Sơn Diền Nguyễn Viết Khánh
"Thay đổi...thay đổi", những tiếng đó đã vang lên như một khẩu hiệu thần kỳ trong cuộc tranh cử ở Mỹ năm nay. Người dân Mỹ muốn có sự thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào" Khi bất mãn hay thất vọng về một tình trạng nào đó, dân chúng một nước muốn có thay đổi, đó là lẽ tự nhiên. Trong lịch sử không thiếu gì những biến cố tạo ra những sự thay đổi như vậy. Vào cuối Thế kỷ 19, nước Pháp đã có một sự thay đổi ngoạn mục, khi người dân đứng lên lật đổ chế độ vua chúa phong kiến để tạo ra chế độ Cộng Hòa do người dân làm chủ, nên còn gọi là Dân Chủ. Từ ngữ Cách Mạng ra đời từ đó. Đến Thế kỷ 20, những người Cộng sản ở Nga sau khi lật đổ chế độ Nga Hoàng đã gọi đây là Cách Mạng đổi đời, nghĩa là đảo lộn tất cả, kể cả đời sống của dân chúng.
Nhưng sau Thế chiến II, những người Cộng sản trên thế giới lợi dụng chữ Cách Mạng để lật đổ các chế độ thực dân độc quyền cai trị ở các nước nhỏ yếu. Họ lợi dụng vì trên thực tế sau khi chế độ thực dân tan rã, họ đã thay thế bằng một chế độ chuyên chính vô sản, nghĩa là độc tài Cộng sản. Việc hình thành chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam là một thí dụ điển hình. Thập niên 80, Cộng sản Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế nên họ đưa ra chủ trương "đổi mới". Từ ngữ này cũng che đậy một sự lừa bịp. Đổi mới hàm ý cái cũ hết nay đổi thành cái mới, chớ không thay đổi hẳn. Đây chỉ là thay đổi người, không thay đổi cấu trúc chế độ vì bản Hiến pháp cũ vẫn còn đó và theo Hiến pháp này, đảng CS vẫn độc quyền cai trị, không đối lập.
Hãy trở lại chữ "thay đổi" trong cuộc tranh cử Mỹ năm 2008. Mỹ là một nước dân chủ hàng đầu trên Thế giới và Hiến pháp Mỹ năm 1788 cho đến nay vẫn được coi là một văn kiện gương mẫu tạo ra sự phát triển về mọi mặt, đưa nước Mỹ lên hàng siêu cường đệ nhất. Không ai nghĩ người dân Mỹ muốn thay đổi Hiến pháp của họ. Dĩ nhiên mọi cấu trúc chính trị không thể tồn tại mãi mãi, nó sẽ thay đổi vào một thời điểm nào đó trong tương lai để theo kịp với đà tiến bộ của văn minh nhân loại. Nhưng tôi nghĩ tương lai đó còn khá xa đối với nước Mỹ. Bởi vậy người dân Mỹ đang đòi hỏi một sự thay đổi nhân sự. Họ đã thất vọng với 8 năm lãnh đạo của Tổng Thống George W. Bush trên mọi lãnh vực từ đối ngoại đến đối nội. Họ lo ngại vì tình trạng kinh tế hiện nay có dấu hiệu suy thoái, phát triển trì trệ trong khi vật giá lên cao, dấu hiệu của lạm phát, nên gọi chung là "trệ lạm". Nguyên nhân có nhiều, chẳng hạn giá xăng nhớt lên cao, vật giá gia tăng, cơ chế mượn tiền để mua nhà bị khủng hoảng, giá nhà xụt, giới trung lưu gặp khó khăn, thất nghiệp không giảm bớt được bao nhiêu, thâm thủng ngân sách quốc gia nặng nhất là do chiến tranh Iraq.
Hiển nhiên dân Mỹ muốn thay đổi người lãnh đạo. Nhưng nhiệm kỳ của ông Bush vào cuối năm sẽ hết và tháng 11 này dân chúng Mỹ đi bầu Tổng Thống mới. Cuộc vận động tranh cử đã sôi nổi ngay từ đầu năm. Hiện nay chỉ là những cuộc bầu sơ bộ (primaries) của hai chính đảng Cộng Hòa và Dân Chủ mỗi đảng họp lần lượt ở các tiểu bang khác nhau để chọn ứng cử viên ra tranh cử Tổng Thống trên toàn quốc vào cuối năm. Các cuộc họp này nhằm mục đích thâu thập phiếu cử tri đoàn của mỗi đảng ở mỗi tiểu bang. Ứng cử viên đảng Cộng Hòa cần phải hội đủ 1,191 phiếu mới được ra tranh cử. Ứng cử viên đảng Dân Chủ cần phải có 2,025 phiếu mới được ra tranh cử.
Cho đến tuần này, đảng Cộng Hòa thuộc khuynh hướng bảo thủ hầu như chắc chắn sẽ chọn Thượng nghị sĩ John McCain làm ứng cử viên Tổng Thống, vì cho đến nay McCain đã thu được được đại đa số phiếu cử tri đoàn, bỏ xa đối thủ của ông là Mike Huckabee. Về phía đảng Dân Chủ thuộc khuynh hướng tự do phóng khoáng, tình hình trong đảng gay go hơn về việc lựa chọn ứng cử viên. Thượng nghị sĩ Barack Obama cho đến nay được 1,598 phiếu, còn Thượng nghị sĩ Hillary Clinton được 1,487 phiếu, nghĩa là suýt soát nhau. Có thể phải chờ đến đại hội ngày 3 tháng 6 mới biết chắc ai sẽ là ứng cử viên Tổng Thống.
Nhưng ngay lúc này đảng Dân Chủ với tư tưởng cấp tiến đã bắt đầu làm một cuộc cách mạng ngoạn mục về giới tính và mầu da trong việc ra tranh chức Tổng Thống Mỹ. Trong lịch sử nước Mỹ chưa hề có một bà Tổng Thống hay một ông Tổng Thống gốc da đen. Bánh xe Cách Mạng Dân Chủ đã quay, chỉ chưa biết nó sẽ quay đến độ nào. Theo thống kê năm 2005, dân Mỹ có 296 triệu rưỡi người, trong số này có 12.3% là người da đen hay gốc Phi châu. Còn về giới tính, phụ nữ và đàn ông Mỹ tính chung gần bằng nhau. Bánh xe Cách mạng của đảng Dân Chủ sẽ quay lộn tùng phèo để chọn Obama hay quay lưng chừng để chọn Hillary" Hãy chờ xem.
Đảng Cộng Hòa chọn McCain làm ứng cử viên Tổng Thống và chính Tổng Thống Bush cũng đã ủng hộ ông này. McCain là người chủ trương tăng thêm quân Mỹ ở Iraq để đánh đến chiến thắng hoàn toàn. Các poll thăm dò cho biết TT Bush chỉ còn được khoảng 1/3 dân chúng tán thành, nên đảng Cộng Hòa gặp khó khăn trong cuộc tranh cử Quốc hội năm nay. Mới đây báo chí Mỹ loan tin một cố vấn của Thượng nghị sĩ McCain đã làm cho hãng Boeing mất việc đấu thầu chế tạo phi cơ bồn xăng cho Không quân Mỹ, để Công ty Airbus của Âu châu trúng cuộc đầu thầu khổng lồ này trị giá 35 tỷ đô-la. Một số Công ty Tổ hợp Mỹ và cả người của đảng Cộng Hòa đã chỉ trích McCain. Như vậy đảng Dân Chủ dù chọn Obama hay Hillary cũng dễ dàng chiếm được Bạch Cung.
Trong tình hình hiện nay, tôi thiết nghĩ yếu tố quan trọng nhất để người dân Mỹ lựa chọn Tổng Thống của họ là chính sách đối ngoại, vì trong 8 năm qua niềm đau của họ xuất phát từ lãnh vực này. Chính sách chỉ là nguyên tắc ai nói lên cũng hùng hồn oai dũng, nhưng phải có chiến lược chiến thuật mới thi hành được chính sách. Nếu chiến lược chiến thuật dở, chính sách nghe rổn rảng đến đâu cũng là đồ bỏ.
"Thay đổi...thay đổi", những tiếng đó đã vang lên như một khẩu hiệu thần kỳ trong cuộc tranh cử ở Mỹ năm nay. Người dân Mỹ muốn có sự thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào" Khi bất mãn hay thất vọng về một tình trạng nào đó, dân chúng một nước muốn có thay đổi, đó là lẽ tự nhiên. Trong lịch sử không thiếu gì những biến cố tạo ra những sự thay đổi như vậy. Vào cuối Thế kỷ 19, nước Pháp đã có một sự thay đổi ngoạn mục, khi người dân đứng lên lật đổ chế độ vua chúa phong kiến để tạo ra chế độ Cộng Hòa do người dân làm chủ, nên còn gọi là Dân Chủ. Từ ngữ Cách Mạng ra đời từ đó. Đến Thế kỷ 20, những người Cộng sản ở Nga sau khi lật đổ chế độ Nga Hoàng đã gọi đây là Cách Mạng đổi đời, nghĩa là đảo lộn tất cả, kể cả đời sống của dân chúng.
Nhưng sau Thế chiến II, những người Cộng sản trên thế giới lợi dụng chữ Cách Mạng để lật đổ các chế độ thực dân độc quyền cai trị ở các nước nhỏ yếu. Họ lợi dụng vì trên thực tế sau khi chế độ thực dân tan rã, họ đã thay thế bằng một chế độ chuyên chính vô sản, nghĩa là độc tài Cộng sản. Việc hình thành chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam là một thí dụ điển hình. Thập niên 80, Cộng sản Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế nên họ đưa ra chủ trương "đổi mới". Từ ngữ này cũng che đậy một sự lừa bịp. Đổi mới hàm ý cái cũ hết nay đổi thành cái mới, chớ không thay đổi hẳn. Đây chỉ là thay đổi người, không thay đổi cấu trúc chế độ vì bản Hiến pháp cũ vẫn còn đó và theo Hiến pháp này, đảng CS vẫn độc quyền cai trị, không đối lập.
Hãy trở lại chữ "thay đổi" trong cuộc tranh cử Mỹ năm 2008. Mỹ là một nước dân chủ hàng đầu trên Thế giới và Hiến pháp Mỹ năm 1788 cho đến nay vẫn được coi là một văn kiện gương mẫu tạo ra sự phát triển về mọi mặt, đưa nước Mỹ lên hàng siêu cường đệ nhất. Không ai nghĩ người dân Mỹ muốn thay đổi Hiến pháp của họ. Dĩ nhiên mọi cấu trúc chính trị không thể tồn tại mãi mãi, nó sẽ thay đổi vào một thời điểm nào đó trong tương lai để theo kịp với đà tiến bộ của văn minh nhân loại. Nhưng tôi nghĩ tương lai đó còn khá xa đối với nước Mỹ. Bởi vậy người dân Mỹ đang đòi hỏi một sự thay đổi nhân sự. Họ đã thất vọng với 8 năm lãnh đạo của Tổng Thống George W. Bush trên mọi lãnh vực từ đối ngoại đến đối nội. Họ lo ngại vì tình trạng kinh tế hiện nay có dấu hiệu suy thoái, phát triển trì trệ trong khi vật giá lên cao, dấu hiệu của lạm phát, nên gọi chung là "trệ lạm". Nguyên nhân có nhiều, chẳng hạn giá xăng nhớt lên cao, vật giá gia tăng, cơ chế mượn tiền để mua nhà bị khủng hoảng, giá nhà xụt, giới trung lưu gặp khó khăn, thất nghiệp không giảm bớt được bao nhiêu, thâm thủng ngân sách quốc gia nặng nhất là do chiến tranh Iraq.
Hiển nhiên dân Mỹ muốn thay đổi người lãnh đạo. Nhưng nhiệm kỳ của ông Bush vào cuối năm sẽ hết và tháng 11 này dân chúng Mỹ đi bầu Tổng Thống mới. Cuộc vận động tranh cử đã sôi nổi ngay từ đầu năm. Hiện nay chỉ là những cuộc bầu sơ bộ (primaries) của hai chính đảng Cộng Hòa và Dân Chủ mỗi đảng họp lần lượt ở các tiểu bang khác nhau để chọn ứng cử viên ra tranh cử Tổng Thống trên toàn quốc vào cuối năm. Các cuộc họp này nhằm mục đích thâu thập phiếu cử tri đoàn của mỗi đảng ở mỗi tiểu bang. Ứng cử viên đảng Cộng Hòa cần phải hội đủ 1,191 phiếu mới được ra tranh cử. Ứng cử viên đảng Dân Chủ cần phải có 2,025 phiếu mới được ra tranh cử.
Cho đến tuần này, đảng Cộng Hòa thuộc khuynh hướng bảo thủ hầu như chắc chắn sẽ chọn Thượng nghị sĩ John McCain làm ứng cử viên Tổng Thống, vì cho đến nay McCain đã thu được được đại đa số phiếu cử tri đoàn, bỏ xa đối thủ của ông là Mike Huckabee. Về phía đảng Dân Chủ thuộc khuynh hướng tự do phóng khoáng, tình hình trong đảng gay go hơn về việc lựa chọn ứng cử viên. Thượng nghị sĩ Barack Obama cho đến nay được 1,598 phiếu, còn Thượng nghị sĩ Hillary Clinton được 1,487 phiếu, nghĩa là suýt soát nhau. Có thể phải chờ đến đại hội ngày 3 tháng 6 mới biết chắc ai sẽ là ứng cử viên Tổng Thống.
Nhưng ngay lúc này đảng Dân Chủ với tư tưởng cấp tiến đã bắt đầu làm một cuộc cách mạng ngoạn mục về giới tính và mầu da trong việc ra tranh chức Tổng Thống Mỹ. Trong lịch sử nước Mỹ chưa hề có một bà Tổng Thống hay một ông Tổng Thống gốc da đen. Bánh xe Cách Mạng Dân Chủ đã quay, chỉ chưa biết nó sẽ quay đến độ nào. Theo thống kê năm 2005, dân Mỹ có 296 triệu rưỡi người, trong số này có 12.3% là người da đen hay gốc Phi châu. Còn về giới tính, phụ nữ và đàn ông Mỹ tính chung gần bằng nhau. Bánh xe Cách mạng của đảng Dân Chủ sẽ quay lộn tùng phèo để chọn Obama hay quay lưng chừng để chọn Hillary" Hãy chờ xem.
Đảng Cộng Hòa chọn McCain làm ứng cử viên Tổng Thống và chính Tổng Thống Bush cũng đã ủng hộ ông này. McCain là người chủ trương tăng thêm quân Mỹ ở Iraq để đánh đến chiến thắng hoàn toàn. Các poll thăm dò cho biết TT Bush chỉ còn được khoảng 1/3 dân chúng tán thành, nên đảng Cộng Hòa gặp khó khăn trong cuộc tranh cử Quốc hội năm nay. Mới đây báo chí Mỹ loan tin một cố vấn của Thượng nghị sĩ McCain đã làm cho hãng Boeing mất việc đấu thầu chế tạo phi cơ bồn xăng cho Không quân Mỹ, để Công ty Airbus của Âu châu trúng cuộc đầu thầu khổng lồ này trị giá 35 tỷ đô-la. Một số Công ty Tổ hợp Mỹ và cả người của đảng Cộng Hòa đã chỉ trích McCain. Như vậy đảng Dân Chủ dù chọn Obama hay Hillary cũng dễ dàng chiếm được Bạch Cung.
Trong tình hình hiện nay, tôi thiết nghĩ yếu tố quan trọng nhất để người dân Mỹ lựa chọn Tổng Thống của họ là chính sách đối ngoại, vì trong 8 năm qua niềm đau của họ xuất phát từ lãnh vực này. Chính sách chỉ là nguyên tắc ai nói lên cũng hùng hồn oai dũng, nhưng phải có chiến lược chiến thuật mới thi hành được chính sách. Nếu chiến lược chiến thuật dở, chính sách nghe rổn rảng đến đâu cũng là đồ bỏ.
Gửi ý kiến của bạn