CHIẾN DỊCH 'THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI'
Vi Anh
CS Hà nội đang "tăng cường" để đẩy mạnh chiến dịch gọi là "Thông Tin Đối Ngoại" (TTĐN). Tin Việt Báo, dựa vào báo chí trong nước và trang web của CS Hà nội đọc được trên Internet, một hội nghị trung ương vừa kết thúc.
Hội nghị do Ban Ban Tuyên giáo Trung ương của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tổ chức và chính đích thân Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Phạm gia Khiêm, người đứng đầu ngành ngoại giao của Nhà Nước đích thân đến tham dự và đọc báo cáo chánh trị.
Tổ chức trong 2 ngày 20 và 21 tháng Ba, năm 2009, tại thành phố Hải Phòng. Hội nghị làm rất "bài bản" có ưu khuyết điểm, có đúc kết và chỉ thị thi hành.
Về hình thức đó rõ là một chiến dịch như chiến dịch hành quân dài hạn có phần quan niệm hành quân, phối hợp lực lượng cơ hữu và bạn để "hợp đồng tác chiến", có hệ thống chỉ huy, truyền tin và tiếp vận.
Về nội dung đây là chiến dịch chiến tranh tâm lý, chiến tranh chánh trị. Đảng Nhà Nước CS Hà nội nhận định tình hình như sau.
Trích lời Phó Thủ Trướng Phạm gia Khiêm trên trang nhà của CS Hà nội: "Chúng ta chưa có những đề án tuyên truyền TTĐN bài bản, nội dung và hình thức tuyên truyền TTĐN trong thời gian qua cũng còn đơn giản, cứng nhắc, chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước và với các cơ quan báo chí về việc cung cấp thông tin."
Và từ đó đi đến quan niệm hành quân là "xây dựng chiến lược tổng thể về công tác TTĐN có ý nghĩa rất quan trọng, giúp quảng bá hình ảnh một Việt Nam năng động, giàu tiềm năng và mến khách trong cộng đồng quốc tế, đồng thời phản ánh sự vận động và chuyển mình về chất của vị thế và vai trò của nước ta do sự nghiệp Đổi mới mang lại."
Vớiø quan niệm hành quân như thế, sau khi đúc kết công tác sắp tới đươc đề ra qua chỉ thị của Phó Thủ Tướng Khiêm: "Cần xây dựng một chiến lược tổng thể về công tác thông tin đối ngoại trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng và toàn diện vào cộng đồng quốc tế".
Tập trung vào các "mặt văn hóa, du lịch hay đầu tư tư doanh. Cách đánh còn dặn kỹ, "chú trọng đến ngôn ngữ tuyên truyền, phương tiện tuyên truyền, chất lượng thông tin. Còn đối tượng thì ghi rõ ràng, cụ thể: "các nhà lãnh đạo, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài."
Một, phân tích cho thấy đây là một chiến dịch thông tin đối ngoại. Xét theo từï nguyên học (etymology) chiến dịch có nghĩa là cuộc chiến đấu lâu dài hơn cuộc hành quân, liên quan nhiều mặt trận chớ không phải một. Thông tin khác với tin tức mà nhiều người hay lẩn lộn vì cách "dùng tư" của CS hay mập mờ để đánh lận con đen hầu dụng danh đạt quả. Thông tin là information tức tin do một cơ quan hay một nguồn tin (informant) đưa một chiều, như tin báo của người tình báo, của cơ quan tuyên truyền (informant) khác với tin tức là news là tin được phối kiểm, thường là do truyền thông độc lập gọi là source làm và đưa ra. Trên truyền thông đại chúng đã có chữ tin tức, news chính xác hơn chữ thông tin information.
Hai, đây là một hội nghị rút ưu khuyết điểm và đề ra công tác sắp tới. Tức là, CS đã làm rồi, chớ không phải công tác mới. CS đã tuyên truyền quốc ngoại từ lâu rồi. Truyền hình VT4 chi nhánh của trung ương ở Hà nội đã được được chuyển tãi ra hải ngoại khá lâu rồi. Băng, dĩa CD, DVD, sách báo trong nước đem ra hải ngoại bán rẻ như bèo.
Thậm chí, nhứt là gần đây phong trào TV Digital nở rộ, phát 24/7, không biết vô tình hay cố ý có đài truyền hình copy, paste, gần như sao y bản chánh bản tin, ca nhạc kịch, thể thao của truyền hình trong nước để phát cho đủ giờ vì ít người làm và nhứt là vì khỏi trả tiền bản quyền. Vô tình hay cố ý quảng cáo, tuyên truyền không công dùm cho truyền hình trong nước. Đó là chưa xét đến mặt đấu tranh chánh trị.
Ba, nỗ lực của CS Hà nội "tăng cường" và kiện toàn chiến dịch thông tin đối ngoại này vừa là một tâm lý chiến vừa là một chiến tranh chánh trị. Mà tâm lý chiến và đấu tranh chánh trị lúc nào cũng có hai phần, là, dân vận và địch vận. Hai mặt giáp công vào đối tưọng duy nhứt là cộng đồng người Việt hải ngoại. Dân vận là vận động, tuyên truyền chiêu dụ "quần chúng nhân dân" người Việt hải ngoại, bằng hình ảnh tô lục chuốc hồng cho chế độ chánh trị, kinh tế của CS Hà nội, khai thác tình tự quê hương, thu hút chất xám, chất xanh về cho chế độ.
Địch vận là lũng đoạn, khuynh loát, tạo xì căn đan bôi bẩn những nhà đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN, để chia rẽ cộng đồng, đoàn thể trong nội bộ cũng như đối với tổ chức bạn.
Bốn và sau cùng, đất nước ông bà VN nói "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống". Cái gì chớ nói vụ biết CS, thì người Việt hải ngoại đa số là dân quân cán chánh VNCH tỵ nạn CS không đến nỗi tệ đâu. Truyền thông tiếng Việt hải ngoại của người Việt và người Mỹ suốt mấy chục năm qua cũng đã đưa tin tức khá đầy đủ về tình hình VNCS, khiến đại đa số đều biết bộâ mặt thật rất xấu xí của CS Hà nộiû. CS Hà nội cũng đã mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, đã ra hết quyết nghị này đến pháp lịnh khác và tốn tiền tỷ Đô la để dân vận và địch vận ở hải ngoại nhưng thất bại. Kể cả con đường văn nghệ đưa ca nhạc qua để tuyên truyền nhưng cũng thất bại.
Nay CS Hà nội tăng cường công tác dân vận và địch vận ở hải ngoại một cách cụ thể. Dùng con đường truyền thông như mũi dùi tấn công giữa lúc phát minh truyền hình digital chuyễn tải rất rẻ.
Một cái hình bằng 1000 chữ, tuyên truyền trên loại hình truyền thông này rất lợi hại. Ở Mỹ chi phí quảng cáo truyền hình tranh cử chiếm số lớn nhứt của quỹ tranh cử. Còn truyền hình digital tiếng Việt lại coi miễn phí, không cần tốn trang thiết bị nào cả, cái họp đổi từ analog sang digital, chánh quyền Mỹ cấp không. Nên không phải ít người coi. Các đài phải chia nhau một số quảng cáo chánh yếu là của khách hàng thương mại Việt nên thu hoạch không dư dả. Do vậy phải hạn chếá chi phí. It nhân viên làm chương trình nên thường phải vay mượn truyền hình trong nước để đỡ chi phí, đỡ tốn kém tiển bản quyền.
Phát 24 giờ 1 ngày, 7 ngày 1 tuần nên chương trình rất nặng mà ít người, ít tiền nên có khi phải copy, paste chương truyền hình của CS trong nước. Do dó vô tinh hay cố ý dễ làm công tác tuyên truyền không công cho CS Hà nội.
Nhưng không ai có quyền hơn khán thính giả. Có nhiều cách để cá nhân và tập thể phản ứng. Dễ nhứt cái gì không ưa thì tắt. Kế đến là nhắc nhở, chống đối, bằng nhiều cách, hoặc dùng các biện pháp tập thể cộng đồng ra trực diện phản đốâi công khai và ôn hòa. Trừ những đài có điều kiện ngầm với "bên trong", cơ quan truyền thông chân chính nào cũng lăùng nghe ý kiến của khán thính giả nói riêng và của cộng đồng nói chung.
Vi Anh
CS Hà nội đang "tăng cường" để đẩy mạnh chiến dịch gọi là "Thông Tin Đối Ngoại" (TTĐN). Tin Việt Báo, dựa vào báo chí trong nước và trang web của CS Hà nội đọc được trên Internet, một hội nghị trung ương vừa kết thúc.
Hội nghị do Ban Ban Tuyên giáo Trung ương của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tổ chức và chính đích thân Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Phạm gia Khiêm, người đứng đầu ngành ngoại giao của Nhà Nước đích thân đến tham dự và đọc báo cáo chánh trị.
Tổ chức trong 2 ngày 20 và 21 tháng Ba, năm 2009, tại thành phố Hải Phòng. Hội nghị làm rất "bài bản" có ưu khuyết điểm, có đúc kết và chỉ thị thi hành.
Về hình thức đó rõ là một chiến dịch như chiến dịch hành quân dài hạn có phần quan niệm hành quân, phối hợp lực lượng cơ hữu và bạn để "hợp đồng tác chiến", có hệ thống chỉ huy, truyền tin và tiếp vận.
Về nội dung đây là chiến dịch chiến tranh tâm lý, chiến tranh chánh trị. Đảng Nhà Nước CS Hà nội nhận định tình hình như sau.
Trích lời Phó Thủ Trướng Phạm gia Khiêm trên trang nhà của CS Hà nội: "Chúng ta chưa có những đề án tuyên truyền TTĐN bài bản, nội dung và hình thức tuyên truyền TTĐN trong thời gian qua cũng còn đơn giản, cứng nhắc, chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước và với các cơ quan báo chí về việc cung cấp thông tin."
Và từ đó đi đến quan niệm hành quân là "xây dựng chiến lược tổng thể về công tác TTĐN có ý nghĩa rất quan trọng, giúp quảng bá hình ảnh một Việt Nam năng động, giàu tiềm năng và mến khách trong cộng đồng quốc tế, đồng thời phản ánh sự vận động và chuyển mình về chất của vị thế và vai trò của nước ta do sự nghiệp Đổi mới mang lại."
Vớiø quan niệm hành quân như thế, sau khi đúc kết công tác sắp tới đươc đề ra qua chỉ thị của Phó Thủ Tướng Khiêm: "Cần xây dựng một chiến lược tổng thể về công tác thông tin đối ngoại trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng và toàn diện vào cộng đồng quốc tế".
Tập trung vào các "mặt văn hóa, du lịch hay đầu tư tư doanh. Cách đánh còn dặn kỹ, "chú trọng đến ngôn ngữ tuyên truyền, phương tiện tuyên truyền, chất lượng thông tin. Còn đối tượng thì ghi rõ ràng, cụ thể: "các nhà lãnh đạo, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài."
Một, phân tích cho thấy đây là một chiến dịch thông tin đối ngoại. Xét theo từï nguyên học (etymology) chiến dịch có nghĩa là cuộc chiến đấu lâu dài hơn cuộc hành quân, liên quan nhiều mặt trận chớ không phải một. Thông tin khác với tin tức mà nhiều người hay lẩn lộn vì cách "dùng tư" của CS hay mập mờ để đánh lận con đen hầu dụng danh đạt quả. Thông tin là information tức tin do một cơ quan hay một nguồn tin (informant) đưa một chiều, như tin báo của người tình báo, của cơ quan tuyên truyền (informant) khác với tin tức là news là tin được phối kiểm, thường là do truyền thông độc lập gọi là source làm và đưa ra. Trên truyền thông đại chúng đã có chữ tin tức, news chính xác hơn chữ thông tin information.
Hai, đây là một hội nghị rút ưu khuyết điểm và đề ra công tác sắp tới. Tức là, CS đã làm rồi, chớ không phải công tác mới. CS đã tuyên truyền quốc ngoại từ lâu rồi. Truyền hình VT4 chi nhánh của trung ương ở Hà nội đã được được chuyển tãi ra hải ngoại khá lâu rồi. Băng, dĩa CD, DVD, sách báo trong nước đem ra hải ngoại bán rẻ như bèo.
Thậm chí, nhứt là gần đây phong trào TV Digital nở rộ, phát 24/7, không biết vô tình hay cố ý có đài truyền hình copy, paste, gần như sao y bản chánh bản tin, ca nhạc kịch, thể thao của truyền hình trong nước để phát cho đủ giờ vì ít người làm và nhứt là vì khỏi trả tiền bản quyền. Vô tình hay cố ý quảng cáo, tuyên truyền không công dùm cho truyền hình trong nước. Đó là chưa xét đến mặt đấu tranh chánh trị.
Ba, nỗ lực của CS Hà nội "tăng cường" và kiện toàn chiến dịch thông tin đối ngoại này vừa là một tâm lý chiến vừa là một chiến tranh chánh trị. Mà tâm lý chiến và đấu tranh chánh trị lúc nào cũng có hai phần, là, dân vận và địch vận. Hai mặt giáp công vào đối tưọng duy nhứt là cộng đồng người Việt hải ngoại. Dân vận là vận động, tuyên truyền chiêu dụ "quần chúng nhân dân" người Việt hải ngoại, bằng hình ảnh tô lục chuốc hồng cho chế độ chánh trị, kinh tế của CS Hà nội, khai thác tình tự quê hương, thu hút chất xám, chất xanh về cho chế độ.
Địch vận là lũng đoạn, khuynh loát, tạo xì căn đan bôi bẩn những nhà đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN, để chia rẽ cộng đồng, đoàn thể trong nội bộ cũng như đối với tổ chức bạn.
Bốn và sau cùng, đất nước ông bà VN nói "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống". Cái gì chớ nói vụ biết CS, thì người Việt hải ngoại đa số là dân quân cán chánh VNCH tỵ nạn CS không đến nỗi tệ đâu. Truyền thông tiếng Việt hải ngoại của người Việt và người Mỹ suốt mấy chục năm qua cũng đã đưa tin tức khá đầy đủ về tình hình VNCS, khiến đại đa số đều biết bộâ mặt thật rất xấu xí của CS Hà nộiû. CS Hà nội cũng đã mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, đã ra hết quyết nghị này đến pháp lịnh khác và tốn tiền tỷ Đô la để dân vận và địch vận ở hải ngoại nhưng thất bại. Kể cả con đường văn nghệ đưa ca nhạc qua để tuyên truyền nhưng cũng thất bại.
Nay CS Hà nội tăng cường công tác dân vận và địch vận ở hải ngoại một cách cụ thể. Dùng con đường truyền thông như mũi dùi tấn công giữa lúc phát minh truyền hình digital chuyễn tải rất rẻ.
Một cái hình bằng 1000 chữ, tuyên truyền trên loại hình truyền thông này rất lợi hại. Ở Mỹ chi phí quảng cáo truyền hình tranh cử chiếm số lớn nhứt của quỹ tranh cử. Còn truyền hình digital tiếng Việt lại coi miễn phí, không cần tốn trang thiết bị nào cả, cái họp đổi từ analog sang digital, chánh quyền Mỹ cấp không. Nên không phải ít người coi. Các đài phải chia nhau một số quảng cáo chánh yếu là của khách hàng thương mại Việt nên thu hoạch không dư dả. Do vậy phải hạn chếá chi phí. It nhân viên làm chương trình nên thường phải vay mượn truyền hình trong nước để đỡ chi phí, đỡ tốn kém tiển bản quyền.
Phát 24 giờ 1 ngày, 7 ngày 1 tuần nên chương trình rất nặng mà ít người, ít tiền nên có khi phải copy, paste chương truyền hình của CS trong nước. Do dó vô tinh hay cố ý dễ làm công tác tuyên truyền không công cho CS Hà nội.
Nhưng không ai có quyền hơn khán thính giả. Có nhiều cách để cá nhân và tập thể phản ứng. Dễ nhứt cái gì không ưa thì tắt. Kế đến là nhắc nhở, chống đối, bằng nhiều cách, hoặc dùng các biện pháp tập thể cộng đồng ra trực diện phản đốâi công khai và ôn hòa. Trừ những đài có điều kiện ngầm với "bên trong", cơ quan truyền thông chân chính nào cũng lăùng nghe ý kiến của khán thính giả nói riêng và của cộng đồng nói chung.
Gửi ý kiến của bạn