SAIGON -- Trước phong trào đồng bào quốc nội tìm mua các băng đĩa ca nhạc hải ngoại, công an liên tục bố ráp, khám xét nhiều cơ sở kinh doanh băng đĩa để tìm tịch thu.
Và trong khi ông đại sứ Mỹ tại VN Michael Marine nhìn nhận trong buổi họp báo tuần này ở vùng Hoa Thịnh Đốn là CSVN chơi không “fair” vì cứ đưa băng đĩa, văn hóa phẩm ra hải ngoại thì vẫn ngăn cản làn sóng giao lưu văn hóa từ ngoài vào, thì công an tung ra một chiêu mới.
Tờ báo có tên Công An Thành Phố HCM, ấn bản ngày 21-5-2005 đã đăng bài viết nhan đề “Cần ngăn chặn ngay đĩa nhạc Thúy Nga Paris by Night 77,” một đĩa nhạc kỷ niệm 30 năm tị nạn của trung tâm Thúy Nga.
Bài viết ký tên Phương Liên này cũng chỉ danh nhiều nghệ sĩ, kể tội là “phản động, phản quốc” đầy căm hờn. Bài như sau.
Cần ngăn chặn ngay đĩa nhạc Thúy Nga Paris by Night 77
Mấy hôm nay, trên thị trường băng đĩa lậu xuất hiện đĩa ca nhạc Thuý Nga 77 chủ đề 30 năm viễn xứ với nội dung rất phản động, chống phá cách mạng. Rất nực cười là mặc dù quân Mỹ ngụy đã bị thua trận nhưng với mục tiêu tái hiện lại thời điểm 1975 “bỏ quê ra đi tìm tự do”("), đĩa nhạc này đã ca tụng thế giới tự do nơi đất Mỹ và nói xấu, lăng mạ đất mẹ.
Góp mặt trong đĩa nhạc này ngoài thế hệ của các ca sĩ chếđộ Sài Gòn trước năm 1975 luôn có tinh thần chống cộng như Lệ Thu, Khánh Ly, Hoàng Oanh; hàng loạt các ca sĩ trẻ khác sinh ra ở hải ngoại sau năm 1975 như Quang Lê, Dương Triệu Vũ, Trần Thái Hòa hay mới sang định cư tại hải ngoại như Thu Phương, Thế Sơn, Nguyễn Hưng, Bằng Kiều... cũng thể hiện những bài hát nỉ non, ủ ê sáng tác trong chế độ cũ.
Với chủ đề “30 Năm Viễn Xứ”, các bài hát trong đĩa nhạc này cố tình tô vẽ và biện minh cho sự ra đi, trốn chạy khỏi đất nước của những kẻ phản quốc là đúng đắn, ca ngợi những vùng đất nơi xứ người như Pháp, Mỹ là hoa lệ, là chốn thiên đường, là mảnh đất của tự do. Chưa dừng ở đó, các bài hát còn cố tình xuyên tạc sự thật, vẽ lên một cảnh tượng u ám, đau thương về đất mẹ đáng kính và đồng bào trong nước với nhiều ca từ xúc phạm, bôi nhọ Tổ quốc nơi đã sinh ra, nuôi dưỡng họ.
Nhạc phẩm “Tôi Cố Bám” của Nguyễn Đình Toàn được Khánh Ly thể hiện sặc sụa những lời ca phản động đầy hờn căm, kích động. Quê hương không bao giờ chối bỏ bất cứ ai, kể cả những người vượt biên đã tự động rời bỏ quê mẹ nhưng đã được lý giải rất lệch lạc, xuyên tạc rằng không thể sống ở đất mẹ mà buộc phải bỏ đi như bài “Xin Đời Một Nụ Cười” của Nam Lộc mà 2 thế hệ ca sĩ ở hải ngoại là Khánh Ly và Thế Sơn, Trần Thái Hòa gân cổ hát nghe rất lạc lõng.
Mượn những cuộc chia ly, nhiều bài hát phản động đã không ngớt lời ca tụng Nữ ca sĩ Khánh Ly đang trình diễn bài hát phản động trong chương trình “chốn thiên đường tự do” và gián tiếp bôi xấu chế độ qua hình ảnh người tình khổ đau ở quê nhà. Mặc dù cuộc chạy trốn của những kẻ tha hương chẳng vẻ vang gì nhưng đã được các nhạc sĩ thời ngụy - những sĩ quan tâm lý chiến của chế độ cũ thất trận cố tô vẽ rất ngờ nghệch, nực cười là ra đi đầy dũng khí để tìm con đường tự do và quê mẹ giờ đây màu xám xịt.
Nguy hiểm hơn, nhiều bài hát còn tiêm nhiễm cả tư tưởng phản quốc cho thế hệ những em bé sinh ra ở hải ngoại, để chúng hiểu lệch lạc, sai lầm về quê hương. Bài ca học trò của Phạm Ni Tấn diễn tả chút suy tư của một thanh niên mới lớn lúc thời chiến trước năm 1975 đầy u ám và phỉ báng đất nước.
Dù được dàn dựng khá công phu, hoành tráng với đội ngũ diễn viên, vũ công hùng hậu kết hợp với những hình ảnh tài liệu chiếu trên màn hình, những lời ca ủ rũ, lạc điệu, phản quốc mà các thế lực thù địch rắp tâm truyền bá ở hải ngoại trong chương trình Paris by Night 77 đang dần trở nên lạc lõng. Các cơ quan chức năng cần tịch thu ngay đĩa nhạc phản động này, không để chúng phát tán rộng rãi trong nước.
Đất mẹ luôn khoan dung, không bao giờ chối bỏ bất cứ ai, vậy mà vẫn có những kẻ đang đau đáu nỗi đau nhớ quê nhưng vẫn ngoảnh mặt quay lưng với Tổ quốc, tiếp tục con đường lầm lỗi. “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.
Nếu chỉ nhìn thấy cố hương một màu tối đen bằng con mắt lệch lạc thì dù thể xác có to lớn bao nhiêu, tâm hồn cũng bé nhỏ, dặt dẹo.”
Ghi nhận trong bài trên, báo Công An ghi nhầm nghệ sĩ Phan Ni Tấn là Phạm Ni Tấn. Tình hình ông Khải sắp đi Mỹ, đã bắt đầu thấy có khói lửa: phải chăng đây là chiến thuật “tiền pháo hậu xung” -- để công an bắn phá trước, rồi cho nhiều mặt trận xông ra hải ngoại quậy phá sau" Hay đây là giả làm kiểu giương Đông (đánh phá nghệ sĩ hải ngoại) để làm ồn ào lạc hướng, rồi sẽ lặng lẽ kích Tây (chiêu dụ tư bản doanh thương Việt Kiều)"
Và trong khi ông đại sứ Mỹ tại VN Michael Marine nhìn nhận trong buổi họp báo tuần này ở vùng Hoa Thịnh Đốn là CSVN chơi không “fair” vì cứ đưa băng đĩa, văn hóa phẩm ra hải ngoại thì vẫn ngăn cản làn sóng giao lưu văn hóa từ ngoài vào, thì công an tung ra một chiêu mới.
Tờ báo có tên Công An Thành Phố HCM, ấn bản ngày 21-5-2005 đã đăng bài viết nhan đề “Cần ngăn chặn ngay đĩa nhạc Thúy Nga Paris by Night 77,” một đĩa nhạc kỷ niệm 30 năm tị nạn của trung tâm Thúy Nga.
Bài viết ký tên Phương Liên này cũng chỉ danh nhiều nghệ sĩ, kể tội là “phản động, phản quốc” đầy căm hờn. Bài như sau.
Cần ngăn chặn ngay đĩa nhạc Thúy Nga Paris by Night 77
Mấy hôm nay, trên thị trường băng đĩa lậu xuất hiện đĩa ca nhạc Thuý Nga 77 chủ đề 30 năm viễn xứ với nội dung rất phản động, chống phá cách mạng. Rất nực cười là mặc dù quân Mỹ ngụy đã bị thua trận nhưng với mục tiêu tái hiện lại thời điểm 1975 “bỏ quê ra đi tìm tự do”("), đĩa nhạc này đã ca tụng thế giới tự do nơi đất Mỹ và nói xấu, lăng mạ đất mẹ.
Góp mặt trong đĩa nhạc này ngoài thế hệ của các ca sĩ chếđộ Sài Gòn trước năm 1975 luôn có tinh thần chống cộng như Lệ Thu, Khánh Ly, Hoàng Oanh; hàng loạt các ca sĩ trẻ khác sinh ra ở hải ngoại sau năm 1975 như Quang Lê, Dương Triệu Vũ, Trần Thái Hòa hay mới sang định cư tại hải ngoại như Thu Phương, Thế Sơn, Nguyễn Hưng, Bằng Kiều... cũng thể hiện những bài hát nỉ non, ủ ê sáng tác trong chế độ cũ.
Với chủ đề “30 Năm Viễn Xứ”, các bài hát trong đĩa nhạc này cố tình tô vẽ và biện minh cho sự ra đi, trốn chạy khỏi đất nước của những kẻ phản quốc là đúng đắn, ca ngợi những vùng đất nơi xứ người như Pháp, Mỹ là hoa lệ, là chốn thiên đường, là mảnh đất của tự do. Chưa dừng ở đó, các bài hát còn cố tình xuyên tạc sự thật, vẽ lên một cảnh tượng u ám, đau thương về đất mẹ đáng kính và đồng bào trong nước với nhiều ca từ xúc phạm, bôi nhọ Tổ quốc nơi đã sinh ra, nuôi dưỡng họ.
Nhạc phẩm “Tôi Cố Bám” của Nguyễn Đình Toàn được Khánh Ly thể hiện sặc sụa những lời ca phản động đầy hờn căm, kích động. Quê hương không bao giờ chối bỏ bất cứ ai, kể cả những người vượt biên đã tự động rời bỏ quê mẹ nhưng đã được lý giải rất lệch lạc, xuyên tạc rằng không thể sống ở đất mẹ mà buộc phải bỏ đi như bài “Xin Đời Một Nụ Cười” của Nam Lộc mà 2 thế hệ ca sĩ ở hải ngoại là Khánh Ly và Thế Sơn, Trần Thái Hòa gân cổ hát nghe rất lạc lõng.
Mượn những cuộc chia ly, nhiều bài hát phản động đã không ngớt lời ca tụng Nữ ca sĩ Khánh Ly đang trình diễn bài hát phản động trong chương trình “chốn thiên đường tự do” và gián tiếp bôi xấu chế độ qua hình ảnh người tình khổ đau ở quê nhà. Mặc dù cuộc chạy trốn của những kẻ tha hương chẳng vẻ vang gì nhưng đã được các nhạc sĩ thời ngụy - những sĩ quan tâm lý chiến của chế độ cũ thất trận cố tô vẽ rất ngờ nghệch, nực cười là ra đi đầy dũng khí để tìm con đường tự do và quê mẹ giờ đây màu xám xịt.
Nguy hiểm hơn, nhiều bài hát còn tiêm nhiễm cả tư tưởng phản quốc cho thế hệ những em bé sinh ra ở hải ngoại, để chúng hiểu lệch lạc, sai lầm về quê hương. Bài ca học trò của Phạm Ni Tấn diễn tả chút suy tư của một thanh niên mới lớn lúc thời chiến trước năm 1975 đầy u ám và phỉ báng đất nước.
Dù được dàn dựng khá công phu, hoành tráng với đội ngũ diễn viên, vũ công hùng hậu kết hợp với những hình ảnh tài liệu chiếu trên màn hình, những lời ca ủ rũ, lạc điệu, phản quốc mà các thế lực thù địch rắp tâm truyền bá ở hải ngoại trong chương trình Paris by Night 77 đang dần trở nên lạc lõng. Các cơ quan chức năng cần tịch thu ngay đĩa nhạc phản động này, không để chúng phát tán rộng rãi trong nước.
Đất mẹ luôn khoan dung, không bao giờ chối bỏ bất cứ ai, vậy mà vẫn có những kẻ đang đau đáu nỗi đau nhớ quê nhưng vẫn ngoảnh mặt quay lưng với Tổ quốc, tiếp tục con đường lầm lỗi. “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.
Nếu chỉ nhìn thấy cố hương một màu tối đen bằng con mắt lệch lạc thì dù thể xác có to lớn bao nhiêu, tâm hồn cũng bé nhỏ, dặt dẹo.”
Ghi nhận trong bài trên, báo Công An ghi nhầm nghệ sĩ Phan Ni Tấn là Phạm Ni Tấn. Tình hình ông Khải sắp đi Mỹ, đã bắt đầu thấy có khói lửa: phải chăng đây là chiến thuật “tiền pháo hậu xung” -- để công an bắn phá trước, rồi cho nhiều mặt trận xông ra hải ngoại quậy phá sau" Hay đây là giả làm kiểu giương Đông (đánh phá nghệ sĩ hải ngoại) để làm ồn ào lạc hướng, rồi sẽ lặng lẽ kích Tây (chiêu dụ tư bản doanh thương Việt Kiều)"
Gửi ý kiến của bạn