HANOI -- Tình hình di tích cổ Việt Nam đang bị tàn phá tệ hại. Nhiều bia tháp trong chùa đã bị đập vỡ. Thậm chí, chùa Diên Hựu suýt bị phá sập để dọn chỗ xây lớn cho Lăng Ông Hồ Chí Minh...
Hiện tượng đau lòng này được Giáo Sư Sử Học Nguyễn Huệ Chi trình bày trong bài nghiên cứu công phu, nhan đề “Để làm được chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại” trên trang web http://www.talawas.org/.
Mục đích bài viết của GS Nguyễn Huệ Chi là đưa ra lời kêu gọi rằng “Việc xây dựng "chiếc cầu nối" giữa văn hóa truyền thống với thế hệ hôm nay là điều hết sức cần kíp...”
GS nói rằng các di tích cổ VN đã bị đối xử tệ hại:
“...Tại sao đi tham quan di tích của các nước, thấy người ta chăm chút, trân trọng từng hiện vật rất nhỏ, rồi trở về nhìn lại cung cách tu bổ chăm nom di tích của nước mình thì lại có tâm trạng xấu hổ đến chán ngán" Hầu như khắp đất nước, đâu đâu cũng tôn tạo lại đình, chùa, miếu mạo mà một thời đã từng bị đập cho tan nát, nhưng than ôi, tôn tạo theo cái kiểu bôi xanh bôi đỏ lòe loẹt, chữ Hán viết đã xấu lại sai lẫn, và cứ đến đình miếu nào cũng chỉ thấy rặt một vài câu sáo rỗng...(...)
“Trèo lên Ngọa Vân Am ở phía tây hòn Yên Tử, ở độ cao khoảng 1.000 mét, nơi người anh hùng hai lần lãnh đạo cả nước chống giặc Nguyên và cũng là vị tổ của nền Phật giáo thống nhất đời Trần: dòng Thiền Trúc Lâm - Trần Nhân Tông - an tịch, người ta thấy choáng váng đến sững sờ: ngôi Tháp Phật hoàng tức tháp Trần Nhân Tông cao sừng sững, bị đào rỗng ruột đứng vật vờ trước gió, bài vị bằng đá đen và một tấm đá bán nguyệt rất lớn khắc mấy chữ "Phật hoàng tháp" thật đẹp trong niên hiệu Minh Mạng (1839) bị đập thành nhiều mảnh. Một tấm bia cao lớn đề năm 1689 do chúa Trịnh Căn cho khắc để ghi nhớ việc ông dẫn các con (vương tử và quận chúa) trèo lên đây chiêm bái người anh hùng, cũng bị đập thành năm bảy mảnh.
Bên cạnh đó, ở một ngọn núi khác có động Hồ Thiên nằm ở độ cao khoảng 800 mét, cũng là nơi Trần Nhân Tông tu Phật, có nhiều ngôi tháp rất đẹp phía dưới bằng đá xanh phía trên bằng đá đỏ gắn khít với nhau không hề thấy dấu vết vôi vữa, đều bị phạt ngang tất cả. Một ngôi thạch thất được kiến tạo bằng những tấm đá xẻ mỏng rất to lớn nguyên phiến không chắp, kể cả hai mái cũng bằng đá, cũng bị đào rỗng phía dưới và đập vỡ mất một bên vách, mà ở trong còn dựng một tấm bia chạm khắc tinh xảo vào thế kỷ XVIII (tấm bia sẽ đổ bất cứ lúc nào). Rồi đình Trạo Hà ngay giữa thị xã Đông Triều có ngôi mộ một vị tướng của Tây Sơn với bốn phiến đá trắng khắc mấy đạo sắc của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Quang Toản cũng đang bị "đóng băng" để... ai kia tranh thủ bán đất cho người ta xây cửa hàng cửa hiệu...(...)
“Không thể không nhắc lại rằng từ hơn 50 năm lại đây, văn hóa truyền thống đã trải qua một "đại nạn": vì nghĩ đây là những tàn tích phong kiến, chúng ta đã công nhiên lên án chúng, thẳng tay "đàn áp", "xử tội" chúng; đã để cho bao nhiêu đình chùa, bia mộ, sách vở quý giá ở khắp mọi vùng bị đốt phá, hoặc mất mát hư hỏng mà không một chút động tâm, như nhiều thế hệ đã tận mắt nhìn thấy... (...)
Tuy nhiên, một chi tiết cho thấy tấm lòng trong sáng của các sử gia và khảo cổ gia VN, khi ra sức gìn giữ di tích. Đặc biệt, các vị đã cứu được ngôi chùa Diên Hựu khỏi bị phá sập để xây Lăng Ông Hồ, như tiết lộ sau:
“Nhân nói về Hồ Chí Minh, tôi nhớ lại đã nhiều lần đưa khách nước ngoài đi thăm một số di tích ở Hà Nội, nhưng hễ cứ đến ngắm cảnh quan chùa Một Cột hiện nay là ai cũng ngao ngán lắc đầu. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã choán hết không gian của cụm chùa Diên Hựu và chùa Một Cột, đến nỗi mới nhìn tưởng đâu như cụm di tích này là một thứ công trình phụ nép vào Bảo tàng, hoặc được mọc lên từ một đáy giếng...(...)
Sao khi tìm địa điểm làm Bảo tàng Hồ Chí Minh người ta không thèm hỏi gì giới chuyên môn, để cho một di tích vào loại cổ nhất Thăng Long và là một biểu trưng của Thăng Long ngàn năm văn vật - nên nhớ là vào năm 1954 khi người Pháp rút khỏi nơi đây có kẻ nào đó muốn phá biểu trưng kia đi đã manh tâm giật sập chùa Một Cột - phải lâm vào tình trạng bị "cớm" một cách tệ hại mà khách nước ngoài cũng phải thấy là bất nhẫn" Chẳng lẽ với cơ chế này trí thức chẳng một ai có cơ hội bộc lộ chính kiến thật của mình hay sao" Hay người ta có hỏi mà không ai dám trả lời" Không giải đáp nổi thắc mắc cho mình, tôi bèn cất công đi tìm, thi hỡi ôi, lại còn biết thêm một sự thật bàng hoàng hơn: khi xây Bảo tàng, thấy chùa Diên Hựu đứng đó làm vướng víu cho công trình tưởng niệm Bác, một chức sắc cao cấp trong ngành xây dựng chịu trách nhiệm thi công đã ngấm ngầm lệnh cho thợ xây phun nước liên tục vào chùa cho nó sập quách đi. May mà về sau có người - Gs. Trần Quốc Vượng - tìm mọi cách "rỉ tai" nên trước nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc, ngôi chùa vẫn còn giữ được "cái mạng" già lão. Nghe rồi bần thần mất một lúc, lại liên tưởng đến bọn Taliban đã phá hai tượng Phật khổng lồ ở Afghanistan. Hóa ra mọi cái đầu độc tôn bản chất đều giống nhau, chỉ khác về tầm mức....”
Hiện tượng đau lòng này được Giáo Sư Sử Học Nguyễn Huệ Chi trình bày trong bài nghiên cứu công phu, nhan đề “Để làm được chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại” trên trang web http://www.talawas.org/.
Mục đích bài viết của GS Nguyễn Huệ Chi là đưa ra lời kêu gọi rằng “Việc xây dựng "chiếc cầu nối" giữa văn hóa truyền thống với thế hệ hôm nay là điều hết sức cần kíp...”
GS nói rằng các di tích cổ VN đã bị đối xử tệ hại:
“...Tại sao đi tham quan di tích của các nước, thấy người ta chăm chút, trân trọng từng hiện vật rất nhỏ, rồi trở về nhìn lại cung cách tu bổ chăm nom di tích của nước mình thì lại có tâm trạng xấu hổ đến chán ngán" Hầu như khắp đất nước, đâu đâu cũng tôn tạo lại đình, chùa, miếu mạo mà một thời đã từng bị đập cho tan nát, nhưng than ôi, tôn tạo theo cái kiểu bôi xanh bôi đỏ lòe loẹt, chữ Hán viết đã xấu lại sai lẫn, và cứ đến đình miếu nào cũng chỉ thấy rặt một vài câu sáo rỗng...(...)
“Trèo lên Ngọa Vân Am ở phía tây hòn Yên Tử, ở độ cao khoảng 1.000 mét, nơi người anh hùng hai lần lãnh đạo cả nước chống giặc Nguyên và cũng là vị tổ của nền Phật giáo thống nhất đời Trần: dòng Thiền Trúc Lâm - Trần Nhân Tông - an tịch, người ta thấy choáng váng đến sững sờ: ngôi Tháp Phật hoàng tức tháp Trần Nhân Tông cao sừng sững, bị đào rỗng ruột đứng vật vờ trước gió, bài vị bằng đá đen và một tấm đá bán nguyệt rất lớn khắc mấy chữ "Phật hoàng tháp" thật đẹp trong niên hiệu Minh Mạng (1839) bị đập thành nhiều mảnh. Một tấm bia cao lớn đề năm 1689 do chúa Trịnh Căn cho khắc để ghi nhớ việc ông dẫn các con (vương tử và quận chúa) trèo lên đây chiêm bái người anh hùng, cũng bị đập thành năm bảy mảnh.
Bên cạnh đó, ở một ngọn núi khác có động Hồ Thiên nằm ở độ cao khoảng 800 mét, cũng là nơi Trần Nhân Tông tu Phật, có nhiều ngôi tháp rất đẹp phía dưới bằng đá xanh phía trên bằng đá đỏ gắn khít với nhau không hề thấy dấu vết vôi vữa, đều bị phạt ngang tất cả. Một ngôi thạch thất được kiến tạo bằng những tấm đá xẻ mỏng rất to lớn nguyên phiến không chắp, kể cả hai mái cũng bằng đá, cũng bị đào rỗng phía dưới và đập vỡ mất một bên vách, mà ở trong còn dựng một tấm bia chạm khắc tinh xảo vào thế kỷ XVIII (tấm bia sẽ đổ bất cứ lúc nào). Rồi đình Trạo Hà ngay giữa thị xã Đông Triều có ngôi mộ một vị tướng của Tây Sơn với bốn phiến đá trắng khắc mấy đạo sắc của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Quang Toản cũng đang bị "đóng băng" để... ai kia tranh thủ bán đất cho người ta xây cửa hàng cửa hiệu...(...)
“Không thể không nhắc lại rằng từ hơn 50 năm lại đây, văn hóa truyền thống đã trải qua một "đại nạn": vì nghĩ đây là những tàn tích phong kiến, chúng ta đã công nhiên lên án chúng, thẳng tay "đàn áp", "xử tội" chúng; đã để cho bao nhiêu đình chùa, bia mộ, sách vở quý giá ở khắp mọi vùng bị đốt phá, hoặc mất mát hư hỏng mà không một chút động tâm, như nhiều thế hệ đã tận mắt nhìn thấy... (...)
Tuy nhiên, một chi tiết cho thấy tấm lòng trong sáng của các sử gia và khảo cổ gia VN, khi ra sức gìn giữ di tích. Đặc biệt, các vị đã cứu được ngôi chùa Diên Hựu khỏi bị phá sập để xây Lăng Ông Hồ, như tiết lộ sau:
“Nhân nói về Hồ Chí Minh, tôi nhớ lại đã nhiều lần đưa khách nước ngoài đi thăm một số di tích ở Hà Nội, nhưng hễ cứ đến ngắm cảnh quan chùa Một Cột hiện nay là ai cũng ngao ngán lắc đầu. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã choán hết không gian của cụm chùa Diên Hựu và chùa Một Cột, đến nỗi mới nhìn tưởng đâu như cụm di tích này là một thứ công trình phụ nép vào Bảo tàng, hoặc được mọc lên từ một đáy giếng...(...)
Sao khi tìm địa điểm làm Bảo tàng Hồ Chí Minh người ta không thèm hỏi gì giới chuyên môn, để cho một di tích vào loại cổ nhất Thăng Long và là một biểu trưng của Thăng Long ngàn năm văn vật - nên nhớ là vào năm 1954 khi người Pháp rút khỏi nơi đây có kẻ nào đó muốn phá biểu trưng kia đi đã manh tâm giật sập chùa Một Cột - phải lâm vào tình trạng bị "cớm" một cách tệ hại mà khách nước ngoài cũng phải thấy là bất nhẫn" Chẳng lẽ với cơ chế này trí thức chẳng một ai có cơ hội bộc lộ chính kiến thật của mình hay sao" Hay người ta có hỏi mà không ai dám trả lời" Không giải đáp nổi thắc mắc cho mình, tôi bèn cất công đi tìm, thi hỡi ôi, lại còn biết thêm một sự thật bàng hoàng hơn: khi xây Bảo tàng, thấy chùa Diên Hựu đứng đó làm vướng víu cho công trình tưởng niệm Bác, một chức sắc cao cấp trong ngành xây dựng chịu trách nhiệm thi công đã ngấm ngầm lệnh cho thợ xây phun nước liên tục vào chùa cho nó sập quách đi. May mà về sau có người - Gs. Trần Quốc Vượng - tìm mọi cách "rỉ tai" nên trước nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc, ngôi chùa vẫn còn giữ được "cái mạng" già lão. Nghe rồi bần thần mất một lúc, lại liên tưởng đến bọn Taliban đã phá hai tượng Phật khổng lồ ở Afghanistan. Hóa ra mọi cái đầu độc tôn bản chất đều giống nhau, chỉ khác về tầm mức....”
Gửi ý kiến của bạn