Không có bằng chứng gì (về chuyện này) cả. Nó không hề xảy ra”.
Ông phủ nhận rằng cảnh sát “có một kho súng giấu dưới nước mằn mặn để dùng ... ghép tội cho nghi can” (a cache of weapons emersed in brackish water to be used … in fitting up suspects). Ông cũng phủ nhận việc đã cho hai chứng nhân được miễn tố biết được lời khai của nhau.
Tuy nhiên thanh tra McNab thú nhận đã có sơ sót khi không điều tra những nguồn gốc khác của thuốc súng dính lại trên lớp trong của áo khoác được tìm thấy ở nhà của ông T, một nhân chứng được miễn tố trong vụ án của ông Phương.
Ông thừa nhận rằng việc ông không thẩm vấn một nhân chứng được miễn tố về thuốc súng và dấu đạn trên một chiếc xe có liên quan đến vụ án này là một sự sơ sót nữa. Ông nói: “Một trong những mục tiêu chính là tìm được viên đạn. Có lẽ tôi đã có sơ sót khi tôi không hỏi những câu hỏi ấy”.
Ông McNab cũng thừa nhận rằng ông không hề làm một cuộc thử nghiệm về thời gian (never conducted a time trial) để xem ông Phương có thể nào có đủ thời giờ lái xe từ nhà ra sông, vứt bỏ khẩu súng rồi trở về Mekong trong khoảng thời gian mà ông không có chứng cớ đã có mặt tại một nơi khác ngoài phạm trường (alibi).
Một thành viên khác của biệt đội Gap là Chánh Giám Thị (Chief Superintendent) Mark Jenkins cũng phải ra trình bày trước ủy ban phúc thẩm.
Ủy ban được báo cáo rằng Mark Standen – một viên chức cao cấp của ủy quan bài trừ tội ác NSW Crime Commision (NSWCC) - hiện diện trong cuộc thẩm vấn ông N, một nhân chứng được miễn tố trong vụ án John Newman, và ký vào biên bản lời khai của ông này. Ông Standen hiện đã bị tóm bắt và truy tố với tội âm mưu buôn bán nha phiến.
Thế nhưng ông Jenkins đã khẳng định trước ủy ban rằng Mark Standen “hoàn toàn không can dự gì đến cuộc điều tra cả” mà chỉ là nhân chứng ký xác nhận biên bản cuộc thẩm vấn mà thôi.
Ông cũng bác bỏ lời cáo buộc rằng các nhân chứng T và N đã được cho biết lời khai của nhau tại NSWCC.
Giám thị thám tử (Detective Superintendent) Greg Newbery, thành viên thứ tư của biệt đội Gap, cũng bác bỏ luận cứ rằng ông Phương đã “bị ghép tội một cách gian dối” (“fraudulently set up”)

Ngày 27/10

Trạng sư Brett Walker SC, cựu chủ tịch hiệp hội trạng sư, người từng biện hộ cho ông Phương tại tòa sơ thẩm và tại hai phiên xử đầu tiên ở tòa Thượng thẩm, đặc biệt là trong phiên tòa thứ nhì khi bồi thẩm đoàn không đồng thuận, cũng được mời ra trước ủy ban phúc thẩm, và cho biết ông có biết đến việc có lời tố giác cho rằng ông Ranse đã thú nhận chính mình là hung phạm.
Ông cho biết ông đã suy tính cẩn thận trước khi quyết định không dùng việc thú tội của ông Ranse làm tâm điểm cho sự biện hộ thân chủ ông là ông Phương. Ông cho biết rằng việc phe biện hộ cố thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng ông Ranse là kẻ sát nhân là một sách lược nguy hiểm, chẳng khác gì sự tự sát (forensically suicidal), nhưng ông cố gắng chứng minh cho thấy cảnh sát đã không truy đuổi một việc nghiêm trọng như thế trong cuộc điều tra của họ.
Khi được hỏi vì sao một đội ngũ gồm bốn luật sư và trạng sư lại không để ý thấy rằng biên bản của một trong những cuộc thẩm vấn bị thất lạc thì ông cho biết ông không ngạc nhiên gì lắm vì công việc rất đa đoan trong lúc vụ xử diễn ra.
Ông Walker cũng cho biết ông đã từng có rất nhiều quyết định về cách điều hành những vụ án mà ông “hối hận gần như ngay tức khắc” về những quyết định ấy. Ông nói: “Tôi cũng chắc chắn rằng vụ án này cũng không ngoại lệ. Có những việc mà tôi đã làm, hoặc không làm, mà, vì bản chất tự nhiên của sự việc, lẽ ra tôi có thể làm tốt hơn thế”.
Tuy nhiên, ông cho biết lúc nào ông cũng hành xử “vì quyền lợi” của ông Phương.
Ngày 28/10 thì ông David Patten và ông Andrew Colefax viếng thăm Cabramatta cùng những địa điểm quan trọng trong vụ án của ông Phương.

Ngày 29/10

Ông Peter Breen, cựu nghị sĩ hội đồng lập pháp (MLA), một yểm trợ viên của ông Phương, được mời ra điều trần trước ủy ban vì ông đã đệ nộp văn kiện đến ủy ban.
Ông trình với ủy ban rằng ông đã từng nghe được từ nhiều nguồn khác nhau rằng bà Meagher đã từng được mời gọi cho kế vị ông Newman trong tư cách dân biểu địa phương trước khi ông Newman bị sát hại.
Ông cũng nói thêm rằng vị cựu bộ trưởng y tế NSW này cũng đã xác nhận với ông rằng bà sẵn sàng ra đối chất trước ủy ban, nhưng ông chưa hỏi bà về tin đồn nêu trên.
Ông Breen cũng nêu lên nhiều nghi vấn về khẩu súng được cho là võ khí sát nhân. Ông cho biết ông Phương đang chuẩn bị tiến hành một cuộc thử nghiệm về sự rỉ sét của một khẩu súng tương tự tại sông Georges thì chánh án trưởng Spigelman đã ra lệnh phúc thẩm vụ án của ông Phương. Ông Breen cho biết ông Phương muốn ngâm một khẩu súng khác, trong một thời gian dài tương tự là bốn năm, để xem sự xét rỉ của nó có giống như khẩu súng kia hay không.
Ông Breen cũng đặt vấn đề rằng có thể cảnh sát đã gài đặt khẩu súng ấy xuống sông. Ông cho biết ít nhất 3 thám tử cảnh sát trong biệt đội Gap là thành viên của Đội Bài Trừ Tội Ác ở miền Bắc (Major Crime Squad North- MCSN). Nhiều thành viên của MCSN đã từng bị Ủy Ban Kiểm Tra Hạnh Kiểm Cảnh Sát (Police Integrity Commission - PIC) điều tra vì tham nhũng, móc ngoặc. Một bản báo cáo về cuộc điều tra, với danh xưng Chiến Dịch Florida đã được đệ trình trước nghị viện tiểu bang năm 2004. Theo bản báo cáo này thì tổ Chống Cướp Có Vũ Trang (Armed Hold Ups Unit - AHU) giữ một kho vũ khí để có thể ghép tội cho bọn tội phạm, hoặc để củng cố cho phe công tố. Và cũng theo bản báo cáo này thì AHU đã tích trữ súng trong nhiều năm cho đến năm 1995 khi Ủy Ban Hoàng Gia Wood điều tra về cảnh sát. Trong khoảng thời gian mà ủy Ban Hoàng Gia Wood tiến hành thì AHU đã vất kho vũ khí này xuống lòng sông Hawkesbury để phi tang dấu tích về những hoạt động nhũng lạm của họ.
Ông Breen cũng trình với ủy ban phúc thẩm rằng không một chính trị gia nào ở NSW mà ông quen biết lại tin rằng ông Phương có thể giết người được. Ông cho biết ông Phương có “khả năng thương lượng kỳ diệu” (“ability to negotiate was legendary”).
Ông cũng trình với ủy ban rằng những vết ấn trên vỏ đạn chỉ được một chuyên gia người Đức xác định là phù hợp với dấu của cây kim hỏa trong khẩu súng tìm được từ lòng sông sau khi “không một ai ở Úc có thể xác định rằng những dấu vết ấy phù hợp với khẩu súng ấy”.

Ngày 30/10

Bà Marion Lê OAM, một ân nhân của người tỵ nạn từ khắp mọi nơi – Việt Nam, Trung Hoa, A Phú Hãn – từ ba thập niên qua, cũng được mời ra điều trần trước ủy ban phúc thẩm dựa theo một bản văn kiện mà bà đã đệ nạp. Bà Marion cho biết bà là bạn lâu đời của ông Phương.
Bà Marion trình với ủy ban phúc thẩm rằng cảnh sát đã “dồn” (channelled) tất cả bằng chứng của họ để buộc tội ông Phương. Ba tuyên bố rằng biệt đội đã ngó lơ trước những bằng chứng khả dĩ hủy hoại sự truy đuổi ông Phương, kể cả lời thú tội của ông Ranse về vụ án mạng.
Bà Maion cho biết, ông Ranse đã thú nhận là chính ông đã bắn ông Newman để trả thù vì vai trò của ông Newman trong việc con trai của ông bị lãnh án nặng gấp đôi cho tội giật bóp liên quan đến nha phiến (drug-related bag snatching).
Theo lời của bà Marion thì ông Ranse nói ông đậu xe đàng sau xe ông Newman, và bắn ông Newman 2 phát, ông nhìn thấy ông Newman “bị xoay người và tôi bắn nó thêm phát nữa”.
Bà Marion cũng cho biết, ông Ranse đã nói: “Tôi ghét thằng chó đẻ đó. Nó đáng chết. Tôi hoàn toàn không hối tiếc gì cả. Nó đã tống con trai tôi đi một thời gian dài. Tôi đã nói với nó rằng tôi sẽ giết nó. Và tôi đã làm chuyện ấy”.
Bà Marion cho biết ông Ranse thề sẽ không bao giờ lập lại lời thú tội ấy; và ông ta nói với bà rằng, cho dù ông có thú tội với bà thì bà cũng chẳng làm gì được, vì dù bà có thưa bất cứ ai, thì rốt cuộc cũng "chỉ là lời cuả chị đối chất với lời của tôi mà thôi, và người ta sẽ không bao giờ tin chị đâu”.
Sau đó, bBà Marion báo với ông Nick Kaldas – bay giờ là phó TTL cảnh sát NSW – về sự việc này. Bà Marion trình với ủy ban rằng bà cảm thấy cảnh sát chỉ thẩm vấn ông Ranse lấy lệ (purely perfunctory) mà thôi và các thám tử đã làm ngơ, không cho rằng ông Ranse là nghi phạm vì chuyện này không phù hợp với khuynh hướng điều tra của họ là ông Phương.
Bà nói: “Tôi đã từng sợ ông Ranse. Tôi vẫn còn sợ ông Ranse và các con trai ông. Cả hai người con trai của ông đều có thể tìm được súng (had access to guns). Và tôi nói sự thật. Ông ta đã tạo nên một sự căng thẳng thật khủng khiếp cho cuộc đời của tôi và tôi không bao giờ muốn gặp lại ông ta cả”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.