Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao

08/09/200800:00:00(Xem: 1667)
Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, chúng tôi xin được cùng quý vị tìm hiểu chi tiết về môn võ thuật “Taekwondo” hay còn được gọi là “Đài Quyền Đạo”.

Đài Quyền Đạo là mộn võ thuật kiêm thể thao mang tính cách quốc hồn quốc túy của Đài Hàn, đồng thời còn là một bộ môn tranh tài rất được ưa chuộng trong danh sách thi đấu chính thức của Thế Vận Hội.

Theo cách viết Hán tự, Teakwondo được chiết ra thành 3 từ là “Đài Quyền Đạo”, với chữ “Đài” được kèm theo bộ “Túc”(tức là chân), có nghĩa là bay nhảy hoặc sử dụng ngọn cước để đá, còn “Quyền” là quả đấm diễn tả ngụ ý dùng tay, và “Đạo” là con đường hoặc nghệ thuật áp dụng, nhưng ở đây còn có ý nghĩa sâu xa hơn: đó là biểu hiện tinh thần áp dụng cái “Lễ” (tức người tập luyện môn võ Đài Quyền Đạo luôn bắt đầu và kết thúc sự việc bằng “Lễ Nghĩa”). Về mặt hình thức, môn Taekwondo ngày nay có khuynh hướng tận dụng các đòn chân hơn là dùng quyền pháp nên có nhiều thế võ tấn công bằng cước pháp trông rất ngoạn mục và đặc sắc Nhưng trong lúc thi đấu, môn võ này bị hạn chế các đòn tấn công vào hạ bán thân đôi phương nên có nhiều phần tương cận với hình thức của môn Quyền Anh (Boxing) tự do, tức cho sử dụng chân.

“Đài Quyền Đạo” do một võ sư Đại Hàn tên Thôi Hoằng Hy (Choi Hong Hi) sáng lập qua công trình nghiên cứu và kết hợp các yếu quyết tinh hoa của môn võ Không Thủ Đạo thuộc hệ phái “Tùng Thọ Quán Không Thủ Đạo” của Nhật Bản cùng võ thuật bản xứ. Ông đặt danh xưng cho môn võ này là Taekwondo vào ngày 11/4/1955. Đến năm 1966, Hiệp Hội Taekwondo Quốc Tế (ITF: Intrenational Taekwondo Federation) được thành lập tại thủ đô Hán Thành của Đại Hàn.

Về lịch sử hình thành, môn võ thuật Taekwondo cũng từng trải qua nhiều bước thăng trầm bắt nguồn từ thời kỳ quân đội Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên cho đến thời đại cố Tổng Thống Lý Thừa Vãn (Lee Syng Man), một nhà hoạt động chính trị luôn tranh đấu cho nền độc lập của Đài Hàn và là vị Tổng Thống đầu tiên của xứ này với 12 năm tại chức từ 1948 đến 1960. Vào thời kỳ này, phong trào luyện tập võ thuật tại Đại Hàn rất thịnh hành với các môn như Karatedo (Không Thủ Đạo) cùng những loại quyền thuật khác của Nhật Bản và Trung Hoa mà tiếng Đại Hàn gọi chung là Tansoodo (Đường Thủ Đạo), được truyền bá qua những võ đường có thế lực đương thời như: Quốc Võ Quán, Chính Đạo Quán, Thanh Long Quán, Tri Đạo Quán v.v….Và trong số này, nổi danh nhất là 3 võ đường sau đây:

Thanh Thọ Quán: do võ sư danh tiếng Lý Nguyên Quốc sáng lập từ năm 1946 và là một võ đường có nhiều môn sinh theo học với uy thế lừng lẫy một thời. Sau đó, do cuộc chiến tranh Triều Tiên (25/6/1950 – 27/7/1953) bùng nổ, ông Lý Nguyên Quốc bí mật trốn sang Nhật Bản nên bị gọi là “kẻ phản quốc” và không còn được tôn trọng như xưa.

Võ Đức Quán: do võ sư Hoàng Kỳ đứng đầu và tương truyền là ông đã từng gặp duyên kỳ ngộ được cao nhân chân truyền các thế võ cổ xưa của Triều Tiên tại vùng Mãn Châu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có những tài liệu chính xác nào dẫn chứng về điều này. Sự kiện này có lẽ do ông Hoàng Kỳ đã bắt đầu truyền thụ võ thuật trong một hội trường của công ty đường sắt với các môn võ “Đường Thủ Đạo” và “Thủ Bác Đạo” (Subakudo), tức môn võ cổ truyền của Triều Tiên xuất hiện từ thời đại Cao Câu Ly (còn được gọi là Cao Cú Ly hoặc Cổ Cao Ly từ khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên đến năm 668)

Ngô Đạo Quán: do võ sư Thôi Hoằng Hy gầy dựng và ông vốn là sĩ quan với cấp bậc thiếu tướng nên có ảnh hưởng lớn trong quân đội về việc rèn luyện võ thuật. Sau khi Đại Hàn giành được độc lập vào năm 1945, trình độ võ thuật của ông Thôi Hoằng Hy càng thêm tinh tấn nhưng vẫn còn được gọi là “Thiên Hương Lưu Không Thủ”, tức một chi nhánh của Không Thủ Đạo Nhật Bản. Cho đến năm 1954, trong một cuộc duyệt binh của tổng thống Lý Thừa Vãn trước sư đoàn 29 Bộ Binh, các binh sĩ dưới trướng Thôi Hoằng Hy đã biểu diễn những màn võ thuật khiến ông Lý Thừa Vãn hài lòng và tỏ lời khuyến khích rằng “Hãy phổ biến rộng rãi môn võ “Taekkyon” này trong toàn quân”. Đó chính là vì ông Lý Thừa Vãn nhầm lẫn các bài quyền này với môn nhảy múa dân gian của Đại Hàn xuất hiện từ thời xa xưa là “Taekkyon”. Ngay sau đó, ông Thôi Hoằng Hy đã đính chính và cho biết đây là những thế võ do tự ông sáng chế. Nhưng vốn là người có chủ trương bài Nhật nên sau khi nghe giải thích, tổng thống Lý Thừa Vãn ra lệnh cho ông Thôi Hoằng Hy đặt tên lại. Vì lẽ này vào ngày 11/4/1955 thiếu tướng Thôi Hoằng Hy triệu tập một Ủy Ban Cải Danh và chính thức đặt tên cho môn võ của ông sáng chế là “Taekwondo”.

Vào năm 1960, võ đường Ngộ Thanh Quán đã biệt phái 657 võ sư Teakwondo sang Việt Nam để truyền bá môn võ học này trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời cũng mở ra một số võ đường khác cho thường dân.

Cũng liên quan đến chi tiết môn tuyệt học của Thôi Hoằng Hy được đổi tên thành Taekwondo thì trong giai đoan chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, tuy chính phủ lâm thời Đại Hàn lúc đó đặt thủ đô tại Phủ Sơn (Pusan) cũng đã thành lập “Hiệp Hội Karatedo Đại Hàn” nhưng chỉ một tháng sau do tranh chấp quyền chỉ đạo, võ sư Hoàng Kỳ rút tên khỏi tổ chức này, và kế tiếp người đứng đầu võ đường Thanh Thọ Quán là ông Tôn Đức Thành cũng ra đi. Đến năm 1953, ông Hoàng Kỳ tự sáng lập 2 đoàn thể riêng biệt mang sắc thái võ thuật của trường phái võ học cổ truyền Triều Tiên là “Hiệp Hội Đường Thủ Đạo Đại Hàn” và “Hiệp Hội Thủ Bác Đạo Đại Hàn”, hơn nữa còn đăng tên chính thức tại Hội Thể Dục của Bộ Giáo Dục Đại Hàn Dân Quốc.

Do danh xưng Karatedo và Tanshudo đều mang tính cách ngoại lai nên các nhà nghiên cứu võ học đã đi đến nhận định chung về việc tìm một danh xưng biểu hiện dân tộc tính để đặt tên cho môn võ đang được ưa chuộng là loại Karatedo của Thôi Hoằng Hy. Vì vậy, trong cuộc thảo luận ý kiến của Ủy Ban Cải Danh vào tháng 12/1954 ông Thôi Hoằng Hy đã được sự chấp thuận của toàn bộ đại biểu tham gia về việc dựa vào từ ngữ “Taekkyon” để đặt tên thành Teakwondo sau khi được tổng thống Lý Thừa Vãn gợi ý. Kế đến, vào tháng 9/1959 thiếu tướng Thôi Hoằng Hy cũng đổi tên “Hiệp Hội Karate Đại Hàn” thành “Hiệp Hội Teakwondo Đại Hàn” nhưng đến năm 1961 vì cuộc đảo chính quân sự do vị tướng đàn em của ông là Phác Chính Hy gây ra đã làm thay đổi vị thế của ông. Diễn tiến này bắt nguồn từ chính sách kinh tế thất bại của ông Lý Thừa Vãn dẫn đến tình thế bộc phát cuộc “Cách Mạng Sinh Viên” ngày 14/9/1960 khiến ông Lý Thừa Vãn phải bỏ ra ngoại quốc. Sau cuộc đảo chính ngày 16/5/1961, Phác Chính Hy đã thực sự nắm quyền cai trị quốc gia qua cơ chế “Ủy Ban Tái Thiết Đất Nước”. Vì là cựu sĩ quan của chính quyền cũ nên thiếu tướng Thôi Hoằng Hy cũng không còn lý do hiện diện trong quân đội và ông đã trốn ra ngoại quốc qua Đại Sứ Malaysia.

Sau đó, Ủy Ban Tái Thiết Đất Nước của chính quyền Phác Chính Hy yêu cầu các đoàn thể tái đăng lục cho Bộ Giáo Dục nên vấn đề thống nhất danh xưng của Teakwondo lại được đưa ra bàn cãi. Và có lẽ vì ganh tỵ với sự nổi bật của ông Thôi Hoằng Hy vừa là sĩ quan cao cấp vừa là võ sư trứ danh trước đây, nên những người đứng đầu các võ đường đã dùng lại tên cũ cho đoàn thể của mình và không sử dụng từ “Taekowndo”. Hơn nữa, vào tháng 9/1961 viện dẫn lý do “danh xưng Karatedo đã được thông dụng trên toàn thế giới”, nên các hội đoàn võ thuật đi đến quyết định dùng chữ “Tea” của Teakwondo ghép với chữ “Te” của Karatedo để tạo thành thuật ngữ “Taesoodo” (Đài Thủ Đạo) dùng làm tên gọi cho môn võ học này, đồng thời kèm theo danh xưng “Hiệp Hội Taesoodo Đại Hàn”. Đặc biệt là trong thời điểm này, không hiểu sao lại có sự tham gia của võ sư Hoàng Kỳ với tư cách thành viên của Hiệp Hội!

Năm 1965, được sự giúp đỡ của một số môn sinh và những người ái mộ tài nghệ của mình, ông Thôi Hoằng Hy về nước để bắt đầu những hoạt động phục hồi danh xưng Teakwondo và nắm giữ chức vụ Hội Trưởng Hiệp Hội Taekwondo Đại Hàn do ông tái thành lập vào tháng 8 cùng năm. Nhưng chưa đây một năm thì ông từ chức và sau đó tỵ nạn tại Canada do bị tình nghi liên quan đến kế hoạch ám sát tổng thống Phác Chính Hy.

Đến năm 1966, được sự thừa nhận của 9 quốc gia gồm Canada, Hoa Kỳ, Tây Đức, Ý Đại Lợi v.v… “Hiệp Hội Taekwondo Quốc Tế” (ITF) được ra đời trong buổi lễ cử hành trang trọng tại khách sạn Triều Tiên ở thủ đô Hán Thành, trong mục đích phối hợp cùng “Hiệp Hội Teakwondo Đại Hàn” nới rộng các hoạt động ra hải ngoại.

Trong 2 kỳ Thế Vận Hội tại Seoul 1988 và Barcelona 1992, Teakwondo đã được ra mắt khán giả với tính cách là môn thể thao được đề cử. Và qua sự vận động tích cực của ông Kim Vân Long, tức người điều hành WTF kiêm Phó Chủ Tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế (IOC) lúc đương thời, Taekwondo đã trở thành môn tranh tài chính thức kể từ kỳ Thế Vận Hội Sydney 2000.

Do sự khác biệt từ bối cảnh đến giai đoạn hình thành nên giữa ITF và WTF đã có những quy định khác nhau về hình thức khi so tài tại các giải đấu. Và tại Thế Hội, môn võ Taekwondo được áp dụng theo luật lệ của WTF qua quy định các võ sĩ phải đeo dụng cụ bảo vệ nơi phần đầu và phần ngực đúng với ý nghĩa thể thao của môn võ thuật này, trong khi ITF thì đặt ra điều lệ là chỉ đeo dụng cụ bảo vệ cho phần tay và chân nên vẫn còn giữ được bản sắc nguyên gốc của các thế võ phối hợp cả quyền thuật và cước pháp rất tinh diệu. Qua đó, các chiêu thức tập luyện bài quyền của 2 tổ chức này cũng chia thành 2 hệ phái khác biệt với sự tương phản rõ nét giữa đặc tính võ thuật và thể thao.

Hệ thống bài quyền của thuộc trường phái ITF thể hiện qua các đồ hình gồm có 24 “Hình” (Hyeong: chiêu thức) mang nội dung chủ yếu như sau:

1. Cheong Ji Hyeong (Thiên Địa Hình):  Đúng như tên gọi Thiên Địa (Cheong Ji), chiêu thức này bao gồm ý nghĩa “Thiên Quốc” và “Địa Cầu” để nói về lịch sử hình thành của thế giới và con người, với 19 động tác dành cho những môn sinh mới bắt đầu theo học những thế căn bản.

2. Dan Gun Hyeong (Đàn Quân Hình): Chiêu thức này lấy tên của vị vua có công dựng nước Đại Hàn là Đàn Quân (Dan Gun). Theo truyền thuyết Cao Ly Quốc, vua Đàn Quân thành lập quốc gia vào năm 2334 trước Công Nguyên, và chiêu thức này tập trung vào những đường quyền tấn công ở vị trí cao ngang tầm mắt đối thủ để tượng trưng cho ý nghĩa leo núi vốn là biểu tượng của từ “Dan Gun”, đồng thời bao gồm 21 động tác di chuyển theo đồ hình chữ “Công” để tưởng nhớ công lao vua Đàn Quân.

3. Do San Hyeong (Đảo Sơn Hình): Đảo Sơn là biệt hiệu của nhà ái quốc An Xương Hạo (An Chang Ho 1876 - 1938) đã cống hiến một đời cho sự nghiệp cải cách giáo dục và đấu tranh giành độc lập cho Đại Hàn. Vì vậy, 24 động tác của thế võ này cũng đặt trên nền tảng của đồ hình chữ “Công “để nhắc nhở người học không quên công đức của An Xương Hạo.

4. Won Hyo Hyeong (Nguyên Hiểu Hình): 28 đường quyền cước phối hợp của chiêu thức này được tưởng tượng theo đồ hình chữ “Sĩ” để gợi lại hình ảnh của vị cao tăng Nguyên Hiểu, người có công du nhập Phật Giáo vào Đại Hàn trong thời đại Tân La (Silla) vào khoảng năm 686 trước Công Nguyên, (Tân La là một quốc gia hùng mạnh nhất vào thời “Tam Quốc” của Đại Hàn luôn có ý xâm chiếm 2 nước còn lại là Cao Câu Ly cùng Bách Tế).

5. Yul Gok Hyeong (Lật Cốc Hình): Lật Cốc là tên hiệu của nhà hiền triết lừng danh Lý Y (Yi I) (1536 -1584), được xem như là “Khổng Tử của Đại Hàn”, nên 38 thế biến hóa của chiêu này tượng trưng cho vĩ tuyến thứ 38, tức vùng Giang Lăng (ngày nay là tỉnh Giang Nguyên Đạo), nơi sinh của Lý Y nhằm truyền bá tư tưởng và triết lý của ông.

6. Jun Geun Hyeong (Trọng Căn Hình): Đây cũng là các thế đánh đẹp mắt bao gồm 32 động tác nhanh nhẹn để nói về số tuổi thọ của nhà cách mạng An Trọng Căn (An Jun Geun), người đã ra tay ám sát viên đặc sứ toàn quyền đầu tiên của Nhật Bản trong thời kỳ chiếm đóng bán đảo Cao Ly là Ito Hirobumi vì viên toàn quyền này khởi xướng việc sát nhập Đại Hàn vào lãnh thổ Nhật Bản để đặt nền tảng cho chính sách đô hộ.

7. Toi Gye Hyeong (Thoái Khê Hình): Vào đầu thế kỷ 16, dưới đời nhà Lý tại Cao Ly đã xuất hiện một nhà Nho học lừng danh với học thuyết “Tân Khổng Học” là Lý Quang (Yi Hwang). Tuy có nhiều danh hiệu như Đào Ông, Thanh Lương Sơn Nhân, Chân Bảo Nhân, nhưng biệt hiệu Thoái Khê của Lý Quang được biết đến nhiều hơn. Và 37 đường quyền của chiêu “Thoái Khê Hình” mang hàm ý nói về vĩ tuyến 37, tức quê hương của Lý Quang ở vùng An Đông, với các động tác dựa theo đồ hình của chữ “Sĩ”.

8. Hwa Rang Hyeong (Hoa Lang Hình): Hoa Lang là tên gọi của một đội thanh niên được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7 để chiến đấu cho mục đích thống nhất Đại Hàn trong bối cảnh quốc gia này bị chia cắt thành 3 vương quốc Tân La, Cao Câu Ly và Bách Tế. 29 chiêu số của bài quyền được thi triển theo đồ hình chữ “Đinh”, tức nói về các tráng đinh khoẻ mạnh đầy nhiệt huyết và mang ý nghĩa nhấn mạnh đội quân 29 của nhóm Hoa Lang. Vì vậy, động tác của 29 chiêu thức này rất nhanh nhẹn và dũng mãnh.

9. Chung Mu Hyeong (Trung Vũ Hình): Chiêu thức này có 30 vị thế chuyển động và chấm dứt đột ngột ở thế tấn công bằng đường quyền tay trái để gợi lên sự tiếc nuối về sự ra đi của nhân vật Lý Thuấn Thần (Yi Sun Sin), được xem như một vị anh hùng dân tộc của Đại Hàn. Lý Thuấn Thần có biệt hiệu là Trung Vũ và là vị Thủy Sư Đề Đốc có nhiều công tích qua những cuộc chiến đấu cùng thủy quân Nhật Bản vào cuối thế kỷ thứ 16. Ông mất vào năm 1598, thọ 53 tuổi.

10. Gwang Gea Hyeong (Quảng Khai Hình): Đây là chiêu thức ca ngợi sự nghiệp chiến thắng của Quảng Khai Đại Vương (Gwang Gea Toh Wang), vị vua thứ 19 của quốc gia Cao Câu Ly, đã chiếm lại các vùng lãnh thổ bị mất. Vì vua Quảng Khai tại vị được 39 năm, nên có 39 chiêu số được đánh theo hình chữ “Thổ” để tượng trưng cho công cuộc mở rộng đất đai bờ cõi.

11. Po Eun Hyeong (Phổ Ẩn Hình): Phổ Ẩn chính là ngoại hiệu của vị trung thần Triệu Mộng Chu (Jeong Mongju), kiêm nhà thơ nổi tiếng của nền “Tân Nho Học” vào thế kỷ 14 tại quốc gia Cao Câu Ly. 36 chiêu số của thế võ này được biểu diễn theo đồ hình chữ “Nhất” mang hàm ý đề cao tấm long trung trực thẳng thắn của Phổ Ẩn.

12. Gye Baek Hyeong (Giai Bá Hình): Giai Bá là một vị tướng nổi danh với các dụng binh thần tốc bách chiến bách thắng lúc nào cũng đặt kỷ luật quân đội làm đầu. Do đó, 44 động tác của thế võ này trông rất uy nghi cứng rắn và dựa trên đồ hình của chữ “Thập” cùng những đường ngang dọc để nói về những thành tích chiến trường của tướng Giai Bá.

13. Yu Sin Hyeong (Dữu Tín Hình): Chiêu này có 68 thế nhằm gợi nhớ năm 668 là thời điểm vương quốc Tân La chiến thắng được 2 nước Cao Câu Ly cùng Bách Tế để sát nhập vào lãnh thổ của Tân La, với công lao to lớn của đại tướng Kim Dữu Tín (Kim Yu Sin).

14. Chung Jang Hyeong (Trung Tráng Hình): 52 chiêu số dồn dập thế võ này cũng được chấm dứt thật nhanh bằng đòn tấn công sử dụng tay trái để tưởng niệm cái chết oan ức của vị tướng tài nhưng yểu mệnh là Kim Dục Lăng (Kim Duk Ryang) có biệt hiệu Trung Tráng. Ông là một trong những trọng thần của đời nhà Lý ở thế kỷ 14, nhưng vì tính khí cương trực nên bị dèm pha và chết trong ngục khi mới được 27 tuổi.

15. Eul Ji Hyeong (Ất Chi Hình): Ất Chi là tên gọi vắn tắt của tướng Ất Chi Văn Đức (Eul Ji Mondeok) thuộc triều đại Cao Câu Ly, có công giữ vững giang sơn trước sự xâm lăng của 100 vạn quân lính đời nhà Tùy của Trung Hoa vào năm 612 bằng chiến pháp du kích. 42 thế võ thuộc chiêu thức này được phỏng theo đồ hình chữ “Chi” là ký hiệu của dòng họ vị đại tướng này.

16. Go Dang Hyeong (Cổ Đường Hình): Đây là một trong 24 động tác đầu tiên của Teakwondo được tướng Thôi Hoằng Hy sáng chế, nhưng đến đầu thập niên 1980 thì không còn được sử dụng trong bài quyền chính thức do ông Thôi Hoằng Hy đã biến chế thành chiêu thức mới lấy tên là “Tự Chủ” (Juche) kèm theo những động tác khác. Hơn nữa, tuy thế võ này không được dùng để thi đấu trong các giải do ITF tổ chức nhưng vẫn còn nằm trong hệ thống bài quyền cho các môn sinh ở đẳng cấp nhị đẳng huyền đai luyện tập. Chiêu thức này gồm 39 động tác để tưởng nhớ vị học giả cận đại kiêm chính trị gia nổi tiếng của Đại Hàn là ông Tào Vãn Thực (Cho Man Sik), có bút hiệu Cổ Đường.

17. Sam il Hyeong (Tam Nhất Hình): Tam Nhất là cách nói vắn tắt của ngày mồng 1 tháng 3, tức ngày thành lập phong trào vận động dành lại độc lập cho Đại Hàn. Và 33 động tác của thế võ này có ý nghĩa nhắc nhở đến 33 nhà hoạt động ái quốc bàn thảo kế hoạch đấu tranh cho nền độc lập quốc gia.

18. Choe Yong Hyeong (Thôi Vinh Hình): 45 thế chuyển động của chiêu thức này nhằm vinh danh vị tướng Thôi Vinh, tức người đứng đầu quân đội cuối cùng của triều đại Cao Ly (từ năm 918 đến năm 1392), vốn là một đại tướng xuất sắc luôn tận tụy vì đất nước.

19. Se Jong Hyeong (Thế Tôn Hình): Chiêu thức này lấy tên của vị hoàng đế thứ 4 đời Lý của Đại Hàn là vua Thế Tôn, một vị minh quân nổi tiếng qua sự nghiệp trị nước an dân và đối ngoại khôn khéo. Vua Thế Tôn chính là người phát minh ra hệ thống chữ cái “Hangeul” vào năm 1443, tức là dạng chữ quốc ngữ thông dụng hiện nay của Đại Hàn và Bắc Triều Tiên. 24 thế võ ứng dụng trong chiêu này được biến hóa qua đồ hình chữ “Vương” trong ý nghĩa đề cao vương quyền và tương đương với 24 mẫu chữ cái “Hangeul”.

20. Yeon Gae Hyeong (Uyên Cái Hình): Uyên Cái là tên gọi tắt của vị tể tướng kiêm đại tướng Uyên Cái Tô Văn (Yeon Gae Somoon) ở vào thời mạt kỳ của triều đại Cao Câu Ly. Với tài nghệ văn võ song toàn, Uyên Cái Tô Văn rất được triều đình trọng dụng và nắm trọn quyền hành về cả quân sự lẫn hành chính. Qua 49 đường quyền cước, thế võ nêu lên công tích hiển hách của Uyên Cái Tô Văn trong cuộc chiến phòng thủ tại thành An Thị (Ansi Sung) trước đợt xâm lăng quân nhà Đường từ Trung Hoa.

21. Munmu Hyeong (Văn Vũ Hình): Là 61 thế biến chiêu kỷ niệm năm 661 là năm lên ngôi của vị vua thứ 30 triều đại Tân La, tức vị vua Văn Vũ, người đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước Tân Lan, Cao Câu Ly và Bách Tế.

22. Eui Am Hyeong (Nghĩa Am Hình): Chiêu này gồm 45 thức, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của người đứng đầu phong trào “Ngày 1 Tháng 3” là nhà cách mạng Tôn Bỉnh Hi (Son Byong Hi) lấy biệt hiệu là Nghĩa Am.

23. Seosan Hyeong (Tây Sơn Hình): Tây Sơn là pháp hiệu của vị cao tăng Thôi Huyền Ứng (Choi Hyong Ung), người đã từng cùng các đệ tử của mình tập họp thành những đội quân để chống lại các cuộc tấn công thủy chiến của Nhật Bản vào năm 1592. Vì sư Tây Sơn viên tịch lúc 72 tuổi nên con số này được ứng dụng làm 72 thế chuyển động của chiêu Tây Sơn Hình.

24. Tong il Hyeong (Thống Nhất Hình): Đây là bài quyền cuối cùng mang tính tổng hợp để tượng trưng cho niềm ước vọng thống nhất đất nước sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt từ năm 1945. Vì vậy, nó bao gồm 56 thế quyền cước liên hoàn được phối hợp cùng các thế võ khác rất chặt chẽ và tương xứng với danh xưng “Thống Nhất”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.