Thoát Hiểm Nhân Quyền
Trần Khải
Mọi chuyện có vẻ như rằng, hưởng lợi về tình hình nhân quyền nhất trong thời gian này hóa ra lại là nhà nước CS Việt Nam.
Như thế không có nghĩa, Việt Nam là nơi nhân quyền được tôn trọng và bảo vệ cẩn trọng, mà chỉ vì những lý do khó hiểu nào đó, các mũi dùi nhân quyền quốc tế lại chĩa trực diện vào các nơi khác.
Thí dụ, khối ASEAN họp đủ thứ diễn đàn quốc tế mở rộng, nhưng chỉ có Miến Điện bị la mắng về mặt nhân quyền; không nghe ai la mắng gì nhà nước CSVN. Rồi tới quả bom ngàn triệu tấn của Giải Nobel Hòa Bình 2010 thì lại rơi ngay Bắc Kinh... Nghĩa là Hà Nội tuyệt vời, giữa muôn trùng phi tiêu rợp trời, vẫn thoát hiểm như thường.
Vì sao thế" Phải chăng, nói theo kiểu mê tín dị đoan của dân mình, thì các lãnh đạo CSVN được “bà độ, ông cứu”" Hay phải chăng, Hà Nội có trang phục tàng hình nhân quyền, để khi kính chiếu yêu rọi tới thì vẫn không thấy gì" Nhưng tuyệt vời nhất cho Hà Nội, là khi Giải Nobel Hòa Bình được tuyên bố trao cho Lưu Hiểu Ba, một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc. Bởi vì sau khi thế giới chấn động vì ảnh hưởng của một cú đấm thép từ Bắc Âu tung xa ngàn dặm như thế, và rồi nhà nước Bắc Kinh giận dữ gầm thét phản ứng như thế, tất cả mọi chuyện xảy ra tại Việt Nam đều tự nhiên trở thành “chuyện nhỏ” thôi...
Thực sự, chỉ nhìn trong vài năm qua, thế giới sẽ thấy các chuyện đàn áp nhân quyền tại Việt Nam không ở tầm mức vang dội như tại Miến Điện và Trung Quốc.
Năm 2007, hàng trăm ngàn vị sư xuống đường ở Miến Điện để đòi cải cách kinh tế cho dân chúng đỡ khổ. Nguyên cớ lúc đầu vì giá xăng dầu bị gỡ bao cấp, làm giá xăng dầu tăng 66%, và giá khí hóa lỏng để chạy xe buýt tăng giá gấp 5 lần. Do vậy, chuyên chở tăng giá, năng lượng tăng giá, kéo theo mọi thứ cùng tăng. Các vị sư đã bị đàn áp dữ dội bằng bạo lực quân đội.
Năm 2008, nhiều ngàn dân biểu tình ở vùng đất Tây Tạng, lúc đầu nguyên khởi là để kỷ niệm Ngày Tây Tạng Nổi Dậy. Một số nơi bị hôi của, cướp, đốt phá. Quân đội TQ đã đàn áp dữ dội.
Năm 2009, nhiều ngàn dân vùng Tân Cương xuống đường, lúc đầu là biểu tình ôn hòa, nhưng hai ngày sau là hàng trăm dân Hán tộc dùng bạo lực xô xát với dân bản xứ Tân Cương.
Với những mức độ lớn như thế tại Miến Điện và Trung Quốc, quốc tế sẽ thấy rằng các chuyện ở VN đều là chuyện nhỏ, bởi vì tại VN bất kỳ cuộc tụ họp nào quá 5 người đều bị vây bắt tức khắc.
Thêm nữa, những cuộc tụ họp dân oan vài chục người rồ cũng bị xe công an nửa đêm xúc đưa về các tỉnh. Và những cuộc tuần hành thắp nến của giáo dân Hà Nội để đã được CSVN hóa giải nhẹ nhàng bằng các chiêu thức vận động Vatican, để rồi đẩy Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt vào một góc tu viện. Chưa hết, các bất ổn tại Đồng Chiêm (Hà Nội), Cồn Dầu (Đà Nẵng), Bát Nhã (Lâm Đồng... đều được chuyển sang hồ sơ tranh chấp chủ quyền đất, giải tỏa để làm dự án, nội bộ sân chùa...
Lăng ba vi bộ tuyệt vời như thế, nên thế giới vẫn cho rằng Hà Nội nhẹ tội hơn Bắc Kinh. Bởi vì những cuộc vây bắt giới bất đồng chính kiến và những người hoạt động công đoàn ngoàì luồng tại VN đều chỉ là từng đợt vài người. Nghĩa là, VN có nặng tội, thì cũng cỡ như Cuba thôi, chứ chưa tới mức “đàn áp hoành tráng” như TQ và Miến Điện. Một điểm cũng cần so sánh rằng, chính Tòa Thánh Vatican cũng đã khéo léo dịu dàng với VN và Cuba, và lấy sự thỏa hiệp này làm chính sách căn bản, cũng vì thực tế, có căng thẳng với anh em nhà Castro và ông vua nhà họ Nông thì sẽ chỉ vô ích thôi.
Cao điểm của vở tuồng hiện nay là Giảỉ Nobel Hòa Bình 2010, thì chỉ có Bắc Kinh lãnh búa. Như thế, Việt Nam sẽ đỡ lo lắng nhiều năm, vì Giảỉ này tới Châu Á, thế nào nhiều năm sau mới quay lại châu lục này.
Điều cần thấy những ngày này: chính nhiều quan chức Mỹ cũng đã khen ngợi nhân quyền VN có cải thiện. Sao lại có chuyện như thế" Nếu ngay tận gốc thủ đô Washington DC, Hà Nội được khen ngợi về nhân quyền thì kể như khó thông qua các dự luật nhân quyền VN và dự luật trừng phạt các quan chức VN vi phạm nhân quyền (mà dân biểu liên bang Cao Quang Ánh đã trình ra).
Hoặc, có thể thấy, hệt như tuần này chúng ta đã thấy dự luật DREAM Act, một dự luật nhằm ân xá sinh viên học sinh di dân lậu, thông qua Hạ Viện được, nhưng tới Thượng Viện là bị hoãn liền. Nghĩa là tối đa, dự luật nhân quyền VN chỉ qua được Hạ Viện, mà viễn ảnh này chưa chắc đã có thể xảy ra, vì thực tế Đảng Cộng Hòa đang nắm quyền kiểm soát Hạ Viện trong khi đảng này chỉ quan tâm về sức bành trướng của Trung Quốc.
Cũng cần ghi nhận rằng, mới hôm Thứ Tư 9 tháng 12 năm 2010 tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã có cuộc gặp gỡ giữa Phụ tá Ngoại trưởng là ông Michael Posner với một số đại diện các tổ chức nhân quyền và chính trị của cộng đồng Việt Nam. Nội dung bàn về các vấn đề nhân quyền và lao động tại Việt Nam và ông Posner muốn thu nhận những ý kiến để chuẩn bị cho cuộc họp với chính phủ Việt Nam tại Hà Nội vào tuần tới nhằm cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước và yêu cầu thả những tù nhân chính trị.
Chức vụ Phụ Tá Ngoại Trưởng là chức vụ cao hàng thứ 3 tại Bộ Ngoại Giao Mỹ, chỉ đứng sau Ngoại Trưởng Hillary Clinton và hai vị Thứ Trưởng Ngoạị Giao là James Steinberg và Jacob J. Lew. Chức Phụ Tá Ngoại Trưởng cũng có thể dịch là Trưởng Phòng của Bộ Ngoại Giao đặc trách về một lĩnh vực chuyên môn.
Bản tin Việt Báo hôm Thứ Sáu ghi rằng:
“Vị đại diện của bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Phó Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ Việt Nam đã đặt vấn đề với ông Michael Posner là nhà cầm quyền Việt Nam đã bỏ tù một cách không chính đáng những nhà đấu tranh dân chủ trong đó có Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ là luật sư Lê Công Định, Chủ tịch Phong trào Tập hợp Thanh niên Dân chủ là Nguyễn Tiến Trung và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vẫn còn bị giam mặc dù đã hết hạn án tù.