Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen (06/11/2007)

11/06/200700:00:00(Xem: 1735)

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc Châu, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

Vì chưa hiểu đủ sự tàn ác, thâm hiểm của Cộng Sản, tôi cứ nghĩ rằng, dù chúng có bắt được tôi, nhưng tôi đã làm gì đâu, toàn lang thang đi chơi. Hơn nữa, nếu tôi nói là chán chường cuộc sống, vì bị cái thế phải đi, lại nhớ Hà Nội, nên khi ra tới nơi, chỉ đi chơi chứ không hoạt động gì cả… chắc chúng cũng phải tin thôi. Vả lại, người của chúng đã hàng ngày thường xuyên theo dõi, thấy thực tế là như vậy, thì cùng lắm chúng giam giữ 2, 3 năm rồi cũng tha!...
Thêm nữa, tính hãy còn ngại khó, ngại khổ. Trốn như kế hoạch trên, có thể thoát, có thể bị bắt ở biên giới Lào-Việt, hoặc ở Lào… Điều chắc chắn là rất gian khổ, chui rúc bờ bụi, đói khát… Chính vì những ý nghĩ sai lầm đó, nên đã tính trong đầu rồi, tôi lại không thực hiện. Đó là điều đã làm cho tôi ân hận giầy vò, cấu xé lòng tôi cho tới bây giờ. Nếu lúc đó, hiểu đủ về Cộng Sản, dù vào tới rừng rú đói khát mà chết, tôi vẫn cương quyết xuống xe lúc ấy, để thực hiện kế hoạch.
Đây là một lời nói rất trung thực. Tôi sẽ minh chứng bằng thực tế sau này.
Xe vào tới thị xã Vinh, trời đã 5 giờ chiều. Tôi xuống xe, vào hiệu cơm quốc doanh đánh một bữa. Thị xã Vinh rất ít xe, vì thế, 3 chiếc xe theo tôi càng phải lộ mặt ra nhiều lần cho tôi thấy. Như vậy, lực lượng của phản gián Hà Nội vào đây tất cả 14 mạng, với 3 chiếc xe: 2 Commanca và một chiếc Citroen 15 mã lực đã cũ.
Đang rẽ vào con đường đến nhà trọ, tôi thoáng thấy anh Trí và một chị bế đứa nhỏ, tôi đoán là vợ con anh. Tôi vờ làm mặt xa lạ và định rẽ sang một phố khác. Nhưng, không kịp nữa rồi, anh đã trông thấy tôi. Anh chạy theo đập vào vai tôi:
- Hùng đấy à! Đi Hà Nội đã về đấy ư. Đi đâu bây giờ đấy"
Anh cứ rối rít vồn vã, trong khi lòng tôi bấn lên, không biết xử trí làm sao. Tôi rất lúng túng, tôi hiểu là vì chuyện này, anh Trí sẽ gặp nguy hiểm về sau. Nhưng trong hoàn cảnh đó, tôi đành để rồi tùy cơ thích nghi cho anh sau này. Nghĩ vậy, tôi cười và nói to (để cho tụi phản gián cũng nghe thấy), trong khi chị bế con cũng đã đến gần. Trí giới thiệu: “Đây là vợ tôi”, rồi Trí tiếp:
- Hôm đó, khi về đến nhà, tôi cũng đã nói chuyện với bố mẹ và vợ tôi về Hùng. Bây giờ về nhà tôi ngủ nhé! Tôi sẽ giới thiệu Hùng với bố mẹ tôi. Ông bà cũng muốn gặp Hùng!
Tôi cưới lớn:
- Thế hai anh chị định đi đâu đây"
Trí giơ cái túi có hai quả bí ngô và cái lốp xe đạp đang đeo ở vai, nói:
- Đi mua mấy thứ này đây! Tiện thể vợ tôi cũng đi chơi.
Trí hỏi tôi ăn uống gì chưa, tôi chỉ vào quán cơm trả lời:
- Mình vừa đánh căng bụng ra đây!
Trên đường về nhà Trí, tôi ghé mua mấy gió lạc và túi kẹo cho con Trí.
Sau khi sang qua phà Bến Thủy, đến một ngôi nhà nhỏ ở bên đường Quốc lộ. Lần trước trong chuyến xe từ Hà Tĩnh ra, tôi đã thấy Trí ngồi trong ấy. Trí mở chiếc khóa nhỏ, kéo tấm liếp vuông che cửa, mời tôi vào. Trong nhà đã mờ tối, Trí tìm đèn đốt lên. Ngọn đèn đầy bụi đất, thật tù mù. Tôi thấy cảnh nhà Trí thật nghèo nàn, túng quẫn: Một chiếc phản gỗ thứt thẹo, hai, ba sợi xích xe đạp cũ rích. Một cái khung xe gẫy, vài cái bàn đạp vất lỏng chỏng. Một cái tủ nhỏ tí, đen đũi, cóc gặm; chắc là đựng dụng cụ sửa xe đạp của anh.
Anh lấy chổi quét cái phản rác rưởi, rồi vào buồng lấy ra một manh chiếu đã rách ở giữa, trải lên:
- Đêm nay, anh em mình sẽ nằm đây, hút thuốc lá, nói chuyện.
Thấy nhà thấp lè tè và tối mù, tôi kéo tay Trí:
- Còn sáng, mình ra ngoài nói chuyện đi, tí nữa hãy vào.
Chị Trí khi nãy đã chào tôi để vào nhà bố mẹ, Trí dặn với theo:
- Mình về, chốc nữa anh không vào nữa đâu!
Trí quay lại hỏi tôi:
- Trong đó là nhà bố mẹ và vợ mình ở. Đêm nào, tôi cũng phải ngủ ngoài này. Cách đây hơn một tháng, mình bị nó cậy cửa, vào lấy hết các đồ chữa xe đạp.
Tôi băn khoăn hỏi:
- Mất nhiều không"
- Gần một trăm đồng.
Tôi nhìn Trí ái ngại, nhà đã nghèo, lại còn bị mất trộm. Tôi đưa giấy thông hành cho Trí trình công an để tôi ngủ lại đêm. Trí gạt tay tôi ra, bảo:
- Chả cần, ông phó chủ tịch xã ở cạnh nhà mình trong ấy, mình rất quen, không sao đâu!
Tôi không muốn gây phiền cho Trí sau này, nên gằn giọng:
- Trí cứ nghe tôi, đi trình giấy cho tôi.
Trí đồng ý và cầm giấy đi vào xóm. Tôi trở vào trong nhà. Trời đã tối, đường không có đèn điện, nên cảnh vật bên ngoài tối mò. Tôi hiểu là sẽ có nhiều người nhòm ngó, canh gác tôi đêm nay. Nhưng tôi cũng chẳng cần để ý làm gì, tôi có định làm gì đâu. Điều làm tôi suy nghĩ băn khoăn nhiều là Trí. Bây giờ đã trót thế này, chỉ còn một cách là sau này nếu tôi bị bắt, tôi phải khai báo tỉ mỉ thực tế gặp Trí thế nào, từ Kỳ Anh ra. Mặt khác, ngày mai, tôi cứ phải vào thăm bố mẹ Trí thì phản gián Hà Nội mới không nghi Trí. Một lúc sau, Trí trở về:
- Ngày mai, Hùng sẽ vào nhà bố mẹ, mình sẽ giới thiệu, bây giờ tối rồi.
Nhà rất nhiều muỗi. Trí đem cái màn mầu đen sì, rách mướp ra mắc. Hai người chui vào màn nằm hút thuốc nói chuyện. Chừng một lúc, buồn ngủ quá, tôi ngủ luôn.
Đêm đó, có lúc giật mình tỉnh giấc, tôi nghe tiếng xe cộ quần đi, quần lại nhiều lần, đèn pha loang loáng. Trí cũng lấy làm lạ:
- Không hiểu sao đêm nay, xe cộ đi lại nhiều thế!
Tôi lên tiếng:
- Mọi khi có như vậy không"
Trí trả lời, giọng ngái ngủ:
- Ban đêm, ở đây thường không có xe chạy nhiều thế.
Tôi suy đoán: Có thể phản gián Hà Nội cho rằng đêm nay, thuyền hoặc tầu sẽ đến đón tôi (ở đây cũng gần cửa biển), cho nên, để phòng hờ những bất ngờ, họ phải báo cáo cho cả Hải Quân và du kích địa phương ở khu Bến Thủy. Mặc họ, tôi không có ý định gì ở đây cả. Ngày mai, tôi sẽ trở về Hà Nội.
Sáng hôm sau, Trí dẫn tôi vào nhà bố mẹ. Chúng tôi len lỏi qua những đường mòn trong xóm vào tới nhà. Một căn nhà 3 gian trống tuếch toác, chỉ có một gian được che bằng những tấm liếp để làm căn buồng, mái tranh lòa xòa, chỗ dài, chỗ ngắn xác xơ.


Tôi thấy bố mẹ Trí đã già khoảng 50 tuổi rồi. Ông cụ đang ngồi vá lưới ở sân. Bà cụ trông rất hiền hậu, vẻ quê mùa, đang quét sân. Qua một số câu chuyện, tôi được biết, hai ông bà khi còn ở Thái Lan sống rất dư giả, tuy cũng làm nghề đánh cá, nhưng có chiếc thuyền to chạy máy. Nghe Cộng Sản tuyên truyền nước nhà độc lập, nhân dân hạnh phúc ấm no… ông bà bùi tai, hồi hương. Ông bà đã được xem những cuốn phim chiếu cảnh sinh hoạt của người dân ở quê nhà, chỗ nào cũng thấy nụ cười và tiếng hát. Hơn nữa trước đây, khi các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước, lúc bấy giờ còn hoạt động bí mật ở Thái Lan, chính ông bà cũng đã đóng góp nhiều tiền giúp đỡ. Người dân Việt xa quê hương lâu ngày, ai chả nặng lòng với nơi chôn nhau, cắt rốn. Vả lại, rất nhiều người đã bán nhà, đồ đạc về nước rồi viết thư sang đều nói tốt đẹp, cho nên cứ người này theo người kia về với Tổ Quốc thân yêu!
Ông bà bán nhà và các thứ, cộng với số tiền đã dành dụm được hơn chục lạng vàng. Khi về tới Hải Phòng, cờ quạt trống chiêng, tưng bừng đón rước. Hơn 400 kiều bào trên chuyến tầu đó được mời đến một khu nhà đón tiếp căng đầy biểu ngữ “Hoan hô những người con yêu, đã trở về với đất mẹ”. Sau đó, gọi là để học tập đường lối chính sách của nhà nước xã hội chủ nghĩa, ngõ hầu hội nhập ngay với cuộc sống mới, khỏi bỡ ngỡ buổi ban đầu.
Trong việc học tập, có cả việc phải khai báo đăng ký số vàng và tiền mang theo. Đang hồ hởi yêu nước, yêu quê hương về với cách mạng, ai ai cũng nhiệt tình đăng ký với sự hân hoan chân thành. Đăng ký, đều có giấy tờ biên nhận từng loại rõ ràng. Của cải đó nhà nước sẽ giữ cho. Khi về tới địa phương muốn làm ăn khuếch trương công việc gì, đồng bào sẽ lấy dần ra. Đó cũng chỉ là một hình thức bảo đảm an toàn, khi đồng bào mới về chưa ổn định. Cộng sản nói như vậy!
Về tới Vinh, Nghệ An, lúc đầu ông bà thăm họ hàng làng nước, đó đây, cho chác người nọ người kia: Hả hê , hồ hởi, phấn khởi, nên cứ phải lấy dần tiền. Giá vàng tính theo giá chính thức của nhà nước thì chả được bao nhiêu. Khi còn chừng một nửa, nhà nước đòi phải có lý do chính đáng mới cho lấy ra. Ông bà chỉ lấy được một lạng nữa, mua cái nhà tranh, sắm chiếc thuyền con đánh cá… Là vừa cạn.
Hiện nay, ông bà và hai vợ chồng Trí rất vất vả, chật vật kiếm sống hàng ngày. Bữa cơm, bữa cháo, cơm thường phải ăn độn. Ông bà cứ lắc đầu thiểu não than van cho cái ngu dại của mình. Cả hai ông bà cứ vật nài mời tôi ăn bữa cơm sáng hôm ấy. Tôi tỏ ý phải về Vĩnh Linh, vì đi chữa bệnh đã lâu ngày, ở nhà bố mẹ mong. Thực lòng vì thấy ông bà và Trí quá nghèo khổ, tôi không muốn ăn uống làm gì sợ tốn phí cho ông bà. Nhưng sau, tôi không thể từ chối được. Trí đã phải chạy xóm này, xóm kia mà bữa cơm cũng chỉ có một quả trứng vịt tráng, 3, 4 con cá diếc bé síu và bát rau muống luộc chấm mắm cáy.
Tôi rất xúc động biết ơn ông bà, nghèo mà đầy tình nghĩa. Trí muốn đưa tôi ra bến xe, tôi giúi vào tay Trí 20 đồng, nói:
- Tôi về Hà Nội, bà cô cho 50 đồng, tôi chẳng tiêu gì, vậy biếu Trí chút ít mua qua cho cháu.
Trí nhất định không nhận, tôi phải nằn nì hết sức:
- Vậy tôi gửi Trí giữ cho tôi, kẻo về tôi tiêu hết. Tháng sau tôi sẽ lại ra…
Mãi Trí mới nhận giữ hộ tôi. Trên đường về Hà Nội, đầu óc tôi thật căng thẳng rối mù. Tôi cứ lo Trí bị liên quan. Tôi có định đến nhà Trí đâu! Làm sao đây! Do sự áy náy bứt rứt về Trí, cộng với cảnh nằm trên nước sôi lửa bỏng. Không chạy đâu được nữa, đầu óc tôi càng thêm rã rời u uẩn. Về tới Hà Nội, trời đã gần tối. Tôi lại về nhà trọ Hàng Buôm. Rất buồn, lo và mệt, vì thế, sau khi ăn uống qua loa, tôi về đi nằm luôn. Đi nằm mà đâu có ngủ được. Bao nhiêu suy nghĩ vơi đầy. Biết thân mình sắp lao xuống vực thẳm của cuộc đời, mà không còn biết cách nào kìm hãm lại được, đành đứng nhìn. Phó mặc, để nó lăn dần vào chỗ chết, bằng con mắt tuyệt vọng não nề. Ưu sầu tràn ắp, tôi đi dần vào giấc ngủ chập chờn năm canh.

Hai mươi ba: Phó Mặc...

Sáng hôm sau, khi tôi bừng mắt dậy, mặt trời đã mọc. Những tia nắng bình minh rực rỡ xuyên qua cửa sổ nhà trọ như truyền sinh lực vào cho tôi.
Phải rồi, người trai, tấm thân nam nhi đâu được nằm đây mà sầu héo lo âu, phiền muộn. Sự âu sầu này, có giải quyết được những khó khăn sinh tử trước mắt không" Chắc chắn là không! Tôi bật dậy, tắm rửa, đi ăn sáng, rồi đi ra bờ hồ, bên đường Lý Thái Tổ, phía bên kia nhà Thủy Tạ.
Tôi đi xuôi mãi xuống đến những ki ốt giải khát. Tôi mua một chai bia Trúc Bạch, loại này khá hơn bia Hà Nội, tuy vẫn nhạt phèo so với bia 33 của Sài Gòn.
Tìm một bàn sát mé hồ, một ly bia, một bao thuốc lá, tôi ngồi đăm chiêu nhìn ra hồ, chẳng cần để ý đến những cái “đuôi”. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ từ giữa hồ thổi tới, đưa theo cái dìu dịu của ban mai mùa Hè, làm tinh thần tôi sảng khoái. Tôi ngồi cân nhắc, suy lý, tính toán.
Sớm hay muộn Hà Nội sẽ bắt, vậy khai báo như thế nào" Tôi nhìn lại toàn bộ sự việc, cái gì có thể che giấu, cái gì không thể che giấu. Điều gì phản gián Hà Nội đã biết và sẽ phải biết về tôi. Dù sau này, chúng có người nằm trong Cục tình báo Sài Gòn. Cứ loại điều này, bổ sung điều kia, dần dần tôi hình thành một nội dung như sau:
Tôi dẹp ngay “vỏ bọc 2 và 3”. Hai vỏ bọc này thật ấu trĩ, Cộng Sản không thể tin được. Nếu khai ra bằng đường biển và ngày thuyền sẽ ra đón tại điểm đổ bộ, Cộng Sản sẽ bắt tôi đến điểm hẹn, đánh tín hiệu để hải thuyền vào đón. Sẽ làm cho bao nhiêu chiến hữu khác bị rơi vào bàn tay đầy máu của kẻ thù, sẽ bao nhiêu gia đình nữa khổ đau mất cha, mất chồng, mất anh em. Thà chết, dứt khoát không thể làm thế được! Vậy, nếu bị bắt, tôi sẽ khai là đi đường bộ, do đó chỉ cần moi óc tìm ra những hình ảnh liên quan. Cũng may, tôi đã ra bờ sông Bến Hải, lại có nghiên cứu kỹ Quốc Lộ 1 từ Vĩnh Linh tới Hà Nội. Vậy, dựa vào đó khai. Để phòng hờ những di chứng sau này, tôi về nhà trọ, tôi phải tháo cả chiếc túi con giấu tài liệu tôi đã khâu bên trong quần đùi.
Dùng “vỏ bọc 4” là duy nhất. Theo dõi sư đoàn 308 phòng thủ thủ đô Hà Nội, do tướng Vương Thừa Vũ là Sư Trưởng. Do thi cử nhiều lần không đậu, lại chán chường xã hội miền Nam, vì thế, khi có người giới thiệu, tôi cứ đi. Dù trong lòng rất sợ, vì muốn có chút tiền để giúp đỡ cha mẹ già yếu, nên liều. Nghĩa là ở cái thế bắt buộc phải đi. Do đấy, khi tới Hà Nội, tôi chẳng làm gì cho chính quyền miền Nam. Nhớ cảnh cũ thời thơ ấu, nên chỉ đi loanh quanh khắp Hà Nội chơi. Tôi sẽ kể hết sự thực: ra tới Kỳ Anh gặp Phùng Văn Trí, v.v… về tới Hà Nội làm những gì, đi những đâu… đều khai hết, chỉ bỏ những chi tiết liên quan đến tài liệu “M”, “X”, và thư cha Hoàng Quỳnh vì dứt khoát là chúng không hề biết.
Lúc đó, tôi ngây thơ tính toán là mình cứ khai rằng chả làm cái gì và giữ đúng lời khai như vậy, tù bất quá 3, 4 năm. Khi được thả ra, nếu có điều kiện sẽ trốn về Nam. Với đầu óc hãy còn ấu trĩ về Cộng Sản của một thanh niên 24 tuổi như vậy, nên tôi yên tâm hơn, và lại bắt đầu đi chơi, muốn bao giờ bắt thì bắt.
Ngay chiều hôm ấy, tôi đi xe điện lên Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, thăm con đường Cổ Ngư.
Tôi xuống xe điện chỗ đầu Quan Thánh, vào chùa Quan Thánh xem. Những viên gạch cổ lát ở sân chùa, nhiều viên đã bể vỡ, cỏ rêu ở kẽ mọc tùm lum. Toàn bộ cái sân to, chỉ còn là mầu xanh rì của rêu cỏ với từng đống lá khô mục nát. Nơi đây, hẳn khi xưa đã in bao nhiêu vết chân của nhà sư Tuệ Chiếu, bây giờ đã về nơi cát bụi.
Tôi rời chùa, rẽ ra con đường Cổ Ngư (giờ gọi là đường Thanh Niên). Ngày xưa, nơi đây là chỗ hẹn hò của trai gái Hà Thành thanh lịch, cũng như khách nhàn du. Đông nhất là vào những buổi cuối tuần, với những hàng bánh tôm, thịt bò khô nổi tiếng Hồ Tây. Giờ đây, Cổ Ngư vắng tanh, trên đường, hai bên hồ gió lộng, thỉnh thoảng đôi ba chiếc xe đạp, hoặc một chiếc xe bò chậm chạp, lê theo bước chân của một bác dân nghèo đang gò lưng phía trước.
Tôi lững thững thả bước đi mãi, tai nghe tiếng bì bõm của sóng nước hồ Trúc Bạch bên phải và Hồ Tây bên trái vỗ vào bờ. Cũng vẫn hàng phượng vĩ đỏ ối lắc lư với tiếng ve sầu rả rích. Kia là chùa Trấn Võ. Tôi lại nhớ đến bà Huyện Thanh Quan, rồi Cao Bá Quát: “Trấn Quốc hành cung cỏ dãi dầu. Chạnh lòng cố quốc nghĩ mà đau…”
Lên quá tí nữa là “Petite Đồ Sơn” với bao nhiêu kỷ niệm thơ ngây của buổi thiếu thời. Xa nữa là Nghi Tàm, Quảng Bá, với những cây ổi quen thuộc ngày nào. Bây giờ ra sao, nơi quê hương của Thị Lộ mỹ miều" Cảnh Hồ Tây thật quyến rũ hồn du khách. Chẳng hiểu những cái “đuôi” của tôi có cảm nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, trên mảnh giang sơn cẩm tú của Tổ Quốc Việt Nam này không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.