Vô Phương Cải Hoá
Vi Anh
Tạp chí văn hoá của đài RFI Pháp ngày 12 tháng Ba năm 2009, Hoàng Nguyễn có đi một tin phân tích rất lý thú, đáng suy gẫm về con người CS. Người CS là người vô phương cải hóa.
Đó là bài "Thủ lĩnh Cộng sản cuối cùng của Đông Đức viết nhật ký trong tù". Cuốn nhật ký này là của Egon Krenz nay đã 71 tuổi, vốn là người kế nghiệp lãnh tụ Erich Honecker, từng lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng sản Đông Đức bị sụp đổ cùng với bức tường Bá Linh. Nhật ký này được ra mắt hồi trung tuần tháng Hai năm 2009 vừa qua. Quyển sách của Ong Trùm CS Đông Đức Egon Krenz này cũng không có tiết lộ nào mới đáng chú ý về lịch sử. Chỉ có một điều nhỏ, theo thói quen của lãnh tụ CS là đổ thừa. Egon Krenz nói "Chúng tôi định mở cửa biên giới chậm hơn 1 ngày, nhưng Gunnter Schabowski (ủy viên Bộ Chánh Trị Đảng CS Đông Đức) "thiếu tập trung" đến mức ngay trong chương trình TV được truyền hình trực tiếp, ông đã vội vã tuyên bố mở biên giới "có hiệu lực ngay lập tức". Chỉ đến khoảng 21 giờ tối cùng ngày, Ong Krenz mới được biết về những gì đã xảy ra, nhưng khi đó đã quá muộn và ông đành bất lực. Một thứ biện minh, đổ tội cho người khác theo thói quen của những người CS làm lớn.
Từ ấy từ một lãnh tụ chóp bu của Đảng Nhà Nước CS, Ong cùng những đồng chí cao cấp của Ong trở thành tội nhân trước toà án về tội đã chỉ thị và ra lịnh bắn chết không thương tiếc và không do dự vào những người vượt biên người di tản. Riêng Egon Krenz còn bị thêm tội đã giả mạo kết quả bầu cử năm 1989, trong chức vụ chủ tịch Ủy ban Bầu cử Quốc gia. Ong bị kêu án 6 năm 6 tháng tù, nhưng được phóng thích 18 ngày sau ngày toà tuyên án vì đã bị tạm giam trước gần đủ rồi. Sau đó năm 1999, Tòa án Liên bang phúc thẩm phán quyết năm 1997. Và năm 2000, tòa lại kêu án Ong 6 năm rưỡi tù giam. Sau gần 4 năm ngồi tù trong những điều kiện mà nhà báo Hoàng Nguyễn của RFI dùng chữ trong ngoặc kép là rất "lý tưởng". Tháng 12-2003, ông được tại ngoại, hưởng án tù treo trong thời gian thử thách. Cuốn hồi ký "Ghi chép trong tù" - Ong viết trong thời gian thọ án này. Thiết nghĩ CS ở tù trong chế độ dân chủ tự do quá sướng hơn những người ở tù CS. Điều này người Việt tỵ nạn CS qua kinh nghiệm cá nhân quá hiểu khỏi cần chứng minh.
Việc viết hồi ký trong tù không có gì mới đối với những lãnh tụ CS trong thời sa cơ thất thế, lao lý trong tù. Ong Hồ chí Minh cũng có một hồi ký tương tự khi bị tù ở Trung Hoa. Các người CS Đức cũng thế. Egon Krenz và những người CS có quyền thế trong các "ban ngành đoàn thể" thời CS độc tài toàn diện thống trị Đông Đức cũng đều viết hồi ký. Trong những năm qua, nhà xuất bản ấn hành cuốn hồi ký của Krenz đã xuất bản nhiều cuốn sách của các cựu nhân viên Stasi và các cựu cán bộ đảng Đông Đức. Đại đa số những người viết hồi ký này hầu như không có ngoại lệ, đều tìm cách biện minh cho sự hiện diện và tồn tại của bức tường Berlin, và bào chữa cho chỉ thị nổ súng vào những người di tản và nói chung, cho sự đàn áp tàn bạo đối với những người bất đồng chính kiến trong thể chế cũ, theo nhận xét của ngưòi viết tin phân tích này trên RFI và của hầu hết những học giả nghiên cứu về CS.