Với Phật Pháp thì không có sinh không có diệt, không có cái bắt đầu nên không có cái cuối cùng! Bởi vậy không có thời gian, cũng không có không gian.
Vì không có không gian, nên không có chỗ để chỉ.
Vì không có thời gian, nên không hề bị gián đoạn.
Nếu còn có chỗ chỉ định được thì còn có giới hạn và gián đoạn là không hợp với chân lý Phật Pháp.
Để đúng với tinh thần Đạo Pháp, chúng ta chỉ có thể tạm gọi là: "Mừng Phật Thị Hiện Đản Sinh".
Tuy hiểu như vậy, nhưng chúng ta vẫn phải kính trọng từ ngữ thế gian và truyền thống thế gian, nên vẫn cần làm "Lễ Mừng Phật Đản Sinh", mục đích để kỷ niệm, để tán thán, để noi gương và để ghi ân công đức của Đấng Đại Giác Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện "Đản Sinh"; Đã thiên biến vạn hóa, để lại biết bao đường lối, không ngoài mục đích thức tỉnh toàn thể chúng sinh ra khỏi Cơn Trường Mộng Vô Minh! Và vì Vô Minh, chúng ta đắm chìm, trôi lăn, sinh tử mãi mà vẫn không hay biết gì cả! Do lẽ đó ngày Đại Lễ Mừng Phật Đản Sinh rất cần thiết, vì ngoài việc tri ân còn để chúng ta nhắc nhở nhau, noi gương Đức Phật mà suy tư.
Vâng, nếu chịu suy tư một chút, chúng ta sẽ thấy ngày Đại Lễ Mừng Phật Đản Sinh thật vô cùng tuyệt vời về cả hai mặt Đời và Đạo.
- Về mặt Đời: Xin được nhấn mạnh và nhắc lại: Để kỹ niệm, để tán dương, để ghi ân Đấng Cha Lành Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện Đản Sinh và đem Giáo Pháp truyền bá, để giáo hóa và cứu vớt chúng sinh ra khỏi mê mờ, trần lao, sinh tử.
- Về mặt Đạo: Hỏi có ai lại không ngạc nhiên rằng: "Là chúng sinh thì chúng ta đều là những kẻ phàm phu!" Nhưng trong Kinh lại dạy rằng:
"Phàm Phu tức Phật, Phiền Não tức Bồ Đề"
Vậy là sao" Làm thế nào để mà thành Phật cho được" Khi mà chúng ta đặc Vô Minh, đầy dẫy phiền não bởi mọi Tập Khí Ô Nhiễm, thói hư và tật xấu! Đó là cả một vấn đề nan giải, và vô cùng trọng đại cần được giải quyết.
Theo Lục Tổ Huệ Năng thì:
- Niệm trước Mê, tức Phàm Phu; Niệm sau Ngộ, tức Phật
- Niệm trước Chấp Cảnh, tức Phiền Não; Niệm sau Lìa Cảnh, tức Bồ Đề
Bởi thế, khi một Niệm suy lường là Niệm Nhị Biên Chấp Thật, tức cái Niệm Phàm Phu Mê Muội, ngoài Chấp Tướng, trong Chấp Không!
Khi không nguyên do gì cả! Vọng Niệm này tự khởi cái Giác: Kiến, Văn, Giác, Tri, là Cái Giác của Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt...( tức Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi...). Rồi từ cái Vọng Giác này đi xa hơn, nó lại tự chia thành Năng, thành Sở, tức là chia có Ta, có Người, có Cảnh Vật! Và đương nhiên nó chấp là "Có Thật" tất cả những thứ ấy!
Bởi những chấp chước mọi sự vật là "Có Thật" nên mới tư túi đủ thứ: Nào danh vọng, nào tiền tài, nào ái dục, càng nhiều càng tốt cho bản thân, cho gia đình, cứ như vậy càng ngày càng tham lam, càng ích kỷ, để rồi có sự hơn thua, tranh đấu, đố kỵ, ghét ghen, thủ đoạn, chiến tranh và chết chóc! Tất cả cũng chỉ vì quyền lợi riêng tư! Với Vô Minh, chúng ta vô tình không biết là mình đang bị khốn khổ phiền não trói buộc, ngày lại ngày càng thêm trầm trọng hơn!
Thật là phúc đức thay cho những ai sớm nhận ra sự việc ấy để chán chường cái trò chơi phiền não Vô Minh này nên muốn được giải thoát!
Thì vẫn theo Lục Tổ Huệ Năng: Khi chúng ta đã hiểu sơ và nhận ra được rằng: "Chân Như Tự Tính có khởi Niệm, nhưng cái Niệm của Chân Như Tính không có Năng, không có Sở vì Chân Như khởi Niệm là Niệm Vô Tướng, Niệm Vô Trụ, Niệm Vô Niệm, đấy là Niệm Trí Tuệ, Niệm Ngộ ", mà đã là Niệm Ngộ thì là "Phật Đản Sinh". Xin nhắc lại ở trên: - Trong Kinh nói: "Phàm Phu tức Phật"
- Kinh Lăng Nghiêm nói: - Tính không rời Tướng- Tướng không rời Tính, - Tính Tướng y Một"
- Vẫn trong Kinh: Phật Pháp Không Rời Thế Gian Pháp Mà chúng ta là "Pháp", và hiện đang mang Thân con người có Sáu Căn: Nhãn, Nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý); Sáu Căn này chúng có Kiến, Văn, Giác, Tri tức là: Thấy, Nghe, Hay, Biết. Xin nhấn mạnh lại: " Do Một Niệm Suy Lường của Vọng Tưởng Vô Minh khởi dậy, là có chuyển, mà có chuyển là có Thức, và có Thức thì tự nó chia Một Tâm Trí Tuệ thành Sáu cái Vọng Thức của Sáu Căn: Nhãn, Nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý! Nên mới có Năng, có Sở, có phân biệt!
Hiểu như thế thì chúng ta chỉ việc chuyển xoay lại những Vọng Tâm Thức ấy về Tâm Trí Bát Nhã thường hằng khi xưa, vì "Tâm Trí" vẫn đó! Tức là: "Chuyển lại Thức thành Trí". Do đó Lục Tổ nói: "Lục Căn dù có Kiến, Văn, Giác, Tri chăng nữa, cũng chẳng bị Ô Nhiễm bởi muôn cảnh, và cũng không bị ảnh hưởng bởi bất cứ cái gì...
Vì Chân Như Tính vẫn đó, vẫn thường tự tại, vẫn thanh tịnh, và không có Năng cũng chẳng có Sở cho nên Lục Thức cứ việc tự động ra cửa Lục Căn, cứ tự động tiếp xúc với Lục Trần, nhưng Chân Tính ấy vẫn tự tại, an nhiên vô ngại, không nhiễm, cũng chẳng trước" thì ngay đó là "Phật Đản Sinh".Thế cho nên chúng ta Tu làm sao" Học thế nào" Để hiểu và nhận ra Bản Lai sẵn có của mình, là cái cùng khắp không gian, cùng khắp thời gian như đã nói ở trên! Cái ấy nó không hề bị giới hạn, cũng không hề bị gián đoạn, nên nó phải là cùng khắp! Đã là cùng khắp thì quả đúng là:" Phật Pháp Không Rời Thế Gian Pháp!", nghĩa là Phật Pháp không rời Vũ Trụ Vạn Vật, cũng là không rời Chúng Sinh! Vì vậy mà không có chúng sinh, thì làm sao có Phật Pháp" Phật Pháp chẳng ngoài chúng sinh, chúng sinh chẳng ngoài Phật Pháp! Do lẽ đó ai Tu Hành nghiêm chỉnh cũng sẽ thành Phật.
Cái giây phút nhận ra Tự Tính ấy thật đúng ý nghĩa: " Mừng Phật Đản Sinh", Nó vừa thể hiện Phật Đản Sinh của chính mình, vừa báo hiếu được Cha Mẹ đời này, cả Cha Mẹ bao đời trước, cũng là đền ơn Chư Phật Tổ, các Thiện Tri Thức và toàn thể muôn loài muôn vật.
Mừng Phật Đản Sinh
Nhẹ nhàng én lượn với mây bay
Thoang thoảng trầm hương, vi diệu thay!
Muôn loài hớn hơ, phô nguồn sống
Chào đón Đản Sinh, Đức Phật đây.
Chim hót ca, suối đàn hòa tấu
Thác reo vui, hoa nở ngập trời…
Tràn mầu sắc, tung tăng cá lội
Mừng Đản Sinh, Thế Tôn người ơi!
Hào quang chói, mười phương, ba cõi
Tối tăm nào chẳng được chiếu soi
Trường mộng mơ, giật mình tỉnh giấc
Chúng sinh thôi ngụp lặn luân hồi
Toàn vũ trụ nhiệm mầu, vi diệu
Muôn loài chung sức sống đáng yêu
Chưa từng đi, làm sao có đến"
Năng lực này siêu việt, việt siêu!
Đản sinh, ngày ghi ân, kỷ niệm
Đấng đại bi, trí tuệ vô biên
Hướng dạy em: "Vượt Mê, về Giác"
Giác xong thôi, ơn Phật em đền
Thật nghĩa thâm sâu Phật Đản Sinh
Là nhận ra mình, hết điêu linh
Vượt vòng ràng buộc, siêu ba cõi
Là Phật ngay đây, Phật Đản Sinh
Mừng Phật ra đời, Phật Thích Ca
Phật vẫn nơi đây với chúng ta
Không trước, không sau, năm với tháng
Không bao Thế Kỷ, vẫn đây mà
Phật thật là đây, Phật Thích Ca
Không chi là gần, cũng không xa
Ân Phật thâm sâu hằng ngày trả
Phật, "tiếng cười vui" khắp mọi nhà...
Lễ Mộc Dục
Tắm Phật đây không có nghĩa thật là Tắm Phật, vì Phật đây là Phật Tính, mà đã là Phật Tính thì tự nó Thanh Tịnh, Trong Sạch Tuyệt Đối rồi, chúng ta là những kẻ phàm phu, đầy ô nhiễm, làm sao lại có thể Tắm cho Phật được"
Nhưng để noi gương Đức Phật, Ngài đã Tu Hành vô cùng gian lao, khổ cực, Ngài cũng đã từng hướng ngoại tìm cầu, tầm sư học Đạo mãi mà không đạt được kết quả gì! Cho đến một ngày, Ngài phải tọa Thiền và tự hướng vào Nội Tâm mình, mới Giác Ngộ! Tức là nhận ra Phật Tính sẵn có nơi Ngài, và Phật Tính ấy cũng sẵn có ở muôn loài chúng sinh!
Như vậy là chúng ta cũng có Phật Tính! Chỉ vì Vô Minh: Tham, Sân, Si che lấp mà thôi; Nhưng nếu chịu Tu Hành, không cầu Phật bên ngoài mà tự hướng vào Nội Tâm, là theo chân và theo đúng Y Chỉ, "Phương Pháp Tu" của Đức Phật, để rồi một ngày nào đó Phật tự hiện toàn Thân Tâm chúng ta. Thì đó là một cách Tu đứng đắn nhất, đúng nghĩa nhất! Để phù hợp với Chân Tâm Phật Tính thì dĩ nhiên chúng ta tự động buông xã tận cùng mọi Tập Khí là những thói hư tật xấu như : Ích Kỷ, Ghét Ghen, Tranh Giành, Ngạo Mạn, Ác Độc...
Như thế mới thật đúng nghĩa "Tắm Phật"! Tức là chúng ta đang Tự Thanh Tịnh Thân Tâm mình. Còn về Lễ Mộc Dục đây, chỉ là một Lễ noi gương, tán dương và tri ân Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni mà thôi!
Tắm Phật
Tôi tắm ai đây, Hay tôi tắm tôi"
Phật tuyệt thanh tịnh, tôi toàn tội thôi!
Ôi! tham, sân, si, mạn nghi đầy đủ
Vậy tôi tắm ai đây" Tôi tắm tôi
Tôi tắm Phật, hay là tôi tắm tôi"
Phật thường tịch quang, tội tôi ngập trời!
Gạn sao cho Tập Khí tận, Vô Minh hết
Bật tiếng ai cười "Ồ! Phật hay tôi""