Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

20/02/200800:00:00(Xem: 2398)

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc Châu, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Thấy tình hình căng, vì tiếc con chuột, dạo này đã quen tôi, nên tôi cố nằn nì:
- Xin ông thông cảm, ngày mai tôi sẽ giết nó, ném vào nhà xí!...
Y quay lại tôi, xửng cổ:
- Bỏ chân vào!
Tôi ngồi ghệ vào sàn, rồi bỏ chân vào cùm. Y trở ra bên ngoài cửa, chốt cùm. Rồi y xồng xộc đi vào, lấy chân đạp mạnh vào con chuột. Tim tôi như thót lại. Con chuột rất lanh, nhảy tránh được. Y càng tức, co chân lên rồi đạp xuống lung tung nhiều lần. Vì bị vướng sợi dây “oan nghiệp” mà tôi đã buộc vào chân nó, cuối cùng nó không tránh được. Nghe đánh ‘bẹt” một tiếng. Tôi nhìn con chuột ruột bị phòi ra; hai con mắt tí hon như hai hạt cườm đen trắng long lanh phọt hẳn ra ngoài, long thòng hai chân, hai tay nó run lên bần bật, rồi uể oải dần, cho tới khi ngừng hẳn.
Một luồng hơi nóng chạy ngược từ dưới cổ tôi lên trên mắt. Tôi nhìn tên cán bộ! Tôi muốn y phải giống như con chuột. Nhưng, chợt nhìn thấy cái chân mình trong cùm, rồi lại nghĩ đến cái thế của mình lúc này, tôi thấy như có một gáo nước lạnh dội vào đầu. Tôi đành cụp mắt xuống! Trước khi qua ra, đóng, khóa cửa, y còn ngoái lại nhìn tôi bằng đôi mắt lừ đừ khiêu khích.
Thân tôi thật hèn! Không bảo vệ được cho ngay… một con chuột. Cửa đã đóng lại, tôi nhìn xác con chuột bẹp dí, ruột gan lòi cả ra ngoài mà thấy như ruột gan mình cũng tím dần lại.
Cái chết của con chuột, làm tôi suy nghĩ và buồn đến mấy ngày; liên tưởng đến cuộc đời, gia đình, xã hội. Bao nhiêu vấn đề đang diễn tiến, đổi thay, thế mà thân mình vẫn cứ nằm dài một chỗ nhìn ngày tháng dần qua… Đã ba năm bốn tháng rồi, nhìn về ngày mai, chưa biết đến bao giờ! Cái khổ cực kinh khủng nhất là cái chân cứ lằng nhằng ở trong cùm. Ngay đến nằm, hay ngồi, cũng còn không được tự do nữa, nói chi được ra ngoài, đi lại. Ở miền Nam, bao nhiêu cuộc đảo chính, bao nhiêu biến thiên, vũng lên… đồi, đồi thành… vũng! Bạn bè, thân thuộc ai còn, ai mất, ai lên đồi, ai xuống vũng" Trong khi quân đội Mỹ kéo vào ùn ùn. Một nỗi ngổn ngang trăm mối trong đầu.
Con chuột, “người bạn” mới, chết đi làm tôi rầu rĩ, nặng nề; rôi quên bẵng đi những nguyên tắc sống mà chính mình đã tự đề ra. Mấy ngày qua, lòng tôi cứ héo hắt, âu sầu. Tôi chợt nhớ đến một câu hát “Que sera sera! What ever will be …will be!”, phải rồi. Lúc này hãy buông trôi nó, có suy nghĩ mãi, cũng đâu giải quyết được gì! Tôi lại nhớ đến một ý thơ của Thâm Tâm, nhưng lộn xộn trong đầu:
“Mẹ thà coi như giấc ngủ ngày,
“Tình thà coi như…khói thuốc san,
“Em thà coi như chiếc là bay,
“Nước thà coi như…bát cơm đầy…”.
Nhưng, tôi hiện giờ, cũng chỉ được hưởng giấc ngủ ngày: còn khói thuốc say và nhìn lá bay thì đâu có! Chứ bát cơm đầy, thì bao giờ mới được hưởng"...
Sáu mươi mốt: Nằm đếm mùa Thu qua 
Trời đã lại chuyển sang Thu. Cứ mùa Thu rồi lại mùa Thu. Tôi cứ nằm đây để đếm mùa Thu qua, cho đến mùa Thu nào"... Trên đài nheo nhéo là cho đến hôm nay, miền Bắc đã bắn rơi được… 1261 máy bay Mỹ đủ loại; và đã bắt được nhiều phi công… Cứ mỗi trận đánh, hoặc trong một ngày, trên đài, trên báo chúng thường thông báo rõ ràng. Thậm chí, nhắc đi nhắc lại con số máy bay Mỹ các loại bị bắn rơi trên miền Bắc, cộng vào từng ngày nâng tổng số là bao nhiêu chiếc. Nhưng, riêng về phi công, thì chúng luôn luôn nói lấp lửng: Hôm nay bắt thêm 3 tên, hôm khác bắt thêm hai tên, hôm khác bắt thêm một số tên v.v… nhưng không hề tuyên bố, đã nâng tổng số là bao nhiêu phi công. Điều đó, chứng tỏ là ngay từ lúc này, Việt Cộng đã có ý đồ dùng vấn đề phi công để làm áp lực với Mỹ sau này.
Ai cũng hiểu, Cộng Sản ra cái vẻ thông báo với thế giới từng trận đánh, và con số “1261 máy bay Mỹ bị hạ cho tới nay” là phóng đại.
Tôi tưởng tượng một câu chuyện về số máy bay Mỹ bị hạ trên miền Bắc, rồi cười một mình. Câu chuyện như sau:
Một hôm Mao Trạch Đông nhấc điện thoại đặc biệt hỏi chuyện Hồ Chí Minh:
-A lô! Chú Hồ đấy hả"
-Dạ, em đây. Anh cần dạy gì"
-Trên đài và báo chí, chú mày nói đã hạ được 1261 máy bay Mỹ. Chỗ anh em trong nhà, chú mày phải nói thực: Đúng ra chú mày hạ được bao nhiêu cái"
-Thưa, anh hỏi em phải nói thực, để cùng nhau rút ra những bài học kinh nghiệm. Thú thực, chỉ có 514 cái thôi anh ạ.
Một tiếng “thình!”, Mao giận quá nên đập tay lên bàn:
-Chú mày lại bịp cả ta nữa! Theo tin của cơ quan tình báo tại chỗ của ta thì, Bắc Việt từ khi có chiến tranh phá hoại của Mỹ tới nay, mới bắn rơi được 184 cái thôi! Đến ta với chú mày vừa là đồng chí, vừa là anh em mà chú mày còn bịp, thì trên cái cõi đời này, còn ai mà chú mày không bịp nữa"
Sáng hôm sau, mùng 2 tháng 9. Mọi năm vào những ngày này, ôi, cứ là nhức cả đầu với tiếng loa. Nào là, thuyết minh cảnh diễn binh, biểu tình; nào là bài diễn văn trang giang đại hải… Nhưng năm nay, chúng đã im lìm làm lễ trước rồi, trong một xó xỉnh núi rừng nào đó. Bởi vì, hầu hết bọn đầu não Cộng Sản Hà Nội đâu còn ở Thủ Đô nữa; chỉ trừ những trường hợp cá biệt, một hay hai tên đi về tiếp xúc với các phái đoàn ngoại giao mà thôi!
Chẳng hiểu hôm nay, máy bay Mỹ có vào “thăm” miền Bắc, hoặc Hà nội không đây" Có thể, người Mỹ lịch sự, hay có “giơ” chơi kiểu người lớn! Tôn trọng văn hóa các dân tộc, và nhân phẩm. Dù rằng có phải vì thế mà lính bị chết nhiều, hoặc thua Cộng Sản, thì cũng không thể chơi kiểu tiểu nhân như Cộng Sản được" Cho nên, bà con có thể cứ yên tâm đi cày cho khỏe vào, mà hưởng ngày “Cuốc Khéo"!
Mãi gần 9 giờ, cán bộ mới vào mở các buồng cho tù ra đổ bô. Đến lượt buồng tôi, vừa mới ra khỏi cửa, tôi thoáng thấy tên Dư hôm nay mặc quần áo đại lễ vàng ươm, ủi cứng ngắc. Hai miếng “hàm" Chuẩn úy đỏ loẹt, mới toanh gắn chéo vào hai bên ve áo. Mặt y tươi roi rói dưới cái mũ kê pi cũng màu vàng, có chiếc đai đỏ như máu. Tôi có cảm tưởng cả bộ quần áo, và cái mũ như bằng giấy, nhất là nhìn xuống đầu hai tay áo của y, một bên chỉ thấy chùm chìa khóa đang rung rung, lúc lắc; còn bên chỉ nhìn thấy có hai, ba đầu ngón tay giữa thò ra chừng một đốt, đang ngọ nguậy. Cả con người lão trông, có lúc y hệt như những hình nhân xếp đầy ở ngoài hè, trên phố hàng Mã thời trước 1954. Nhưng, có lúc như những người nhà “ddòn” đội mũ, mặc đồng phục để khênh quan tài người chết.
Vào buồng tắm, tôi vừa cọ bô vừa suy nghĩ. Đâu phải những tên cáo già Bộ Chính Trị miền Bắc không thấy như vậy! Nhưng, vì chúng đã hiểu, chính những cái “quê một cục” ấy là một yếu tố không thể thiếu, để tạo nên sức mạnh của chế độ đấy! Chúng thừa hiểu những bộ đồ “ddờ luých” cắt may vừa vặn, những sự ngang bướng, lấy le, trở thành hình thức oai phong, nhưng trống rỗng tâm hồn hoặc chỉ bàn tán chửi đổng, cấp trên mà thôi! Cho nên, như con rắn, chỉ cần cái đầu thật khôn lanh, tinh quái, còn phần đuôi chỉ biết theo đầu, thì mới mạnh được.
Lúc ôm bô trở ra, dù đã hiểu thế, nhưng khi thấy tên Dư (người thì bé nhỏ, mà y lại tỏ ra bộ điệu quan trọng nữa chứ, khi y di chuyển chỗ này đến chỗ kia, trông nó cứng ngắc như trong cái hộp, giống như con ốc “mượn hồn” đang đi trên bãi cát ở biển), tôi phải quay đi chỗ khác, để cho hai cái mép của mình được thoải mái kéo rộng ra hai bên.
Khi ra lấy cơm, tôi lại thấy hai tên Chiến và Nhiễm cũng như hai con ốc “mượn hồn”, đang từ ngoài cổng xà lim đi vào. Tên Chiến lên Thiếu úy, tên Nhiễm cũng lên Chuẩn úy. Mặt tên nào cũng tươi roi rói. Tôi nhớ là mới năm 1963 vừa rồi, chúng đã được lên một lượt nữa. Phải chăng, hoàn cảnh đã dẫn đến thời chiến, những tên Bộ Chính Trị phải cần mua, phải cần “bơm” những tên cán bộ cơ sở, hạ tầng trong mọi ngành nghề của toàn quốc" Tôi không được nhìn thấy cán bộ của các ngành khác, cho nên tôi chưa dám kết luận.
Ngày hôm sau, mới sáng ra, tên Bằng đã gọi tôi đi cung sớm. Đã khá lâu rồi, phải tới 2, 3 tháng nay, không hề gọi tôi đi. Chả hiểu hôm nay lại có chuyện gì mới" Khi ra khỏi cổng xà lim, nhìn ra sân trại chung, tôi thấy đã khác lạ hẳn với trước dây. Từ mấy căn nhà cạnh xà lim II, ra tới cái chòi, có mắc bốn cái loa ở giữa sân, bây giờ đã đóng cột quây cót lại thành một khu riêng. Những lá cót đóng, che cao chừng 2m2. Nhưng, phía dưới chân để hở ra chừng 30 phân của cái tường cót, thấy rất nhiều những cái chân trắng, đầy lông lá. Đa số là đi chân không, chả có giày, dép đi. Tôi hiểu ngay là mấy buồng kia, cạnh xà lim II, là chỗ giam phi công Mỹ. Phải quây cót ra, chiếm một phần sân, để hàng ngày cho phi công Mỹ ra tắm rửa, ăn uống. Phải quây cót lại vì Cộng Sản không muốn tù Mỹ và tù Việt Nam nhìn thấy nhau.
Tôi mải ngoái cổ nhìn những bàn chân to, nhưng gầy (thỉnh thoảng có những bàn chân đen ngòm, xen lẫn với những bàn chân còn quấn băng từng cục), mãi tới khi một tiếng quát làm tôi giật mình:
-Không đi, nhìn cái gì"
Tôi quay lại, tên Bằng đang lừ đừ nhìn tôi. Tôi tỏ vẻ trầm trồ, nói với y:
-Bắt được nhiều phi công quá!


Y lạnh lùng, chẳng trả lời tôi. Khi tôi ra tời chỗ phòng trực, cũng vừa lúc có hai tên cán bộ chấp pháp lạ, đang nhận lãnh hai anh phi công, một anh cao lênh khênh gầy nhỏng và một anh tầm thước có bộ râu quai nón chổi xể. Anh có bộ râu quai nón đưa mắt nhìn tôi hai lần; chẳng hiểu anh nghĩ gì" Chắc anh thấy một thân hình trắng xanh, ốm tong teo với đôi mắt trắng dã, nên anh nhìn chăng" Nghĩ thế, vì mấy lần trước đây, khi bị đi gọi cung, ra tới sân trại chung, tôi thấy một đám tù thanh niên rách rưới, tuổi khoảng trên, dưới 20, chỉ trỏ tôi với nhiều tiếng nói to:
- Nguyễn Văn Trỗi, chúng mày ơi!
Tôi cũng không hiểu tại sao đám tù đó nhìn tôi lại gọi là “Nguyễn Văn Trỗi”" Phải chăng chúng nhìn thấy tôi từ ở trong cổng xà lim ra, phía sau có một cán bộ áo vàng; và có thể tôi có một dáng dấp giông giống như tên Nguyễn Văn Trỗi “chó chết” chăng, nên chúng đã thì thầm gán ghép cho tôi" Phải nói, sự gán ghép này chẳng làm cho tôi vui gì. Nhất là tôi cũng chẳng nhìn thấy hình ảnh tên Trỗi ra làm sao"
Khi ra tới sân trước, tức là sân có giàn nho, trên hành lang đi qua các phòng, tôi liếc vào cũng thấy một vài anh mũi lõ, mắt xanh đang ngồi ở chiếc ghế đẩu của bị can, giống như tôi vẫn ngồi. Như thế, điều này cho phép tôi hiểu, dạo này một số trong ngành chấp pháp của miền Bắc đã được học lớp cấp tốc Anh văn, hoặc những người đã giỏi Anh văn được huấn luyện để bổ sung cho ngành chấp pháp, nhằm tăng cường người hỏi và khai thác phi công Mỹ về tin tức, về những phương pháp, cũng như nghệ thuật không chiến và bắn phá, v.v…
Kẻ hỏi cung tôi hôm nay là tên Đặng, người Huế. Kỳ này y lại đeo kính trắng nữa chứ. Một tên cán bộ lạ đang giở chồng hồ sơ dầy cộm trên bàn. Tôi chưa xác định được vấn đề gì, cho nên, theo thói quen như mọi khi, tôi ngồi yên cúi đầu và chờ đợi. Với giọng miền Trung giòn và cứng, tên Đặng bắt đầu lên tiếng:
-Dạo này anh khỏe hỉ"
-Thưa ông, tôi vẫn bình thường.
Y nhìn tôi đăm đăm qua đôi mắt kính, rồi chậm rãi:
- Hôm nay, chúng tôi nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ của anh. Đã hơn ba năm rồi, tư tưởng của anh không có gì chuyển biến, chỉ vì anh đã mang sẵn trong người giòng máu phản động. Chính vì vậy, anh chỉ thấy chủ nghĩa xã hội nghèo nàn, lạc hậu, người dân phải đẩy xe bò, không có tự do đi lại, v.v… Anh làm sao nhìn thấy sức mạnh đang vươn lên như Phù Đổng của toàn dân, một sức mạnh mà Mỹ, một tên hiếu chiến siêu cường hùng mạnh nhất thế giới, cũng đang phải điên đầu, ngang ngửa. Rồi đây, thời gian sẽ gột rửa giòng máu phản động trong con người của anh. Vậy, anh hãy nghe tôi đọc. Những đoạn nào trước đây anh đã khai báo nhưng chưa ký, bây giờ yêu cầu anh ký vào.
Cúi đầu, ngồi yên nghe y nói, tôi nhớ lại một buổi gần 3 năm về trước, hai tên Nhuận và Thành đã vui vẻ hỏi tôi nhận định về xã hội chủ nghĩa: Điều gì đồng ý" Điều gì tôi không đồng ý"
Tôi nhìn toàn bộ. Ngay từ cái gốc, Cộng Sản chỉ là một chủ nghĩa bịp bợm người ngây thơ, người lười suy nghĩ, để rồi cuối cùng khi mình bị chúng trói được rồi, chúng mới lột mặt nạ ra cho xem bộ mặt thật. Chúng chỉ là một lũ quỷ mắt đỏ, mồm xanh, răng nanh dài thượt, nhọn hoắt, chuyên ăn thịt người. Lúc đó, mình có muốn chống lại, đã muộn rồi!
Trong cái thế của tôi lúc đó, khi hai tên Thành và Nhuận hỏi, tôi vẫn không có ý kiến, hoặc nói ngược hẳn lại ý nghĩ, rằng tôi thích xã hội chủ nghĩa lắm. Mãi tới khi tên Nhuận cam đoan những lời nhận định, góp ý xây dựng của tôi sẽ không ảnh hưởng gì đến tôi cả, thì vô lý, không biện chứng; nên đành chỉ nói điều mà ai cũng trông thấy. Đó là cảnh người kéo xe bò, v.v… thấy họ cực khổ quá, nhưng tin chắc rằng ít năm sau sẽ khá hơn… Tôi cố ý nói như vậy để chúng mới tin là “tôi thích Cộng Sản” và cũng có một vài điểm tôi thấy chưa tốt. Tôi còn lạ gì lời dụ dỗ, hứa, hay cam đoan của Cộng Sản! Chỉ có thế. Bây giờ, sau hơn 3 năm rồi, chúng lại đem cái đó ra để sỉ vả tôi. Càng thêm một bài học cho tôi!
Chúng chỉ đọc sơ lại, rồi đưa tôi ký. Nhiều chỗ, chúng chẳng đọc cứ đưa tôi ký. Tôi cũng chẳng ngán gì. Dù bảo tôi ký vào bản án tử hình bây giờ, tôi cũng ký. Hơn nữa, tôi cũng tự hiểu, khi đã ở trong tay chúng rồi, những chuyện này cũng chỉ là hình thức. Nếu chúng định giết, định bắn, thì có lý bằng trời chúng cũng bắn, cũng giết. Vậy, ít ra phải hiểu nhau một tí chứ! Chính tôi đã nói thẳng với tên Đặng là khỏi cần phải đọc lại, mất công, cứ xem chỗ nào cần tôi ký, cứ đưa đây! Cả hai tên đều nhìn tôi bằng ánh mắt dịu mềm. Vậy mà cũng tới trưa, tôi mới được chúng cho về. Trên đường theo lão Bằng về xà lim, khi qua sân giàn nho, lão Bằng gặp một tên cán bộ, nên y ra hiệu tay bảo tôi chờ, để ý nói chuyện với tên cán bộ đó.
Mấy tháng nay, mới lại nhìn thấy màu trời. Trời mùa Thu thăm thẳm trong xanh. Một vài áng mây trắng lưa thưa đây đó, như những bông cúc, bông huệ trắng dính vào miếng vải xanh cánh chả. Mũi tôi đang tưởng tượng mùi huệ, mùi cúc, chợt mắt tôi nhìn thấy mấy đốm trắng bé tí ti, sáng chói như những con cò trắng bay rất cao. Đến khi tôi chợt nhận ra, đó là những chiếc máy bay, cũng là lúc còi báo động hồng hộc rú lên như con bò mộng bị thọc tiết, nấc lên từng đợt ùng ục. Rồi súng và bom nổ rầm trời…
Hôm nay, tôi mới trông thấy máy bay Mỹ nhào xuống như điện chớp; và những đường đạn phía dưới bắn lên khắp đó đây như những đường chỉ trắng, ngắt từng quãng đều nhau chọc thẳng lên bầu trời xanh, trông như những tua khói trắng của chiếc pháo bông, sau khi nổ trong đêm hội hoa đăng.
Tôi mải mê ngửa cổ nhìn lên trời, bỗng tôi thót người vì tiếng quát giật giọng:
-Chui vào đây! Muốn chết à!"
Tôi nhìn về phía tiếng quát. Mãi trong một lỗ hầm tối om, ở một góc sân, một bàn tay áo vàng đang thò ra vời tôi rối rít. Tôi chạy tới gần cửa hầm, nhìn vào bên trong, thì ra tên Bằng cùng với 4, 5 tên áo vàng nữa, tôi chả biết ai với ai. Tên Bằng đang trợn trừng nhìn tôi. Tôi vừa cúi đầu chui vào, y đã cầm tay tôi lôi tụt vào trong, làm tôi ngã chúi đầu vào y.
-Ai cho phép anh đứng đấy nhìn máy bay"
Tôi nghĩ bụng: “Tôi cho phép tôi đứng chứ ai!” nhưng tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời:
-Thưa ông, tôi tưởng không được vào hầm với các ông!"
Y chẳng biết phải nói gì với tôi thế nào, cuối cùng, chỉ buông thõng:
- Vớ vẫn!
Ngồi trong hầm nhìn ra, tôi chỉ thấy một luống hoa hướng dương đã gần tàn, che lấp cửa hầm. Bên ngoài, bom cứ rơi, đạn cứ nổ. Có vào trong hầm, nghe những tên cán bộ thì thầm nói chuyện, tôi mới biết là đa số cán bộ Hỏa Lò phải chạy chui vào trong hầm, là vì chúng sợ máy bay Mỹ thì ít, mà sợ mảnh đạn phòng không rơi vào đầu thì nhiều. Qua câu chuyện của chúng, Hà Nội đã có nhiều người bị thương, thậm chí có người chết vì… mảnh đạn của đại pháo và trung pháo phòng không.
Hơn một tiếng đồng hồ sau, còi mới báo an. Tên Bằng giục tôi về xà lim ngay. Khi về qua sân trại chung, tôi thấy sân vắng tanh. Như vậy, mỗi khi có còi báo động, tất cả tù phải vào trong buồng.
Sáu mươi hai: Thăm tù người lạ mặt là ai".....
Sau buổi đi cung chừng hơn tuần lễ, một buổi chiều, tôi đang nằm nhắm mắt dưỡng sinh, chợt có tiếng khóa xọc xạch, rồi cửa mở.
Tôi vội vàng ngồi dậy, nhìn ra: tên Dư. Tôi đang lạ là cơm nước đã ăn, bát trả rồi; lúc này lại sắp hết giờ làm việc; vậy còn cung kẹo gì nữa, y vào buồng tôi làm gì"... Với một giọng nhè nhẹ và dịu dàng, tên Dư nói:
-Được lệnh Ban Giám Thị, tôi tha cùm cho anh!
Mắt tôi mở to! Mồm tôi há hốc! Tôi tưởng mình nghe lầm. Tôi đờ đẫn cả người, chỉ dạ lên một tiếng; mặc dù trong lòng muốn hỏi lại là, cán bộ nói gì.
Tên Dư trở ra ngoài, rút chốt cùm đánh xoạch một cái. Tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng, chậm chạp nhấc cùm, rồi nhấc chân ra. Tôi vừa đặt cùm xuống, y thò cổ vào ngó, rồi y đút chốt cùm lại.
Cửa đã cài khóa rồi, tôi còn ngồi ngơ ngác ngẩn ngơ, như vẫn chưa tin. Hai tay tự nhiên cứ vuốt ve, xoa nắn cái chân vừa lấy từ cùm ra.
Đã hơn ba năm nay, chiếc cùm cứ ám ảnh đời tù của tôi như một oan nghiệt! Nhiều lần, tôi tưởng đã phải về lòng đất mẹ cũng vì nó. Đến nỗi, năm ngoái, đã có lần tôi định lên gặp chấp pháp tự nguyện, tự nhận mình là kẻ có tội với nhân dân, với đảng, đáng phải chặt một bàn chân để đền tội và để khỏi cùm nữa. Bởi vì, lúc đó, tôi quá khổ đau, phẫn uất, suốt tháng này qua tháng khác, cái chân cứ lằng nhằng trong cùm đêm cũng như ngày. Thà chịu chặt một bàn chân còn sướng hơn! Còn chân, hay mất chân, tấm thân này cũng vẫn ở trong tù. Chặt chân, chỉ bị đau vài tháng, nhưng sau đó, sẽ không còn cái cảnh đái, nằm, ngồi, ngủ, thức với biết bao nhiêu khổ cực, bực dọc vì cái chân cứ dính chặt vào cùm.
Thế mà bây giờ, lại được tha! Vậy là từ nay tôi đã được tự do rồi! Sẽ tha hồ, muốn ngồi thì ngồi, muốn đứng thì đứng. muốn đi thì đi. Tha hồ tập thể dục!
Ôi, tự do! Sao mà mi quý giá vô ngần! Ta nguyện tôn thờ mi trọn cuộc đời ta!
Nhìn lại gia tài mình, tôi chẳng có cái gì để ăn mừng cả, thật đáng tiếc! lòng tôi lúc này cảm thấy nhẹ nhàng, lâng lâng phơi phới.
Bây giờ, hàng ngày, tôi có thể làm được nhiều việc trong buồng, chứ không còn đơn điệu chỉ có nằm và ngồi như mọi khi nữa. Sáng sớm, ngoài những động tác tập thể dục như mọi lần, tôi lại chạy tại chỗ 100 bước, thở hít nhiều hơn. Nắm chán, tôi lại bò dậy đi bách bộ, cứ 8 bước vừa đúng một vòng cái khung nền hình chữ nhật giữa hai sàn xi măng. Hai cạnh dài, mỗi cạnh 3 bước; hai cạnh ngắn, mỗi cạnh 1 bước. Tôi đi bách bộ nửa tiếng, lại nằm nửa tiếng, rồi ngồi nửa tiếng; cứ luân phiên như vậy, cho tới 9 giờ tối thì đi ngủ. Sáng 6 giờ dậy. Dĩ nhiên, thời khắc tôi chỉ ước chừng gắn liền với tiếng đài và giờ giấc làm nghỉ của cán bộ.
Cứ như vậy, ngày nào cũng như ngày nào, từ sáng đến trưa, từ trưa tới chiều, từ chiều tới tối…
Lúc này, vì mới được tha cùm, nên có vẻ ngoan ngoãn lắm, chưa hề dám tính đến việc tò mò liên lạc, nói chuyện với các buồng khác. Nhưng, vào lúc 8 giờ tối hôm qua, khi tôi nghe thoáng tiếng động ở cánh cổng xà lim, rồi có tiếng giày cồm cộp từ ngoài cổng xà lim, rồi có tiếng giày, còn có cả tiếng xền xệt của đôi dép râu nữa; tôi ngạc nhiên vểnh tai lên nghe ngóng. Ngay khi tôi còn ở Hà Nội, rồi đến những ngày cung kẹo ra vào, lên xuống trong Hỏa Lò hàng mấy năm, tôi cũng chưa hề thấy ai đi giầy, nện xuống gạch cồm cộp như vậy cả. Tôi phân vân, rồi phán đoán hay là người ngoại quốc. Vì vậy, tôi càng cố gắng nghe xem tiếng nói chuyện; nhưng vẫn còn im phăng phắc. Cuối cùng, tiếng giày cộp kệt như đập vào tai mọi người đang đi dần vào buồng số 4. Tôi hơi hồi hộp, buồng số 4 ngay cạnh buồng tôi.
Một lúc, rồi cửa đóng, khóa. Không còn một tiếng động. Mãi sau đó, tôi nghe tiếng kéo bô đi giải, rồi không còn nghe gì nữa… Chán rồi tôi cũng ngủ. Ngày mai, trước sau, thế nào chả biết, nhất là bây giờ tôi lại không bị cùm, dễ có điều kiện tìm hiểu hơn.
Sáng hôm sau, đến giờ đi đổ bô, tôi lắng nghe khi mở buống số 4 xem thế nào: Có tiếng chân ra vào nhà tắm, nhưng không còn nghe tiếng cộp cộp của đôi giày độc đáo nữa. Rồi sau đó, khi buống số 4 đi cung, tôi cũng không còn nghe thấy tiếng giày nữa. Như vậy, số 4 phải là người Việt! Mà người Việt gì lại đi giày hách thế" Chắc rằng số 4 cũng thấy là tiếng giày của mình lạc lõng, lẻ loi, không thể yên tâm đi được ở đây; vì thế, đã phải bỏ ra để đi chân đất.
Chỉ ba ngày sau, tôi nghe thấy tiếng số 4 khi báo cáo xin thuốc đau bụng đi ngoài. Nghe qua tiếng nói, trọ trẹ như giọng Quảng Bình nhưng đã pha nhiều tiếng Bắc, tôi đoán số 4 sấp sỉ chỉ bằng tuổi tôi, nghĩa là khoảng 26, 27.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.