Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Chuyện Mỗi Tuần: Sứ Mạng Người Lính

16/05/200800:00:00(Xem: 3307)

Tôi hay đến chơi ở hội quán của hội "VN Veterans" của mấy người bạn Hoa Kỳ vào những dịp lễ lậy hay sinh hoạt của họ nên dần dần ngày ba mươi tháng tư hàng năm họ cũng biết đó là ngày Quốc Hận, quan trọng của người Việt. Vì vậy ngày đó các hội viên cũng tụ tập sinh hoạt và mời khách thuyết trình một vài đề tài. Bạn thân của tôi là lão già Harry cựu TQLC, mỗi lần gặp đều kéo tôi ngồi gần rồi giới thiệu với một vài người...
Năm nay diễn giả đầu tiên là một nữ quân nhân khoảng trên ba mươi nhưng dáng rắn rỏi và trẻ trung. Sau khi ngỏ vài lời chào hỏi, cô thưa:
- Hôm nay xin được bầy tỏ cùng quý vị cảm nghĩ của tôi về sứ mệnh của người quân nhân. Nhưng qúy vị đừng hiểu lầm rằng tôi sẽ nói một bài dài tràng giang khô khan mà chỉ xin được kể một câu chuyện "buổi tiễn đưa người lính lên đường" của hơn ba mươi năm trước.
Bữa đó tại phi trường các thân nhân tề tựu để gĩa biệt người thân đi tham chiến tại Việt Nam. Có một ông già dắt đứa bé gái khoảng gần mười tuổi chen lấn vào giữa hàng người đều là những người đến tiễn đưa với khuôn mặt ảm đạm cùng với cặp mắt nhạt nhòa. Ông già nắm chặt lấy bàn tay đứa bé gái ngước nhìn lá cờ trên cao. Đứa bé gái nép sát vào ông già nói:
- Ông nội. Tại sao ba con phải đi"
Ông già cúi nhìn đứa cháu vài giây mắt rưng rưng rồi quay nhìn con trai ông đang theo hàng quân lên phi cơ vận tải. Con trai ông quay lại nhìn nhanh lần chót vẫy tay rồi bước nhanh lên phi cơ. Ông già bảo cháu:
- Vẫy tay từ biệt ba con đi cháu.
Đứa bé như đã quên câu hỏi vừa rồi vội vẫy tay với tất cả sức lực như có ngụ ý đó là một sức mạnh cho bố sớm trở về. Mọi người hướng cặp mắt u uẩn nhìn phi cơ lăn bánh ra đường bay và ông già như cố chế ngự những gì trong lòng không cho lộ ra mặt để đứa cháu gái nhìn thấy.
Khi phi cơ đã lên trên không ông già dắt cháu uể oải ra chỗ đậu xe. Lúc đó không biết có suy nghĩ gì về câu hỏi của đứa cháu không nhưng khuôn mặt ông ta trầm lặng như câu hỏi giản dị của đứa bé đã như một tiếng vỗ dội mạnh vào hồn ông ta.
Ông già lái xe ra tới cổng phi trường thì phải dừng lại vì đường bị nghẹt ở phía trước không phải vì xe cộ mà vì một đoàn người biểu tình nghẹt cả một khúc đường. Họ cầm những biểu ngữ, những tấm các tông vẽ những khẩu hiệu chữ nghĩa hận thù lăng mạ đoàn quân vừa lên phi cơ. Họ hò hét "make lover not war", "peace now", "you gone be the baby's killers"... với tất cả sát khi không đúng nghĩa với chữ "peace" chút nào. Đứa bé ngơ nhác nhìn đám đông rồi nhìn ông nội tỏ vẻ không hiểu nhưng ông già nhìn đứa cháu chỉ mỉm cười lắc đầu, nụ cười mang nét cay đắng để thay cho câu trả lời.
Khi cuộc biểu tình chấm dứt ông già mới có thể chở đứa cháu tiếp tục lộ trình rồi qua một con phố có những kẻ ăn xin đuổi theo khách bộ hành để chìa tay ra, có những thiếu niên chạy nhẩy nghịch ngợm ngoài phố thay vì giờ này phải đang ở trong lớp học. Tuy ngồi xe nhưng người ta vẫn có thể nghe tiếng la lối chửi rủa tục tĩu của một vài nhà sau phố.
Về đến nhà, ông già nắm tay đứa cháu gái đứng nhìn lên bầu trời trước khi bước vào nhà rồi vặn TV để nghe tin tức. Màn ảnh TV vừa hiện rõ thì cũng đúng lúc người xướng ngôn loan báo: "Chiều nay một can phạm vừa bị bắt về tội bắn chủ nhân của một tiệm tạp hoá". Ông già vội tắt TV rồi gọi đứa cháu lại ngồi gần rồi ông vuốt tóc đứa cháu thở dài nói với nó:
- Cháu bé bỏng của ông. Cháu hỏi ông hồi chiều rằng tại sao cha con phải ra đi. Mặc dù ông buồn đứt ruột khi cha con phải ra đi nhưng ông cháu mình phải tin rằng cha con đi vì một mục đích vĩ đại. Cha con và những người đồng đội phải ra đi chiến đấu để những người ở nhà có thể biểu tình hò hét trên đường phố như con đã thấy. Cha con chiến đấu cho họ có quyền "tự do" nói và làm những gì họ muốn và mặc dù họ có biểu lộ thái độ thù ghét cha con nhưng cha con vẫn phải yêu họ và chiến đấu cho họ. Cha con phải ra đi để cho những kẻ như con thấy ngoài đường phố có "tự do" sống theo ý họ ngay cả việc không đi làm mà chỉ đi xin hay đi cướp của giết người. Mặc dù cha con và đồng ngũ cảm thấy cay đắng ở đầu lưỡi nhưng cha con vẫn yêu họ nên chiến đấu cho họ. Con thấy không" Cha con và bạn hữu phải ra đi chiến đấu để cho những thiếu niên có "tự do" cắp sách đến trường hay bỏ học nhông nhông ngoài đường phố. Mặc dù những thiếu niên đó không hiểu sự hy sinh của cha con nhưng cha con vẫn yêu họ mà làm nhiệm vụ cao cả đó. Cha con phải ra đi để người ta có quyền "tự do" mua và sử dụng vũ khí mặc dù một ngày nào đó cha con có thể là nạn nhân của vũ khí của một người nào đó. Cha con đi vì muốn có hai chữ tự do cho tất cả mọi người mặc dù cái quyền tự do của riêng cha con đã bị gác qua một bên.
Ngưng một chút, ông già nói tiếp:
- Cháu còn nhỏ qúa để hiểu vấn đề này nhưng ông sợ sẽ không có dịp giải thích cho cháu biết nên ông phải nói. Cháu phải hãnh diện có người cha như thế và phải tin vào những gì cha con tin tưởng không cần biết đến những phê phán của người khác về cha con. Một ngày nào đó con sẽ hiểu sự chọn lựa của cha con là đúng. Nay tạm thời quên đi những gì ông nói mà chỉ nhớ rằng cha con yêu con rất nhiều.
Đứa cháu gái bé bỏng tuy đầu óc bối rối mù mờ nhưng tin tưởng nơi ông nội và nhìn cặp mắt rưng rưng của ông có lẽ dù không hiểu thấu điều ông nói nhưng nó vẫn tin đó là chân thật vì vậy nó vội hôn lên trán của ông và dịu dàng nói:
- Cháu sẽ không bao giờ quên đâu ông nội.
Hai năm sau đó cha đứa bé tử trận tại Việt Nam, cô bé đó không còn dịp nào để kiểm chứng với cha về những điều ông nội đã dậy và hỏi cha nó nghĩ thế nào về hai chữ tự do. Cô bé không còn dịp nào để nắm lấy tay cha hay nhẩy múa trên sân cỏ cho cha coi. Cô bé cũng không còn dịp nào nghe cha hát bài sinh nhật hay hôn lên trán mỗi tối khi lên giường ngủ. Bây giờ chỉ còn lại trong ký ức hình ảnh buổi tiễn đưa và những lời ông nội đã nói với cô bé.
Thưa qúy vị. Cô bé đó của hơn ba mươi năm trước đó là tôi. Khi tôi hơn hai mươi tuổi tôi đã theo gót cha tôi nhập ngũ để chiến đấu cho hai chữ tự do mà ông nội tôi đã dậy. Tôi cũng bước lên chiếc phi cơ giống y như chiếc mà cha tôi đã bước lên khi xưa để qua Iraq; chỉ tiếc một điều ông nội tôi không còn nữa để tiễn đưa tôi nhưng tôi vẫn hình dung ra ông trong đám đông đang vẫy tay tiễn biệt và câù nguyện cho tôi.
Khi đó tôi không biết tôi sẽ trở về hay sẽ đi gặp cha tôi ở thế giới bên kia, nhưng may mắn thay tôi đã trở về và sau khi tham chiến ở Iraq, tôi đã hiểu sứ mạng của cha tôi ở Việt Nam khó khăn như thế nào. Tôi hiểu thế nào là chiến đấu cho tự do và đặc biệt tôi hiểu một cách thấm thía lời dậy của ông nội tôi và tin chắc chắn rằng những điều cha tôi tin và làm là đúng với sứ mạnh của người lính. Cám ơn qúy vị đã cho tôi một dịp được thổ lộ những điều này. Xin ơn trên phù hộ cho qúy vị.
Khi cô ta dứt lời, cử tọa lặng người đi quên cả vỗ tay và mãi hơn một phút sau tràng pháo tay mới đồng loạt nổi lên và có vài cựu chiến binh già lấy tay chùi mắt.
Diễn giả thứ hai là một mục sư nhưng khuôn mặt có nhiều sẹo trông dữ dằn khiến người nhìn có cảm tưởng là một tay anh chị giang hồ nên tôi quay qua nhìn Harry như thầm hỏi. Harry nhìn tôi nháy mắt: "He is one of us"...
Sau cuộc sinh hoạt tưởng niệm là phần giải lao có nước ngọt, có bia, và có cả BBQ để lai rai với giá tượng trưng hay ủng hộ. Harry cho tôi biết rằng vị mục sư đó là cựu trung sĩ Roger khi tham chiến tại Việt Nam. Harrycho biết anh ta thân và thương Roger hơn khi Roger bị thương nằm liệt giường ở bệnh viện nhưng vẫn hỏi vị y sĩ quân y:


 -Tôi là Roger anh em sinh đôi của trung sĩ Ron. Em tôi thế nào liệu có thoát khỏi lưỡi hái tử thần không"
Nghe hỏi bất ngờ như thế vị y sĩ nhìn Ron ngần ngừ thì Ron tiếp với giọng nóng nầy:
- Tôi cũng là trung sĩ TQLC, tôi có thể nhận tin xấu hay tốt, xin bác sĩ cứ cho biết sự thật.
- Tôi rất tiếc trung sĩ. Em ông sắp đi rồi...
Harry kể tới đó lắc đầu ngậm ngùi:
- Đó là vào tháng Bẩy năm 1970 tại căn cứ TQLC ở khu mà GI đặt tên là "China Beach" ở Việt Nam. Roger nó không quên được ngày tháng đó.
Roger trẻ hơn tôi nhưng nó cũng đăng vào TQLC lúc mười bẩy tuổi. Anh em nó được sinh ra từ một gia đình đổ vỡ, tức là cha mẹ đã không có hạnh phúc rồi chia tay cho nên Roger thiếu tự tin khi lớn lên. Đăng vào TQLC Roger hy vọng đời sống quân ngũ sẽ làm cho ý chí nó mạnh mẽ và nhiều tự tin hơn.
Đơn vị của Roger phục vụ có nhiệm vụ tuần thám tìm kiếm VC quanh vùng Gia Lệ. Tháng hai năm 1966 thì chỉ mới được năm tháng của mười ba tháng của tua đầu Roger tình nguyện qua chiến đấu ở Việt Nam. Nhưng Roger đã bị bắn một lần rồi nên trực giác và đánh mùi kẻ thù cũng đã khá chính xác.
Một tối kia nhận được tin tình báo VC hiện đang đóng quân tại một làng nhỏ của dân chài cá, Roger dẫn mười hai TQLC xâm nhập làng đó theo lối mòn dọc lũy tre. Viên Hạ sĩ nhất phó toán đi đầu với sứ mạng là khinh binh tiền sát nhưng hắn ta đi rất nhanh mà không có chuyện gì xẩy ra cả khiến Roger sanh nghi. Roger toan truyền tai để bảo viên phó toán dừng lại nghe ngóng, nhưng đã muộn.... Những tràng súng đã rít lên cùng với những tiếng nổ ầm ầm của B40 và phóng lựu mịt mùng.
Một trái phóng lựu nổ gần Roger khiến anh và hai TQLC gần bên văng khỏi ruộng rau bật qua ruộng lúa bên cạnh. Sau này Roger thuật lại rằng qua một phút tỉnh hồn và có thể nhìn thấy hình trạng xung quanh Roger hiểu ngay sự thiệt hại sẽ rất thê thảm. Roger sống sót vì đây là một cuộc phúc kích chớp nhoáng đánh nhanh rút nhanh của khoảng sáu mươi VC như những bóng ma xuất hiện từ các bụi tre giết toán TQLC, chốp vũ khí rồi biến mất. Roger kéo hai binh sĩ đang bị thương nằm dưới ruộng sình vào sát bờ, trở lại mò mẫm kiếm khẩu M-14 của mình rồi mới bò tới trước xem có ai khác sống sót không. Mười TQLC bị giết, viên Hạ sĩ nhất bị bắn 29 phát.
May mắn Roger kiếm thấy máy truyền tin vẫn ở sau lưng của một xác TQLC liền gọi cấp cứu và tải thương. Trong vòng nửa giờ những chiếc Chinooks chở quân tiếp viện tới chở các tử sĩ và sống sót về hậu cứ nhưng hai TQLC bị thương cũng trút linh hồn khi về đến nơi chỉ còn Roger là người duy nhất sống sót trong trận phục kích kinh hoàng đó.
Tới tháng Bẩy năm 1970, Roger ngực đầy huy chương với vài chiến thương bội tinh được bổ nhiệm là trung đội trưởng trung đội trinh sát đi vào các làng mạc tìm kiếm và phá hủy các hầm bí mật, địa đạo mà VC dùng để xâm nhập và rút lui.
Thông thường thì trung đội trưởng không đi đầu làm khinh binh tiền sát vì nếu anh ta bị hạ thì là một sự trở ngại cho cuộc tuần thám và sự an nguy của cả trung đội. Nhưng, mang mặc cảm thất bại trong cuộc phục kích tại lành đánh cá trước đó nên Roger không chỉ định binh sĩ khác mà anh ta đích thân làm.
Ngoại trừ đạn dược và các thứ cần thiết còn có cả lô chất nổ C-4 để phá địa đạo nên mỗi binh sĩ hình như đã qúa tải nên Roger cho dừng chân nghỉ thường xuyên hơn mọi khi. Bữa kia sau khi dừng chân nghỉ ngơi ít phút Roger một mình băng ngang một khu ruộng khoảng hơn trăm thước trước mặt để coi có cạm bẫy gì không. Roger thuật lại rằng khi nhìn quanh quan sát khắp khu vực Roger đánh hơi thấy có điều gì không hay nhưng chưa kịp có thái độ gì thì bất ngờ một trái lựu đạn ở đâu bay tới và chỉ trong tích tắc nổ tung gần chỗ đứng khiến thân Roger bật ngửa ra sau quằn quại dưới mặt đất.
Roger cũng tả lại rằng anh ta cảm thấy như có cả ngàn luồng điện xuyên qua thân thể và toàn thân như bị tê liệt không còn cử động theo sự điều khiển từ óc mình. Mãi một lúc sau Roger nhổm dậy được và có thể chùi lớp máu đang phủ đầy mặt và nhìn thấy khoảng mười VC cách Roger chừng hai chục thước đang dơ súng ngắm Roger bóp cò. Hai tràng đầu trúng Roger khiến anh ta quay long lóc và té xuống mặt đất và khi Roger lăn ngửa người nhìn lên thì thấy bóng dáng VC đang đang đứng nhìn xuống anh ta. Một VC dùng đầu súng có cắm lưỡi lê đâm vào bạng mỡ Roger.
Binh sĩ trung đội ở phía sau khi nghe lựu đạn nổ thì nằm xuống ở vị thế sẵn sàng tác chiến nhưng chỉ trong vòng một giây, sáu binh sĩ đứng dậy khi nhìn thấy VC đang bao quanh trung đội trưởng của mình nên họ liền nổ súng và xông tới. Tên đâm lưỡi lê bị hạ tại chỗ mấy tên còn lại liền đào tẩu.
Có điều lạ là bị những mảnh lựu đạn ghim đầy người, thêm hai tràng đạn và một nhát lưỡi lê cùng với sự không may nữa là mảnh lựu đạn đã làm nổ trái lựu đạn lửa "phốt pho" trong ba lô của Roger khiến thân anh ta bị cháy xém mà anh ta vẫn còn ngó ngoáy được mới lạ. Mặc dù đau nhưng Roger vẫn cố cởi áo ra được để đỡ bị phỏng nhiều hơn.
Roger cho biết cảm tưởng lúc đó rất thối chí trong việc chém giết, rất thối chí trong việc nhìn bạn bè mình ra đi, và rất mệt trí khi cố nghĩ ra ý nghĩa của cuộc chiến và đời mình. Roger chỉ muốn chết đi để khỏi phải tiếp tục chịu đựng những gì phải chịu đựng trong cuộc chiến này.
Roger được chở về bệnh viện của đơn vị cứu thương 95 ở căn cứ "China Beach" và trải qua nhiều cuộc phẩu thuật. Sau sáu ngày chống cự với lưỡi hái tử thần Roger tỉnh lại thì nghe được một giọng quen thuộc của Ron, em mình, hỏi vị y sĩ rằng có trung sĩ Roger ở đây không.
Chẳng là sau khi bác sĩ cho Ron biết rằng anh ta sắp sửa từ giã cõi đời ông liền bảo một nữ y tá mang Ron cùng ông đến cạnh giường của Roger. Ron đứng lặng nhìn thằng anh em song sinh với mình một vài phút như cố tìm xem còn lại gì quen thuộc trên thân thể Roger hay không rồi sụt sùi khóc và ngã qụy dưới chân giường...
Khi nghe câu: "Em anh sắp từ giã cõi đời" của vị y sĩ trả lời mình, Roger cảm thấy lời ngắn ngủi đó thấm sâu vào hồn khiến anh ta bật khóc rồi cầu nguyện: "Lậy thượng đế. Nếu quả thật có thượng đế thì xin ngài cho cho anh em tôi được sống rồi tôi làm bất cứ chuyện gì ngài muốn". Cầu xong Roger lại bất tỉnh mê man.
Anh em song sinh với Roger, Ron một quân nhân đã từng có ba chiến thương, đặc biệt đã được ban thưởng huy chương "Navy Cross" cho hành động can đảm của Ron đã nhẩy tới lấy thân mình phủ trái lựu đạn để cứu đồng đội. Tuy sắp chết nhưng còn tỉnh táo, Ron ngồi cạnh giường Roger suốt ba ngày đêm. Ron đã thấy nhiều quân nhân bị thương nặng được mang về bệnh viện dã chiến sống sót chỉ là một phép lạ nên rất lo lắng cho Roger. May mắn làm sao Roger tỉnh lại nhưng con đường bình phục có vẻ dài và vất vả. Trải qua ba mươi mốt cuộc giải phẩu liên tiếp với bốn cuộc giải phẩu khâu vá lại bộ mặt của Roger, sau cùng Roger đã bình phục hoàn toàn.
Nhớ lại lời cầu nguyện khi thập tử nhất sinh ở bệnh viện, sau khi xuất ngũ Roger đã trở thành mục sư toàn thời gian kể từ năm 1978. Roger lập gia đình và giờ Roger có hai người con và ba đứa cháu nội.
Hiện giờ Roger tuy là một mục sư nhưng vẫn ân hận cho sứ mạng của mình không giúp gì cho Việt Nam lúc đó nên Roger đã quyên góp rồi qua Việt Nam đích thân xây viện mồ côi, bênh xá tại miền quê hẻo lánh nơi mà chính quyền không ngó ngàng tới. Nhưng khi nói tới giới truyền thông hay những kẻ như John Kerry và Jane Fonda, Roger tự nhiên phẫn nộ quên cả việc mình hiện là một mục sư...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.