Hôm nay,  

Iran Xứ Ngàn Lẻ Một Đêm: Từ Hồi Giáo Tới Dân Chủ...

14/08/200500:00:00(Xem: 5138)
Bài này của Đài Úc Châu giới thiệu một quốc gia nổi tiếng với những câu chuyện ngàn lẻ một đêm: đó là xứ Ba Tư, tức Iran ngày nay:

Nằm ở vùng Nam Á, Iran tiếp giáp với Armenia, Azerbaijan, Turkmenistan và biển Caspian ở phía bắc, Afghanistan và Pakistan ở phía đông, Vịnh Oman và Vịnh Ba Tư ở phía nam và cuối cùng Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây. Với diện tích là 1.648.000 cây số vuông, Iran lớn gấp 3 lần nước Pháp và gấp 5 lần Việt Nam.
Lãnh thổ Iran chủ yếu là một vùng cao nguyên hình tam giác có núi bao bọc xung quanh. Trên dãy núi Elburz ở phía bắc có đỉnh núi cao nhất Iran, đó là đỉnh Damavand, 5670 thước.
Con sông chính của Iran là sông Karun, ở miền tây nam, dài 890 cây số. Phần lớn sông ngòi ở Iran đều chảy ra Vịnh Ba Tư hay biển Caspian. Biển Caspian thực chất là một cái hồ lớn nhất thế giới, có diện tích 370.000 cây số vuông.
Iran có hai vùng sa mạc bao la, chiếm khoảng 1/3 lãnh thổ: đó là sa mạc Dasht-i-Kavir rộng hơn 200.000 cây số vuông, và sa mạc Dasht-i-Lut, rộng hơn 160.000 cây số vuông.
Iran thường xuyên bị nạn động đất đe doạ. Trong 20 năm qua, có khoảng 1000 vụ động đất đã xảy ra. Khủng khiếp nhất là vụ động đất năm 1990 ở miền bắc Iran, làm cho hơn 45.000 người bị thiệt mạng. Theo các chuyên gia, cứ khoảng 5 năm một lần, Iran lại phải chuẩn bị đối phó với những trận động đất có cường độ ít nhất là 7 độ trên thang điểm địa chấn kế Richter.
Ngoài nạn động đất, Iran còn bị nạn hạn hán trầm trọng, do lượng mưa rất nhỏ trên phần lớn lãnh thổ. Trong năm 2000, các tỉnh miền nam Iran lần thứ hai lại phải gánh chịu nạn hạn hán lớn nhất trong 30 năm qua. Hơn 50% dân số Iran thiếu nguồn nước sạch để uống, trong khi khoảng 800.000 gia súc bị chết khát. Đời sống hoang dã cũng bị xáo trộn mãnh liệt: những con lợn rừng phải xông qua tận biên giới Pakistan để tìm nước uống. Lúc bấy giờ, đập nước Shahid Parsa, thông thường chứa 11 triệu mét khối nước hoàn toàn khô cạn. Hồ Bakhtegan rộng 50.000 héc-ta cũng biến thành những vũng bùn.
Cách đây khoảng 4.000 năm, người Aryan từ vùng đất được gọi là nước Nga ngày nay đến định cư ở xứ Ba Tư. Họ chia thành hai nhóm khác nhau: người Medes chiếm cứ miền bắc còn người Ba Tư ở miền nam. Vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Cyrus Đại đế đánh bại người Medes và thành lập đế quốc Achaemenid. Đế quốc này kéo dài hơn 2 thế kỷ, được xem là đế quốc lớn nhất thời bấy giờ, trải dài trên cả vùng Trung Đông và vùng Trung Á ngày nay cho đến tận Pakistan.
Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Alexander Đại đế tiến chiếm Ba Tư và truyền bá văn hoá Hy Lạp tại đây. Gần 2 thế kỷ sau, Ba Tư bị người Parthian cai trị. Năm 224 sau Công nguyên, hoàng đế Ardashir mới đẩy lui được người Parthian ra khỏi biên thùy.
Tuy nhiên, chỉ vài thế kỷ sau, Ba Tư lại liên tục bị hoạ xâm lăng. Năm 637, các đoàn quân Ả Rập Xê-Út tấn công Ba Tư với mục đích truyền bá đạo Hồi. Đế quốc Ả Rập trị vì gần 6 thế kỷ thì bị sụp đổ. Sau đó, Ba Tư rơi vào tay các đế quốc khác như Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan. Năm 1736, Hoàng đế Nadir Shah không những đẩy lui được đế quốc Afghanistan mà còn đem quân xâm lấn Afghanistan, đồng thời mở rộng lãnh thổ sang tận Ấn Độ, với mục đích chiếm đoạt kho báu của người Ấn. Cuộc chinh phạt New Delhi đã đem lại sự giàu sang cho triều đại Nadir Shah nhờ số nữ trang và đá quý mang về. Năm 1747, Nadir Shah bị ám sát. Đất nước Ba Tư rơi vào cuộc nội chiến giữa hai phe phái là Zand và Qajar (đọc là Kojar). Phe Qajar đánh bại được đối phương và thiết lập triều đại mới.
Đến thế kỷ 19, Nga và Anh tranh giành nhau ảnh hưởng tại Ba Tư. Năm 1921, một sĩ quan quân đội tên là Reza Khan, được sự hậu thuẫn của nước Anh, tổ chức đảo chánh để giành chính quyền. Sau khi lên ngôi hoàng đế vào năm 1925, Reza Khan bắt đầu chương trình hiện đại hoá và thế tục hóa đất nước. Nhà vua đưa ra luật dân sự, khuyến khích các bộ lạc an cư lạc nghiệp thay vì sống đời du mục, bãi bỏ việc phụ nữ phải đeo mạng che mặt, thành lập ngân hàng quốc gia đầu tiên, v.v... Năm 1935, nước Ba Tư được đổi tên thành Iran. Do chính sách thân Đức trong thời gian thế chiến thứ 2, Iran bị quân đội đồng minh gồm có Anh và Liên Xô chiếm đóng vào năm 1941. Reza Khan bị buộc phải thoái vị và trao quyền cho con trai là Mohammed Reza. Năm 1943, tại Hội nghị Tehran, 3 cường quốc Liên Xô, Anh quốc và Hoa Kỳ ký bản tuyên ngôn Tehran, đồng ý trao trả độc lập cho Iran.


Tình hình kinh tế bị suy thoái, nạn tham nhũng trong guồng máy chính quyền cũng như sự tiêu xài xa hoa của hoàng đế Mohammed Reza đã gây ra làn sóng chống đối trong nước. Hơn nữa, chính sách thân Tây phương của Mohammed Reza đã khiến đa số dân Iran cho đó là sự sĩ nhục đối với giáo lý đạo Hồi. Nhiều cuộc biểu tình rộng lớn được tổ chức ở khắp nơi. Tháng 11 năm 1978, Mohammed Reza áp đặt tình trạng thiết quân luật và hàng trăm người biểu tình bị giết trên đường phố Tehran. Phong trào chống đối càng trở nên mạnh mẽ buộc hoàng đế Mohammed Reza phải bỏ nước ra đi vào đầu năm 1979.
Tháng 2 năm 1979, lãnh tụ đối lập, đồng thời là lãnh tụ tối cao về tôn giáo, giáo chủ Ayatollah Khomeini trở về nước giành lấy chính quyền, công bố sự ra đời của nước Cộng hoà Hồi giáo Iran vào ngày 1 tháng 4 năm 1979. Hiến pháp năm 1979 áp đặt luật Hồi giáo lên mọi mặt đời sống người dân Iran và trao quyền lực cho vị lãnh tụ tôn giáo tối cao, được gọi là wali faqi. Đây chính là người nắm quyền về hành chánh, lập pháp và quân sự chứ không phải là tổng thống. Vị wali faqi đầu tiên của Iran chính là giáo chủ Ayatollah Khomeini.
Ngay sau đó, giáo chủ Khomeini công bố chính sách bài Tây phương. Phụ nữ Iran bị buộc phải che mạng trở lại. Những người vi phạm luật Hồi giáo bị trừng phạt nặng nề. Tinh thần chống Mỹ lên cao đến độ khoảng 400 sinh viên Iran tấn công Toà Đại Sứ Mỹ ở thủ đô Tehran vào ngày 7/11/1979 và bắt giữ 52 người Mỹ làm con tin. Cuối cùng, sau nhiều cuộc thương thuyết, những con tin này mới thả vào tháng 1 năm 1981, sau khi bị giam giữ cả thảy 444 ngày.
Lợi dụng tình hình chính trị rối ren tại Iran, năm 1980, Iraq xâm lược Iran, với mục đích chiếm tỉnh Khuzestan, một tỉnh có nhiều mỏ dầu của Iran. Cuộc chiến tranh giữa hai nước bắt đầu. Tháng 7 năm 1982, Iran đẩy lui quân đội Iraq ra vùng biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, Iran vẫn chưa hài lòng với chiến thắng này mà còn muốn chiếm hai thị trấn Najaf và Karbala ở Iraq, vì tầm quan trọng của chúng đối với người Hồi giáo Shi'ite. Cuộc chiến kéo dài thêm 6 năm nữa.
Trong cuộc chiến tranh này, Iraq bỏ bom 87 thành phố và gần 3.000 ngôi làng ở Iran. Khoảng 5 triệu người Iran mất nhà mất cửa và mất công ăn việc làm. 1.200.000 người khác phải chạy đến Mashhad để lánh nạn. Năm 1988, thoả ước ngưng bắn được ký kết. Hai cả bên đều không đạt được mục tiêu nhưng phải chịu tổn thất nặng nề: có tổng cộng 1 triệu người hy sinh và thiệt hại về vật chất lên đến 1.000 tỉ đô-la.
Tháng 6 năm 1989, giáo chủ Ayatollah Khomeini qua đời vì bệnh tim. Tổng thống Ali Khamenei lên thay thế chức giáo chủ và ông Rafsanjani đắc cử vào chức vụ Tổng thống. Tổng thống Rafsanjani tái xác nhận án tử hình mà giáo chủ Khomeini đã đưa ra đối với nhà văn Anh gốc Ấn Salman Rushdie vì cuốn tiểu thuyết "The Satanic Verses", có người dịch là Quỷ Thi, của ông. Một thời kỳ ổn định bắt đầu, chủ yếu do yêu cầu phát triển kinh tế. Về chính sách đối ngoại, Tổng thống Rafsanjani tìm cách hàn gắn những rạn nứt về ngoại giao với các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Năm 1990, ông lên tiếng công nhận là luật Hồi giáo hiện hành còn nghiêm khắc hơn cả những yêu cầu do Kinh Koran đặt ra.
Năm 1997, Tổng thống Khatami nhậm chức và tiến hành công cuộc cải cách đất nước theo kỳ vọng của giới trẻ và phụ nữ. Tuy nhiên, phong trào cải cách bị những phần tử Hồi giáo cứng rắn trong chính quyền chận đứng. Mùa đông năm 1998, nhiều nhà trí thức trong phong trào cải cách bị ám sát. Tháng 4 năm 1999, nhiều cuộc xuống đường biểu tình của sinh viên bùng nổ, tiếp theo sau vụ Thị trưởng thủ đô Tehran Ghohamhossein Karbashchi, một người có tinh thần cởi mở bị chính quyền bắt giam và buộc vào tội tham nhũng. Tháng 7 năm 1999, cảnh sát tấn công sinh viên ngay trong trường Đại học Tehran. Trong năm 2000 vừa qua, có 30 tờ nhật báo chủ trương đổi mới bị đóng cửa, còn các chủ bút thì bị cầm tù. Tháng 8 năm 2000, hai nhà trí thức dự trù đến nói chuyện trong một buổi họp mặt sinh viên tại Khorramabad. Khi vừa bước xuống phi trường, họ bị cảnh sát chận không cho rời khỏi phi trường. Cuộc xô xát diễn ra, làm cho một cảnh sát viên bị thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Gần đây, có dấu hiệu cho thấy tại Iran đã có chính sách cởi mở hơn. Ví dụ như trong năm 2001, một đạo luật đã được thông qua cho phép các em nữ sinh tiểu học được mặc quần áo đủ màu đến trường thay vì chỉ mặc toàn màu đen như trước.
*
Tài liệu tham khảo: Pat Yale & Anthony Ham & Paul Greenway, (2001), Iran, Lonely Planet, Victoria; Vijeya Rajendra & Gisela Kaplan (1993), Cultures of the World: Iran, Marshall Cavendish, New York; Lands and Peoples: Asia Vol. 2, Grolier Incorporated, 1991

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.