Hôm nay,  

Nghị Định 38/2005/nđ-cp Đối Chiếu Vào Luật Pháp Và Hiến Pháp Việt Nam

21/06/200500:00:00(Xem: 7608)
Lời giới thiệu của ban tổ chức:

Vì lý do riêng bất khả kháng, diễn giả Trần Quốc Bảo đã cử ông Nguyễn Như Tấn thay mặt tham dự cuộc hội thảo về Chủ Trương Đàn Áp Của CSVN Qua Nghị Định 38/2005/NĐ-CP (thường được gọi là Nghị định 38CP) được tổ chức vào chiều ngày 12/6/2005 này.

Ông Nguyễn Như Tấn thuộc Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Trung Ương và là Chủ tịch Hội Đồng Kiểm Vấn. Ông cũng đã từng là Quản đốc Đài Phát thanh Diễn Đàn Dân Chủ, phát thanh hàng ngày về Việt Nam, và là Chủ bút kiêm Tổng Thư Ký tòa soạn Tuần Báo Diễn Đàn Thanh Nien. Hiện nay, ông giành thì thờ nghiên cứu và viết sách về các vấn đề chính trị và xã hội Việt Nam.

Chúng tôi xin gởi đến quí vị bài diễn văn của ông Nguyễn Như Tấn về đề tài số 3 của buổi hội thảo của ông Nguyễn Như Tấn như sau. Xin quí vị tùy nghi phổ biến, nhất là chuyển về Việt Nam.


Nội dung bài diễn văn:

Nghị định 38/2005/NĐ-CP do Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải ký và ban hành ngày 18/3/05 và có hiệu lực ngày 8/4/05 về việc: "Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng” nhằm mục đích: "góp phần bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật” là một thủ thuật bảo vệ cho chế độ trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của chính trị thế giới của thế kỷ 21 như sau:

1. Đây là kỷ nguyên của “People’s Power” tức kỷ nguyên của “Lòng Dân”. Từ các quốc gia Á Châu như Indonesia, Phi Luật Tân, Thái Lan đến các nước Đông Âu như Đông Đức, Nga Sô, Balan, đến các quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết cũ như Urkraine, Georgia, v.v. chúng ta thấy hiện tưọng lạ lùng là quần chúng biểu tình chỉ tương đối đông đảo là đủ lật đổ một chế độ toàn trị từ độc đảng đến quân phiệt một cách dễ dàng.
2. Hoa Kỳ, trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng Thống George W Bush đang chủ trương “toàn cầu hóa dân chủ” (global democratisation) theo chủ trương như sau (trích trong diễn văn nhiệm chức ngày 20 tháng 1 năm 2005) “Bất cứ ai sống trong tuyệt vọng và dưới sự áp bức nên biết rằng: Hoa Kỳ không quên quý vị đang bị áp bức và chúng tôi cũng không tha thứ những ai đang áp bức quý vị. Khi nào quý vị đứng dậy vì tự do, có chúng tôi bên cạnh quý vị.”
3. Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải từ ngày 15/6/05 đến ngày 25/6/05.

Trên bình diện bề mặt (prima facie) thì rõ ràng nghị định này là một bước thụt lùi quan trọng và là một trở lực lớn trong tiến trình dân chủ hoá đất nước. Một cách tóm lược thì nghị định này nhằm mục đích huy động toàn bộ lực lượng của đảng và nhà nước (gồm Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng, Các Lực Lượng Quân Đội, các Bộ, ngành, Ủy Ban Nhân Dân Các Cấp) để thực thi một biện pháp mà đối với các nước dân chủ thật sự rất là khiêm nhượng mà chỉ cần những nhân viên cảnh sát bình thường cùng với một số nhân viên công lộ là giải quyết xong. Đó là “trật tự công cộng” (public order). Tuy nhiên khi chúng ta đọc điều 5 của nghi định (Các hành vi bị nghiêm cấm) và điều 8 (Thủ tục đăng ký tập trung người nơi công cộng) chúng ta mới thấy rõ ý đồ và mức độ toàn trị của nghị định này. Nếu toàn bộ nghị định này được nêu ra trong một diễn đàn Pháp Lý Quốc Tế như Toà Án Công Lý Quốc Tế ở The Hague chẳn hạn thì bộ mặt trơ trẽn của Hà Nội sẽ bi phanh phui.

Điều 5 có nội dung như sau:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để thực hiện hoặc lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người nhằm gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lề đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.
3. Tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 7 Nghị định này mà không được phép của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
4. Gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cản trở, chống người thi hành công vụ.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để dung túng, bao che hoặc xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.
6. Các hành vi khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cuộc sống bình thường của nhân dân hoặc trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng.”

Điều 8 có nội dung như sau:

“Điều 8. Thủ tục đăng ký tập trung đông người ở nơi công cộng
1. Trước khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng, tổ chức hoặc người tổ chức các hoạt động đó phải gửi bản đăng ký đến ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Bản đăng ký phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ tên, tuổi, địa chỉ của người đăng ký; tên, trụ sở và các thông tin khác của tổ chức đăng ký;
b) Nội dung, mục đích việc tập trung đông người;
c) Ngày, giờ diễn ra hoạt động, thời gian kết thúc;
d) Địa điểm tập trung, đường đi, sơ đồ lộ trình sẽ đi qua;
đ) Tên của các tổ chức dự kiến tham gia và họ tên, tuổi, địa chỉ của người đại diện cho tổ chức đó;
e) Số người dự kiến tham gia; cờ, ảnh, phương tiện mang theo, nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu (nếu có);
g) Cam kết thực hiện đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã đăng ký và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.
2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản đăng ký, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc đăng ký tập trung đông người.
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân đã cho phép hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc hủy bỏ việc tập trung đông người khi xét thấy các hoạt động đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc vi phạm nội dung đã cho phép.
4. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền của ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp nhận, giải quyết việc đăng ký, tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc tập trung đông người ở nơi công cộng.”

Tính vi hiến của nghị định 38CP:

Điều 69 của hiến pháp quy định rõ:

“Công dân có quyền tự do nhôn luận, tự do báo chí; có quyền đọc thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của luật pháp.”

Tuy nhiên muốn một nghị định bị tuyên bố là vi hiến thì phải có một sự phân quyền hàng ngang rõ rệt giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nhất là có một tư pháp độc lập để phán xét là một quyết định, nghị định nào đó của hành pháp có phù hợp với hiến pháp hay không. Tuy nhiên trong hoàn cảnh Việt Nam thì với điều 4 hiến pháp, Đảng CSVN là đảng phái duy nhất và là: "Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Như thế thì đảng CSVN là duy nhất và bao trùm, không có một cơ quan tư pháp nào tương tự Tối Cao Pháp Viện tại Hoa Kỳ hoặc các nước dân chủ để duyệt lại tính cách vi hiến của nghị định này cả.


Thêm vào đó, hiến pháp CSVN thường thêm vào thành ngữ “theo luật định”, như trong điều 69 của hiến pháp nêu trên. Với thành ngữ này Đảng CSVN hiểu nhầm rằng họ có quyền ra luật vô giới hạn, kể luôn cả ra những luật pháp hủy bỏ hẳn tinh thần của hiến pháp.
Chẳng hạn điều 69 khẳng định quyền tự do biểu tình của mọi công dân. Tuy nhiên điều 5 và điều 8 của nghị quyết 38 CP một mặt nghiêm cấm sự tụ họp đông người (và không định nghĩa rõ ràng bao nhiêu mới gọi là đông) mà không xin phép, một mặt thì đưa ra những quy luật khắc khe điều tra thật nhiêu khê với ý đồ hăm dọa trừng trị. Kết quả tự nhiên của 2 điều này là tước đi quyền tự do biểu tình mà hiến pháp quy định. Nếu việc này xảy ra tại Hoa Kỳ, Úc Châu hoặc một quốc gia dân chủ thì sẽ bị công dân hoặc một hữu thể pháp lý khác đưa ra Tối Cao Pháp Viện và cơ quan tư pháp này chắc chắn sẽ tuyên bố nghị định này vi hiến và vô hiệu lực. Tuy nhiên điều 4 hiến pháp của CSVN đã là lá chắn hiệu năng để đảm bảo cho CSVN rằng một sự tranh tụng như thế không thể xảy ra.


Như thế, vì sự hiện hữu của điều 4, tính cách vi hiến hiển nhiên của các quyết định cũng như chính sách của CSVN, đối với những người tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, đến bây giờ, có giá trị lý thuyết nhiều hơn thực tế. Lý do là vì lãnh đạo của hành pháp từ đảng mà ra, lãnh đạo lập pháp và lãnh đạo tư pháp cũng thế. Một sự tranh tụng về tính cách hợp hiến hoặc vi hiến trong khuôn khổ của môi trường luật pháp, hiến pháp và chính trị nội bộ Việt Nam không thể đặt ra một cách nghiêm chỉnh được.
Vấn đề còn lại chúng ta có thể làm gì tại hải ngoại"

Một khuyết điểm của các chế độ độc tài nói chung, kể luôn cả CSVN là, trong những hoàn cảnh bị áp lực, họ có khuynh hướng đưa ra những biện pháp vừa cực đoan vừa thiếu thực tế. Nghi định 38CP có những khuyết điểm này:

a. Cực đoan:
CSVN đã là một trong những quốc gia ký kết các hiệp ước quốc tế tôn trọng các quyền tự do chính trị và dân sự, và các nhân quyền trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trong bối cảnh quốc tế này, họ đã đi ngược lại một cách trắng trợn các điều khoảng ký kết.

Điều 20 (1) của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ghi rõ: “Mọi người đều có quyền tự do tụ họp và lập hội trong ôn hòa”
(Everyone has the right to freedom of peaceful assembly and association).

Điều 21 của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Chính Trị và Dân Sự của Liên Hiệp Quốc (United Nations' International Covenant on Political and Civil Rights) quy định:

“Quyền tự do tụ họp trong sự ôn hòa phải được công nhận. Không được quyền giới hạn quyền này ngoại trừ những giới hạn theo luật định và cần thiết cho một xã hội dân chủ vì an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, bảo vệ sức khỏe công cộng hoặc đạo đức hoặc bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của những người khác”
(The right of peaceful assembly shall be recognized. No restrictions may be placed on the exercise of this right other than those imposed in conformity with the law and which are necessary in a democratic society in the interests of national security or public safety, public order (order public), the protection of public health or morals or the protection of the rights and freedoms of others.)

Trong trường hợp những quốc gia chưa có 1 hệ thống luật pháp phù hợp cho việc thi hành các điều trên (như Việt Nam chẵng hạn) thì điều 2(2) ghi rõ:

“Nơi nào không có những khuông khổ luật pháp hiện hành hoặc những biện pháp khác thì quốc gia ký kết công ước hứa rằng sẽ thi hành tất cả mọi giai đoạn theo đúng thủ tục hiến pháp quy định và với những điều khoản của bản công ước hiện thời, có những biện pháp pháp lý và những biện pháp cần thiết khác để thực thi những quyền được công nhận trong công ước này”
(Where not already provided for by existing legislative or other measures, each State Party to the present Covenant undertakes to take the necessary steps. in accordance with its constitutional processes and with the provisions of the present Covenant, to adopt such legislative or other measures as may be necessary to give effect to the rights recognized in the present Covenant)

Chiếu theo tinh thần của các văn kiện mà CSVN đã long trọng ký kết trên thì việc đầu tiên họ phải thi hành là chiếu điều 147 của hiến pháp hủy bỏ điều 4 hiến pháp hiện hành với đa số 2/3 đại biểu quốc hội. Sau đó chiếu điều 69 của hiến pháp huỷ bỏ nghị định 38 CP này.

b. Thiếu thực tế:

Một chế độ toàn trị ở giai đoạn cực thịnh của sự toàn trị, không cần đưa ra nghị quyết nào cả. Họ đã nắm vững guồng máy thống trị vạn năng. Các cán bộ từ trung ương đến địa phương hoàn toàn trung kiên và sẵn sàng đàn áp không nương tay. Họ chỉ ra lệnh và sẽ không có sự kháng cự. Một khi một chính quyền độc tài cảm thấy nhu cầu đưa ra những nghị định phi lý và kỳ cục như thế, huy động toàn bộ lực lượng của quốc gia chỉ để "bảo đảm trật tự công cộng”, trong khi guồng máy toàn trị không còn tính cách tuyệt đối như trước. Thật vậy phần lớn cán bộ đã hủ hoá, không còn ai tin tưởng vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa, bây giờ chỉ còn là tư bản trá hình, cá nhân những cán bộ vinh thân phì gia, thậm chí còn chấp nhận rằng chế độ đã quá thối nát. Cần phải cải tổ dân chủ sâu rộng hầu mong cứu vãn đất nước. Vấn đề chỉ là vì thành phần tham nhũng bảo thủ quá nhiều và lan rộng mọi giai cấp đảng và nhà nước nên chậm thay đổi mà thôi. Trong hoàn cảnh đó thì nghị định 38CP chỉ là một sự kêu gào tuyệt vọng của những lãnh tụ chóp bu, bảo thủ muốn ngăn cản sự chuyển động bất khả vãn hồi của bánh xe lịch sử mà thôi.
Mặc dù khi soạn thảo nghị định 38 CP CSVN đã nghĩ đến điều 21 của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Chính Trị và Dân Sự của Liên Hiệp Quốc, khi họ trá hình ngôn nhữ của nghi quyết bằng những danh từ của điều khoảng này như “trật tự công cộng”, “thuần phong mỹ tục”. Tuy nhiên dưới con mắt chuyên nhiệp của những luật gia và quan toà quốc tế, trò hỏa mù ấu trĩ này sẽ bị phanh phui dễ dàng. Lý do giản dị là vì một nguyên tắc căn bản của luật pháp trong một chế độ dân chủ pháp trị. Đó là nguyên tắc nội dung bao giờ cũng ưu việt hơn hình thức (substance shall prevail over appearance).
Khi đưa ra một nghị định thiếu thực tế như thế, CSVN đã làm một sơ hở rất lớn để công chúng và dư luận quốc tế tập trung vào. Chính vì thế, đây là lúc cộng đồng người Việt hải ngoại phải vận dụng mọi nỗ lực để tập kích CSVN vào 2 yếu điểm then chốt của họ. Đó là điều 4 hiến pháp và nghị định 38CP. Nếu chúng ta thắng được CSN ở 2 khuyết điểm trên tại một diễn đàn quốc tế quan trọng như Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Toà Án Quốc Tế Công Lý The Hague, v.v. và xác xuất thắng của chúng ta trên công luận rất cao, vì bản chất phi lý, phi dân chủ của điều 4 và nghị định 38CP, và vì những người Việt Nam bị tước đoạt nhân quyền và dân quyền trắng trợn sẽ luôn luôn có tư cách pháp nhân (legal standing) để khởi tố, thì chúng ta sẽ dễ dàng thu ngắn con đường dân chủ hóa đất nước Việt Nam.

(Diễn văn đọc ngày 12/6/2005 tại buổi hội thảo ở hội trường báo Người Việt, Westminster, Nam California, Hoa Kỳ của ông Nguyễn Như Tấn thuộc Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.