Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Hồi Ký: Thép Đen

22/09/200800:00:00(Xem: 3384)

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội...  Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

Hôm nay ngày 27 tháng củ mật (tháng Chạp), chỉ còn 3 ngày nữa là Tết. Toán lâm sản chịu trách nhiệm lấy lá giong để gói bánh chưng, nên họ đã phân công 2 người vào rừng ngay từ sáng sớm hôm nay rồi. Ngoài ra, mỗi toán chọn lựa 2 người "đứng đắn" (có nghĩa là quá trình cải tạo chưa bị mang tai mang tiếng về những lem nhem táy máy về ăn uống) xuống bếp gói bánh chưng và phụ với nhà bếp.

Mới có 2 ngày từ lúc tuyên bố, cho đến lúc này chưa có bánh chưng, chưa có thịt và chưa có cả Tết nữa, mà buổi tối ở các fổ, các toán sinh hoạt, đã có nhiều người tố cáo, phát hiện anh này định bán bánh chưng với giá 2 đồng, anh kia đã đặt tiền mua suất thịt ngày mồng 1, mồng 2 hoặc cả bốn bữa ăn của người khác rồi. Tố giác lung tung liên quan đến rất nhiều người. Vì vậy, tối nay, các toán trưởng được lệnh của ban giám thị tuyên bố trước: Nếu trong ngày Tết, cán bộ biết hay bắt được anh nào mua bán, đổi chác dưới bất cứ hình thức nào về ăn uống, mọi thứ sẽ bị tịch thu và cả người bán lẫn người mua đều bị kỷ luật và không được ăn Tết.

Tôi hiểu rằng có những người cả năm không có một hơi hướng về miếng thịt, cũng thèm lắm chứ. Nhất là những người dân tộc, hoặc những anh đã kém khả năng xoay xở, lại không có gia đình tiếp tế. Họ cũng thèm ăn lắm, nhưng có thể nhiều thứ khác trong cuộc sống đối với họ còn cần thiết hơn, như xà phòng, thuốc lào, tem giấy viết thư, chẳng hạn. Họ đành nhịn, họ chỉ cần có cái ăn sao cho không chết, nên họ mới bán cái thứ quý báu mà hàng năm mới có này.

Ngay như tôi, nếu không sợ bị cán bộ phát hiện, tôi cũng sẽ đổi chiếc bánh chưng hay một suất thịt để lấy miếng xà phòng con. Mỗi lần tắm về mùa Đông, nước quá lạnh tôi chỉ cần xát một tí lên đầu gội, hoặc để cọ xát cái bàn chải đánh răng mỗi buổi sáng một tí cho có bọt. Như thế chỉ hy sinh một suất thịt mà có thể dùng được 5, 6 tháng. Hoặc nếu đổi thuốc lào, một chiếc bánh chưng trị giá những 2 đồng. Thuốc lào, giá chính thức ngoài xã hội là hai hào một gói,nhưng giá trong trại là 5 hào. Nếu đổi thì cũng được 4 gói. Hút dè cũng được 2 tháng rưỡi hay 3 tháng.

Chiều tối cũng như những buổi chiều khác, nếu làm nhanh công việc riêng như ăn uống, rửa ráy thì thường ai cũng có khoảng 15 hay 20 phút thong dong trước khi kẻng vào buồng. 15 hay 20 phút này vào những hôm trời không mưa hoặc không quá lạnh, tù thường tụ tập đông nhất ở ngoài sân, phía đầu nhà hội trường, nơi có những cây sào nứa làm dàn để phơi quần áo.

Họ ra đây một phần là để cho thoáng khí, trao đổi những câu chuyện rông dài sau một ngày lao động sản xuất. Phần khác, mà có lẽ là phần chính yếu, họ ra đấy để thưởng thức bằng mũi mùi vị của những món ăn ngon lành mà đời họ không còn có được. Mấy hôm đầu nghe mời thì tôi còn lạ, còn ngơ ngác, chứ bây giờ quen rồi. Bởi vậy, sau khi rửa bát xong, nghe Toàn nhắc tôi, "Chốc nữa ra ăn hơi chứ anh Bình"" tôi đã vừa cười vừa gật đầu đồng ý. Của trời cho trại E, tại sao không hưởng" Cho hồn ngây ngất, cho lòng đê mê!

Khi tôi và Toán ra tới nơi, thì đã có hơn một chục người rồi. Chỉ không có toán nhà bếp thôi, chứ toán nào cũng có. Chỗ thì 2 người đứng nói chuyện nhỏ to ra vẻ tâm đầu ý hợp lắm. Nhưng rất nhiều người chỉ đứng một mình thẩn thơ trầm ngâm, mắt họ lơ đãng nhìn những ngọn nứa đang ngắc ngư phía bên ngoài bờ rào trại, giống như những triết gia đang bận tâm tìm một lối thoát cho thế nhân đồng loại. Lại có người ngồi trên viên gạch, hay hòn đá con. Họ cũng cúi đầu đăm chiêu như đang để hết tâm hồn trên một hướng đi cho mình và cho dân tộc.

Có gì đâu, chỉ vì phía bên kia hàng rào là nhà bếp của cơ quan. Cứ đến cái giờ chết tiệt này là họ sào, họ nấu, họ kho đủ thứ. Mùi hành, tỏi, mùi mỡ, mùi cá chiên, mùi thịt nướng theo gió, nó rót vào trại E. Có những buổi chiều, mũi của nhiều anh đã phải cong lên, mặt đần ra, mắt lờ đờ chỉ vì những hương vị chết người đó, ở phía bên nhà bếp cơ quan bay sang. Bởi thế, nhiều người ra đây để tranh thủ 15 hoặc 20 phút thưởng thức các món ăn bằng mũi. Có khi hẹn hò như tôi với Toàn, có khi không, nhưng cùng một "chí lớn" nên đều tụ về một điểm này để ăn... hơi. Mà khoa học thực nghiệm đã cho tôi biết, cái gì ăn tưởng tượng thường lại ngon hơn ăn thật nhiều lần. Cái còn nằm trong ước mơ, thường đẹp hơn cái mình đã có trong tay. Mà nhớ nó cũng thật lâu. Sau này, dù đi trại nào, hay ở đâu, tôi vẫn nhớ nhiều về trại E hơn, chỉ vì cái món ăn "hơi" tuyệt cú mèo này.

Hai mươi: Những kỷ niệm buổi đầu đời

Tết càng gần, nét Tết càng rõ trên mặt mọi người. Lòng mong Tết của người tù cũng như trẻ con mong Tết để được mừng tuổi, để được mặc quần áo mới và để được chơi bời thỏa thích với bạn bè. Cả một năm lao động khổ sai, đói rét, cùng khổ, chìm đắm trong kiếp đời nhục nhằn lầm than. Tết đến, không những được nghỉ dài ngày, mà còn được ăn bánh chưng, được ăn thịt, được ăn cơm không độn nữa, những thứ ưu việt cao quý nhất của loài người mà cả một năm không có. Thử hỏi ai mà không mong, không vui sao được"

Sáng hôm nay là 28 tháng Chạp rồi. Mới sáng sớm, mọi người còn đang ríu rít chia sắn sáng thì tên Thái y tá, kiêm phụ trách nhà tiếp tế của trại đã đến buồng số 2, tay y cầm mấy miếng giấy rơm mầu lá vàng khô. Ngay còn khi ở ngoài sân, lúc y vừa ở buồng số 1 ra, nhiều con mắt, tuy chẳng ai bảo ai, thế mà đều quay lại nhìn y với ánh mắt đợi chờ, nghe ngóng; cho tới khi y bước vào buồng số 2 thì nhiều người đã chạy xô vào, chằm chặp nhìn những tờ giấy vàng ở tay y, mặt hóng lên niềm hy vọng.

Cái tâm trạng này thật cũng đáng buồn cười. Những người có gia đình, thân nhân tiếp tế hồi hộp, nghe ngóng, đợi chờ đã đành, cả đến những người chả có thân nhân, hoặc đã lâu năm không ai tiếp tế, cũng thập thò, nhấp nhổm, dâng lên những niềm ước mơ, hy vọng như mây chiều trong gió lộng. Thậm chí ngay cả tôi, chẳng có ai là thân nhân tiếp tế cho tôi, suốt đời tù, tôi chả viết thư cho ai, mà cũng chả có ai viết thư cho tôi.... vậy mà tôi cũng thấy lòng xao động, xốn xang nhìn về tên Thái chờ đợi.

Cái tâm trạng của những người cùng khổ, nó kỳ dị như một người nghèo chả bao giờ có tiền mua xổ số, mà lại mong trúng số độc đắc. Mộng ước toàn những chuyện tự nhiên ở trên trời rơi xuống, hoàn toàn không tưởng, không có một cơ sở thực tế nào. Vậy mà lòng vẫn cứ mong, vẫn cứ ước mơ.

Cuối cùng, tên Thái đã đọc tên 5 người của buồng số II. Những người này xin phép cán bộ toán ở nhà để ra gặp thân nhân, nhận đồ tiếp tế: Nguyễn Tú Hải, toán 3; Nguyễn Khải, toán 2 (bị đi kỷ luật hơn 10 ngày trước, chưa được tha); Lù Chằng Páng, toán 2; Lồ Cao Dưu và Lồ Cao Chính, toán 3.

Bao nhiêu con mắt nhìn về những người vừa được gọi tên. Họ thấy những người này, hôm nay khác hẳn với mọi ngày. Quan trọng hơn, giá trị hơn. Họ đã bước lên một giai cấp khác. Giai cấp có tiền, có thế trong cái xã hội nhà tù nhỏ bé này. Trong khi ấy thì mặt những người vừa được gọi tên đang đờ đẫn với bao nhiêu nỗi niềm nguồn cơn về gia đình và cuộc đời; xốn xang chuẩn bị tinh thần để gặp gia đình và người thân.

Tôi quay lại nhìn anh Đồng ngồi ngay cạnh tôi. Mặt anh buồn rười rượi, đôi mắt ánh lên màu nâu xám như lắng đọng, chất chứa nỗi sầu xa vắng. Tôi khẽ đặt một tay lên vai anh:

- Xin lỗi, hàng năm anh có nhận được tiếp tế của gia đình không"
Câu hỏi như khơi dậy nỗi buồn thầm kín của anh. Những vết hằn trên trán của anh càng nhăn nhúm lại, như trong lòng anh đang bị quặn thắt, xót xa. Anh nói như chia xẻ bầu tâm sự:

-Tôi chỉ còn một bà mẹ già, năm nay đã gần 70 tuổi. 5 năm trước mẹ tôi đã mò mẫm, lặn lội lên đây thăm tôi một lần. Khi về, phần vì tuổi già, phần vì lam sơn chướng khí của miền đèo heo hút gió này, đã khiến bà cụ bị một trận ốm tơi bời hơn hai tháng. Từ đấy, mẹ tôi bị liệt một chân, phải đi nạng. Lá thư năm ngoái mẹ tôi gửi lên đã làm tôi nhiều đêm không ngủ được. Hình ảnh của một người mẹ già sống lam lũ, thiếu thốn, cô đơn, heo hút trong căn nhà tranh xiêu vẹo phía cuối làng hoang vắng, vẫn đêm đêm hướng về người con trai trong ngục tù biền biệt xa vời, cứ giằng xé, gậm nhấm hồn tôi. Nỗi đau, nỗi hận tôi đã kìm hãm, đè chặt trong tim, vậy mà nhiều lần vẫn cứ ứa ra theo giòng nước mắt trong những đêm dài không ngủ....
Im lặng một lát, anh nói tiếp, giọng bùi ngùi:

- Gia đình chúng tôi chỉ có hai mẹ con. Tôi là đứa con trai duy nhất của người. Bố tôi đã bị giết ngay từ năm 1955, đợt đầu của cuộc cải cách ruộng đất ở quê tôi. Hiện nay mẹ tôi sống lần hồi rau cháo, hàng ngày quét dọn vệ sinh cho một hợp tác xã thủ công ở địa phương...

Ngồi nghe anh thổ lộ, tôi cũng thấy lòng se lại trước cảnh tình thương đau của anh. Tôi chợt muốn biết sơ qua về lý do khiến anh phải vô tù. Vì thế, đợi anh ngừng lời, tôi mới hỏi:

- Thế anh tội gì và án hay tập trung"
Anh ngửng lên nhìn tôi như đắn đo một lúc rồi ngập ngừng:

- Tôi vượt tuyết, án tù chung thân.
Tôi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, nên thắc mắc:

- Vượt tuyến gì mà lãnh án chung thân"
Mặt hơi nhăn lại, mắt anh quắc sáng nhìn về phía chiếc cửa sổ phía đối diện như còn chất chứa một nỗi u uất tràn ắp trong lòng:

- Tôi và một người bạn nữa bị vây bắt ở biên giới Lào Việt thuộc Nghệ An. Trong thế cùng, chúng tôi đã chống trả quyết liệt để thoát thân. Chúng tôi giết chết một tên bộ đội biên phòng. Cuối cùng, người bạn của tôi bị bắn chết ngay tại chỗ, còn tôi thì bị họ bắt sống. Chúng đã đánh tôi một trận đòn thù tưởng chừng không thể sống được. Vết thương ở đầu làm tôi mê man gục xuống nên chúng tưởng tôi đã chết rồi. Mãi 3 tháng sau, vết thương tôi mới tạm lành.

Nói đến đây, anh cúi đầu xuống, giơ một tay vạch tóc phía trên gáy cho tôi nhìn một vết sẹo gồ ghề, ngoằn ngoèo, chỗ trắng, chỗ còn tím xậm dài đến 5 phân. Chẳng hiểu vì nỗi xúc động bừng dậy hay vì cái đau u uất của tâm hồn có dịp sống lại, mặt anh tái hẳn lại. Anh đứng dậy, đi ra khỏi buồng.

Còn nhiều điều nữa tôi muốn hỏi về anh, nhưng thấy thái độ của anh như vậy, tôi lại thôi. Tôi chậm chạp tiến lại chỗ chiếc điếu cầy, hút một điếu cho hồn vấn vít chạy vào khói mây với những bồng bềnh ngổn ngang, ngược xuôi của những kiếp người.
Ra lán thủ công lao động được một lúc, khi tôi ra chỗ nhà cầu để đi tiểu thì anh Đồng từ dưới toán mộc cũng ra theo. Tôi có cảm tưởng như anh đã để ý chờ tôi từ sớm. Vừa đi tiểu, anh vừa nhìn tôi dáng băn khoăn rồi nói như dặn dò:

- Hầu như tất cả đồng phạm ở đây không ai biết rõ về sự việc của tôi. Nhưng tôi đã thổ lộ với anh chỉ vì tôi tin chắc, anh là người có ý thức, có tâm hồn, không làm thiệt hại gì cho tôi.
Khẽ đặt tay lên vai anh Đồng, tôi nói giọng thân tình khắng khít:
- Cảm ơn anh, chắc rằng lòng tin của anh không sai đâu.

Buổi trưa, toán và trại đang ồn ào, rối rít chia cơm canh ở sân thì một tốp đến gần chục người buổi sáng đi gặp thân nhân và nhận quà tiếp tế, từ ngoài cổng trại đi vào, làm mọi người đều ngoái cổ nhìn ra. Phía bên ngoài cổng trại, tên cán bộ Cẩn trực trại và tên Tân trật tự đang lúi húi vuốt, nắn từng anh, và xăm xoi kiểm soát từng gói quà tiếp tế trước khi cho vào trại. Mỗi người, tay xách chiếc túi vải con, mặt anh nào cũng rầu rầu. Có anh mắt hãy còn đỏ hoe, hẳn vừa trải qua những giây phút xúc động não lòng. Tôi chợt thấy anh Đồng đứng trong một góc khuất phía cuối hội trường. Mặt anh đờ đẫn chảy dài, cũng đang nhìn ra phía cổng. Tôi bước lên, tiến lại chỗ anh đứng. Gần một phút đứng bên anh, nhưng anh vẫn bần thần như xuất hồn, để rồi anh bàng hoàng giật mình khi thấy tôi đứng ngay bên cạnh. Để lấp cái ngỡ ngàng, ngượng ngùng của anh, tôi đưa mắt nhìn đám người đang xách những gói đồ tiếp tế đi vô, và hỏi:

- Cả năm, mới gặp gia đình nhận quà tiếp tế một lần, sao chỉ có một túi con vậy"

Anh quay lại, giọng rời rạc, heo hút:

- Anh tính đã 14 năm rồi dưới chế độ "xã hội chủ nghĩa", gia đình nào cũng kiệt quệ, phải chạy ăn từng ngày. Những năm đầu, do tình thương yêu máu mủ nồng nàn gắn bó giữa người thân yêu ruột thịt, còn vài tháng hay một năm tiếp tế một lần. Sau dần dần, nhiều gia đình đành bỏ luôn. Nhất là người thân lại phải chuyển lên rừng núi xa xôi như thế này. Vả lại, khi kinh tế gia đình khánh kiệt dần thì tình nghĩa cũng tàn rụi theo. Mặc dù anh nhìn thấy đấy, những đồ tiếp tế cũng chẳng có gì, quanh quẩn chung chung thường là một ký đường cát, hoặc đường phèn, ít muối vừng, ít bánh mì khô khoặc mấy con cá hay tôm khô, một hai cái bánh chưng, đôi gói thuốc lá hay thuốc lào. Tất cả chừng 4, 5 kí nhưng gia đình cũng phải khốn khó lắm mới có thể sửa soạn được.

Buổi chiều khi toán đi làm về, anh Nguyễn Huy Lân, buồng trưởng đứng ở giữa nhà, tay cầm một tờ giấy nói to:

- Như thường lệ hàng năm, các anh em quân, cán tập kết hãy ghi tên vào danh sách này để chiều nay tôi nộp cho cán bộ giáo dục.
Trong khi anh Phạm Tấn Tích đến nhận tờ giấy từ tay anh Lân, tôi hỏi Phan T Vân đang ngồi bên cạnh:

- Tại sao làm danh sách quân, cán tập kết để làm gì"
Vân vừa lục lấy túi bát đĩa ở trên kệ vừa thủng thẳng trả lời:

- Những anh cán bộ hay bộ đội tập kết từ trong Nam ra Bắc năm 1954 theo hội nghị Genève, bây giờ bị bắt vì nhiều tội khác nhau như xét lại, hủ hoá, ương ngạnh, chống đối hay phản tuyên truyền... Vì vậy, cứ cuối năm, gần Tết thì họ được mời riêng để nghe cán bộ nói chuyện.

Tôi chưa hiểu trọn ý của Vân nói, nên cũng cầm rổ, đị ra ngoài sân theo Vân để lấy cơm và hỏi tiếp:

- Mục đích gọi họ ra như vậy để làm gì" Và khi nghe nói chuyện thì họ có được ăn uống gì không"
Vân quay lại cười và nói nhẹ như thì thầm:

- Chỉ được uống nước trà và hút thuốc lá thôi. Của đâu mà ăn! Mục đích là để động viên tinh thần, làm khỏa lấp phần nào nỗi nhớ nhà của họ mà thôi. Tuy vậy, hàng năm họ được đặc biệt thêm mỗi người một chiếc bánh chưng của trại.
Thấy nói đến bánh chưng của trại, tôi thắc mắc hỏi tiếp:

- Bánh chưng của trại là tiêu chuẩn chung của phạm nhân sao lại phát thêm cho họ" Sao không lấy bánh chưng của ban giám thị"
Vân kéo tôi lùi xa chỗ đám chia cơm, lấm lét nói nhỏ:

- Năm ngoái đã có 2 người đi cùm chỉ vì thắc mắc về bánh chưng của quân, cán, như Bình vừa hỏi đó. Nhớ đừng có hỏi bất kỳ ai cầu hỏi đó nghe. Nhớ đấy.
Tôi hiểu rằng Vân đã thân tình với tôi hơn, nên lại hỏi tiếp:

- Quân cán ở trại này có đông không"
Vân hơi cau mày như để nhẩm tính:

- Buồng mình 8 người, toàn phân trại E này có khoảng 22, 23 người.

Hai mươi mốt: Khám trại

Hồn tôi còn đang chảy dài xuống hố sâu của thời gian thăm thẳm đã qua, thì mắt tôi thoáng thấy một đoàn cán bộ, vừa công an vũ trang đeo súng dài vừa cán bộ quản giáo, đến gần hai chục tên đang từ phía cổng xồng xộc đi vào trại. Tôi còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì đã thấy nhiều đồng phạm nhớn nhác, vội vàng hấp tấp mang bát đĩa đi vào buồng. Đồng thời tiếng kẻng mất dậy lại rống lên từng tiếng một ở phía cổng. Đến giờ tập họp đi lao động như mọi khi. Thấy anh Đồng vơ vội túi bát đi vào buồng, tôi cũng chạy theo, chỉ kịp hớp hải hỏi anh:

- Chuyện gì thế"

Anh Đồng vừa chạy vừa trả lời gọn lỏn:

- Khám trại!

Trong buồng, sàn trên, sàn dưới, mọi người đang hùng hục lấy những chăn, màn, quần áo, cuốn chiếu bụi mù. Ai ai cũng khẩn trương sớn sác. Không lâu sau, một lũ cán bộ đã đứng trước cửa buồng, một tên cán bộ dõng dạc tuyên bố:

- Lệnh của ban giám thị, hôm nay sẽ làm tổng vệ sinh toàn trại. Mỗi anh, công, tư trang có cái gì phải khẩn trương mang hết ra sân. Thứ tự tổ nào vào toán ấy, do cán bộ chỉ định từng khu vực. Bất cứ cái gì còn lại trong buồng đều bị tịch thu.

Rõ ràng, bây giờ cán bộ mới tuyên bố khám trại, vậy mà các anh, các bác đã biết từ trước, chứng tỏ mọi người đã có kinh nghiệm. Ngay khi đoàn cán bộ mới vào tới cổng trại, các anh các bác đã rối rít vào buồng, chuẩn bị rồi. Sau này tôi mới hiểu, do những nhu cầu của cuộc sống tù, hàng ngày, hàng năm mỗi người đều phải lo toan cho mình thứ tối thiểu: Cái gô, cái cóng đun nước, cái lược, con dao con để xử dụng. Đôi khi mua, bán đổi chác lén lút được gói trà, nắm gạo... Những thứ này đều vi phạm nội quy của trại, cán bộ bắt được sẽ bị tịch thu. Vì vậy ai cũng tớn tác lo cho mình làm sao giấu, đút qua mặt được cán bộ khi bị khám bất ngờ. Muốn vậy phải lanh lẹ chạy vào lo toan trước, chứ chậm, muộn thì làm sao mà giấu đút được nữa.

Tôi vừa vơ chăn màn, quần áo, rổ rá, đĩa và những đồ linh tinh, tôi vừa nghĩ, mình chả có cái quái gì cả. Có cái quan trọng nhất là chì mật thì ngay từ những tháng trước, tôi đã luồn chắc chắn vào gấu chiếc quần đùi cũ. Chiếc quần đùi này, tôi không mặc, vẫn để lẫn trong túi quần áo. Tôi vẫn tin tưởng rằng, dù cho cán bộ hay bất cứ ai trông thấy mẩu chì này thì cũng chả hiểu được giá trị của nó. Vì vậy tôi vẫn yên tâm, theo Vân ôm đồ ra khỏi buồng.

Ngoài sân, la liệt khắp kín cả sân trại, từ trên đầu nhà kỷ luật cho đến sát hàng rào giếng, phía cuối sân, đầy tù và chăn màn quần áo. Tổ nào toán nấy đều có 3 tên cán bộ áo vàng, nghiêm trang đứng đưa những đôi mắt cú vọ, soi mói quan sát mọi người.

Tôi khệ nệ ôm gói chăn màn, quần áo đến chỗ tổ vernie, đã có Quý cụt và Lê Sơn ở một góc phía đầu hội trường, thuộc về khu vực toán hai. Nhìn về buồng số II, bốn tên cán bộ võ trang, mỗi tên trên tay cầm một chiếc đèn pin đang lục lọi các ngóc ngách, sàn trên sàn dưới. Một bác già vẫn làm vệ sinh trại, đem vào buồng một cái sọt lớn, đặt ở giữa nhà, để đựng những thứ tù bỏ sót lại hoặc các tên cán bộ đi khám, moi móc được những thứ tù cất giấu.

Tôi để ý thấy tụi cán bộ lục soát thật kỹ càng. Từ trên mái nhà, dưới gầm sàn, chúng bới móc mọi nơi, mọi chỗ mà chúng khả nghi tù có thể giấu diếm những đồ nội quy cấm hay "quốc cấm"....

Đặng Chí Bình

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.