[LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang được xuất bản năm 2004. Qúy độc giả muốn mua sách, xin vui lòng liên lạc ledinhho@hotmail.com]
Hỏi (Trần T.H): Cách đây hơn 3 tháng con tôi đã bị bắt và bị cáo buộc về tội buôn bán ma túy. Thoạt tiên cháu đã không chịu nhận tội, nhưng sau mấy tuần lễ cháu đã đồng ý nhận tội. Sau đó tòa đã tuyên án tù 3 năm 6 tháng và buộc cháu phải thụ hình tối thiểu là 2 năm.
Cháu cho biết 2 người bạn cùng bị bắt và cùng bị cáo buộc cùng tội với cháu, nhưng tòa chỉ tuyên án mỗi người chỉ bị 18 tháng tù, và buộc phải thụ hình tối thiểu là 12 tháng.
Cháu rất ngạc nhiên về bản án mà tòa đã tuyên xử đối với 2 người bạn của cháu. Cháu cho biết rằng 2 người bạn đã cùng cháu phân công để đi giao và bán hàng. Cháu mang số lượng ngang bằng với 2 người bạn của cháu, Hơn nữa, bạn của cháu là người lái xe.
Khi bị cảnh sát chận và lục xét, thì trong túi xách của cháu cùng 2 người bạn đều mang số lượng ma túy gần ngang bằng nhau.
Khi bị đưa về đồn cảnh sát, cháu cùng 2 người bạn đều bị cáo buộc tội buôn bán ma túy. Hai người bạn của cháu sau đó đã nhận tội. Riêng cháu thì mãi tới mấy tuần sau mới chịu nhận tội.
Cháu năm nay 23 tuổi, chưa hề gặp rắc rối với pháp luật. Với bản án chênh lệnh vừa nêu, cháu định kháng án.
Xin LS cho biết là liệu việc kháng án của cháu có thành công hay không" Nếu cháu kháng án thì phí tổn sẽ như thế nào" Trước đây cháu đã được chính phủ trả tiền luật sư"
*
Trả lời: Điều 44(1) “DDạo Luật [về Thủ Tục Tuyên Án] Hình Sự 1999” (Crimes [sentencing Procedure] Act) quy định rằng: “Khi tuyên án phạm nhân phải ở tù về một tội phạm, trước tiên tòa án được yêu cầu phải đưa ra thời gian không được phóng thích có điều kiện đối với bản án [đó là, thời gian tối thiểu mà phạm nhân bị giam giữ liên hệ đến sự vi phạm đó]” (When sentencing an offender to imprisonment for an offence, the court is first required to set a non-parole period for the sentence [that is, the minimum period for which the offender must be kept in detention in relation to the offence]).
Điều 44(2) “Thời gian còn lại của bản án không được vượt quá 1/3 của thời gian không được phóng thích có điều kiện đối với bản án, ngoại trừ tòa án quyết định rằng có tình huống đặc biệt để thời gian đó nhiều hơn [trong trường hợp đó tòa án phải ghi lại những lý do đối với” quyết định đó]” (The balance of the term of the sentence must not exceed one-third of the non-parole period for the sentence, unless the court decides that there are special circumstances for it being more [in which case the court must make a record of its reasons for that decision]).
Điều 44(3) “Việc tòa không chịu làm đúng theo sự quy định của khoản 2 điều đó không làm cho bản án bất hợp lệ” (The failure of the court to comply with subsection (2) does not invalid the sentence).
Trong vụ Jaskierski v Regina [2007] NSWCCA 168, vào ngày 4.3 và 1.5.2004 bị cáo cùng 2 đồng phạm, Falemaka và langbien. Nói một cách ngắn gọn là bị cáo cùng Falemaka đã cung cấp một số lượng bạch phiến cho Langbien. Sau đó Langbien bán lại cho những người nghiện ma túy đến nhà cô ta mua để dùng.
Cô Langbien được yêu cầu phải tính toán tiền bạc cho bị cáo và Falemaka về số lượng bạch phiến mà cô ta đã bán cho các tay nghiện.
Cả 3 đã bị cáo buộc về “tội buôn bán ma túy” (supplying a prohibited drug). Bằng chứng được công tố viện trưng dẫn để cáo buộc bị cáo và 2 đồng phạm đều căn cứ vào các cú điện thoại được ghi âm giữa các phạm nhân. Các bằng chứng cho thấy rằng “thực ra Falemaka đã bán 96 grams bạch phiến; bằng chứng cáo buộc bị cáo cho thấy rằng thực ra bị cáo chỉ bán 25.6 grams” (Falemaka had actually supplied 96 grams of heroin; the evidence against the accused established that he had actually supplied 25.6 grams).
Cô Langbien và Falemaka đã nhận tội. Vào ngày 6.10.2005 tòa án vùng đã tuyên án Langbien 12 tháng tù ở, và buộc cô ta phải thụ hình tối thiểu là 6 tháng, còn lại 6 tháng tòa buộc cô ta phải ở tù cuối tuần.
Bồi thẩm đoàn đã đưa ra phán quyết có tội đối với bị cáo và 2 đồng phạm.
Felemaka cũng bị tuyên án bởi tòa án vùng cùng ngày với bị cáo. Tòa đã tuyên án Felemaka 4 năm 5 tháng tù, và buộc đương sự phải thụ hình tối thiểu là 3 năm.
Trong lúc đó bị cáo bị tuyên án 5 năm 6 tháng tù và tòa buộc bị cáo phải thụ hình tối thiểu là 3 năm 6 tháng. Bị cáo bèn kháng án vì cho rằng vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm khi tuyên án bị cáo nặng hơn Falemake.
Luật sư của bị cáo cho rằng bằng chứng được ghi nhận qua các cú điện thoại cho thấy rằng Felamake là người dính dáng nhiều đến việc buôn bán ma túy. Hơn nữa, số lượng bạch phiến mà Felamake cung cấp nhiều hơn so với số lượng bạch phiến mà bị cáo đã cung cấp. Vì thế, hình phạt dành cho bị cáo cần phải nhẹ hơn so với hình phạt dành cho Felamake.
Bằng chứng vào lúc xử án còn cho thấy rằng Felamake là người quyết định giá cả cũng như tiền huê hồng trong vụ buôn bán này.
Luật sư của bị cáo cho rằng ngay cả trong trường hợp Felamaka nhận tội và được hưởng sự giảm án 20% thì việc đưa ra bản án đối với bị cáo cũng như thời gian buộc bị cáo phải thụ hình là quá nặng.
Tòa Kháng Án Hình Sự cho rằng (1) việc Felamake đã bán ra số lượng bạch phiến nhiều hơn bị cáo chỉ có thể được so sánh để cứu xét trong trường hợp Felamaka và bị cáo là những người vi phạm tội buôn bán bạch phiến trong 2 vụ vi phạm riêng biệt (2) Tuy nhiên, trong vụ vi phạm này bị cáo và Felamake đã cùng cấu kết để buôn bán bạch phiến, vì thế việc Felamaka bán số lượng nhiều hơn bị cáo sẽ không được Tòa cứu xét.
Cuối cùng, Tòa đã giữ y án mà tòa án vùng đã tuyên phán cho bị cáo.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng việc tòa tuyên án con ông nặng hơn bạn của cháu, dù rằng cả 2 đã bị cáo buộc và kết buộc cùng một tội phạm.
Chắc chắn rằng trước khi đưa ra phán quyết tòa đã suy xét đến nhiều yếu tố khác biệt nhau, cũng như mức độ mà trong đó con của ông đã can dự vào việc phạm tội. Tuy nhiên, nếu ông tin rằng bản án là quá nặng so với hành vi hình sự mà cháu đã phạm phải, đặc biệt là khi có sự cách biệt quá xa giữa bản án mà cháu bị tòa tuyên phán so với bản án mà bạn của cháu được hưởng, thì ông nên yêu cầu luật sư của cháu nộp đơn kháng án.
Việc kháng án chắc chắn sẽ phải tốn kém, tuy nhiên nếu cháu được hưởng tư pháp bảo trợ thì tất cả các chi phí liên hệ đến việc kháng án của cháu sẽ do chính phủ tài trợ.
Nếu ông còn thắc mắc xin điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp.