Hỏi (Ông Lê V.T): Tôi sống với vợ tôi [không có hôn thú] từ năm 1997. Khi vợ tôi mang thai, vì bề bộn công chuyện tại Việt Nam nên tôi không thể ở lại Úc được.
Sau khi cháu ra đời vào năm 1998, vợ tôi tự đặt tên và lấy họ của bà ta đặt cho cháu. Thực ra, lúc đó tôi muốn trợ cấp tài chánh cho cháu, nhưng vì điều kiện tài chánh eo hẹp nên tôi không thể thực hiện được điều đó.
Tôi trở về Úc vào năm 2005. Đến nay tôi đã có việc làm, vợ tôi đã đề nghị là tôi phải phụ cấp cho đứa bé. Tôi đã làm theo ý muốn của bà ta tính đến nay đã được gần 2 năm.
Cách đây hơn 3 tháng tôi có đề nghị là bà ta nên đến sở hộ tịch để đổi họ cho cháu thành họ của tôi, nhưng bà ta không chịu làm theo đề nghị của tôi.
Tôi định cúp tiền trợ cấp và làm đơn khiếu nại để cháu có thể mang họ của người cha như những đứa bé khác.
Xin LS cho biết là đơn xin như thế có thể được tòa chấp nhận hay không"
Trả lời: Trong vụ C & C [2007] FMCAfam 322, “Z, sinh ngày 19.9.2004 là đứa con độc nhất của sự quan hệ giữa người cha đương đơn, GC [31]; và MC [34]. Cha mẹ bắt đầu sống chung vào năm 2001 và ly thân vào năm 2005 khi Z được 14 tháng tuổi” (Z, born on 19 September 2001 is the only child of a relationship between the applicant father [31]; and MC [34]. The parent commenced cohabitation in 2001 and separated in November 2005 when Z wa 14 months old).
“Sau khi ly thân hai bên đương sự đã chấp nhận án lệnh đồng thuận liên hệ đến sự sắp xếp để chăm sóc cho Z, sự sắp xếp này quy định rằng đứa bé ở với mẹ và người cha được thăm bé thường xuyên và đều đặn, ít nhất là, mỗi hai cuối tuần một lần; ở qua đêm Thứ Hai với con 2 tuần một lần, ở qua đêm Thứ Tư mỗi tuần. Như vậy, cứ mỗi 2 tuần đứa bé ở với người cha 4 ngày và 3 đêm” (Post separation the parties entered into consent orders in relation to the care arrangements for Z, which provided that the child reside with the mother with the father having regular and frequent time with the child, at least, each alternate weekend; each alternate Monday overnight; and each Wednesday overnight. In effect, the child spends four days and three nights with the father per fortnight).
Hai bên không thể đồng ý về việc để cho Z mang họ nào. Vào lúc sinh ra Z được đăng ký với họ của “C”. Vì sự tranh cãi về tên họ của Z, người cha khởi động thủ tục tranh tụng tại tòa bằng đơn xin, được đệ nộp vào ngày 9.10.2006. Sau đó, đơn xin được sửa đổi và người cha chấp nhận để cho bé giữ họ của mẹ là “C” nhưng phải đổi thành “CC”.
Trong lúc đó người mẹ cho rằng “tên sinh ra của đứa bé được đăng ký là C như vậy thì phải giữ là C” (The child’s birth name so registered was C and should remain C). Đây là vấn đề mà Tòa được yêu cầu phải quyết định.
Dựa vào các quyết định được đưa ra trong các vụ Chapman v Palmer (1978) FLC 90-150; Beech v Stemmler (1979) FLC 90-962; và Frankie v Hancock [2000]FamCA 150. Tòa cần phải lưu ý đến các yếu tố sau đây khi quyết định liệu có nên đổi tên cho đứa bé hay không:
(a) “phúc lợi của đứa bé là sự lưu tâm tối thượng” (the welfare of the child being the paramount consideration);
(b) “những ảnh hưởng lâu dài về bất cứ sự đổi tên nào và bất cứ lợi điểm nào có thể tích lũy cho đứa bé nếu tên được thay đổi hoặc được giữ nguyên” (the longterm effects of any change of name and any advantage which might accrue to the child if the name is changed or not);
(c) “bất cứ sự ngượng ngùng nào mà đứa bé có thể phải chịu đựng nếu tên của đứa bé khác với tên của cha hoặc mẹ mà đứa bé đang sống chung” (any embarrassement likely to be experienced by the child if the child’s name is different from that of the parent with whom the child resides);
(d) “bất cứ sự mập mờ nào về việc nhận dạng có thể xảy ra cho đứa bé nếu tên của đứa bé được thay đổi hoặc giữ nguyên” (any confusion of identity which may arise to a child if his or her name is changed or not changed);
(e) “ảnh hưởng mà bất cứ sự thay đổi tên họ có thể có đối với sự quan hệ giữa đứa bé và người cha hoặc mẹ mà đứa bé đang mang họ của người đó” (the effect which any change of surname may have on the relationship between the child and parent whose name the child bears).
(f) “ảnh hưởng về những sự thay đổi tên họ thừơng xuyên hoặc bất chợt” (the effect of frequent or random changes of name);
(g) “sự liên lạc mà người cha hoặc người mẹ [không sống với đứa bé] có hoặc có thể có trong tương lai” (the contact that the other parent has or is likely to have in the future);
(h) “mức độ về việc nhận dạng mà giờ đây đứa bé có với người cha” (the degree of the identification that the child now has with the father);
(i) “ước muốn của người cha là tên nguyên thủy phải được đặt lại nếu có thể làm được điều đó” (the desire of the father that the original name be restored if applicable).
Người cha cho rằng tên của đứa bé cần phải được thay đổi vì những lý do sau đây: (a) “ông nói rằng ông đã ký đơn xin đăng ký khai sinh một cách miễn cưỡng ‘để giữ hòa khí’” (he says he reluctantly signed the application for registration of birth ‘to keep the peace’); (b) “ông cho rằng sự thỉnh cầu của ông để đổi tên không phải là ‘không hợp lý” (he says that his request to change the name is not ‘unreasonable’); (c) “ông nói rằng Z có những quan hệ chặt chẽ với gia đình của ông. Ông dành nhiều thời gian với đứa bé như án lệnh hiện thời quy định” (he says that Z has strong ties with his family. He has extensive time with him as the order currently provides).
Tuy nhiên, người mẹ cho rằng:
(a) “Z đã luôn luôn dùng họ “C” từ lúc sinh ra” (Z has always used the surname “C” since birth. Z đã quen đối với họ này và đang gắn bó chặt chẽ với cái họ đó” (Z has always used the surname “C” since birth. He is accustomed to it and is identifying with it);
(b) “Z cùng họ với chị/em của nó, là B [hiện được 8 tuổi]) (He shares the surname with his sibling, B [currently aged 8]”;
(c) “việc giữ tên sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ của bé đối với người cha” (keeping the name will have no effect on the child’s relationship with the father).
Cuối cùng Tòa quyết định đổi tên họ của bé gồm họ của người mẹ và người cha kết hợp lại với nhau.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng việc ông yêu cầu người vợ của ông phải đổi tên đứa bé mà ông hiện thời đang cấp dưỡng để cháu phải mang họ của ông là một việc làm không đơn giản chút nào.
Ông nên hiểu rằng nếu ông còn đi làm thì ông buộc lòng phải phụ cấp tài chánh cho đứa con của ông theo đúng sự quy định của luật pháp. Riêng việc đổi họ cho đứa con ngoại hôn đó thành họ của ông, việc này theo thiển ý của chúng tôi, thì ông nên dùng tình cảm để thuyết phục mẹ của cháu hơn là nhờ đến sự can thiệp của tòa án. Vì chắc chắn rằng tòa khó có thể đưa ra quyết định như ý muốn của ông trong trường hợp này được.
Nếu ông còn thắc mắc xin điện thọai cho chúng tôi để được giải đáp.