Lượng tiêu thụ caffein trong thức uống nhẹ, cà-phê, và trà làm tăng lượng đường trong máu cho những người bị tiểu đường loại II và có thể làm giảm hiệu lực đối với các loại thuốc chống lại bệnh này, theo các bác sĩ tại viện Y Dược thuộc ĐH Duke.
Các nghiên cứu gia đã dùng các kỹ thuật mới để đo đạc hàm lượng glucose đường định kỳ trong ngày. Tiến sĩ James Kane, một tâm lý gia tại Duke và cũng là trưởng nhóm cho biết đây là lần đầu tiên các nghiên cứu gia có thể hoàn toàn theo dõi tác động của caffeine trên cơ thể một người hoạt động bình thường.
Kết quả, công bố trong số báo tháng 2 của tờ Diabetes Care, gia tăng sức mạnh cho một số giả thuyết cho rằng việc hủy bỏ chất này trong chế độ dinh dưỡng là cách tốt để kiểm soát lượng đường trong máu.
Lane đã tiến hành nghiên cứu trên 10 bệnh nhân có bệnh tiểu đường bậc II và uống ít nất 2 ly cà phê mỗi ngày. Họ thường xuyên tập thể dục và theo dõi chế độ dinh dưỡng của mình nhưng không có dấu hiệu tăng chất insulin. Mỗi người được gắn một máy thí nghiệm dưới da bụng để theo dõi chất glucose trong vòng 72 tiếng đồng hồ.
Những người tham gia sau đó uống các viên thuốc có chứa chất caffein tương đương với 4 ly. Cuối cùng thì người ta nhận thấy ở những người này lượng đường trung bình lên đến 8% trong ngày.
Hiện vẫn chưa lý giải được tại sao caffeine lại tạo nên hiện tượng này. Dù sao lượng đường cao trong máu này từ caffein là tin xấu cho những bệnh nhân.