Đức tin trong đạo Phật là đức tin nơi giác tính sẵn có nơi chính mình. Giác tính là khả năng giác ngộ. Ngay khi Đức Bổn Sư Thích Ca thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài đã thốt lên: "Tất cả mọi chúng sanh đều có đầy đủ tính giác ngộ và từ bi ở ngay trong tâm, vậy mà không thấy, cứ để mình lặn ngụp trong sinh tử luân hồi!" Chính lời nói này đã khai mở cho chúng ta thấy đối tượng đích thực của niềm tin trong Đạo Phật.
Chính cội nguồn của giác ngộ là giác tính có sẵn trong từng mỗi chúng ta. Và Đức Phật là người đã khai mở giác tính ấy nơi người một cách viên mãn. Là đệ tử của Phật, học hỏi và hành tập theo phương pháp Phật dạy, chính là chúng ta đang khai mở giác tính nơi chính bản thân mình. Do đó, đối tượng của đức tin trong Đạo Phật phải là một cái gì có thật, một cái gì ta có thể tiếp xúc và kiểm chứng được. Đức Phật không muốn ta tin vào một đấng thần linh hay một nguyên lý siêu hình trừu tượng nào cả. Con người sống không có niềm tin tức là sẽ sống một cuộc sống vô trách nhiệm, sống với một nếp sống bừa bãi và chính đó là một nguyên nhân đưa con người tự tàn phá lấy cơ thể của mình, của tâm hồn mình, của gia đình mình, và của cả xã hội mình.
Giáo Pháp của Đức Thế tôn dạy cho chúng ta có thể thực nghiệm một cách thiết thực ngay bây giờ và chính trong cuộc sống hiện tại và ở đây, có tác dụng hướng thượng, không có gì thần bí mơ hồ. Những điều Đức Phật dạy có tính cách thiết thực, khoa học, có thể tiếp xúc trắc nghiệm. Niềm tin phát khởi từ nơi tâm của chúng ta và chính giáo pháp của Đức Thế Tôn chỉ giúp cho chúng ta phát hiện niềm tin ấy. Và một khi niềm tin được phát hiện, thì ta sẽ có trong ta một nguồn năng lượng mới tuyệt vời, giúp ta sẽ có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc ngay trong hiện tại, chúng ta sẽ biết làm thế nào để bảo vệ thân thể của chúng ta, của tâm hồn chúng ta, của gia đình chúng ta, của xã hội chúng ta, và như vậy đời sống của chúng ta bắt đầu có một ý nghĩa.
Đức tin là nguồn năng lượng tối thiết cho chúng ta trên con đường học hỏi, hành trí , tu tập để chuyển hóa thân tâm và kể cả trên bước đường hành đạo phụng sự chúng sinh chính niềm tin nơi giác tính sẵn có nơi chíng chúng ta là xác định khả năng giác ngộ và giải thoát ở nơi tự bản thân thúng ta. Đó là cái đẹp nhất, lành thiện nhất, chân thật nhất, là con đường duy nhất đưa tới hạnh phúc và giải thoát cho mình và cho tất cả mọi người trong xã hội. Chúng ta đã là người Phật tử, nghĩa là người thực nghiệm những lời dạy của Đức Thế Tôn trong cuộc sống và có thể nói Đạo Phật là một cách sống, bởi vì, sống là một nghệ thuật, học hỏi, tu tập hành trì giáo pháp Phật dạy vào cuộc sống là một nghệ thuật. Đó là sự chuyển hóa tạo ra hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Trong sự thực tập nghệ thuật tạo dựng hạnh phúc, đương nhiên ta phải có một niềm tin và một cái gì cao đẹp, phù hợp với sự thật, thánh thiện, làm nền tảng cho hạnh phúc thật sự và lâu dài. Niềm tin mà ta có thể sờ mó, tiếp xúc, thể nghiệm ngay trong cuộc sống hiện tại bây giờ và ở nơi đây. Thí dụ: khi ta bắt đầu tập thở có ý thức, tức là ngay giây phút ấy ta đã tiếp xúc với chánh niệm và chính chánh niệm đưa ta ta tới cái nhìn, cái thấy sáng tỏ ra. Cái nhìn thấy sáng tỏ ra ấy chính là sự giác ngộ mà căn nguyên của sự giác ngộ là giác tính sẵn có trong ta vậy. Và như vậy, chánh niệm và Tuệ giác là những gì có thực và tiếp xúc được.
Do đó đối tượng của đức tin là ngũ giới, vì chính giới là hoa trái của sự thực tập nếp sống chánh niệm tức là hành trí giới pháp một cách miên mật, cũng là biểu lộ niềm kính tin nơi ba ngôi báo PHẬT, PHÁP và TĂNG. Và chính khi ta hành trì năm giới tức là thực tập nghệ thuật sống để đem lại hạnh phúc và an lạc cho chính ta và cho mọi người. Giới bảo hộ cho thân và tâm ta không sa lạc vào hầm hố của tà kiến và là hạnh chính. Vì vậy Giới là đối tượng của Niềm Tin của người Phật tử chúng ta. Từ niềm tin hành trì giới pháp đưa lại sự siêng năng cần mẫn hăng hái giúp ta có nếp sống chánh niệm để đi đến sư chuyên tam chú ý và phát hiện ra cái thấy Tuệ giác và chính Tuệ giác lại làm cho niềm tin mỗi ngày một lớn mạnh vững chắc hơn, nghĩa là TÍN- TẤN-NIÊM -ĐỊNH- TUỆ là năm nguồn năng lượng bắt buộc phải có trong ta, nếu ta muốn đạt được thành công trên con đườn tu học, thực tập, chuyển hóa để có được an lạc và hạnh phúc chân thực- Nếp sống chánh niệm đem lại cho ta chế ngự được sự tham ưu ở đời, là nền tảng của hạnh phúc- Hạnh phúc của từng cá nhân là nền tảng để tạo dựng hoà bình thế giới- mà muốn mang lại hòa bình cho mọi người thì ngay trong bản thân mỗi chúng ta phải có an lạc. Thực tập nếp sống chánh niệm là thực tập dừng lại để ý thức về những điều ta đang nghĩ và đang làm. Chính vì thế, năm giới đối với người Phật tử chúng ta rất cần thiết và vô cùng quan trọng trên con đường tu tập và chuyển hóa, nên chúng ta luôn ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, luôn ý thức được những khổ đau do sự lường gạt, trộm cướp, bất công xã hội gây ra, luôn ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, luôn ý thức được những do lời nói thiếu thiếu ngây thật, thêu dệt, hiểm ác gây ra, luôn ý thức được những khổ đau do sự xử dụng rượu chè , ma túy gây ra. Một khi đã ý thức được những nguyên nhân gây ra khổ đau, phiền não tức là người Phat Tử đã trở về với nếp sống chánh niệm, mà đã trở về được với nếp sống chánh niệm tức là đã trở về với chơn tâm Phật tánh sẵn có trong mỗi con người chúng ta và chính giây phút đó là phút giây chúng ta thật sự sống trong an bình và hạnh phúc vậy.
Đối tượng của đức tin chính là tin nơi khả năng giác ngộ và giải thoát tự nơi bản thân của nỗi chúng ta. Đức thế tôn từng dạy: "Ta là Phật đã thành, chúng con là Phật sẽ thành." Qua lời dạy ấy ta đã biết mình là ai và phải làm gì trong cuộc sống hiện hữu. Sự sống luôn sinh động và mầu nhiệm trong từng phút giây và con người chân thật luôn có mặt Từ bi, trí tuệ, giải thoát luôn có mặt trong mỗi con người chúng ta, nhưng vì bi đám mây mù của vô minh khổ đau, phiền não trói buoột, vọng tưởng che khuất, những ý niệm thiệt hơn, xấu tốt, những cảm xúc buồn vui, thương ghét, giận hờn..v..v. như những bóng tối phủ vây, chỉ cần ánh sáng chánh niệm được thắp lên, thì tất cả được hòa tan trong chân trời trí tuệ. Bát Nhã, một khi Trí Tuệ có mặt thì vọng tưởng lắng xuống và tâm thể thênh thang hiển lộ.